QUAN SÁT VÀ ĐỊNH HƯỚNG "CHÂN DUNG" TRẺ EM NÉT TỰ KỶ

Theo Thầy Nguyễn Văn Thành – Nhà Tâm Lý Giáo dục đặc biệt.

Ghi nhận và viết báo cáo : Thy Khánh

TRẺ EM : M. T. T. – nam - 9 tuổi

Con thứ hai trong gia đình.

CHA MẸ : trình độ Đại học

NỘI DUNG QUAN SÁT :

1. QUAN HỆ TIẾP XÚC :

- Đến thăm nhà T, T biết chào hỏi và tiếp xúc với Thầy với sự nhắc nhở của người mẹ

- T biết đối thọai, trả lời khi được hỏi.

- T nhìn thẳng trực diện với người đối thọai nhưng không lâu.

- Ngồi tập trung chưa cao, T thích chạy đi nơi khác, chạy trở lại bàn ngồi nói chuyện, khi mẹ nhắc nhở gọi lại.

- Dẫn thầy lên xem phòng học khi mẹ yêu cầu, T chỉ bước lên đưa thầy vào phòng sau đó tìm cách chạy đi chỗ khác.

- T thích chơi ô tô, trong lúc ngồi đối thọai với thầy T vẫn mải mê đẩy ôtô tới lui như để trấn an.

- T đã có quá trình học, biết đọc chữ và viết vẽ được. Học với cô giáo. Lớp học của T ở gần nhà. Bố T cho biết ngày thứ bảy, T tham gia với các bạn, cô giáo đưa các bạn cùng đi chơi với nhau

- Về vấn đề ăn uống, Mẹ cho biết T thích ăn thịt gà. T ngồi bàn chỉnh tề ă trưa, cùng tham gia ăn với gia đình dù hôm ấy có 4 khách Ngồi ăn tại bàn cơm. T còn được sự trợ giúp của mẹ. Mẹ dùng kéo cắt thịt gà thành miếng nhỏ, T tự xúc ăn. Trong bửa ăn, 4 lần T đều thích ăn gà,tự lấy đùi gà nấu đậu. Trên bàn có nhiều món ăn ngon, nhưng T chỉ chọn món gà

2. THÔNG TIN TỪ CHA MẸ :

- Từ khi biết T bị Tự kỷ, ba mẹ tìm hết cách để phát triển cho T, đã theo phương pháp ABA kết hợp với nhiều phương pháp khác để dạy T.

- Ba mẹ trong nhóm Câu Lạc Bộ có con Nét Tự kỷ cùng hổ trợ lẫn nhau Tìm đọc trên Net các phương pháp để trị liệu

- T có một người anh hiện đang du học nước ngòai

3. Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ LỜI ĐỀ NGHỊ CỦA THẦY :

- Tóm lượt mấy ý kiến sau:

1./ Hiện tình của vấn đề quan hệ chiều ngang

2./ Quan hệ và giới tính.

3./ Vấn đề tự lập trong đời sống xã hội sau nầy

4./ Đào sâu vấn đề học tập sâu để chuẩn bị tương lai khi T từ 15 đế 18 tuổi.

NHẬN XÉT VỀ HÀNH VI CỦA EM T

+ T có quan hệ với người lớn, bắt đầu từ cha mẹ. Đó là lọai quan hệ trên dưới – chiều dọc. Cho nên T. chỉ lặp lại và bắt chước lọai quan hệ chiều dọc ấy; nghĩa là độc chiều. T. trả lời khi T. muốn hay là khi có áp lực của người lớn.

Thêm và đó trong lọai quan hệ Thầy – trò, T. có những hành vi trả lời- đáp ứng một cách thích nghi với hòan cảnh hay là tình huống hiện tại. Ngòai lọai quan hệ thầy - trò ấy. T. có những hành vi không tương xứng với cấp độ và lứa tuổi phát triển hiện tại.

Hoặc quá bám sát vào mẹ thiếu khỏang cách hay là xa xôi thíếu lưu tâm đồng cảm. T. không đọc được tâm tình của mẹ cha, qua nét mặt, giọng nói hoặc liếc nhìn…..

+ Tư duy rất tốt và “ngôn ngữ tiếp thu” trên trung bình: ví dụ sắp xếp với 2 hoặc 3 tiêu chuẩn ( # 9 – 10 tuổi)

Tuy nhiên ngôn ngữ diễn đạt nội tâm ( Intra verbal) chưa tự nhiên, tự phát. T, còn dùng hành vi, điệu bộ để trao đổi khi có nhu cầu.

