QUAN SÁT - ĐỊNH HƯỚNG CHÂN DUNG "MĂNG BÚP" NÉT TỰ KỶ - BÀI 5

HƯỚNG DẪN : Thầy Nguyễn Văn Thành

Măng búp :N H T. 26 tháng tuổi – Hà Nội

NỘI DUNG QUAN SÁT

1. QUAN HỆ TIẾP XÚC :

- T. khóc khi vào phòng trên đầu vẫn đội mũ

- Thầy bày đồ chơi, T.dùng chân đẩy đi.

- Mẹ kéo mũ ra, T kéo xuống. Mẹ cho biết khi đội mũ T biết được cho đi chơi

- Thầy đẩy ghế đồ chơi gần T, để đồ chơi trong tầm tay. T khám phá đồ chơi. Cầm cho vào miệng quả cầu nhỏ, quăng ném bóng…..

- Thầy đến tạo quan hệ với T, T kéo nón che mặt lại không muốn nhìn Thầy.

- Thầy che mặt chơi trốn tìm, T kéo khăn một lần, không kéo lần 2 lần 3…

QUAN HỆ VỚI TRẺ QUA VẬT TRUNG GIAN ( đồ chơi)

- Thầy gọi T, T khóc. Trong khi chơi, lâu lâu T liếc nhìn Thầy.Thầy tiếp tục đưa đồ chơi, T nhận. T tự kéo ghế đồ chơi đến sát gần Thầy

Thầy lưu ý: Hãy tập cho trẻ chủ động chơi để trẻ có tự lập. Càng chơi càng tạo điều kiện để trẻ phát huy khả năng, tuy nhiên phải có sự hiện diện của người lớn.

- Khi chơi T sử dụng cả 2 tay. Bỏ vào miệng khám phá cái muỗng 2 lần.Theo nhận xét và cách giải thích của Thầy, người lớn không cấm đóan. Cứ để cho trẻ nhai vì có thể trẻ bị ngứa răng. Tuy nhiên đừng cho chơi những vật nhỏ, e sợ trẻ em có thể nuốt !

- Khi cầm con ngựa bằng nhựa, T bỏ vào miệng nhai, phát âm bập bập giai điệu của một bài hát (mẹ cho biết như vậy). T phát ra nhiều nguyên âm. Khi lấy gối nệm, thì T đẩy đi, phát âm nho nhỏ.

- T bắt đầu nhìn hình ảnh của mình trên mặt kính,( bàn trong phòng )

- T tự lấy que gõ, đập vào trống.( T biết tự khám phá )

- T cười khi mẹ lúc lắc lục lạc.

- T đứng yên khi Thầy chạm vào người, nhìn thẳng vào Thầy và cầm tay Thầy, thỉnh thoảng vẫy vẫy tay.

- Thầy chơi trốn tìm. Che mặt mẹ thì T kéo khăn, nhưng che mặt bố thì T không kéo. Thầy lưu ý người bố đừng buồn khi trẻ không chơi với mình.

2. THÔNG TIN TỪ CHA MẸ :

- BS ở BV Nhi cho biết T bị Tự kỷ ở mức độ nặng.

- Mẹ cho biết T bùng nổ ở trường khi bà đưa đi học, vừa rời tay bà. Trên đầu còn 1 cục u - dấu vết ăn vạ của T

- Cha mẹ có di chuyển chỗ ở.

- Có mời giáo viên về nhà để dạy cho T.

3. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA THẦY :

- T có nhìn, cần nuôi dưỡng cái nhìn bằng nhiều cách. Biết nhìn, theo dõi đèn pin lên xuống phải trái.

- T có quan hệ với người lạ, nhưng phải qua vật trung gian là đồ chơi, tạo quan hệ hơi khó khăn.

- Xung quanh 2 tuổi, cứ cho T khám phá, hãy tạo quan hệ cho vững chắc, đừng để trẻ chơi một mình. Tập cho trẻ tự tin. Nếu không, trẻ sẽ chơi một mình và bất cần cha mẹ.

- Đừng quá áp đặt trẻ em.

- Cần cho T hiểu quy luật ĐƯỢC / KHÔNG ĐƯỢC nhưng không áp đặt.

- Khi T không hợp tác với bố, bố đừng buồn. Ở lứa tuổi này, trẻ hay thích làm “giám đốc” để điều khiển cha mẹ.

CẦN CAN THIỆP :

+ Cần chuẩn bị cho GV hiểu, đặc điểm, tính tình cũng như nhu cầu của trẻ.

+ Cha mẹ cũng như GV cần an bình, tự tin để giúp trẻ. Đến 3 tuổi, trẻ sẽ tự nhiên bắt chước và học tập nơi bạn bè.

+ Giai đọan này T cần được chơi chứ không phải học. ( Mẹ cho biết khi đem A B C ra T biết phát âm ). Thầy lưu ý: Không bắt ngồi học quá sớm

+ Nếu áp đặt quá, trẻ sẽ chống đối.

Khóa học “ Kỹ năng chăm sóc trẻ có nguy cơ Tự Kỷ ” - HÈ 2006 - Tại Tòa Giám Mục HÀ NỘI