PHẦN THỨ HAI : CÀNH LÁ CỦA CÂY VĂN HÓA VI ỆT NAM TẠI GIÁO XỨ PARIS

23. Cành giáo dục

Trong tác phẩm ‘’Giáo dục và xã hội‘’, xuất bản năm 1922, giáo sư sáng lập ngành xã hội học, E. DURKHEIM đã định nghiã giáo dục như sau ‘Giáo dục là một hành động mà các thế hệ trưởng thành thực hiện nơi các thế hệ đang lớn lên để giúp họ hội nhập vào đời sống xã hội. Đối tượng của hành động giáo dục này là khich lệ và phát triển nơi trẻ nhỏ những thể trạng vật lý, trí tuệ và luân lý mà xã hội và môi trường nơi nó sinh sống đòi buộc’ (Education et sociologie; Paris : Alcan; 1922, tr. 41). Hành động giáo dục này có thể được thực hiện và phân tích dưới nhiều khiá cạnh khác nhau : mục tiêu, tác nhân, chất liệu, hình thức, thời gian, không gian, dụng cụ, phương pháp,..

Dưới khía cạnh tác nhân, tức là ngưới thực hiện việc giáo dục, người ta phân biệt tác nhân chính thức, như cha mẹ ở gia đình, giáo chức ở các trường học, chủ và thượng cấp ở sở làm. Và tác nhân không chính thức, như bà con, bạn bè,. . các nhóm sinh hoạt, các phương tiện truyền thông, các địa điểm và hoàn cảnh sinh sống và sinh hoạt.

Dưới khiá cạnh thời gian, người ta phân biệt giáo dục tiền học đường, giáo dục học đường và giáo dục hậu học đường. Dưới khiá cạnh nơi chốn và định chế, người ta phân biệt giáo dục có định chế tổ chức và giáo dục không thành định chế hoặc không có tổ chức rõ ràng.

Kết hợp hai khiá cạnh thời gian và tổ chức, người ta phân biệt giáo dục khởi đầu qua các giai đoạn khởi đầu của cuộc đời : ấu, thiếu, kha, tráng. Và giáo dục liên tục, tiếp tục suốt cuộc đời.

Theo cách phân biệt cuối cùng này, trong khuôn khổ Giáo Xứ Việt Nam Paris, hai hình thức đã từ từ dược hình thành từ 20 năm nay cho các sinh hoạt giáo dục. Giáo dục khởi đầu và giáo dục liên tục.

Giáo dục khởi đầu được thực hiện qua ba giai đoạn tuổi đời quan trọng.

- Giai đoạn ‘ẤU- THIẾU’, từ 6 đến 15 tuổi, các trẻ em việt nam sẽ nhận được những dậy bảo căn bản, qua một khuôn khổ giáo dục căn bản trong tổ chức Thiếu Nhi Thánh Thể.

- Ở giai đoạn ‘KHA-TRÁNG’, từ 15 đến 20 tuổi, các thanh thiếu niên sẽ nhận đươc một sự giáo dục thích hợp hơn với lứa tuổi của họ. cởi mở và trách nhiệm hơn qua những khóa huấn luyện trưởng gọi là sa mạc trưởng hoặc được mời sinh hoạt trong các hội đoàn trẻ có tính cách giáo dục xã hội như các nhóm trẻ, các ca đoàn trẻ, nhóm ơn gọi. tận hiến.

- Cũng cho lớp tuổi KHA TRANG, nhưng thiên về những nội dung chuyên môn hơn, có Giáo dục khởi đãu chuyên biệt cho thanh niên, như Ca nhạc, Cầu nguyện và sống đạo, Chuẩn bị hôn nhân, Chuẩn bị ơn gọi tận hiến.

Giáo dục liên tục : Tất cả các hình thức sinh hoạt khác, thánh lễ chủ nhật và các lễ nghi phụng tự khác, các khóa tĩnh tâm chung hoặc chuyên biệt, các khóa họp hội hoặc huấn luyện chung cho các cán bộ mục vụ ở các ngành, nhóm, ban, đơn vị, địa điểm khác nhau cho đến các sinh hoạt xã hội và văn minh xã hội đều nằm trong một khuôn khổ là giáo dục liên tục.

Sau đây chúng ta sẽ xem qua đến hình thức giáo dục hiện đang được thực hiện tại Giáo Xứ Việt Nam, 1. giáo dục căn bản cho Ấu, Thiếu Nhi qua phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. 2. Giáo dục căn bản cho kha tráng niên cũng qua phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể. 3. Giáo dục khởi đầu chuyên biệt cho thanh niên. 4. Giáo dục liên tục qua các sinh hoạt khác của cộng đoàn Giáo Xứ Việt Nam Paris.

231. Giáo dục khởi đầu căn bản cho ấu thiếu nhi

Những người đầu tiên có bổn phận giáo dục thiếu nhi là phụ huynh. Chia sẻ trách nhiệm nặng nề về giáo dục căn bản này có học đường. Và bân cạng học đường có Gíáo Xứ. Các giáo xứ địa phương, hoặc các giáo xứ ở Việt Nam chỉ đặc biệt lo đến việc giáo dục tôn giáo, đặc biệt là giáo lý, bí tích, phụng tự và mục vụ... Giáo Xứ Việt Nam Paris dĩ nhiên đặt vấn đề giáo dục tôn giáo lên hàng đầu và lồng nó vào trong sinh hoạt đoàn thể xã hội, nói thực tế ra là sinh hoạt đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Nhưng bên cạnh đó Giáo Xứ Việt Nam còn đưa vào chương trình giáo dục căn bản cho thiếu nhi một giáo trình khác nữa là văn minh văn học Việt Nam, nói đơn sơ ra là dậy tiếng việt. Như vậy việc giáo dục căn bản cho thiếu nhi được tổ chức ở Giáo Xứ Việt Nam qua hai khóa trình là giáo lý và tiếng việt.

Tổ chức giáo dục ấu thiếu hiện nay đã được định chế hóa. Nhưng để đi đến việc tổ chức có qui củ này, một tiến trình dài đã được trải qua. Dó là lý do khiến chúng ta sẽ đề cập đến việc giáo dục căn bản và khởi đầu cho trẻ em Việt Nam ở Giáo Xứ Paris qua bốn điểm sau đây:

- tiến trình tổ chức giáo dục căn bản cho trẻ em tại Giáo Xứ Việt Nam Paris

- Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, một tổ chức đã được Giáo Xứ Việt Nam Paris chọn lựa cho việc giáo dục căn bản ấu thiếu nhi Việt Nam

- Khóa trình tiếng việt

- Khóa trình giáo lý.

2311. Tiến trình tổ chức giáo dục căn bản cho ấu thiếu nhi tại Giáo Xứ Việt Nam.

Được đại học Đàlạt gởi đi tu nghiệp tại Pháp, tôi đặt chân lên đất Paris ngày 19.12.1973. Mãy ngày sau tôi có ghé thăm Giáo Xứ Paris ở quận 14, trước khi về học tại Lyon. Hè 1974 tôi lên làm việc ở Paris, hàng tuần ghé giáo xứ đi lễ. Giáo xứ lúc đó chỉ có ba hội đoàn là sinh viên, các bà mẹ công giáo, và đạo binh Đức Mẹ. Việc giáo dục thiếu nhi không được tổ chức.

Từ năm 1975 với số việt kiều di tản càng ngày càng đông, số các trẻ em đến giáo xứ càng lúc càng nhiều. Ban giám đốc giáo xứ đã bắt đầu nghĩ đến việc dậy giáo lý cho các em. Từ năm 1977, với việc bổ nhiệm cha Trương Đình Hoè làm cha sở cho Giáo Xứ Việt Nam, một ban giám đốc hùng hậu đã được thành lập với 7 linh mục: các cha Hoè, Luợng, Linh, Hoàng, Vinh, Sách vé Anh, và 5 nữ tu: các chi Na, Phú, Nhi, Thịnh và Louise. Được trao trách nhiệm phụ trách giáo lý, cha Mai Đức Vinh đã qui tụ được một nhóm cộng tác viên đắc lực là chi Mỹ Phước, anh chị Nguyễn Công Thương và chị Marie Hoàng thị San. Giáo trình không chỉ hạn hẹp vào giáo lý mà còn mở ra ở việc dậy tiếng việt và phụng tự nữa. Công việc này được tiếp tục một cách tích cực, với sự tham dự của nhiều cộng tác viên khác nữa, như nữ tu Phú, chị Phượng và một số nữ tu dòng Chúa Quan Phòng. Số các em đến học hàng tuần đã lên đến 80 vào những năm đầu thượng niên 80.

Năm 1980, cha Mai Đức Vinh được bổ nhiệm làm giám đốc. Hai vấn đề đã đặt ra cho ban tân giám đốc. Một là những náo động rất ồn ào và chia rẽ. Hai là nhân sự rút hẳn lại từ 12 xuống 4 vị là cha Vinh, cha Lượng, cha Sách và chị Phú. Nhưng nhờ ơn Chúa Thánh Thần, với sự hăng say tông đồ của ban tân giám đốc một hướng mục vụ mới và một cách tổ chức tân tiến đã được áp dụng. Đó là việc ban giám đốc mời một nhóm giáo dân cộng tác với hai hướng đi rõ rệt. Mục vụ trưởng thành với việc lập nhóm thần học giáo dân vào năm 1980 để đi đến việc lập Hội đồng mục vụ và đoàn ngữ hóa các hội đoàn. Mục vụ giới trẻ với việc tăng cường các nhóm trẻ sống đạo, phát động từ năm 1981, với việc hình thành nhóm cầu nguyện, nhóm Emmau để đi đến việc đào tạo huynh trưởng và cán bộ làm việc cho các trẻ em việt nam.

Ban giám đốc giáo xứ được tăng cường thêm với chị Liên (1980), chị Na (1982) và cha Nghiệp (1985), nhưng lại mất đi cha Lượng về hưu (1985) và chị Phú (1986) đi về nhà dòng.

