Chuyện tào lao tết con lợn...

Từ hôm mùa thu đến nay đã hơn ba tháng, kê cả mấy ngày lễ lạc, mấy anh chị em trong làng câu cắm tụi tui chưa có dịp tụ lại, cho tới hôm nay, tụi này mới có dịp ăn nhậu và tán láo, theo thông lệ hằng năm, gọi là ăn tất niên, để tiễn biệt năm con chó, chuẩn bị đón con heo, Đinh Hợi, zô nhà.

Bửa tiệc được Lão ông Xà Beng chuẩn bị chu đáo. Lão đã nhờ gia đinh con gái, từ San Jose tiếp tế nguyên con cá rồng, sturgeon. Lão lóc thịt cá nạc cẩn thận, sắt lát, ướp gừng tỏi chuẩn bị cho món cá nhúng dấm bổ dưỡng bửa nay. Mấy năm trước, lão làm gỏi cá sống, nghe đâu có bạn lo ngại có thể bị bệnh truyền nhiễm chi đó, nên năm nay lão đổi kiểu, đãi cá nhúng dấm.

Sau màn hò hét, chúc tuổi, cụng ly, chúc sức khoẻ, nồi dấm giửa bàn sôi rào rào, tiếng ồn tự nhiên lắng xuống, vì ai nấy cũng …bận, bận rộn lắm lắm, vì ai cũng bận nhúng cá và cuốn bánh tráng.

Khỏang chừng một khắc đồng hồ, ai cũng cuốn hai ba cuốn rồi, không khí ồn ào lại tái diễn.

Chuyện là zầy, sau vài cuốn cá nhúng dấm, anh Tám Dung ngồi co chân lên ghế, tự nhiên Thầy Sáu Hòa phá lên cười sằng sặc, ai cũng cười theo nhưng không hiểu cười chuyện gì.

Một hồi sau, thầy Sáu Hòa mới kể, anh Tám Dung ngồi co chân lên ghế, giống mấy anh bộ đội hồi tết lúc mới sau đại nạn 30-4-1975, lúc đó ở nhà tui đang ăn tết như zầy, ông nội tui mới uống ly rượu, ông bắt đầu xướng giọng:

‘Bay coi giải phóng cái gì, từ lúc mấy ổng zô Sài Gòn tới giờ, chuyện gì cũng lụi dần, cái này gọi là phỏng gi.., chứ giải phóng “cái gì.”

Ông cụ đang nói, thì có ông bộ đội … giải phóng xuất hiện cả nhà bụm miệng cười, anh đội gỏ cửa và bước vô nhà, kéo ghế ngồi zô bàn ăn, bởi

zậy ở Sài Gòn lúc đó mới có câu nói, cứ tự nhiên như người Hà nội zô Sài Gòn.

Anh đội kéo ghế, rôi co chân, ngồi chồm hổm trên ghế, anh hỏi gia đình ăn tết vui vẻ nhỉ. Nhưng thức ăn, có vẻ “kém xa” ngòai bắc chúng tôi. Dĩ nhiên lúc ấy,” cái gì cũng kém xa ngoài Bắc”. Ông cụ mới hỏi, vậy chứ ở ngoài bắc, ăn tết lớn lắm hả, có lẻ thịt cá ê hề phải không? Anh đội bỏ đủa xuống, miệng còn nhồm nhoàm miếng bánh tét, anh xua tay và nói lớn:

“ Ngoài Bắc, chúng cháu ăn tết to nắm, sáng 30 nà sơ bộ tiết canh, nòng nợn”. Thầy Sáu Hòa nhái y chang giọng bộ đội, ai nấy cười sặc sụa.

(ý anh bộ đội nói sáng 30 tết là sơ bộ, ăn tiết canh lòng lợn).

Chị Dung tiếp lời, ừa mà năm nay Tết con lợn, mình nói chuyện đó có lý à nghen. Lão Xà Beng tự nhiên cầm ly rượu, rồi nổi hứng ngâm nga:

“ Con lợn có béo, thì lòng mới ngon”

Chị Dung cười, nói tiếp, ừa mà sao mấy người bắc thích ăn lòng heo ghê zậy đó. Bà Xà Beng cười cười zô bếp, cầm ra zĩa long heo luộc và tô mắm tôm thiệt zậy mùi, làm cho Năm Sài Gòn tui muốn dội ngược, bước xéo ra khỏi bàn, nhưng bà giải thích:

“ Lòng lợn, phải chấm mắm tôm chanh, mới tới chỉ”

Mà thiệt zậy, Lão Xà Beng và mấy ông bạn Bắc Kỳ nhào zô, săn sóc dĩa long heo chấm mắm tôm chanh tận tình.

Bác Tám Triệu lên tiếng:

“Thiệt ra dân miền nam cũng thích lòng heo vậy, hồi đó, mỗi lần xuống phố

Sài Gòn, chỗ nước mía Viễn Đông, tui cũng phải mua vài miếng lòng heo, phá lấu, mấy ông Tầu xỏ vô cây tăm, đứng bán, ai cũng đứng ăn vài miếng”.

