QUAN SÁT - ĐỊNH HƯỚNG "CHÂN DUNG " TRẺ EM NÉT TỰ KỶ

Ghi nhận và thực hiện báo cáo: Thy Khánh

Hướng dẫn : Gs Nguyễn Văn Thành

Trẻ em: H T H- Măng búp 2 tuổi 5 tháng # 30 tháng

NỘI DUNG QUAN SÁT

1. QUAN HỆ TIẾP XÚC :

- Vào phòng Thầy, H. tự điều khiển máy điều hòa không khí đang treo trên tủ chơi, Thầy cho H biết “không phải đồ chơi” !

- Kéo mẹ ra cửa. Trở vào lấy kẹo ho của Thầy để trên bàn, trèo lên lấy điều khiển lần 2. Thầy cho trẻ biết dứt khoát “không được”. Đây không phải đồ chơi

- Thầy đập trống, H biết bắt chước lấy que đập trống, Thầy đập đùi H, H biết dùng que đập đùi. Dùng quả bóng cho chạm nhẹ vào thân, H nhột, cười, chạy lại ba mẹ.

- H sử dụng cả hai tay. Thầy ra sau lưng ngồi cùng đập trống. H dựa vào lưng thầy. Thầy dấu que trống. H ngã vào người Thầy, lâu lâu nhìn lên mắt Thầy

- Thầy đề nghị một trò chơi khác: lấy khối vuông bỏ vào lọ, H dùng tay đẩy ra, Thầy đề nghị lần 2 đưa vật khác, H dùng tay quăng ném đồ chơi chỗ khác.

- Dùng quả bóng cho chạm vào người H. H đồng ý, cười chấp nhận, chạy lại ba mẹ.

- Biết cầm quạt quạt, tìm ôtô đẩy đi.

- Tìm lại 2 que đập trống, chạy lại ngồi trong lòng Thầy

- Thầy dùng dụng cụ “tắm khô” những khăn voan mỏng chạm vào người H. H sợ, chạy và khoát tay, kéo mẹ đi ra, tự tay mở cửa.

- Thầy đề nghị Mẹ đi vào lại phòng, Thầy đứng án nơi cửa, H đẩy Thầy để thoát ra ngoài.

- H bùng nổ, đòi đi ra ngoài nhưng thầy không cho ra, vì thầy muốn đánh giá mức độ bùng nổ của trẻ.

- H cầm tay mẹ kéo đi, khóc, tỏ vẽ bực bội. H chạy ra đập cửa. Thầy đề nghị mẹ cầm tay cho đi một vòng. Mẹ trở vô, H không vô, ngồi lì ngoài ghế, H. tức bỏ đi một mình thật xa.

- Thầy chạy theo H, đem H vô phòng dẫn đi tìm mẹ.

- Vào phòng, thầy gợi ý bỏ muỗng vào trong lọ, H làm theo. Lấy 2 que đập trống, thầy và H cùng gõ. Lần này, H không muốn thầy chơi, đẩy tay thầy ra, nhìn thầy tỏ vẻ bực bội. H chạy, lấy chai nước trên bàn thầy cầm uống. Thầy đổ nước cho uống. Trẻ phát âm ủ, ù, ú …

2. THÔNG TIN TỪ CHA MẸ :

Trẻ chỉ ở nhà, chưa được đến trường, đến các lớp mẫu giáo, nhà trường từ chối không nhận.. !

- H chưa có ngôn ngữ và hay bùng nổ, khi không thỏa mãn yêu cầu H tức giận la hét… đòi bằng được.

- Làm sao để trẻ biết nói ?

3. Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ ĐỀ NGHỊ CỦA THẦY :

- H có quan hệ, có bùng nổ, nhưng em này có thể chuyển hóa được. Khi bùng nổ, chúng ta dùng “neo” tâm lý để giải quyết, nghĩa là tìm đồ chơi hay vật trẻ yêu thích.

- Để hóa giải bùng nổ của H, cả hai cha mẹ phải đồng nhất, đừng to tiếng, không để trẻ thấy sự bất đồng ý kiến của cha mẹ. Những trẻ em này thường “xé” những người thân, có khả năng gây bất hòa giữa cha mẹ, bà nội và cô giáo.

- Phải dạy cho trẻ biết quy luật ĐƯỢC/KHÔNG ĐƯỢC. Cho trẻ phản ảnh xúc động của mình: “Tức quá đi! Con tức quá phải không?”

- Ba giai đoạn cần có của trẻ là:

+ Tôi có giá trị không?

+ Tôi có được thương không?

+Tôi sẽ làm được gì?

Hay là dưới mắt cha mẹ tôi chỉ là cái đưôi chạy theo.

- Yêu cầu bậc nhất: quy luật, giải quyết bùng nổ.

- Khi có quan hệ tốt, qui luật, vui chơi nhiều, và rồi ngôn ngữ sẽ xuất hiện.

- Khi dạy ngôn ngữ cần thông qua 12 bước để trẻ có tư duy, rồi ngôn ngữ sẽ xuất hiện sau đó.

Khóa Hè 2006 - Toà Tổng Giám Mục Hà Nội