Riêng việc giáo dục thiếu nhi, năm 1985 có thể coi là một bước nhảy vọt mới. Được bổ nhiệm lo việc dậy giáo lý cho các trẻ em, cha Đinh Đồng Thượng Sách đưa ra một kế hoạch và một tổ chức mới.

Mục vụ trưởng thành đã được đoàn ngũ hóa với việc lập Hội đồng mục vụ vàm năm 1983. Thiếu nhi cũng sẽ được đoàn ngũ hóa với phong taréo thiếu nhi thánh thể lập vào năm 1986 do cha Đinh Đồng Thượng Sách.

2312. Thiếu Nhi Thánh Thể.

Một tổ chức đã dược Giáo Xứ Việt Nam chọn lực cho việc giáo dục căn bản ấu thiếu nhi. Giáo dục khởi đầu và căn bản là một việc quan trọng mà bất cứ một xã hội nào cũng phải coi là sứ mệnh hàng đầu. Nhưng phải tổ chức thế nào để việc giáo dục được hấp dẫn và hữu hiệu? Xã hội nào cũng đặt câu hỏi này, và cũng tìm một giải pháp trả lời. Giaó Xứ Việt Nam Paris, qua người trách nhiệm là cha Đinh Đồng Thượng Sách, phương pháp hội đoàn đã được chọn lựa. Phương pháp hội đoàn đặc biệt nhấn mạnh đến những sinh hoạt thực tiễn, để đào tạo con người bằng những hình thức vui chơi.

Bắt đầu vào mùa tựu trường năm 1985, chính thức ra mắt với Cộng Đoàn vào ngày kết thúc niên học 1985-1986 (22/06). Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tại Giáo Xứ, tính đến niên học này 1995-1996 vừa tròn 10 tuổi.

Mười năm về trước, cũng vào một Chúa Nhật cuối tháng 6, khuôn viên Giáo Xứ lần đầu tiên được chứng kiến một quanh cảnh khác thường :

- Các con em thơ ngây nhất của Cộng Đoàn tươi vui trong bộ đồng phục : ‘sơ-mi’ trắng gắn huy hiệu, quần hoặc ‘jupe’ mầu xanh dương, xếp thành Đội, thành Ngành, hăng hái làm lễ Tuyên Hứa :

‘Thiếu Nhi Thánh Thể nhiệm mầu

Tôn sùng rước lễ nhà chầu viếng thăm

...

Thiếu nhi bác ái một lòng

Tim luôn quảng đại mới mong giúp người

...

Thiếu nhi ngay thẳng trọn đới...’

Các Huynh Trưởng nam nữ, đang lứa tuổi thích hiên ngang đứng thẳng, đã khiêm nhường quì xuống trước bàn thờ tay giơ, miệng đọc lời dấn thân... xin : ‘ biết hoạt động mà không tìm an nghỉ, tận tình với chức vụ mà không mong phần thưởng nào khác. Một biết mình làm theo ý Chúa luôn.’

Kể từ đấy, Đoàn đã không ngừng tiến triển về phẩm cũng như về lượng. Con số đoàn sinh tăng đều mỗi năm. Năm đầu tiên là 84 em. Năm nay : 220 em.

Về Giáo Lý, các em được những thầy cô tận tình hướng dẫn với tinh thần hoàn toàn vì Chúa. Năm nào cũng có các em hoặc Rước Lễ lần đầu, hoặc Thêm Sức, hay Rước Lễ trọng thể, Tuyên Xưng Đức Tin. Có cả những em ngoài Công Giáo đến theo học, sau đó xin được Rửa Tội.

Về tiếng Việt và sinh hoạt, tại Giáo Xứ hay tại các kỳ sa mạc (trại), các em đã đạt từ mức độ không biết, biết ít, đến mức độ nói, viết, hoạt bát... tương ứng với cố gắng cá nhân. Những em tiến bộ nhất đã tự nguyện trở thành Dự bị trưởng, rồi Huynh trưởng.

Về đường hướng, các em được huấn luyện trong bầu khí lành mạnh, phấn khởi, thích nghi... biết tự nguyện sống đạo và sẵn sàng dấn thân, hiên ngang mang Chúa đến với môi trường sống... cố gắng :

‘Trở nên những con người kiện toàn.

Những Kitô hữu hoàn hảo’

như mục đích của Phong Trào đề ra.

Đoàn đã được sự ủng hộ và thiện cảm của nhiều giới trong và ngoài Giáo Xứ. Tên của Đoàn đã vang tới Việt Nam, được nhắc tới tại những nước có các đoàn bạn sinh hoạt ở Mỹ, Úc, Á, Âu.

Đặc biệt và hơn hết Đoàn được sự tín nhiệm ngày càng gia tăng của phụ huynh có con em trong Đoàn, không ngần ngại gánh thêm một hy sinh nữa, trong bao hy sinh khác, đưa con cháu tới Giáo Xứ vào mỗi chiều thứ bảy, mặc dầu đã phải vật lộn với cuộc sống khó khăn suốt tuần, suốt tháng, thời giờ eo hẹp, phương tiện xê dịch khó khăn, nhà ở có khi xa 6, 7 chục cây số hay xa hơn nữa ! Có lẽ cũng chỉ vì mong sao con cháu mình được học hỏi, để biết Chúa, mến Chúa, theo Chúa... nhớ đến cội nguồn nòi giống...(Lm Đinh Đồng Thượng Sách, KY-ĐKV, tr 2-3)

Đúng như lời cha tuyên úy rằng ‘Đặc biệt và hơn hết, được sự tín nhiệm ngày càng gia tăng của phu huynh có con em trong đoàn’. Các phụ huynh đã dành cho các huynh trưởng những tình cảm nể nang thán phục.

Giáo Hội Công Giáo có một quan niệm rất tổng quát về giáo dục. Trong thơ gởi các gia đình vào tháng hai, năm 1994, đức đương kim giáo hoàng Gioan Phaolô II đã vạch rõ cho các bậc cha mẹ rằng : ‘Lý tưởng giáo dục công giáo là một giáo dục toàn diện’.

Như là một giải đáp thích đáng cho lý tưởng giáo dục toàn diện này, đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tổ chức việc giáo dục khởi đầu và căn bản cho các trẻ em qua một học trình toàn diện. Học trình này gồm hai khóa trình căn bản : khóa trình văn hóa việt nam của việc học tiếng việt, và khóa trình giáo lý công giáo gồm các môn tín lý, luân lý, phụng vụ, bí tích và mục vụ.

2313. Khóa trình tiếng việt.

‘Mục đích của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể là đào luyện các em trở thành con người toàn thiện và kitô hữu hoàn hảo. Sinh hoạt của các em tập trung vào chiều thứ bảy từ 15 đến 19.30, gồm : học tiếng việt, Sinh hoạt vui chơi, giáo lý, và kết thúc bằng thánh lễ chung với phu huynh’

Đoạn văn ngắn này, trích từ tập kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris, đã giới thiệu đủ bốn khóa trình giáo dục căn bản dành cho thiếu nhi tại Giáo Xứ Việt Nam Paris. Một trong bốn khoá trình ấy là việc dậy tiếng việt. Xin mời bạn đọc liếc qua một bài báo tôi viết vào năm 1987, ghi lại trả lời của Giáo Xứ Việt Nam Paris về câu hỏi ‘Làm sao dậy tiếng việt cho có tổ chức và có phương pháp ?’

Dậy tiếng việt cho trẻ em Việt Nam, đó là công việc mà Giáo Xứ Việt Nam đã thực từ trên 10 năm nay. Trong những năm dầu, câu hỏi ‘tại sao phải dậy tiếng việt cho trẻ em việt nam’ đã được đặt ra. Nhiều câu trả lời đa được ghi nhận và bàn cãi. Các báo chí Việt Nam tại hải ngoại cũng đã và đang đề cập đén vấn đề náy. Ngay trên tờ Giáo Xứ, tôi cũng có dịp bàn đến trong bài ‘Làm sao phát triển tiếng việt nơi con em chúng ta’, đăng trong hai số 18 và 19 tháng 11 và 12 năm 1985. Ngược lại một vấn đề kế tiếp là ‘làm sao dậy tiếng việt cho có tổ chức và có phương pháp’ chưa được đặt ra một cách rộng lớn. Nhưng nó lại là vấn đề thực tế và quan trọng hơn cả. Nó cũng là vấn đề mà hiện nay Ban tiếng việt tại Giáo Xứ đang cố gắng nghiên cứu và thực hiện qua hai việc : việc tổ chức các lớp học và việc nghiên cứu các phương pháp thích ứng hữu hiệu.

2314. Khóa trình giáo lý.

Khóa trình tiếng việt xoay quanh việc nói, viết, đọc và hiểu tiếng việt, cũng như việc sống các tập tục, việc thấm nhuần lịch sử, văn minh và văn hóa việt nam. Chính yếu nó xoay quanh các môn học có tính cách phương tiện là ngôn ngữ. Về triết lý cuộc đời, về phong thái và tư cách xã hộI, nó cũng chuyên chở một nội dung văn hoá phong phú. Người công giáo việt nam dĩ nhiên xây dựng cuộc sống mình trên cái nền tảng văn hóa việt nam ấy. Nhưng thêm vào đó, họ còn pha trộn hoặc xây thêm cái nền tảng công giáo. Đó là lý do khiến bất cứ một xứ đạo nào cũng nghĩ đến việc giáo dục tôn giáo, gọi nôm na là giáo lý. Khóa trình giáo lý này bao gồm năm môn chính : tín lý, luân lý, mục vụ, phụng vụ và bí tích.

Ở Giáo Xứ Việt Nam, khóa trình giáo lý chỉ được thực hiện từ những năm 1972 với cha Nguyễn Quang Toán. Năm năm sau, từ 1977, số trẻ em tham dự càng ngày càng đông, lên đến 80, cha Mai Đức Vinh đã đưa ra một chương trình rõ rệt hơn và một tổ chức qui củ hơn. Chương trình này, từ năm 1996 đã được tổ chức qua 11 lớp học khác nhau, dành cho trên dưới 230 em theo học, với 11giáo lý viên.

