QUAN SÁT - ĐỊNH HƯỚNG TRẺ EM NÉT TỰ KỶ - Bài 6

Người hướng dẫn: Thầy Nguyễn Văn Thành

Trẻ em : N.H.T. L – 6 tuổi.

NỘI DUNG QUAN SÁT

1. QUAN HỆ TIẾP XÚC :

- Vào phòng Thầy, tự leo lên nệm trùm chăn, cười, đắp mặt nằm trên giường nệm 7 phút.

- Thầy mát-xa, L phát âm và cười. Thầy dùng khăn ướt lau mặt, các bộ phận cơ thể. L biết chỉ.

- Mẹ gọi, L biết ngồi dậy và đưa tay cho thầy lau.

- L nhảy lên khi thầy cho chăn màn lên nóc. L muốn kéo chăn màn xuống.

- Thầy gõ trống, L nhảy qua chiếc giường không có nệm, nơi đó có đồ chơi. L chụp lấy đồ chơi cho vào miệng khám phá.

- Đi ra cửa, cửa đóng, L trở về ôm mẹ, hôn.

- Thầy đề nghị cất nệm, để giường trống. L leo lên giường và muốn lấy nệm lại.

- Cô giáo của L chơi với L: bỏ muỗng vào lọ, đập trống, tay mát-xa.

- L tự lấy nước uống, trút chai nước vào miệng sau đó kéo mẹ đi ra khỏi phòng. Thầy đề nghị đi với thầy, L đi ra ngoài và nhảy qua cửa sổ. Ở điểm này, thầy lưu ý gia đình hãy đề phòng nguy hiểm cho trẻ.

- Thầy dùng khăn quấn quanh người Lâm. Lúc đầu, L không chịu nhưng sau đó muốn được làm đi làm lại nhiều lần vì trò chơi này nhắc lại chu kì vui sướng trong lòng mẹ.

2. THÔNG TIN TỪ CHA MẸ :

- Sinh ra thiếu tháng, chỉ có 2,3 ký. Hiện tại, ở trung tâm Hy Vọng 2.. . được 2 tháng. Trước đây, ở trường mẫu giáo bình thường – Bình Minh.

- L là con đầu lòng, mẹ dự định sang năm có thêm em bé.

- Ban ngày học ở trường Hy Vọng. Buổi chiều có 2 cô giáo thay phiên dạy xen kẽ 6 – 7g, 7 – 8g30 tối.

- Năng động, thích trèo leo.

- Sở thích: giở sách và dùng cả hai tay.

- Ông cho biết: ở nhà hay bắt nạt ông.

3. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA THẦY :

- Trẻ em này vẫn còn khám phá bằng miệng (tức là ở giai đoạn từ 6 – 9 tháng).

- Có dấu hiệu tự kỷ khá ổn định, vì đã 7 tuổi. Nếu không tiếp tục can thiệp bằng quan hệ vui tươi, tôn trọng trẻ.

- Không hòan tòan bít kín, bít kín là do áp đặt quá nhiều, khi trẻ không muốn thì từ chối. Nhờ từ chối mà trẻ em bớt vượt ngưỡng, Dạy ngôn ngữ hiện tại là xa lạ với cháu.

- Có lăng xăng( theo mẹ ). Trẻ cần vui thích để bớt lăng xăng

- Mẹ cho biết L chưa biết xữ dụng ngôn ngữ. Khi trẻ kéo tay mình, mẹ nên hỏi “ con muốn gì ? Giúp cho trẻ em diễn tả. Hãy cho trẻ trở về mẹ để "đổ xăng” lấy năng lực

- Trẻ chưa rõ thuận tay nào.

- Trẻ em này phải được học quy luật.

- Phải bình tĩnh, không nặng lời, không la hét khi tiếp xúc với em này. Tránh cầm tay lôi kéo trẻ em. Trẻ cần học quy luật + tình thương.

- Cho trẻ em vui thích được chừng nào hay chừng ấy, thì trẻ sẽ phát âm.

- Đừng áp dụng hay lạm dụng quy luật nhiều quá, gây bạo động với trẻ.

- Phải coi chừng, đừng cho ăn uống quá độ sẽ gặp vấn đề về trọng lượng. Nếu trọng lượng quá nặng, trẻ thường lăng xăng để tiêu hao năng lượng.

- Do trẻ học hành nhiều quá, trẻ dễ bực bội, trốn tránh.

- Nếu không để trẻ chủ động, trẻ sẽ bị động và dần dần trở nên ù lì. Không nên đem cái học ở trường về nhà, nếu không trẻ sẽ tràn ngập. Càng ép trẻ học, trẻ càng không muốn học nữa.

- Cô giáo nên bàn với mẹ vừa học vừa chơi. Chơi là học. Nên dắt đi công viên, đi ra ngoài.

- Trẻ 6 tuổi nhưng chưa có quan hệ, chưa có quy luật.

- Thầy lưu ý:

+ Trẻ cần được chơi. Trẻ từ chối là để bênh vực ngưỡng chịu đựng vì khi ấy, trẻ không chịu nổi.

+ Trẻ cần được chơi nhiều, tạo quan hệ gắn bó, học tập quy luật.

+ Cần vấn đề an toàn cho trẻ.

- L có quan hệ, có bùng nổ, nhưng em này có thể chuyển hóa được. Khi bùng nổ, chúng ta dùng “neo” tâm lý để giải quyết, nghĩa là tìm đồ chơi hay vật trẻ yêu thích.

- Để hóa giải bùng nổ của L, cả hai cha mẹ phải đồng nhất, đừng to tiếng, không để trẻ thấy sự bất đồng ý kiến của cha mẹ. Những trẻ em này thường “xé” những người thân, có khả năng gây bất hòa giữa cha mẹ, bà nội và cô giáo.

- Phải dạy cho trẻ biết quy luật ĐƯỢC/KHÔNG ĐƯỢC. Cho trẻ phản ảnh xúc động của mình: “Tức quá đi! Con tức quá phải không?”

- Ba giai đoạn cần có của trẻ là:

+Tôi có giá trị không?

+Tôi có được thương không?

+Tôi sẽ làm được gì?

- Yêu cầu bậc nhất: quy luật, giải quyết bùng nổ, khi dạy ngôn ngữ cần thông qua 12 bước để trẻ có tư duy rồi mới phát triển ngôn ngữ.

Khóa học Kỹ năng chăm sóc trẻ có nguy cơ Tự kỷ

Tại Tòa Giám mục Hà Nội, Hè 2006