Phỏng vấn Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn nhân chuyến mục vụ Hoa Kỳ
Nhân chuyến đi Hoa Kỳ, chúng tôi đã được Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn, Giám Mục Đàlạt dành cho cuộc phỏng vấn này.
Simon Hoà (SMH) Kính thưa Đưc Cha, đã từ 4 năm nay, hôm nay cha mới trở lại Hoa Kỳ, vậy xin cha cho chúng con biết mục đích chuyến đi mục vụ lần này?
Đức Cha (ĐC): Tôi có thể tóm lại mục đích chuyến đi lần này trong 3 mục tiêu:
Mục tiêu thứ nhất: Tôi đến giảng Tĩnh Tâm Năm và cử hành Lễ Khấn cho một chị em và thăm các cộng đoàn Mến Thánh Giá Đàlạt. Hằng năm các hội dòng đềi có các cuộc tĩnh tâm chung, và trong những dịp đó cũng có lễ khấn hoặc là kỷ niệm Ngân Khánh, Kim Khánh hay Ngọc Khánh..v.v Về Lễ Khấn của mình, Hội Dòng Mến Thánh Giá Đàlạt tại Hoa kỳ có 3 cộng đoàn,Cộng đoàn chính ở tại Orland, Oregan và 2 cộng đoàn nhánh: một ở Fairfax, bang Virginia, và một ở Sacramento, bang California. Ở tại Hoa Kỳ, Hội Dòng MTG Đàlạt được thiết lập theo qui chế miền tự trị, nghĩa là nội bộ tự điều khiển, chỉ khi cần phải tham khảo những vấn đề lớn thì mới cần ý kiến và có khi quyết định của Ban Chấp Hành Bề Trên Tổng Phụ Trách ở VN.
Mục tiêu thứ hai: Cũng là đi giảng Tĩnh Tâm Năm, dự lễ gia nhập của thành viên Tu Hội tân Hiến thường được gọi là Tu Hội Tận Hiến ICM (Incarnation Consecration Missio), có nghĩa là Tu Hội Nhập Thể, Tận Hiến và Truyền giáo, gồm có ngành Nam và ngành Nữ độc lập với nhau về phương diện tổ chức và điều hành, nhưng liên đới với nhau về phương diện lịch sử, tu đức. Về ngành Nam trụ sở chính đặt ở Baton Rouge, Lousiana, nơi đây Tu Hội cũng phụ trách giáo xứ Antôn và giáo xứ Lê Văn Phụng. Ngaòi ra ngành Nam còn sinh hoạt với tư cách là cha sở ở một vài giáo xứ, như gx Thánh Phêrô, Dallas Forworth, Dòng Nam đang xây dựng một trung tâm hành hương và tĩnh tâm tại Houston. Ngành nữ cũng có hai cộng đoàn tở tại Baton Rouge. Ngaòi còn một CĐ ở Orlando, Florida.
Mục tiêu ba: là thăm viếng giáo dân gốc GP Đàlạt mà tôi có thể chia ra thành 4 thành phần: 1. Anh em cựu chủng sinh chủng viện Simon Hoà và chủng viện Minh Hoà Đàlạt. 2. Hội Ái Hữu Đàlạt. 3. Hội truyền giáo Phanxicô và thứ 4. Anh em Pio X Đàlạt, giáo dân gốc Đàlạt và các thân hữu.
Đối với mỗi thành phần tôi chia sẻ những tin tức ở GP Đàlạt cũng như tìm hiểu về đời sống của anh chị em ở hải ngoại.
SMH: Chuyến đi này cha đã hoàn tất như dự định không?
ĐC: Tôi đã hoàn thành gần hết chương trình dự tính chỉ còn lại cuộc gặp gỡ với anh em cựu chủng sinh Simon Hoà ĐL cùng với gia đình của họ. Những điều này sẽ được thực hiện vào thứ Bẩy sắp tới (25-8-2007), trong đó chúng tôi có cuộc gặp gỡ, chia sẻ, Thánh lễ và bữa cơm gia đình. Và một cuộc gặp gỡ cho ngày hôm sau (26-8-2007) với giáo dân gốc Đàlạt trong đó cách riêng có Hội Ái Hữu Đàlạt và anh em cựu sinh viên Giáo Hoàng Học Việc thánh Pio X Đàlạt. Chỉ có một chương trình tôi chưa thực hiện được, đó là viếng thăm Trung Tâm Hành Hương của Tu Hội Tận Hiến ở Houston, vì công việc này đang tiến hành.