Dậy giáo lý là mối quan tâm hàng đầu của Giáo Xứ. Các em càng nhỏ càng cần được chỉ bảo nhiều. Các em theo học tại Giáo Xứ Việt Nam ngày càng đông. Nhu cầu nhân sự thật cần thiết. Khởi đầu chỉ độ mươi em với một người dạy là đủ. Nay số giáo viên lên đến 11 người, vẫn chưa thỏa mãn cho 222 em theo học, từ 6 đến 16 tuổi.

Năm 1972, thời cha Nguyễn Quang Toán làm giám đốc Giáo Xứ Việt Nam, tại Sarcelles mới có một lớp giáo lý đầu tiên bằng tiếng việt do chi Trần Thị Nguyệt tức Minh Tâm phụ trách với trên dưới 10 em, đủmọi trình độ và lớn nhỏ, vào mỗi chiều thứ tư, từ 15 giờ đến 17 giờ. Sau đó, chị Minh Tâm bận học, nên chị Nguyễn Thị Mỹ Phước thay. Đến năm 1975, số con em di cư qua khá đông. Nữ tu Têrêsa Huỳnh Thị Na nhờ chị Mỹ Phước mở một lớp tại Giáo Xứ Việt NamParis, mỗi sáng chúa nhật từ 10 giờ đến 11 giờ. Học xong các em dự lễ chung với cộng đoàn. Năm 1977, cha Mai Đức Vinh hướng dẫn chương trình giáo lý với sự cộng tác của chị Mỹ Phước, anh chị Nguyễn Công Thương, chị Marie Hoàng Thị Lan (Many Hùng). Năm 1984, cha Bùi Duy Nghiệp phụ trách với sự ộng tác đắc lực của chị Mỹ Phước, anh chị Nguyễn Công Thương, nữ tu Nguyễn Thị Phú, chị Đào Kim Phượng và một số nữ tu việt nam Dòng Chúa Quan Phòng. Số các em lúc đó lên đến hơn 80.

Năm 1985, cha Đinh Đồng Thượng Sách được bổ nhiệm phụ trách về ban giáo lý tại Giáo Xứ Việt Nam Paris và đã thành lập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Kể từ niên khóa 1985-1986, các lớp giáo lý được tổ chức sinh hoạt chung với đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, mỗi chiền thứ bảy, từ 15 giờ đến 18 giờ, tiếp theo là thánh lễ. Số ghi danh mỗi ngày một tăng, vì thế có những niên học phải nhờ sự tiếp tay của hai huynh trưởng, anh Đỗ Duy Hoàng và anh Nguyễn Đức Minh. Chị Florence Nguyễn Thị Ngọt đã giúp đỡ một thời gian, sau đó vì bận việc nên xin nghỉ.

Kể từ năm nay, niên khóa 1996-1997, số ghi danh là 222 em của 122 gia đình. Các em được chia làm 11 lớp, do các giáo lý viên phụ trách như sau :

1. Khai tâm I : Nữ tu Nguyễn Thị Phú.

2. Khai tâm II : Chị Brèce Anh Thư.

3. Khai tâm IIII : Anh Hoàng Phạm Thạnh.

4. Rước lễ lần đầu I : Chị Cao Minh San.

5. Rước lễ lần đầu II : Chị Nguyễn Công Thương.

6. Chuẩn bị Thêm sức I : Chị Ngô Thị Kim Chi.

7. Chuẩn bị Thêm sức II : Thầy Nguyễn Công Thương và con là Nguyễn Sao Mai.

8. Thêm sức : Chị Nguyễn Thị Mỹ Phước.

9. Chuẩn bị Tuyên xưng Đức tin : Thầy Nguyễn Văn Lan

10. Tuyên xưng Đức tin và dự bị làm huynh trưởng : Thầy Nguyễn Văn Thạch.

11. Chuẩn bị rửa tội cho vài em lớn : Anh Nguyễn Sơn.

Nét độc đáo của khóa trình giáo lý ở Giáo Xứ Việt Nam là nó được thực hiện trong cái khung đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. Nó không đơn thuần là một lớp giáo lý nhưng như lời anh chị Hoàng Hiệp và Đan Tâm, là một ‘linh thao tuổi thơ’ mà ‘ngoảnh mặt lại, thấy giang sơn cười chúm chím’. (Kỷ yếu - KTV, tr. 16-17)

232. giáo dục khởi đầu căn bản cho kha tráng niên.

Qua lớp tuổi ấu thiếu, người trẻ đã thấy mình lớn hẳm lên, nhưng vẫn chưa đủ lông cánh để vào đời tự lập. Việc giáo dục khởi đầu đã được thực hiện ở gia đình, ở học đường, với những khóa trình căn bản ngôn ngữ, và căn bản đức tin công giáo, nay được nới rộng hơn ở xã hội, với những khóa trình có vẻ dấn thân hơn như dự bị trưởng, hoặc chuyên biệt hơn như cầu nguyện, tìm hiểu ơn gọi, hoặc tổng quát cho thanh thiếu niên trẻ, hoặc cao cấp hơn như trại hè tiếng việt.

2321. Khóa trình Sĩ và chuẩn bị huynh trưởng.

Một trong những nét độc đáo của phương pháp hội đoàn là giáo dục thanh thiếu niên theo những nhu cầu lứa tuổi của họ. Phong trào thiếu nhi thánh thể tổ chức sinh hoạt cho trẻ em theo ba đơn vị, tùy theo tuổi :

- ẤU nhi, cho các em từ 6 đến 9 tuổi, khẩu hiệu sống là ‘NGOAN’.

- THIẾU nhi, cho các em từ 10 đến 13 tuổ, khẩu hiệu sống là ‘HY SINH’.

- Nghĩa SĨ, cho các em từ 14 đến 17 tuổi, khẩu hiệu sống là ‘CHINH PHục’.

ấu nhi có thể được so sánh với giáo dục ở bậc tiểu học; Thiếu nhi ở bậc Trung học đệ nhất cấp. Sau cấp thiếu nhi, các môn căn bản nhất đã được tập luyện. Ở tiếng việt các em đã biết nói, biết đọc, biết viết. Ở giáo lý, các em đã thuộc các kinh hàng ngày, đã chịu các bí tích đầu đời như Rửa Tội, Giải Tội, Mình Thánh Chúa và Thêm Sức, đã có một ỳ niệm căn bản về giáo hội, về cộng đoàn và về bổn phận truyền giáo.

Tuổi 14-17, với nhiều xáo trộn mới về sinh lý, tâm lý, trẻ em cần được có những sinh hoạt khác ơn. Trong đường lối giáo dục của ‘phong trào thiếu nhi thánh thễ, khóa trình dành cho lớp tuổi 14-17 này là khóa trình sĩ và chuẩn bị huynh trưởng. Nó tương đương với giáo dục học đường ở bậc trung học đệ nhị cấp.

Lời tâm sự của cựu dự bị huynh trưởng Anna Tú nói lên nhu cầu ấy (KH-KTV, tr.18-19).

Tại Giáo Xứ, ngày 22.6.1986, phong trào thiếu nhi thánh thể đã được thành lập. Đoàn chúng tôi ra mắt với cái tên đầy ý nghĩa và oai phong : Đoàn Kitô Vua. Ngày đó vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi : cờ đoàn phất phới trên cao, ai nấy mặc đồng phục chỉnh tề trong hàng ngũ ngay thẳng theo màu khăn quàng, tức theo ngành, trông thật đẹp mắt. Buổi lễ đã làm tôi cảm động trong phần tuyên hứa gia nhập vào Đoàn. Những lời hứa mà tôi đã tuyên xưng ra cho mọi người nghe, nhưng đặc biệt những lời đó tôi đã thật hứa với Đức Kitô rằng từ đây tôi sẽ sống theo điều luật và tôn chỉ của Phong Trào : cầu nguyện, rước lễ, hy sinh, làm việc tông đồ. Và kể từ đó tôi chính thức trở thành ‘đứa con’ trong đại gia đình Thiếu Nhi Thánh Thể Việt Nam tại Giáo Xứ. Phong tráo Thiếu Nhi Thánh Thể đối với tôi là một nguồn sống. Nhờ các anh chị huynh trưởng dìu dắt tôi trong ngành Nghĩa sĩ đi theo con đường mến Chúa, yêu người, qua những phương pháp tự nhiên và siêu nhiên, nên tôi mới thấu hiểu và đem ra thực hành. Tôi càng mong cho nước Chúa lan rộng bằng cách mở hai cánh tay tôi ra để hướng dẫn lại cho đàn em tôi mai sau. Vì thế, một năm sau khi Đoàn được thành lập, hai nghĩa sĩ, một bạn và tôi, đã cảm thấy ‘sẵn sàng’, rời ngành Nghĩa sĩ để tu thân trở thành huynh trưởng nối nghiệp các anh chị đi trước.

Kể từ ngày đó, Đoàn có thêm một ngành mới, đó là ngành Dự bị Huynh trưởng, dành cho những người như ba đứa chúng tôi, từ Nghĩa sĩ lên, hoặc cho những ai đã đến tuổi trưởng thành mới làm quen với Phong trào, muốn trở thành huynh trưởng. Trong ngành Dự bị, chúng tôi được huấn luyện đặc biệt về kỹ thuật sinh hoạt : làm thế nào điều khiển sinh hoạt, ra trò chơi, tập bái hát, đứng ra làm quản trò... Lúc đàu, ba đứa tôi cùng sinh hoạt với huynh trưởng. Dần về sau, như chim vững cánh, hai người bạn cùng tôi xuống ngành Ấu, cùng sinh hoạt và dạy lớp với các huynh trưởng ngành trong sáu tháng, trước khi chúng tôi được quàng khăn Huynh Trưởng.