Ngòai ra T. chỉ trả lời khi có người lớn nêu ra câu hỏi. Như T. không đặt ra những câu hỏi một cách tự phát để khám phá và mở rộng những quan hệ mới với người lạ

NHỮNG CHIỀU HƯỚNG CAN THIỆP CẦN CŨNG CỐ

1./ Về mặt quan hệ chiều ngang.

- Sáng tạo nhiều trò chơi để cho phép T. “thắng” như chơi trò chơi đô-mi-nô.

- Khi T. thấy mình có thể thắng người lớn. T. sẽ năng động tư tin

Ví dụ khác : chạy đua.

Đề xuất một mục tiêu. Ai chạy đến trước?

Khi T. chạy nhanh hơn mẹ hơn cha, T. sẽ thấy hứng khởi.

2./ Về mặt học tập

Thay vì ra lệnh, đặt ra những câu hỏi điều hướng…. Người lớn yêu cầu T. giải thích cách hiểu và tiếp thu của mình

Ví dụ:

Theo con, bé Hà đã khóc, đã sợ khi lại gần con, con biết vì sao không?

Ngày mai mẹ và ba đi siêu thị …. Con muốn mua gì không?

Sáng nay đi học, con thích mặc áo màu gì? Đi đôi với quần màu gì?

Cuối tuần này, ba mẹ muốn đi chơi. Con đề nghị gì? Đi đâu? Làm gì?

3./ Phát huy quan hệ chiều ngang bằng những sinh họat Tâm vận động

( cần sáng tạo):

Nhảy với

Chạy với

Mẹ đã mát xa trên lưng cho con. Con có thể mát xa cho ba vài ba phút không?

4./ Sáng tạo một vài quyển tập bằng những câu chuyện quen thuộc.

Chọn cở chữ từ 16 trở lên. Không quá dài, 15 hàng tối đa.

Sau khi T đọc xong, đặt ra những câu hỏi:

Chuyện này nói về con vật nào?

Tại sao con mèo đi lạc đường?

Nhờ ai con mèo biết đường trở về nhà?

5./ Về mặt tự lập

* Tập đi xe bus: mua vé – bước lên – xuống trạm nào?

* Từ trường đi bộ về nhà

Ban đầu cùng đi về với trẻ cho đến lúc T có thể đi một mình

Chọn những đường dễ ngắn….., khó, dài ……

Tập đi chợ: Mua một ly sinh tố – trả tiền – ngồi uống …..

6./ Về mặt thời gian.

Bảo T. sắp theo thứ tự và giải thích bằng ngôn ngữ.

Chụp những tấm hình về các sinh họat hằng ngày

6.1. Với 3 tấm hình

Bé A đợi xe bus

Xe bus đến

A bước lên xe

6.2. Với 4 tấm hình

* B đi ra sân

* B nhìn cầu tuột

* B bước lên cầu tuột

* B đang trượt xuống.

6.3.Với 5 tấm hình …….

NB : Sau khi T. xếp theo thứ tự, yêu cầu T. giải thích cách xếp đặt của mình bằng ngôn ngữ.

Đón nhận những lời giải thích không vội phê phán đúng sai theo tiêu chuẩn của người lớn

Khi có những lời giải thích bất hợp lý, đặt ra câu hỏi:

+ T hãy nhìn lại, suy nghĩ: trước khi tuột xuống, đứa bé phải làm gì?

+ Từ đâu. nó đi ra

7./ Sinh họat mô tả các hình

Cho vẽ…. Sau khi nhìn và suy nghĩ

Ở đâu?

Làm gì?

Tâm tình xúc động gi? Buồn vui…?

8./Về mặt giới tính.

T. đang trên đường đi vào tuổi Thanh thiếu niên. Những biến chuyển Tâm Sinh Lý đang từ từ xuất hiện, cha mẹ cần quan tâm để hướng dẫn một cách tích cực và đúng lúc.

T. nên phân biệt nơi người Mẹ 2 bộ mặt : Mẹ và phụ nữ. T là đứa con trai nên cần tôn trọng những khỏang cách cần thiết với cơ thể của người mẹ

Đối với người cha, trái lại. T có thể sống những quan hệ “ chống đối, tình địch “ và có khuynh hướng xé đôi cha mẹ.

Cho nên hơn bao giờ hết,T cần nơi người cha một sự có mặt nâng đỡ và hiểu biết qua lại, cũng như những gần gũi tâm sự đồng cảm …

Quan hệ trên dưới PHẢI nhường bước cho quan hệ chiều ngang, tình bạn giữa cha và con. Tuy nhiên QUI LUẬT vẫn được khẳng định, khi cần, bằng những lọai phản hồi chuyển hóa, khích lệ, năng động....