SMH: Với tính cách Bề Trên của Tu Hội Tận Hiến, có trụ sở chính ở Giáo Phận Đàlạt mà hôm nay cha đã có dịp thăm viếng Tu Hội tại Hoa Kỳ, xin cha vui lòng cho chúng con đôi nét về Tu Hội này.
ĐC: Tu Hội Tận Hiến do cha Việt Anh thiết lập năm 1949 tai GP Thái Bình. Đến năm 1954-55 thì vào GP ĐL và sinh hoạt tại giáo xứ mà ngày nay gọi là gx Minh Giáo và tiếp tục hiện điện cho đến hôm nay. Mục đích của Tu Hội Tận Hiến là đời sống nhập thể, tận hiến và truyền giáo cách riêng nơi người nghèo và xây dựng đời sống huynh đệ. Các thành viên đối xử với nhau như anh chị em. Hiến Pháp của Tu Hội đã được Toà Thánh phê chuẩn và hiện nay Tu Hội hoạt động ở trong nước và ở Hoa Kỳ.
SMH: Con cũng được biết Đức Cha cũng đã đến thăm Hội Dòng Mến Thánh Giá Đàlạt tại Hoa Kỳ, xin Đức Cha cho chúng con biết sinh hoạt của các sơ MTG Dalat tại Hoa Kỳ. Gốc ở Đàlạt nhưng lại làm việc tại Hoa Kỳ, có khó khăn gì không?
ĐC: Các chị em MTG Đàlạt có nguồn gốc từ Hội Dòng MTG Phát Diệm. Năm 1932 khi Toà Thánh thiết lập địa phận mới là Thanh Hoá, tách rời khỏi Phát Diệm thì các nữ tu MTG Phát Diệm đang sống trên phần đất của giáo phận mới Thanh Hoá đã trở thành MTG Thanh Hoá. Đến năm 1954, thì đại đa số các nữ tu MTG Thanh Hoá vào trong Nam, và thiết lập Nhà Dòng MTG Thanh Hoá tại Bảo Lộc Đàlạt. Từ đó hai thành phần miền Bắc và miềm Nam sinh hoạt độc lập mặc dù chưa bao giờ chính thức chia ra làm 2 hội dòng. Đến năm 1998, thì Toà Thánh đã chính thức phê chuẩn hiến pháp của MTG Thánh Hoá ở Đàlạt để trở thành một hội dòng MTG mới, lấy tên là MTG Đàlạt. Hiện nay ở trong nước Hội Dòng MTG ĐàLạt hoạt động trong 5 địa phận trong nước và nhiều tiểu bang tại Hoa kỳ. Có 4 cộng đoàn: 2 cộng đoàn ở Porland, Oregon, một ở Fairfax, Virginia và một ở Sacramento, California.
Hội Dòng MTG Đàlạt ở Hoa kỳ hoạt động theo qui chế miền, tự trị. Nghĩa là trừ một vài vấn đề quan trọng then chốt cần có ý kiến và sự phê chuẩn của Nhà Mẹ ở VN thì còn lại việc điều hành theo nội qui riêng, gọi là Nội Quy MTG Đàlạt Miền Hoa Kỳ. Mặc dù ở xa nhau, nhưng sự liên đới rất là gần gũỉ và thường xuyên, do đó các vấn đề vẫn được giải quyết cách tốt đẹp. Đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ của giáo hội địa phương, tức là các giáo phận nơi mà các chị em đang hoạt động.
SMH: Đức Cha cũng đã gặp giáo dân VN tại Hoa Kỳ, nhìn thấy đời sống đức tin của họ cũng như lòng găn bó với Giáo Hội quê nhà, xin cha cho chúng con vài nhận xét.