Ngành Dự Bị đối với tôi rất cần thiết. Tôi thường ví nó như một chiếc cầu bắt ngang con sông, nối liền hai bờ đất. Đó là thời gian giúp tôi chuẩn bị ‘hành trang huynh trưởng’, đủ nghị lực, đủ tự tin để sẵn sàng sinh hoạt dìu dắt đàn em một cách hăng say và vui tươi. Từ ngày quàng khăn, đến tuyên hứa huynh trưởng và cho đến nay, sau nhiều năm sinh hoạt trong cả 3 ngành Ấu, Thiếu, Nghĩa, lòng tôi luôn hân hoan vui sướng khi nghĩ đến các em. Đoàn Kitô Vua là đại gia đình của tôi. Mai sau, dù không có điều kiện đến sinh hoạt, thường xuyên tôi cũng sẽ để quên con tim nơi Đoàn, nơi mà tôi đã lớn lên trong tình huynh đệ.

2322. Khóa trình sa mạc huấn luyện trưởng.

Sau lớp sĩ và chuẩn bị huynh trưởng là khóa trình sa mạc huấn luyện huynh trưởng. Nó có thể được so sánh với giáo dục học đường ở bậc cao đẳng. Khóa trình này có tính chất chuyên nghiệp và thực tiễn. Người trình bày khóa trình này hay hơn cả là người đã sống thực sự khóa trình. Bởi vậy sau đây tôi xin nhường lời cho trưởng Anphongsô Dương Trung Huy, để nói về khóa trình sa mạc huấn luyện trưởng (KY-KTV, tr. 26-29)

Khi dùng chữ ‘sa mạc’ để chỉ ‘trại huấn luyện’, Thiếu Nhi Thánh Thể đã thật khéo léo khơi nguồn Thánh Kinh. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa đã thanh luyện dân Do Thái qua 40 năm trưởng trong sa mạc. Trong Tân Ước, trước khi bắt đầu sứ vụ rao giảng, Chúa Giêsu đã vào sa mạc 40 đêm ngày và chịu ma quỷ thử thách. Ngày nay, Thiếu Nhi Thánh Thể tự nguyện giã từ mọi tiện nghi vật chất quen thuộc bước vào cuộc sống lều trại như dân Do Thái xưa, để được thanh luyện và chuẩn bị sứ vụ tông đồ giới trẻ. (Trích ‘Đường vào sa mạc’ - trưởng Nguyễn Đức Mậu - Thời Điểm Công Giáo số 12).

Thật vậy, khác với một buổi cắm trại thông thường, sa mạc Thiếu Nhi Thánh Thể không chỉ huấn luyện các đoàn sinh trên phương diện tự nhiên mà còn giáo dục họ về mặt siêu nhiên.

Giữa khung cảnh thiên nhiên, tâm hồn sa mạc sinh dễ dàng lắng đọng hòa nhịp và sống gần Thiên Chúa, Đấng tạo dựng muôn loài. Tâm tư yên tịnh để lắng nghe tiếng Chúa mời gọi.

Trong khung cảnh ‘lều vải’, xa mọi tiên nghi vật chất quen thuộc, sa mạc sinh quên đi những đòi hỏi hàng ngày của bản thân mà đặt hết tin tưởng vào người điều khiển.

Mọi sinh hoạt trong sa mạc đều làm theo đội để phát triển nơi sa mạc sinh tinh thần đồng đội, tinh thần kỹ luật.

Trò chơi lớn đòi hỏi sa mạc sinh tháo vát, nhanh nhẹn nhận tín hiệu Morses, dịch mật thư, tìm dấu đường, vượt cản trở để về đích trước tiên vui niềm vui thắng cuộc, đồng thời cũng tập cho sa mạc sinh tinh thần thi đua lành mạnh, thắng không kiêu, bại không nản.

Và sa mạc sinh kết thúc ngày sinh hoạt với Lửa Thiêng Thánh Thể, đặt trên lửa mọi gian lao, hy sinh của ngày qua để xin Chúa nhận như của lễ toàn thiêu và ban cho tâm hồn niềm vui, sức sống an hòa và một đêm an bình. Lửa Thiêng Thánh Thể tạo niềm vui nhận biết Thiên Chúa đang ở giữa con người khi cùng họp mặt ôn lại những việc Chúa đã làm. Lửa Thiêng Thánh Thể cũng không ngoài mục đích giáo dục các đoàn sinh về 2 mặt tự nhiên (tập kịch, vũ, ca hát...) và siêu nhiên (học biết Thánh Kinh).

Sa mạc huấn luyện không chỉ dành riêng cho các em Ấu, Thiếu, Nghĩa, mà chính các dự trưởng và huynh trưởng là những người đầu tiên được mời gọi tham dự sa mạc. Sa mạc huấn luyện chính là dịp các huynh trưởng trau dồi kiến thức, rèn luyện khả năng, cũng cố và phát triển Đức Tin, để chu toàn sứ mạng giáo dục và thánh hoá tuổi trẻ. Ý thức được tầm quan trọng của việc đào tạo huynh trưởng ngỏ hầu phát triển Phong trào, một số huấn luyện viên từ Hoa Kỳ đã không quản ngại thì giờ và công sức, sang tổ chức sa mạc tại Pháp hàng năm, kể từ hè 1993. Những sa mạc huynh trưởng cấp 1, rồi cấp 2 và cấp 3 thật bổ ích cho các huynh trưởng trong Đoàn Kitô - Vua nói riêng, sau một niên khóa sinh hoạt, đã cho đi nhiều, cần hấp thụ thêm những lời hay ý lạ, nhưng còn ích lợi hơn nhiều cho Phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể tại Pháp nói chung, vì đã giúp Phong trào bén rễ tại một số tỉnh như Nantes, Marseilles, Toulouse...

2323. Khóa trình trại hè tiếng việt.

Trong giai đoạn Ấu Thiếu, hai khóa trình căn bản là giáo lý và tiếng việt. Ở giai đoạn tráng niên, khóa trình sa mạc huấn luyện trưởng mà ta vừa xem qua ở trên có khía cạnh xã hội, nhưng nặng tính chất giáo lý, luân lý, phụng vụ và mục vụ. Khóa trình trại hè tiếng việt nghiêng hẳn về khía cạnh văn minh, văn hóa và văn học việt nam. Sau đây tôi xin nhường lời cho một người tham dự kể về trại hè tiếng việt IV (BGX,số 178, 12-2001, tr 18-19).

Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Giáo Xứ Việt Nam Paris đã tổ chức một ‘Trại hè tiếng việt’, tại Solesmes từ ngày 13 đến 25.8.2001. Trại hè tiếng việt I tại Carmaux. Trại II và III tại Charleville Mézières. Hơn mọi lần, trại hè năm nay đã để lại một âm hưởng hào hứng đặc biệt nơi các trại sinh và Huynh Trưởng điều khiển trại.

Một khoảng đất rộng nhiều bóng cây, một ngôi nhà chồm trên dòng sông Sarthe với cái đập ngày đêm rì rào. Nhà Dòng Biển Đức Solesmes 1.000 tuổi. Đó là nơi biết bao kỷ niệm êm đềm. Học tiếng việt sao nhiều kỷ niệm vậy ?

Học tiếng việt : Buổi sáng học tiếng việt : 30 trại sinh và 15 Huynh Trưởng chia thành 4 nhóm. Các đề tài học đều cụ thể thiết thực theo chương trình soạn thảo của Phụ Huynh và Huynh Trưởng. Đầu đuôi là những câu chuyện thường thức gia đình. Có phần viết và đọc, nhiều ngữ vựng chính tả, văn phạm và phần trao đổi vấn đáp trong nhóm. Có cả phần thành ngữ ca dao. Học nói, đọc, viết với nhiều thực hành. Mong sau này các em sẽ mạnh dạn nói tiếng việt phong phú trên những đề tài rộng rãi hơn.

Một vài thí dụ : Các em học tự giới thiệu, hỏi thăm tên tuổi, sức khỏe của người khác, gọi cô bác dì dượng người nào đúng ngôi vị người ấy. Khi du lịch, hỏi đường xá, nói về thời tiết mùa màng, phong cảnh, trao đổi về thời giờ ngày tháng. Nếu đi chợ nấu ăn, các em có thể hỏi giá, trả gíá, gọi tên các món hàng, và cả các món ăn trên bàn ăn. Thể thao là đề tài tủ của các em : bơi lội, túc cầu, bóng chuyền, bóng rổ. Trận đấu nào là bán kết, chung kết, đội nào về vô địch toàn quốc, toàn cầu... Các em đều biết và bây giờ biết nói bằng tiếng việt.

Ban ẩm thực : Chưa tới trưa, lúc các em còn học, thì thức ăn đã bốc mùi thơm tho ngào ngạt. Ba mẹ mấy bạn lăng xăng xào nấu : thịt bò kho, gà xào gừng, carbonara aux lardons... Không đói nước miếng cũng chảy. Thế nên giờ trưa là giờ mọi người mong đợi còi thổi, tụ họp đọc kinh ăn cơm. Một nhóm múc đồ ăn, một nhóm bưng đồ ăn. Mỗi người một đĩa, chớp nhoáng thưởng thức. Ba mẹ của mấy bạn bảo :’Phải ăn hết, ai ăn nữa múc thêm’. Mỗi ngày cơm đã ngon, nhưng ngày nướng thịt ‘pic-nic’ ở quanh bờ hồ còn ngon và thú vị gấp mấy. Bởi vậy toàn trại ai cũng vui vẻ hăng hái và lên cân.

Trò chơi lớn và xuất du : Cứ buổi chiều, sau khi quét dọn bữa cơm trưa, cả trại lên xe xuất du. Duy có một buổi kia là có trò chơi lớn. Sáu đội băng đòi lội suối theo vết tìm con chiên lạc. Đội nào cũng phải hóa trang, giải đáp mật thư để lần lượt tới khu đất nhốt giữ chiên lạc. Nhưng chiên đâu chẳng thấy, mà chỉ thấy thò lò 6 cặp chân chiên ngo ngoe. Thế là mỗi đội phải khéo lựa cho đúng chân chiên mình mà đem về đội. Chiều chiều là giờ xuất du trong vùng lân cận, viếng các nhà thờ đẹp, thăm một trại nuôi chim quí. Các em nhìn thấy tận mắt những sinh hoạt canh nông, trồng rau, trồng bắp, nuôi cừu.