Năm Sài Gòn tui bước ra, bẻ miếng bánh tráng, cầm lon bia, kiếm cớ hỏi cho có chuyện, đặng tránh mùi mắm tôm :

“Vậy chứ mà, ăn lòng lợn này có lợn lòng không”

Nhè đâu, Ông Ba Tình bỏ đủa xuống liền, ông kể, chú mày hỏi thì anh phải kể cho chú mày nghe, anh có một anh bạn thời sinh viên ở Sài Gòn, có gia đình ở Bình Gỉả, anh ta đi Sài Gòn học, có dẫn anh về Bình Giả thăm một lần. Hồi đó trước 1975, Bình Giả có nhiều gia đình Công gíáo sống trong làng và rất chống cộng, lúc anh tới nhà anh ta ở Bình Giả, được biết nhà anh ta chỉ nuôi có hai con heo thôi mà đủ tiền sinh sống và cho anh ta đi Sài Gòn ăn học. Anh mói hỏi làm sao mà chỉ có hai con heo mà có lợi tức đủ như vậy, hôm đó gặp mùa bắp, gia đình anh ta luộc cả thúng bắp, vừa ăn, vừa kể chuyện. Thiệt ra là như thế này, nhà anh ta có một chiếc xe lam, mỗi ngày ba của anh chở xe lam, cho dân làng ra tỉnh Bà Rịa, Phước Tuy. Đồng thời, gia đình anh ta có nuôi hai con heo nọc, tức là hai con heo đực, các gia đình khác trong làng lại chuyên môn nuôi heo nái, để sinh heo con làm giống. Khi nào gia đình nuôi heo nái cần heo đực truyền giống, thì phải báo cho gia đình anh ta trước môt ngày.

Tui thắc mắc, vậy chứ bộ phải báo trước một ngày để sửa sọan “cái lợn lòng” của con heo đực sao? Mọi người bỏ đủa, ngưng ăn để nghe chuyện,

Ông Ba Tình kể tiếp, ê thiệt ra chú mày nói đúng đó nghen, Ba của anh bạn kể là, đúng zậy đó, người có heo nái phải báo trước một ngày để bác cho con heo đực ăn nhiều trứng gà, bởi vậy bửa sau, khi bác chở hai con heo đực tới cửa nhà ai, bác khỏi cần lùa, mới ngừng xe, là hai con heo đực đã nghe mùi, nghe hơi hay nghe tiếng gì đó, nhào ra liền, chạy ào zô kiếm heo nái để “ấy”, có lần, bác mở then cài cửa xe lam không kịp, bị con heo đực

nhào ra, xô té bật ngửa.

Cả làng câu cắm cười lăn, có người nói, vậy là coi chừng ăn lòng lợn nhiều, có nhiều “lợn lòng” à nghen.

Anh Tám Lý trầm ngâm nảy giờ, ngồi thẳng lưng, cầm đôi đủa quơ lên,anh nói:

“ Thiệt ra nói gì heo nọc, dạo này có mấy cha nội già không nên nết, zìa Việt Nam kiếm gái tơ để “thả nọc”.

Anh Sáu Nam nói tiếp:

“ Nghĩ tội cho dân mình, tụi già dịch Đại Hàn, Đài Loan, Tầu, mà cả mấy già dịch VN mình cũng về “thả nọc” nửa chứ.

Thầy sáu Hòa lên tiếng:

“ Hôm nay tôi mới đọc trên báo Người Việt On line, họ có bài viết về gái mãi dâm ở Hà Nội, họ nói Hà Nội có nhiều nơi gọi là tụ điểm của ‘bướm đêm”, và theo giới chức ở Hà Nội thì có đến gần 50% mấy cô gái này đã bị

nhiễm siêu vi HIV của bệnh AIDS.”

Lão Xà Beng im lặng từ nảy giờ lên tiếng:

“ Có một già dịch 86 tuổi rồi, đi VN thả nọc, đã vậy còn thả nọc lên mạng lưới tòan cầu cho bọn đàn ông mình xấu hổ và thiên hạ buồn mửa nửa chứ”

Anh Tám Lý cướp lời:

” Tui biết rồi, anh muốn nói già dịch, mà nhiều bàn dân thiên hạ gọi là Phạm Duy “vật”, về VN lấy một cô 26 tuổi, đáng tuổi không phải tuổi con, không phải tuổi cháu, mà đáng tuổi chắt của mình, lại còn làm bài hát nhầy nhụa, đặt tên là “Thiên duyên tình mộng” rồi phóng lên mạng tòan cầu, thả nọc lên các trang web khắp thế giới nửa chứ gì”

Chị Năm Lửa góp tiếng;

“Thiệt đúng là như” nấu thịt không hành, canh không mắm,” chịu không nổi, nuốt không zô à nghen”.

Bà Xà Beng lại đem thố cháo lòng, cười nói,

“Thôi ăn cháo lòng này đi cho nóng, đặng nuốt vô cái nổi lòng buồn tênh do mấy cha già dịch, có nhiều lợn lòng gây ra đi”

Mọi người lại bận rộn vật lộn với món cháo lòng, chợt có tiếng ngâm nga :

“ Con gà cục tác lá chanh,

Con lợn ủn ỉn, mua hành cho tôi,

Con chó khóc đứng khóc ngồi,

Bà ơi, đi chợ mua tôi đồng riềng”….

NĂM SÀI GÒN, Ohio

Ghi lại tiệc Tất Niên, Xuân Đinh Hợi,2005.