ĐC: Tôi ít đi các nơi vì thế nên sự hiểu biết của tôi về đời sống đức tin của giáo dân VN tại HK cũng rất giới hạn. Nhưng tôi cũng có thể xác nhận là anh chị em giáo hữu VN đã và đang tiếp tục đóng góp rất nhiều để xây dựng GH địa phương. Các sinh hoạt các giáo xứ hoặc các cộng đoàn VN rất phát triển, sống động thể hiện được việc hội nhập vào với GH địa phương và đóng góp những giá trị về văn hoá, phong tục, đức tin của riêng mình để phong phú hoá sinh hoạt địa phương nơi mình sinh sống.
SMH: Chúng con được biết, sắp tới đây, tức năm 2010, Giáo Phận sẽ kỷ niệm sinh nhật thứ 50 năm. Vậy bà con giáo dân sẽ được chuẩn bị những gì để đón nhận kỳ niệm 50 năm Hồng Ân này?
ĐC: GP Đàlạt được thiết lập cùng một lúc với GP Mỹ Tho và GP Long Xuyên vào năm 1960, cũng là năm mà Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Hướng đến năm Kim Khánh thành lập GP, chúng tôi cố gắng xây dựng đời sống đức tin trưởng thành cho các thành phần Dân Chúa, bằng cách thiết lập, kiện toàn hoặc phát huy những tổ chức trong GP mà trong đó đặc biệt chúng tôi quan tâm đến sự thăng tiến của giáo dân để người giáo dân có chỗ đứng xứng đáng hơn trong lòng Hội Thánh bằng cách đào sâu ơn gọi của mình. Tôi tin rằng còn có rất nhiều việc phải làm vả lại cũng là những việc rất cần thiết. Để một phần nào yểm trợ cho chương trình công việc đó, chúng tôi cố gắng xây dựng một Trung Tâm Mục Vụ để các cấp lãnh đạo thuộc thành phần giáo dân từ cấp Địa Phận đến cấp Hạt, giáo xứ, giáo Họ và gia đình có cơ hội đào sâu ơn gọi của mình, cũng như sống niềm tin của mình theo đúng tinh thần Tin Mừng của Chúa.
SMH: Chúng con cũng được biết Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Rao Giảng Tin Mừng của HDGM VN, trong khi Giáo Phận Đàlạt trong những năm qua theo cơ quan Hiệp Hội Tin Tức Công Giáo Á Châu (UCAN – Union of Catholic Asian News), đã đón nhận làn sóng đồng bào Kơhô gia nhập Công Giáo ào ạt. Xin cha cho chúng biết lý do nào đã có hiện tượng này.
ĐC: Tôi xin đính chánh, hoặc đúng hơn phải giái thích hai chữ “ào ạt” mà anh vừa dùng. Thực sự ra cũng có thời gian có nhiều anh chị em Dân Tộc thiểu số xin gia nhập vào Hội Thánh Công Giáo, nhưng đó không phải là sự trở lại ào ạt. Vì thật ra từ trước các vị linh mục Thừa Sai thuộc Hội Thừa Sai Paris (Mission de Paris), hoặc Dòng Chúa Cứu Thế, hoặc Dòng Vinh Sơn, Đa Minh.... đã có công cuộc truyền giáo sâu rộng cho đồng bào Thượng, nhưng bấy giờ thì các cha vừa rao giảng Tin Mừng vừa nỗ lực phát triển cuộc sống của người Thượng. Còn chúng tôi sau này thì không có điều hiện để lo cho việc phát triển nên đã tập trung nhiều hơn cho việc rao giảng Tin Mừng. Do đó có thể nói, chúng tôi gặt hái nhiều kết quả mà chính các cha Thừa Sai và các vị khác đã gieo trồng từ trước. Năm nay thì chúng tôi đang cử hành Năm Thánh Kỷ Niệm 80 Năm người Thượng đầu tiên được Rửa Tội là bà Maria K’Trut, được ĐC Cassaigne lúc bấy giờ là linh mục Thừa Sai rửa tội vào ngày 7-12-1927 tại Di linh. Với Năm Thánh này, chúng tôi ao ước bắt đầu một chu kỳ mới, trong đó việc loan báo Tin Mừng bao gồm cả việc phát triển toàn diện con người, để cho cả hồn lẫn xác thực sự có một đời sống xứng đáng là con cái của Chúa, mang lấy hình ảnh của Chúa.