Để thực hiện bầu khí nghỉ hè, các em đi chơi Mini-golf. Gõ một trái banh với cần golf cho nó chạy vào lỗ. Hơn 10 mô hình đất golf khác nhau, với những tuyến đường cho banh chạy vào lỗ, cao thấp ngoằn ngèo khác nhau, người vô địch chỉ gõ một cái, banh đã vào lỗ. Còn các em mới tập sự, được gõ banh cho tới khi nào no vô lỗ mới thôi. Bữa khác đi bơi lội cũng không kém hào hứng. Böi thỏa thuê rồi mới ra về. Ngày nào cũng tiếc tiếc, thấy thời gian bay qua quá nhanh.

Canh thức và trò chơi buổi tối : Các trò chơi buổi tối đều vui nhộn ý vị, không thể kể hết được. Thực ra đó là giờ thực hành tiếng việt và tập tính tháo vát trong tập thể. Một buổi chiều kia, bầu khí có vẻ rộn rịp bí mật. Các em bảo nhau ăn cơm mau, trang hoàng bàn thờ rồi tập vũ. Tối đó, 4 đội đã dâng 4 điệu vũ đẹp xinh sốt sắng tôn kính Đức Mẹ Lên Trời. Có những trò chơi đố vui bằng tác động diễn tả con mèo, con khỉ, con cua, con rắn... cho khán giả đoán ra. Trò chơi ‘ai là ai’ (Qui est qui) : Những tài tử xuất hiện trong những điệu bộ rất xuất sắc, ấy thế mà đoán ra được : một cô giáo, một học sinh, một người mẫu, và một cô giớI thiệu chương trình thời tiết mêtêo. Đặc biệt những buổi Karaôkê giúp ích rất nhiều cho việc đọc và hát tiếng việt.

Lửa trại năm nay theo đề tài : Môsê đem dân Do Thái xuất hành ra khỏi Ai Cập. Các đội vừa đọc Kinh Thánh vừa diễn tả những tai ương : ếch nhái, ruồi muỗi, mưa đá... Có cả thần chết bay tới trước cửa nhà không thấy ghi máu chiên vượt qua, nó liền rút gươm giết con đầu lòng. Trong sa mạc, Môsê lấy gậy đăp đá, nước liền phun ra cho dân uống.

Sinh hoạt thiêng liêng : Tùy thời khóa biểu mỗi ngày, có thánh lễ buổi sáng hay buổi chiều. Mỗi ngày còn được nghe hạnh Thánh của ngày. Bỏ trò chơi tối để đi dự lễ làm cho các em hiểu cuộc đời vui chơi nào cũng có lúc chấm dứt để trở về với Chúa. Vài bạn mệt mỏi gật lên gật xuống thấy mà thương. Duy những bạn có trách nhiệm đọc Sách thánh, đọc đáp ca thì lo lắng không gật nổi. Nhiều lần chầu Thánh Thể quì đau đầu gối muốn than, nhưng giờ chầu có 20 phút, còn giờ chơi những mấy tiếng liền.

Ở trong nhà Dòng Solesmes, các cha rất thương cho dễ dãi mọi sự. Trại sinh được cha Guilmard cho viếng nhà thờ, vào cả ngôi vườn bên trong. Và cha cũng nói chuyện về đức cha Jean Cassaigne, một linh mục thừa sai Pháp, là giám mục Sàigòn và đã chăm sóc người cùi tại Di Linh Dà Lạt cho tới chết vì bệnh cùi.

Ban điều hành và tinh thần trại : Mỗi sáng sau giờ thể dục và lót lòng, buổi chào cờ đoàn, chừng 30 phút, là phần giáo huấn của ban điều hành trại. Có câu chuyện dưới cờ, lúc nào cũng lý thú khó quên. Cả một kỹ thuật gồm trăm ngàn phương cách tế nhị để nhắc nhở trại sinh về hai điểm chính của tinh thần trại là kỷ luật và phục vụ.

Theo tinh thần kỷ luật : trại sinh đúng giờ, trật tự, nhanh nhẹn theo còi hiệu. Hăng hái can đảm thi đua cho đội mình và không tách rời trại, hoặc không nói chuyện dài lâu trong téléphone portable.

Theo tinh thần phục vụ : trại sinh lễ phép vui tươi, không nói dối nói hành, không chơi với bạn này bỏ bạn kia, không giành giật, nhưng phục vụ quí trọng mọi người.

Với những giờ học tiếng việt, xuất du, sinh hoạt tối trong ơn Chúa và tinh thần trại, kết quả trại đem lại rất nhiều hào hứng, bổ ích và lành mạnh. Trại sinh cũng như Huynh Trưởng đều mong Đoàn chấp thuận cho tổ chức tại hè tiếng việt, với sự cộng tác chính yếu của ba má mấy bạn. Trong khi chờ đợi hè 2002, trại sinh kéo dài niềm vui trại vừa qua bằng đường giây phone, bằng những cuộc gặp gỡ lần lượt trong các gia đình, và bằng hình ảnh kỷ niệm trao đổi nhau.

233. Giáo dục khởi đầu chuyên biệt cho thanh niên

Giáo dục khởi đầu căn bản cho kha tráng niên có thể được coi như giáo dục bình thường và tổng quát do Giáo Xứ tổ chức. Trong các lờp tuổi từ sĩ, tức là từ 14 đến 17 và tráng tức là từ 18 trở lên, không phải thanh niên nào cũng có dịp được ở trong đoàn Thiếu Nhi ThánhThể. Vì những lý do cá nhân, những thanh niên này không tham dự được những khóa trình sĩ, khóa trình chuẩn bị huynh trưởng, khóa trình sa mạc huấn luyện trưởng, khóa trình trại hè tiếng việt. Một số khóa trình khác, chuyên biệt hơn đã được một số trong họ đề nghị ra và được Ban Giám Đốc Giáo Xứ chấp thuận và tổ chức. Dó là những khóa trình tổng quát trẻ, khóa trình phụng ca, khóa trình cầu nguyện, khóa trình chuẩn bị hôn nhân và khóa trình tìm hiểu ơn gọi.

2331. Khóa trình tổng quát trẻ.

Khóa trình trẻ này gọi là tổng quát vì nó bao gồm sinh hoạt của nhiều môn trong đó có giáo lý và tiếng việt. Nó có tính cách phổ quát vì được xây dựng trên những hoạt động có thể coi là thông thường hàng ngày, nhưng được tô đậm với những nét hấp dẫn như chiến dịch, chương trình, lời cầu, giờ dành cho nhau... Nó có tính cách phổ thông vì mở rộng cho hết mọi thanh niên trẻ và có thể đón nhận mọi khả năng. Một người trẻ trách nhiệm đã tóm lược khóa trình tổng quát này trong kỷ yếu Giáo Xứ như sau (KY-GX, tr91-93:

Sinh hoạt giới trẻ thành hình từ tháng 10.1977, khi cha Đinh Đồng Thượng Sách về làm việc tại Giáo Xứ. Số sinh viên du học lui tới Giáo Xứ ít đi. Mà giới trẻ ngày càng đông. Cha Sách và anh chị giới trẻ tìm gặp nhau, kiếm cách nào làm việc cho thích hợp. Sau nhiều lần trao đổi, bàn bạc và đóng góp ý kiến, sinh hoạt giới trẻ bắt đầu từng bước và đều đặn qui củ tới ngày nay.

Để cho dễ sinh hoạt về chuyên môn, anh chị em chia từng nhóm, theo khả năng hay nhu cầu như : ca đoàn, cầu nguyện, sống đạo, đạo binh, xã hội, văn nghệ, nhạc động, trang trí, Emmau, thư viện, hành hương và thể thao. Phân chia như vậy, nhưng khi tổ chức, tất cả cùng làm chung. Trọng tâm sinh hoạt là ngày có thánh lễ giới trẻ hàng tháng, các dịp tết, Giáng sinh, Phục sinh, đại hội giới trẻ và cắm trại.

20 năm qua, giới trẻ được hướng dẫn bởi các cha tuyên úy : cha Đinh Đồng Thượng Sách (1977-1984 và 1988-1994) cha Bùi Duy Nghiệp (1985-1987) và nay là cha Trần Anh Dũng.

Và có vị đại diện ban thường vụ Hội Đồng Mục Vụ bên cạnh giới trẻ : ông Võ Phước Thiện (1983-1985), bác sĩ Trương Quân Vương (1986-1989, chị Đào Kim Phượng (1990-1994), anh Nguyễn Kim Tuấn (1994-)

Thánh lễ hàng tháng : Giáo Xứ quá đông, một thánh lễ không thể dung nạp và thích hợp cho mọi lứa tuổi. Nên một thánh lễ được tổ chức riêng cho các bạn trẻ. Tháng một lần, khoảng 300 bạn trẻ đến sinh hoạt sáng chúa nhật thứ ba trong tháng, từ 10 giờ đến xong, tất cả bốn tiếng. Vì thế còn gọi là ‘bốn giờ dành cho nhau’, gồm thánh lễ, ca hát, văn nghệ bỏ túi, ăn trưa, thảo luận, thắc mắc và trao đổi kinh nghiệm sống. Chúa nhật 16.10.1983 thánh lễ đầu tiên chính thức ra mắt tại Giáo Xứ, rất long trọng và sầm uất.

Ngày lễ giới trẻ được coi như nhộn nhịp hào hứng nhất trong tháng. Hiện nay, số bạn trẻ bớt đi. Vì số người trẻ trong các trại tỵ nạn quanh Paris không còn. Lớp ‘người trẻ lớn’ nay đã có gia đình. Lớp trẻ từ Thiếu Nhi Thánh Thể lên, cần thời gian chuyển tiếp.

