Trong tuần vừa qua tại Đại Học Sorbone ở Paris đã có những khóa học về triết lý của triết gia Joseph Ratzinger. Một y sĩ hưu trí và vô thần đã phát biểu: “Tôi tìm thấy nơi triết gia Ratzinger nhiều tư tưởng cách mạng nhưng cũng rất là bảo thủ!”

Ông Jacob Schmutz, một giáo sư triết vô tin ngưỡng đã dành thì giờ dạy những khóa học về “tư tưởng triết lý của Benêđictô XVI” theo hai chiều hướng, một là chiều hướng về giáo hội, hai là Thiên Chúa giáo như là một hiện tượng văn hóa”.

Dựa vào những tác phẩm và những bài báo được xuất bản từ những năm 1960 và 1970, Jacob Schmutz, từ tháng hai đến tháng sáu, trình bày những gì mà Joseph Ratzinger chống đối về mọi phương diện thần học của những người Tin lành, đã đưa ra lối giải thích riêng của ngài “hết sức táo bạo và đôi lúc chỉ là tượng trưng”, như linh hồn là gì: “Đó là điều gì luôn luôn còn lại trong cuộc sống của chúng ta.”

Trước mỗi buổi học được kết thúc luôn có dành thời gian cho những câu hỏi và những câu giải đáp, Schmutz tự do xếp như là “lạc đề” những câu hỏi có tính cách thời sự và không gây nên bàn cải sôi nổi. Ông nói: “Đức Benêđictô XVI làm cho tôi mệt mỏi về những tuyên bố mới đầy của ngài. Nhưng tôi không muốn đề cập đến nhửng điều này, triết gia chuyên môn về Trung cổ mĩm cười. Tôi luôn nhắc nhở với tôi là tôi đang dạy về triết lý chứ không phải là thần học.”

Dĩ nhiên là Jacob Schmutz nghiên cứu triết lý của Ratzinger qua ảnh hưởng của thánh Bonaventure và thánh Augustin vì ông là giáo sư triết chuyên về thời Trung Cổ. Năm vừa qua, ông đã dạy về “Triết học và tôn giáo dưới thời Trung Cổ” và một khóa về “Gioan Phao lồ II và Bênêđictô XVI, đọc giả của những nhà thần học thời Trung Cổ”. Trước những khuyến khích và ngưỡng mộ của các thính giả nên ông đã tổ chức những những khóa học như vậy cho năm này.

Ông nói là ông rất khó chịu về “sự ngu muội của những truyền thông đại chúng” và dư luận quần chúng về “sự đào luyện trí thức của Đức Bênêđictô XVI. Mỗi lần người ta nói về ngài thì đưa ra nhựng định kiến về nhà đại trí thức này, như là lạnh lùng, hoặc là sự tương phản giữa đức tin và lý trí. Nhưng không phải đó là tất cà những chuyên môn của ngài.

Lại nữa, trái ngược với Đức Gioan Phao lồ II, Đức Ratzinger là một triết gia thực thụ; người ta phải biết ngài từ đâu đến. Bởi vậy ngài làm cho các giáo sư đại học say mê thích thú trong đó có những triết gia vô thần. Những người bênh vực cũng như những người chỉ trích thường lầm lẫn. Họ thường nhắm đến những điểm thường là nông cạn, như vấn đề tình dục chẳng hạn. Theo quan điểm của tôi họ không nhìn thấy nơi triết lý của ngài rất hấp dẫn nhưng cũng rất nguy hiểm cho người vô thần: “ngài có một niềm tin vững chắc là chỉ có người theo Kitô giáo mới chính là người có lý trí.” (Trích báo La Croix)