SMH: Giáo Hội luôn đề cao Hội Nhập Văn Hoá trong việc truyền giáo, vậy trong việc rao giảng Tin Mừng cho anh em Dân Tộc, thì văn hoá nào chúng cho mang đến cho họ?
ĐC: Đây là một vấn đề quá lớn, tôi không thể trả lời trong chốc lát được, tôi chỉ kể ra một vài công việc đang làm để nói lên chiều hướng mà GP đang nỗ lực thực hiện để cho nền văn hoá người Thượng
được tồn tại và được phát triển. Một trong những nỗ lục rõ ràng nhất, thành quả nhất, đó là vấn đề ngôn ngữ. Người Thượng ở trong GP Đalạt thuộc nhiều sắc dân khác nhau, nhưng chủ yếu là hai sắc dân Kơhô và Churu. Người Thượng không có chữ viết, vì vậy nên vấn đề văn hoá, hoặc phát triển và truyền thông khó phát triển. Vì thế chúng tôi cũng cố gắng theo gương cha Alexandre de Rhode khi Ngài sáng tác chữ Quốc Ngữ từ mẫu tự La tinh theo âm nói, thì bây giờ chúng tôi cũng sáng tác chữ viết. Công việc này thực sự đã được thực hiện năm 1927 khi cha Gioan Cassaigne được hội Thừa Sai Paris sai đi VN, lên làm việc ở Di Linh. Ngay những ngày đầu tiên, Ngài đã tìm mọi cách để phiên âm các từ ngữ thông dụng mà về sau các công việc này được thực hiện cách khoa học, có tổ chức. Ví dụ như Trung Tâm Văn Hoá ở Cam Ly do cha Marius Muntarri, nơi đó tập trung những giáo viên có trình độ về tiếng Thượng đã dành mà cả tiếng Việt và tiếng Pháp nữa. Và về sau nhiều trung tâm khác cũng tiếp tục công việc đó với nhiều kết quả như Trung Tâm Thượng Di Linh, TT Truyền Giáo Fy-an của các cha Phú sơn của các cha dòng Chúa Cứu Thế, TT Ca-đô của các cha Thừa Sai Vinh Sơn. Những công việc làm ở các trung tâm đó giờ đây dần dần được tập trung và điều chỉnh lại. Hiện tại thì chúng tôi đã hoàn thành dịch sang tiếng Thượng sách Lễ Roma, 4 sách Phúc Âm, nhiều phần trong sách Bài Đọc, tự điển, ca dao tục ngữ...v.v Chúng tôi vẫn còn đang tiếp tục các lãnh vực khác, như các phong tục cuới hỏi, ma chay, tố tụng...v.v. Chúng tôi tin rằng với ơn Chúa những công việc này sẽ được các thành phần Dân Chúa và các tầng lớp sau này đón nhận, phát triển và kiện toàn.
SMH: Chúng con xin cám ơn Đức Cha đã dành cho chúng con cuộc phỏng vấn này. Tuần tới Đức Cha trở về Giáo Phận, chúng con kính chúc Đức Cha lên đường bình an và nhiều sức khoẻ.
ĐC: Tôi nhân cơ hội này xin gửi những lời cám ơn chân tình của tôi đến tất cả mọi người đã cầu nguyện, tiếp đón và hỗ trợ tôi trong cuộc viếng thăm vừa qua. Tôi đã đón nhận được nhiều sự giúp đỡ thân tình và nhiều cuộc trao đổi hữu ích. Cầu chúc anh chị em là như những hạt giống gieo trên thửa rộng mới, mọc lên nhiều hoa quả để làm cho cánh đồng của Giáo Hội luôn tươi tốt. Xin cám ơn anh đã dành cho tôi cơ hội để bày tỏ những tâm tình mà tôi có trong chuyến đi Hoa Kỳ lần này.