Các chiến dịch : Tùy theo nhu cầu và thời kỳ, cha tuyên úy mở chiến dịch sinh hoạt, cầu nguyện trong giới trẻ tại gia đình các bạn trẻ vùng Paris. Cha tuyên úy có lần tâm sự : Hàng tháng khi dâng lễ, đùng trên nhìn xuống, tôi bồi hồi trước hàng trăm khuôn mặt trẻ trung đang nghiêm trang, kính cẩn hướng lên Bàn Thánh. Tôi muốn đặt trên Đĩa Thánh từng mảnh đời chất nặng buồn vui của từng bạn. Nhưng làm thế nào để biết được những ‘mảnh đời’ đó trong cuộc sống thực của mỗi người trẻ thân thương. Lời tâm sự chứa chan tình người được nhiều người hưởng ứng và đáp lại bằng cách thực hiện các chương trình dưới, với mục đích giúp các bạn trẻ có dịp gặp gỡ nhau trong bầu khí gia đình, huynh đệ hơn, để dễ dàng chia xẻ tình đời, nghĩa đạo, sống với nhau mấy tiếng đồng hồ chiều đêm cuối tuần, thoải mái, lợi ích thiêng liêng, trước khi gặp các bạn khác trong thánh lễ hàng tháng.

Chương trinh Rước Ảnh Chúa : Năm 1988, ảnh Thánh Tâm Chúa Giêsu được rước đến căn phòng bạn trẻ nào xin. Nội dung gồm thăm hỏi, cầu nguyện, trao đổi học hỏi về Lời Chúa, theo Phúc âm đọc trong lễ Giới Trẻ.

Chương trình Mẹ đến thăm con : Năm 1990, ảnh Thánh Tâm Chúa, được thế bằng tượng Đức Mẹ Fatima. Kỷ niệm 75 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima (1917-1992). Năm 1994, rước tượng Đức Mẹ Lộ Đức, cầu cho đại hội hành hương Lộ Đức 8.1995. Gia đình đến đón nhận Đức Mẹ đặt trên bàn thờ sau lễ hàng tháng, hay do hai quân binh trong Đạo Binh Mẹ là Nguồn An Vui, tháp tùng Đức Mẹ cùng với cha tuyên úy và khách mời. Chương trình được thực hiện vào tối thứ sáu, thứ bảy hay chúa nhật, từ 20 giờ đến 21 giờ30.

Nội dung gồm : Một bài hát mở dầu - Ít phút tập trung - 10 kinh dâng Mẹ - Lắng nghe tiếng Chúa - Chia xẻ và cầu nguyện - Tìm hiểu về Đức Mẹ - Bài hát kết thúc. Trong tuần : Mỗi tối bạn thắp nến, nối tiếp những chục kinh còn giở. Hợp với các chục kinh của các bạn khác, hợp thành chuỗi ‘Môi Khôi sống’. Nếu được : Bạn cố gắng làm việc bác ái, hy sinh dâng cho Mẹ (Thông báo trong Emmau, 1994). Đức Mẹ đã rảo qua các gia đình tại Roissy en Brie, Montreuil, Gentily, Passy, Palaiseau, Auberviliiers, Vitry sur Seine, Epinay sur Seine, Montrouge...

Văn nghệ : Hợp với các nhóm và ban khác, giới trẻ Giáo Xứ đảm nhận văn nghệ giúp vui trong các ngày Thân Hữu hàng năm của Giáo Xứ, hoặc các đêm văn nghệ trình diễn cho cộng đoàn. Thành công và đáng kể nhất :

q Ngày 22.4.1978, Tiếng Ru Muôn Đời, tại thính đường Notre Dame du Bon Conseil, 6 rue Albert de Lapparent, 75007 Paris.

q Ngày 29.6.1985, Giữ Thơm Quê Mẹ, tại 75017 Paris. Sau đó phát hành băng nhạc ‘Giữ Thơm Quê Mẹ’, nỗ lực qúi giá và mức tiến chưa từng có của các nhạc và ca sĩ trẻ Giáo Xứ.

q Ngày 17.6.1990, Uống Nước Nhớ Nguồn, tại thị sảnh quận 14, 2 Place Ferdinand Brunot, kỷ niệm đệ nhị chu niên 117 vị Tử Đạo Việt Nam được phong Hiển Thánh.

Có giọng ca tốt, tiếng đàn điêu luyện mà không có âm thanh và trang trí, khác nào hát một mình trong đêm tối hay bên bờ sông. Văn nghệ nổi đình đám là nhờ nghệ thuật trang trí và âm thanh. Các bạn trong ban ÂM THANH, nhạc động và trang trí giữ vai trò quan trọng cho ban Văn nghệ và Ca đoàn.

Hành Hương : Với mục đích ‘nối tiếp những bước chân hành hương xưa nay’, đồng thời để mở rộng tầm hiểu biết :’Đi cho biết đó biết đây’, Nhóm Hành Hương được thành lập, năm 1989. Nhóm đã giúp các bạn trẻ tới các đîa điểm thời danh như : Lisieux, Chartres, Paray le Monial, Ars, núi Sariste Odile, Taizé, Montligeon... hành hương qui mô như : Bỉ (1986,1989), Đức (1989), Roma (Phong Thánh), đại hội quốc tế giới trẻ tại Balan (1991), Denver (1993) và Lộ Đức (1995), hai kỳ đại hội giới trẻ tại Pháp ở Athis Mons năm 1992 và 1994. Từ 1995, hằng năm giới trẻ tổ chức tĩnh tâm vào sau lễ Phục sinh.

Thể Thao : Nhóm Thể Thao được thành hình để đáp ứng nhu cầu thể thao của các bạn trẻ. Quận 14 có dành một phòng cho các bạn trẻ ưa chuộng thể dục thể thao đến luyện tập.

2332. Khóa trình ca nhạc.

Một số bạn trẻ có khiếu và thích âm nhạc, ca hát, đã tự tụ họp lại và lập nên những sinh hoạt ca nhạc trong các ca đoàn. Mỗi đîa điểm mục vụ đều có một ca đoàn : ca đoàn Cergy, ca đoàn Marne la vallée, ca đoàn Villiers le Bel, ca đoàn Sarcelles... ở địa điểm trung ương Giáo Xứ có tất cả 5 ca đoàn, trong đó ba ca đoàn có thể xếp vào khóa trình tiên khởi chuyên biệt dành cho thanh niên. Đó là Ca đoàn Giáo Xứ mở cửa cho mọi thanh niên. Ca đoàn Triều Dâng đặc biệt đón nhận các sinh viên. Ca đoàn Trinh Vương có hương sắc phổ biến lòng sùng kính Mẹ Maria. Hai ca đoàn khác, một là của đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, một qui tụ các vị trưởng thành. Ca đoàn Giáo Xứ là kỳ cựu và hùng mạnh hơn cả.

Ngày chúa nhật, các bạn trẻ dù ham chơi, thích dạo phố phường hay say ngủ, cũng bỏ hết. Vung người, ra khỏi nhà đến tập dượt, ôn giọng và so dây đàn vào lúc 10 giờ cho kịp lễ trưa. Vấn đề tập luyện cần kiên tâm bền chí. Sau lễ, vào những ngày lễ Giới Trẻ hay lễ lớn, canh thức, đại hội, làm văn nghệ... chương trình tập tới chiều. Có khi đòi cả chiều thứ bảy. Anh chị em vui vẻ đến đầy đủ.

Những đêm Văn nghệ trình diễn cho Cộng Đoàn, những lần xuất du dịp Phong Thánh (Roma), Hành hương Lộ Đức hay hai lần Đại Hội toàn quốc... là một phần thành quả vô cùng tốt đẹp của Ca Đoàn. Làm nở mày nở mặt cho Giới Trẻ Giáo Xứ và cả Cộng Đoàn. Danh thơm còn giữ mãi, như tiếng Ru Muôn Đời, để Giữ Thơm Quê Mẹ và nhắc nhau Uống Nước Nhớ Nguồn.

Ước mong có nhiều bạn trẻ đến với Ca Đoàn, hát tiếp cho hay hơn những bản ca còn thiếu giọng và thực hiện nhiều chương trình hấp dẫn khác(KY.tr94).

2333. Khóa trình cầu nguyện và sống đạo.

Các nhà tâm lý tính tình học đã đüa ra nhiều cách phân loại con người theo tính tình. Một trong những cách ấy là đơn giản phân loại con người theo bốn loại tính tình căn bản : hiếu động (actif), hiếu cảm (affectif), hiếu nghệ (artiste) và hiếu suy (pensif). Khóa trình Ca doàn có lẽ đã hấp dẫn các bạn trẻ có tính nghệ sĩ. Khóa trình cầu nguyện thu hút nhiều thanh niên trầm tư suy tưởng và khóa trình sống đạo có lẽ thích hợp với các bạn trẻ ham hoạt động. Cả hai khóa trình cầu nguyện và sống đạo đều đã được khởi đầu tổ chức vào những năm đầu 80.

23331. Khóa trình cầu nguyện.

Nhớ lại buổi đầu. Là một trong các nhóm sinh hoạt thuộc Giáo Xứ Việt Nam Paris, nhóm Cãu Nguyện cũng như mọi nhóm khác đều trải qua giai đoạn thành hình từ sự qui tụ các bạn ít nhiều lưu tâm đến đời sống cầu nguyện trong niềm tin kitô giáo. Về thời gian, nhóm Cầu Nguyện chỉ khởi sự sinh hoạt đều đặn vào khoảng từ 1980. Tính đấn nay đã gần 20 năm sinh hoạt. Nhìn lại con đường thời gian, những suy nghĩ và tình cảm về bề dầy của những kỷ niệm sinh hoạt có thể viết ra nhiều, nhưng xét cho cùng, 20 năm có la bao so với tuổi của những vì sao trên trời!

Con số những thành viên của nhóm. Cầu nguyện là sinh hoạt khác hẳn những sinh hoạt Ca đoàn hay Thiếu Nhi Thánh Thể, sự qui tụ những thành viên chỉ đạt được ở mức trung bình từ 15 đến 20 bạn. Trên nhịp thăng trầm bình thường, điểm cao nhất đạt tới cũng không vượt trên con số 40 người. Văy chỉ là một nhóm nhỏ, có sinh hoạt đặc thù, hình dung như con đường thanh vắng của một chiều thứ bảy cuối tháng, gợi tưởng trong lòng các bạn con đường một mình lên núi cầu nguyện của chính Chúa Giêsu.