Giáo Phận Orange, California Hoa Kỳ
Ngày 23-8-2007
Nhân chuyến đi Hoa Kỳ, chúng tôi đã được Đức Cha Phêrô Nguyễn văn Nhơn, Giám Mục Đàlạt dành cho cuộc phỏng vấn này.
Simon Hoà (SMH) Kính thưa Đưc Cha, đã từ 4 năm nay, hôm nay cha mới trở lại Hoa Kỳ, vậy xin cha cho chúng con biết mục đích chuyến đi mục vụ lần này?
Đức Cha (ĐC): Tôi có thể tóm lại mục đích chuyến đi lần này trong 3 mục tiêu:
Mục tiêu thứ nhất: Tôi đến giảng Tĩnh Tâm Năm và cử hành Lễ Khấn cho một chị em và thăm các cộng đoàn Mến Thánh Giá Đàlạt. Hằng năm các hội dòng đềi có các cuộc tĩnh tâm chung, và trong những dịp đó cũng có lễ khấn hoặc là kỷ niệm Ngân Khánh, Kim Khánh hay Ngọc Khánh..v.v Về Lễ Khấn của mình, Hội Dòng Mến Thánh Giá Đàlạt tại Hoa kỳ có 3 cộng đoàn,Cộng đoàn chính ở tại Orland, Oregan và 2 cộng đoàn nhánh: một ở Fairfax, bang Virginia, và một ở Sacramento, bang California. Ở tại Hoa Kỳ, Hội Dòng MTG Đàlạt được thiết lập theo qui chế miền tự trị, nghĩa là nội bộ tự điều khiển, chỉ khi cần phải tham khảo những vấn đề lớn thì mới cần ý kiến và có khi quyết định của Ban Chấp Hành Bề Trên Tổng Phụ Trách ở VN.
Mục tiêu thứ hai: Cũng là đi giảng Tĩnh Tâm Năm, dự lễ gia nhập của thành viên Tu Hội tân Hiến thường được gọi là Tu Hội Tận Hiến ICM (Incarnation Consecration Missio), có nghĩa là Tu Hội Nhập Thể, Tận Hiến và Truyền giáo, gồm có ngành Nam và ngành Nữ độc lập với nhau về phương diện tổ chức và điều hành, nhưng liên đới với nhau về phương diện lịch sử, tu đức. Về ngành Nam trụ sở chính đặt ở Baton Rouge, Lousiana, nơi đây Tu Hội cũng phụ trách giáo xứ Antôn và giáo xứ Lê Văn Phụng. Ngaòi ra ngành Nam còn sinh hoạt với tư cách là cha sở ở một vài giáo xứ, như gx Thánh Phêrô, Dallas Forworth, Dòng Nam đang xây dựng một trung tâm hành hương và tĩnh tâm tại Houston. Ngành nữ cũng có hai cộng đoàn tở tại Baton Rouge. Ngaòi còn một CĐ ở Orlando, Florida.
Mục tiêu ba: là thăm viếng giáo dân gốc GP Đàlạt mà tôi có thể chia ra thành 4 thành phần: 1. Anh em cựu chủng sinh chủng viện Simon Hoà và chủng viện Minh Hoà Đàlạt. 2. Hội Ái Hữu Đàlạt. 3. Hội truyền giáo Phanxicô và thứ 4. Anh em Pio X Đàlạt, giáo dân gốc Đàlạt và các thân hữu.
Đối với mỗi thành phần tôi chia sẻ những tin tức ở GP Đàlạt cũng như tìm hiểu về đời sống của anh chị em ở hải ngoại.
SMH: Chuyến đi này cha đã hoàn tất như dự định không?
ĐC: Tôi đã hoàn thành gần hết chương trình dự tính chỉ còn lại cuộc gặp gỡ với anh em cựu chủng sinh Simon Hoà ĐL cùng với gia đình của họ. Những điều này sẽ được thực hiện vào thứ Bẩy sắp tới (25-8-2007), trong đó chúng tôi có cuộc gặp gỡ, chia sẻ, Thánh lễ và bữa cơm gia đình. Và một cuộc gặp gỡ cho ngày hôm sau (26-8-2007) với giáo dân gốc Đàlạt trong đó cách riêng có Hội Ái Hữu Đàlạt và anh em cựu sinh viên Giáo Hoàng Học Việc thánh Pio X Đàlạt. Chỉ có một chương trình tôi chưa thực hiện được, đó là viếng thăm Trung Tâm Hành Hương của Tu Hội Tận Hiến ở Houston, vì công việc này đang tiến hành.
SMH: Với tính cách Bề Trên của Tu Hội Tận Hiến, có trụ sở chính ở Giáo Phận Đàlạt mà hôm nay cha đã có dịp thăm viếng Tu Hội tại Hoa Kỳ, xin cha vui lòng cho chúng con đôi nét về Tu Hội này.
ĐC: Tu Hội Tận Hiến do cha Việt Anh thiết lập năm 1949 tai GP Thái Bình. Đến năm 1954-55 thì vào GP ĐL và sinh hoạt tại giáo xứ mà ngày nay gọi là gx Minh Giáo và tiếp tục hiện điện cho đến hôm nay. Mục đích của Tu Hội Tận Hiến là đời sống nhập thể, tận hiến và truyền giáo cách riêng nơi người nghèo và xây dựng đời sống huynh đệ. Các thành viên đối xử với nhau như anh chị em. Hiến Pháp của Tu Hội đã được Toà Thánh phê chuẩn và hiện nay Tu Hội hoạt động ở trong nước và ở Hoa Kỳ.
SMH: Con cũng được biết Đức Cha cũng đã đến thăm Hội Dòng Mến Thánh Giá Đàlạt tại Hoa Kỳ, xin Đức Cha cho chúng con biết sinh hoạt của các sơ MTG Dalat tại Hoa Kỳ. Gốc ở Đàlạt nhưng lại làm việc tại Hoa Kỳ, có khó khăn gì không?
ĐC: Các chị em MTG Đàlạt có nguồn gốc từ Hội Dòng MTG Phát Diệm. Năm 1932 khi Toà Thánh thiết lập địa phận mới là Thanh Hoá, tách rời khỏi Phát Diệm thì các nữ tu MTG Phát Diệm đang sống trên phần đất của giáo phận mới Thanh Hoá đã trở thành MTG Thanh Hoá. Đến năm 1954, thì đại đa số các nữ tu MTG Thanh Hoá vào trong Nam, và thiết lập Nhà Dòng MTG Thanh Hoá tại Bảo Lộc Đàlạt. Từ đó hai thành phần miền Bắc và miềm Nam sinh hoạt độc lập mặc dù chưa bao giờ chính thức chia ra làm 2 hội dòng. Đến năm 1998, thì Toà Thánh đã chính thức phê chuẩn hiến pháp của MTG Thánh Hoá ở Đàlạt để trở thành một hội dòng MTG mới, lấy tên là MTG Đàlạt. Hiện nay ở trong nước Hội Dòng MTG ĐàLạt hoạt động trong 5 địa phận trong nước và nhiều tiểu bang tại Hoa kỳ. Có 4 cộng đoàn: 2 cộng đoàn ở Porland, Oregon, một ở Fairfax, Virginia và một ở Sacramento, California.
Hội Dòng MTG Đàlạt ở Hoa kỳ hoạt động theo qui chế miền, tự trị. Nghĩa là trừ một vài vấn đề quan trọng then chốt cần có ý kiến và sự phê chuẩn của Nhà Mẹ ở VN thì còn lại việc điều hành theo nội qui riêng, gọi là Nội Quy MTG Đàlạt Miền Hoa Kỳ. Mặc dù ở xa nhau, nhưng sự liên đới rất là gần gũỉ và thường xuyên, do đó các vấn đề vẫn được giải quyết cách tốt đẹp. Đặc biệt là nhờ sự giúp đỡ của giáo hội địa phương, tức là các giáo phận nơi mà các chị em đang hoạt động.
SMH: Đức Cha cũng đã gặp giáo dân VN tại Hoa Kỳ, nhìn thấy đời sống đức tin của họ cũng như lòng găn bó với Giáo Hội quê nhà, xin cha cho chúng con vài nhận xét.