Nội dung sinh hoạt. Trước tiên là họp mặt huynh đệ theo lời Chúa dạy: ‘Ở đâu có hai ba người họp lại vì Danh Ta...’ Sau đó, tuy hướng về cầu nguyện, nhưng các bạn trong nhóm luôn cởi mở rộng rãi về nội dung sinh hoạt, có nhiều khi có một nội dung ổn định lâu dài đều nhịp, nhưng cũng có khi băn khoăn mò mẫm qua thử nghiệm. Sở dĩ vậy là vì lúc nào cũng có thể gợi lên với nhau những câu hỏi như:

q Cầu nguyện đích thực là thế nào? Chúa Kirô là ai?

q Ngài dạy gì trong cầu nguyện?

q Tín thư Tin Mừng nói về gì? Sống đạo ngày nay phải thế nào?

Những câu hỏi gợi lên nhu cầu hâm nóng niềm tin và nhắm đi sát những thực tại thế trần (tuổi trẻ, tình yêu, nghề nghiệp, công bằng xã hội, lòng bác ái...) không xa rời văn hóa dân tộc ( Các vị tử đạo Việt Nam, tổ chức Hội đồng mục vụ Giáo xứ Việt Nam, tin tức Giáo Hội quê nhà, những vấn đề Việt Nam...)

Từ những đề tài được suy nghĩ và chọn lựa, nhóm dành thời giờ thảo luận với nhau, rồi cùng nhau cầu nguyện, dự thánh lễ và đào sâu thêm trong bữa tiệc vui, do nét đặc thù nối kết thân ái của các bạn với nhau, việc tổ chức ăn chung với nhau kết thức buổi sinh hoạt, gọi đó là bữa tiệc vui không phải là quá lời.

Mở hướng đi tương lai. Hai mươi năm qua, nhiều yếu tố mới xuất hiện... Có những bạn trong nhóm trước còn độc thân, nay hoặc đã đi vào con đường thanh vắng này với đôi vai sánh vai và tay trong tay, hoặc đã tay bồng tay ôm, thậm chí kéo cả bầu đoàn thê tử... Nhóm lớn lên như một cây mọc thêm ra cành lá và hoa trái... Hình thức sinh hoạt cũng phải thích ứng theo. Hiện tại nhóm Cầu Nguyện sinh hoạt hai tháng một lần, vẫn tìm cách chuyên sâu vào các đề tài của Phúc âm ngày chúa nhật, cầu nguyện và thánh lễ, tiệc vui thân hữu v.v... Sinh hoạt cố hữu và nòng cốt là như thế, nhưng nhắm xoay vào các sinh hoạt nào có khả năng nối kết hơn nữa bành trướng qui tụ anh em.

Nhóm đang hình thành và thực nghiệm phương thức sinh hoạt, thực hiện tập ‘Gợi ý phụng vụ trong thánh lễ hôn phối’.

23332. Khóa trình sống đạo

Nhóm Sống Đạo được thành lập nhờ cha Mai Đức Vinh và chị Thanh Vân vào năm 1980. Mục đích nhóm Sống Đạo là tạo dựng nên một khuôn khổ tại giáo xứ để các bạn không phân biệt tuổi tác, có thể tìm đến, trước hết là học hỏi, đào sâu đức tin công giáo, cầu nguyện và sau đó gặp gỡ các bạn việt nam để chia xẻ kinh nghiệm sống và nâng đỡ nhau trong mọi môi trường, làm việc cũng như trong gia đình, xã hội.

Tổ chức: Tuy nhóm không có cha linh hướng nhất định. Dù vậy, mỗi buổi họp đều được hướng dẫn bởi một linh mục hoặc một nữ tu. Các cha hoặc nữ tu lo cho nhóm gồm có các ở giáo xứ và ở các họ đạo vùng lân cận: cha Mai Đức Vinh, cha Đinh Đồng Thượng Sách, cha Trần Anh Dũng, cha Lộc (Saint Sulpice), cha Nguyễn văn Ziên (Montrouge), cha Nên (Oise), cha Thắng (Montmorency), cha Thủ (MEP)... Soeur Bạch, Soeur Nga.

Chương trình: Đầu năm, một đề tài chính cho cả năm được chọn lựa, dựa theo những đề tài của địa phận Paris hay Vatican đưa ra, hoặc những đề tài gọi là ‘thời sự’..

Tùy theo sự sắp xếp đặt của các cha hoặc nữ tu, nhóm lựa người hướng dẫn, người soạn đề tài và địa điểm buổi họp. Một cách nhìn khách quan, các anh chị trong nhóm đều tỏ ra hài lòng về các buổi họp của nhóm.

Suy nghĩ về tương lai: Ban phụ trách nhóm cũng muốn tì hiểu về những nhu cầu của các bạn trẻ, để nhóm sinh hoạt càng thích nghi hơn. Nhóm cũng mong muốn có thêm nhiều ban trẻ đến với nhóm.

2334. Khóa trình chuẩn bị hôn nhân.

Ngày 27/12/1995, tại Giáo Xứ, một Ban Mục Vụ Hôn Nhân đã được thành hình.

Đầu năm 2000, giáo sư Phạm Bá Nha, một giảng viên đã tóm lược tổng kết 9 khóa học thực hiện từ 1995 như sau :

Từ tháng 12.1995 đến nay, Giáo Xứ Việt Nam Paris đã thực hiện được 9 khóa Chuẩn Bị Hôn Nhân do Ban Mục Vụ Hôn Nhân phụ trách. Thời gian tuy ngắn, nhưng đã đem lại kết quả rất khả quan và đáng khích lệ, được 180 anh chị theo học. Sau bốn năn làm việc, thiết tưởng đã đến lúc cần có cái nhìn tổng quát để thẩm định về công việc làm của cả ban Giảng Huấn lẩn học viên. Từ đó hy vọng có cái nhìn mới, thay đổi và cải tiến cho phù hợp với nhu cầu mục vụ cộng đoàn ngày một gia tăng và yêu cầu của tuổi trẻ, đồng thời giúp cho các sinh hoạt ủa ban Mục Vụ Hôn Nhân hữu hiệu hơn. Công việc nào mà không cần xem lại. Tổ chức nào mà chẳng mong cầu tiến?

Ban Giảng Huấn: Ddể chia xẻ trách nhiệm chung về công tác mục vụ trong giáo xứ, mộ số người trong cộng đoàn đã nhận lời mời của ban giám đốc, cộng tác và phụ trách giảng dạy các khóa CBHN. Công việc này trước kia do các linh mục kiêm nhiệm. Các ngài mất quá nhiều thì giờ. Đang khi công việc đa đoan. Những người tự nguyện là những người chuyên môn và kinh nghiệm như linh mục, bác sĩ, luật sư và giáo sư với các môn, ngành chuyên môn, phân chia như sau:

- Đức ông Mai Đức Vinh, giám đốc diều hành khóa học, phụ trách đề tài: Mục đích và đặc tính của Bí tích hôn phối.

- Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách: Phụng vụ hôn nhân.

- Bác sĩ Nguyễn Văn Ái, trưởng ban Mục Vụ Hôn Nhân: Đời sống sinh lý vợ chồng.

- Giáo sư Trần Văn Cảnh: thư ký ban Mục Vụ Hôn Nhân: Giáo dục con cái.

- Bác sĩ Nguyễn Ngọc Đỉnh: Vai trò người chồng.

- Bà giáo sư Tạ Thanh Minh: Vai trò người vợ.

- Bác sĩ Tạ Thanh Minh: Vệ sinh và dinh dưỡng trong đời sống vợ chồng.

- Phó tế Phạm Bá Nha: Tài chánh trong gia đình.

- Phó tế Nguyễn Văn Thạch: Đời sống đạo trong gia đình.

- Luật sư Lê Đình Thông: Gia đình trong dân luật của Pháp.

Tổ chức khóa học và tham dự viên: Lớp Chuẩn Bị Hôn Nhân tổ chức một năm hai khóa vào dịp Phục sinh và Giáng sinh, trong 5 tối thứ sáu liên tiếp, từ 20g đến 22g30. Buổi tổng kết khóa vào chủ nhật tiếp theo, có buổi gặp gỡ và thảo luận chung giữa các giảng viên và học viên. Sau đó là thánh lễ, trao phát chứng chỉ và chụp hình lưu niệm. Bản chứng chỉ dùng để trình với giáo quyền nơi xin làm phép hôn phối. Học viên bắt buộc phải theo học đều đặn các buổi học. Ai vắng mặt, có thể xin gặp riêng với giảng viên phụ trách bài học để bổ túc bài vở. Mục đích mở khóa học vào Giáng sinh và Phục inh là để tiện cho những ai muốn tổ chức đám cưới vào tết Việt Nam và mùa hè.

Cho đến ngày 31.12.2003, 17 khoá đã được tổ chức với số học viên 322 bạn trẻ tham dự.

Một số ít anh chị đã từng lập gia đình, đã làm đày đủ lễ cưới đời và đạo và có con khôn lớn, trên 20 tuổi, 15 tuổi, 10 tuổi, 5, 6 tuổi hay 1, 2 tuổi. Với những anh chị này theo học để tìm hiểu thêm về giáo dục và tâm lý. Chính những cặp đàn anh đàn chị trưởng thành này là chứng tá và trao truyền kinh nghiệm cho lớp đàn em và đôi khi làm sáng tỏ cho bài học trong lớp. Những ý kiến trao đổi trong ngày tổng kết của những anh chị kinh nghiệm này làm lớp trẻ thêm can đảm lãnh trách nhiệm, dấn thân vào đới sống hôn nhân.

Đa số các anh chị khác sau thời gian tìm hiểu đi đến quyết định lấy nhau và đang chuẩn bị sống chung đến với khóa học để chuẩn bị gần và kỹ hơn cho thủ tục ngoài tòa thị chính và trong nhà thờ. Sau khóa học, thiệp hồng được gửi đi, và một ngày đẹp trời họ hàng hai bên chứng giám con mình bước vào đời với đày đủ hành trang tinh thần lẫn vật chất. Ngày nay, phụ huynh cũng như người phụ trách giáo dục vui mừng khi con em mình đang bay lượn tung tăng trong dòng đời mà không sợ vấp ngã. Riêng khóa IX mới, thiệp hồng đã được gửi đi, rồi lời chúc mừng trên báo chí và nhà hàng đã có tên cô dâu chú rễ trong mùa cưới năm nay. Chúng tôi xin sớm nâng ly rượu mừng cho từng cặp uyên ương này.