ĐC: Tôi ít đi các nơi vì thế nên sự hiểu biết của tôi về đời sống đức tin của giáo dân VN tại HK cũng rất giới hạn. Nhưng tôi cũng có thể xác nhận là anh chị em giáo hữu VN đã và đang tiếp tục đóng góp rất nhiều để xây dựng GH địa phương. Các sinh hoạt các giáo xứ hoặc các cộng đoàn VN rất phát triển, sống động thể hiện được việc hội nhập vào với GH địa phương và đóng góp những giá trị về văn hoá, phong tục, đức tin của riêng mình để phong phú hoá sinh hoạt địa phương nơi mình sinh sống.
SMH: Chúng con được biết, sắp tới đây, tức năm 2010, Giáo Phận sẽ kỷ niệm sinh nhật thứ 50 năm. Vậy bà con giáo dân sẽ được chuẩn bị những gì để đón nhận kỳ niệm 50 năm Hồng Ân này?
ĐC: GP Đàlạt được thiết lập cùng một lúc với GP Mỹ Tho và GP Long Xuyên vào năm 1960, cũng là năm mà Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Hướng đến năm Kim Khánh thành lập GP, chúng tôi cố gắng xây dựng đời sống đức tin trưởng thành cho các thành phần Dân Chúa, bằng cách thiết lập, kiện toàn hoặc phát huy những tổ chức trong GP mà trong đó đặc biệt chúng tôi quan tâm đến sự thăng tiến của giáo dân để người giáo dân có chỗ đứng xứng đáng hơn trong lòng Hội Thánh bằng cách đào sâu ơn gọi của mình. Tôi tin rằng còn có rất nhiều việc phải làm vả lại cũng là những việc rất cần thiết. Để một phần nào yểm trợ cho chương trình công việc đó, chúng tôi cố gắng xây dựng một Trung Tâm Mục Vụ để các cấp lãnh đạo thuộc thành phần giáo dân từ cấp Địa Phận đến cấp Hạt, giáo xứ, giáo Họ và gia đình có cơ hội đào sâu ơn gọi của mình, cũng như sống niềm tin của mình theo đúng tinh thần Tin Mừng của Chúa.
SMH: Chúng con cũng được biết Đức Cha Chủ Tịch Ủy Ban Rao Giảng Tin Mừng của HDGM VN, trong khi Giáo Phận Đàlạt trong những năm qua theo cơ quan Hiệp Hội Tin Tức Công Giáo Á Châu (UCAN – Union of Catholic Asian News), đã đón nhận làn sóng đồng bào Kơhô gia nhập Công Giáo ào ạt. Xin cha cho chúng biết lý do nào đã có hiện tượng này.
ĐC: Tôi xin đính chánh, hoặc đúng hơn phải giái thích hai chữ “ào ạt” mà anh vừa dùng. Thực sự ra cũng có thời gian có nhiều anh chị em Dân Tộc thiểu số xin gia nhập vào Hội Thánh Công Giáo, nhưng đó không phải là sự trở lại ào ạt. Vì thật ra từ trước các vị linh mục Thừa Sai thuộc Hội Thừa Sai Paris (Mission de Paris), hoặc Dòng Chúa Cứu Thế, hoặc Dòng Vinh Sơn, Đa Minh.... đã có công cuộc truyền giáo sâu rộng cho đồng bào Thượng, nhưng bấy giờ thì các cha vừa rao giảng Tin Mừng vừa nỗ lực phát triển cuộc sống của người Thượng. Còn chúng tôi sau này thì không có điều hiện để lo cho việc phát triển nên đã tập trung nhiều hơn cho việc rao giảng Tin Mừng. Do đó có thể nói, chúng tôi gặt hái nhiều kết quả mà chính các cha Thừa Sai và các vị khác đã gieo trồng từ trước. Năm nay thì chúng tôi đang cử hành Năm Thánh Kỷ Niệm 80 Năm người Thượng đầu tiên được Rửa Tội là bà Maria K’Trut, được ĐC Cassaigne lúc bấy giờ là linh mục Thừa Sai rửa tội vào ngày 7-12-1927 tại Di linh. Với Năm Thánh này, chúng tôi ao ước bắt đầu một chu kỳ mới, trong đó việc loan báo Tin Mừng bao gồm cả việc phát triển toàn diện con người, để cho cả hồn lẫn xác thực sự có một đời sống xứng đáng là con cái của Chúa, mang lấy hình ảnh của Chúa.
SMH: Giáo Hội luôn đề cao Hội Nhập Văn Hoá trong việc truyền giáo, vậy trong việc rao giảng Tin Mừng cho anh em Dân Tộc, thì văn hoá nào chúng cho mang đến cho họ?
ĐC: Đây là một vấn đề quá lớn, tôi không thể trả lời trong chốc lát được, tôi chỉ kể ra một vài công việc đang làm để nói lên chiều hướng mà GP đang nỗ lực thực hiện để cho nền văn hoá người Thượng
được tồn tại và được phát triển. Một trong những nỗ lục rõ ràng nhất, thành quả nhất, đó là vấn đề ngôn ngữ. Người Thượng ở trong GP Đalạt thuộc nhiều sắc dân khác nhau, nhưng chủ yếu là hai sắc dân Kơhô và Churu. Người Thượng không có chữ viết, vì vậy nên vấn đề văn hoá, hoặc phát triển và truyền thông khó phát triển. Vì thế chúng tôi cũng cố gắng theo gương cha Alexandre de Rhode khi Ngài sáng tác chữ Quốc Ngữ từ mẫu tự La tinh theo âm nói, thì bây giờ chúng tôi cũng sáng tác chữ viết. Công việc này thực sự đã được thực hiện năm 1927 khi cha Gioan Cassaigne được hội Thừa Sai Paris sai đi VN, lên làm việc ở Di Linh. Ngay những ngày đầu tiên, Ngài đã tìm mọi cách để phiên âm các từ ngữ thông dụng mà về sau các công việc này được thực hiện cách khoa học, có tổ chức. Ví dụ như Trung Tâm Văn Hoá ở Cam Ly do cha Marius Muntarri, nơi đó tập trung những giáo viên có trình độ về tiếng Thượng đã dành mà cả tiếng Việt và tiếng Pháp nữa. Và về sau nhiều trung tâm khác cũng tiếp tục công việc đó với nhiều kết quả như Trung Tâm Thượng Di Linh, TT Truyền Giáo Fy-an của các cha Phú sơn của các cha dòng Chúa Cứu Thế, TT Ca-đô của các cha Thừa Sai Vinh Sơn. Những công việc làm ở các trung tâm đó giờ đây dần dần được tập trung và điều chỉnh lại. Hiện tại thì chúng tôi đã hoàn thành dịch sang tiếng Thượng sách Lễ Roma, 4 sách Phúc Âm, nhiều phần trong sách Bài Đọc, tự điển, ca dao tục ngữ...v.v Chúng tôi vẫn còn đang tiếp tục các lãnh vực khác, như các phong tục cuới hỏi, ma chay, tố tụng...v.v. Chúng tôi tin rằng với ơn Chúa những công việc này sẽ được các thành phần Dân Chúa và các tầng lớp sau này đón nhận, phát triển và kiện toàn.
SMH: Chúng con xin cám ơn Đức Cha đã dành cho chúng con cuộc phỏng vấn này. Tuần tới Đức Cha trở về Giáo Phận, chúng con kính chúc Đức Cha lên đường bình an và nhiều sức khoẻ.
ĐC: Tôi nhân cơ hội này xin gửi những lời cám ơn chân tình của tôi đến tất cả mọi người đã cầu nguyện, tiếp đón và hỗ trợ tôi trong cuộc viếng thăm vừa qua. Tôi đã đón nhận được nhiều sự giúp đỡ thân tình và nhiều cuộc trao đổi hữu ích. Cầu chúc anh chị em là như những hạt giống gieo trên thửa rộng mới, mọc lên nhiều hoa quả để làm cho cánh đồng của Giáo Hội luôn tươi tốt. Xin cám ơn anh đã dành cho tôi cơ hội để bày tỏ những tâm tình mà tôi có trong chuyến đi Hoa Kỳ lần này.
Giáo Phận Orange, California Hoa Kỳ
Ngày 23-8-2007