Rất ít anh hay chị ghi tên theo học một mình. Nhưng đã có ý trung nhân ở ngoại quốc hay bên Việt Nam. Theo học ở đây là anh hay chị ấy ý chức trách nhiệm về hôn nhân công giáo là quan trọng và nền tảng của đức tin. Chẳng bao lâu, giáo xứ có thêm một nhân danh trong sổ cộng đoàn.

Qúi nhất và đáng thán phục nhất là có học viên theo ‘bạn’ đến học mà không phải công giáo. Sau khóa học, người ấy phát biểu: ‘Tôi chiều theo ‘bạn tôi đây’ đến học. Học xong tôi mới khám phá ra hôn nhân công giáo có giá trị lâu bền và bảo đảm hạnh phúc lâu dài. Tôi sẽ tìm hiểu và học đạo. Hôn nhân công giáo có nhiều ràng buộc hơn mà hôn nhân khác không có’. (Học viên khóa 3). Nghe câu phát biểu chân tình ấy, chúng tôi quan sát thấy ‘người tình’ bên cạnh nhoẻn cười và cúi vai vào ‘người mình yêu’. Thiết nghĩ lúc ấy hai trái tim đập một nhịp thật mạnh hơn lúc nào hết.

Thành quả : Hai kết quả thật tốt, ai cũng công nhận. Một là, sau khóa học, học viên rất bình thản, không hoang mang, biết nhìn thẳng vào thực tế và khó khăn mà không lùi bước hay sờn lòng, bắt tay ngay vào việc xây dựng gia đình bằng cách tiết kiệm tiền bạc và dành thời giờ cho công việc từ thiện bác ái. Hai là, phụ huynh hài lòng và sung sướng khi nhìn con cháu biết trách nhiệm sống trong gia đinh và quan hệ họ hàng, nhất là về mặt hiếu thảo và chuyên chăm nuôi và giáo dục con cái.

2334. Khóa trình ‘Tìm hiểu ơn gọi tận hiến’.

Đây có lẽ là khóa trình khó tổ chức nhất. Khó vì con đường tận hiến khó khăn. Khó vì nhiều khi không biết cái khó nó đến từ đâu.

Dẫu khó, ban giám đốc giáo xứ vẫn quyết chí. Đã nhiều lần tôi chứng kiến thấy cha Mai Đức Vinh cố gắng lấy sáng kiến để lập một khóa trình ‘tìm hiểu ơn gọi tận hiến’ cho các bạn trẻ. Hai sáng kiến đã được thực hiện.

Vào những năm 80, cha xây dựng một dự án ‘đỡ đầu ơn gọi tận hiến’. Trong Giáo Hội Việt Nam, đại đa số các linh mục hoặc nữ tu đã đi qua con đường này. Các cha sở thường đỡ đầu cho dăm bảy chú, thầy và soeur, gọi là con thiêng liêng. Cha Vinh đã đỡ đầu cho mấy người, trong đó có thầy Khoa. Dường như cha đã thành công trong việc trồng ơn gọi cho vài ba soeurs.

Khoảng năm 1988 hoặc 1989, đồng thời với việc lập ‘Hội yểm trợ ơn gọi’, cha qui tụ được một số thanh thiếu niên trong một nhóm nhỏ gọi là ‘Nhóm tìm hiểu ơn gọi’. Trong những cựu khóa sinh, mới đây, có một người sau khi đã đi làm nha sĩ mấy năm, từ hè 2003 vừa qua đã vào nhà tập dòng Tên.

Mặc dầu có nhiều khó khăn, nhóm vẫn sinh hoạt đều đặn, họp mặt cầu nguyện và trao đổI về các đề tài ơn gọI, cứ hai tháng một lần, từ 14 giờ đến 16 giờ 30. Hiện nay nhóm có 16 bạn trẻ.

Trong tất cả các khóa trình đã được tổ chức trong Giáo Xứ Việt Nam ở Paris, có lẽ khóa trình ‘tìm hiểu ơn gọi’ là khóa trình khó kiếm khóa sinh hơn cả. Hy vọng rằng ‘Hội yểm trợ ơn gọi’ mới được cải tổ và phát triển lại vào cuối năm 2003 vừa qua sẽ khích động được nhiều bậc cha mẹ dâng hiến con mình cho Chúa qua ơn gọi tận hiến.

234. Giáo dục liên tục đức tin công giáo và văn hóa việt nam.

2341. Giới thiệu tổng quát.

Nếu giáo dục khởi đầu chú trọng vào giới trẻ ở các lớp tuổi khác nhau, từ ấu thiếu đến kha, thanh, tráng niên, thì giáo dục liên tục mở rộng ra cho khắp mọi lứa tuổI, trẻ cũng như ít trẻ và cho khắp mọi thành phần, kể cả những thành phần chưa vào cộng đoàn. Giáo dục liên tục bao gồm nhiều hoạt động, phương pháp và môi trường khác nhau. Nó bao gồm không chỉ những hoạt động học tập, có thầy hay không có thầy, mà cả những hoạt động thông tin, hướng dẫn, khảo hạch, lượng định, thi cử. Nó có thể được thực hiện qua sự truyền thông, sự gặp gỡ, qua báo chí, qua hội thảo, qua lễ hội, qua đoàn nhóm... Nó có thể được tổ chức rõ rệt và chính thức trong một phòng, một lớp, hay mờ mờ ảo ảo thể hiện qua các môi trường sống hàng ngày, từ gia đình, chỗ làm việc, đến giáo xứ, giáo đoàn.

Ở xã hội Pháp, giáo dục liên tục chuyên nghiệp đã được qui định thành luật từ năm 1971. Hơn 30 năm sau, ngày 20.9.2003 vừa qua, một hiệp ước liên nghề quốc gia đã được các nghiệp đoàn chủ và thợ ký kết, nhằm cải tổ luật 1971.

Trong Giáo Hội Công Giáo, thói quen tổ chức giáo dục liên tục đức tin đã được thực hiện ngay từ buổi đầu thành lập. Giáo Xứ Việt Nam được thừa hưởng cái thói quen tốt đẹp ấy.

Điều độc đáo ở Gíáo Xứ Việt Nam là nhiều lúc Ban giám đốc đã ngồi lại với Hội đồng mục vụ để kiểm điểm lại việc giáo dục liên tục của mình và đưa ra đường hướng mới.

Ở mục số 132 ở trên, khi nói về sức sống tươi mát của Giáo Xứ, tôi đã giới thiệu hai đại hội mục vụ hàng năm rằng : ’Mỗi năm hai lần, đã thành thông lệ, Giáo Xứ tổ chức Đại hội Mục vụ kỳ nhất vào trước hè, khoảng tháng sáu, và kỳ nhì vào cuối năm, khoảng tháng 12. Kỳ nhất phúc trình và bàn thảo tổng quát về các sinh hoạt của Giáo Xứ và của các địa điểm mục vụ. Kỳ nhì đặc biệt phúc trình và thảo luận về tổ chức Gíáo Xứ và tổ chức các hội đoàn’.

Có thể bảo rằng mỗi năm một lần, trong đại hội mục vụ kỳ nhì, khi phúc trình và thảo luận về tổ chức giáo xứ và tổ chức các hội đoàn, Ban giám đốc và Hội đồng mục vụ kiểm điểm lại và cải thiện thêm đường lối giáo dục liên tục của mình.

Ngoài ra, hai dịp khác, trọng đại và rộng lớn hơn, chính sách và tổ chức giáo dục, đặc biệt là giáo dục liên tục đức tin qua các phong trào công giáo tiến hành, đã được trình xét.

Lần thứ nhất vào năm 1997, khi kỷ niệm 50 năm thành lập giáo xứ, một tập kỷ yếu dầy 151 trang, trong đó 54 trang đã được dành ra để giới thiệu 22 hội đoàn công giáo tiến hành, cũng là những khóa trình khởi đầu là liên tục. Từ 1997 đến nay, bốn nhóm liên đới nghề nghiệp mới đã được hành lập. Vị chi tất cả có 26 hội đoàn và nhóm ban tham gia làm việc giáo dục liên tục. 26 hội đoàn đó là :

Giáo dục tiên khởi Giáo dục liên tục

1. Lớp chuẩn bị hôn nhân

2. Sinh hoạt giới trẻ

3. Ca đoàn giáo xứ

4. Nhóm cầu nguyện

5. Nhóm sống đạo

6. Nhóm xã hội

7. Nhóm báo Emmau

8. Phong trào Thiếu Nhi TT

9. Lớp giáo lý

10. Lớp tiếng việt

11. Lớp đàn tranh 12. Các bà mẹ công giáo

13. Đạo binh Đức Mẹ

14. Yển trợ ơn gọi tận hiến

15. Phong trào Cursillo

16. Nhóm tìm hiểu thánh kinh

17. Ban phụng ca LêBảoTịnh

18. Ban sinh hoạt báo chí

19. Bữa cơm chủ nhật

20. Nhóm thân hữu Taxi

21. Nhóm gia đình trẻ

22. Thư viện thanh thiếu niên

23. Nhóm chuyên gia

24. Nhóm xây dựng

25. Nhóm dịch vụ

26. Nhóm doanh thương

Lần thứ hai, vào năm 1999, trong khuôn khổ khóa hội thảo lần thứ sáu, dành cho các giáo dân đại diện các cộng đoàn việt nam công giáo tại Pháp. Trước sự hiện diện của 60 đại biểu, đại diện cho 19 cộng đoàn, ngày 15.5.1999 tôi đã gợi ý đói chiếu 25 đơn vị mục vụ của giáo xứ với các lãnh vực sinh hoạt của Giáo Hội hiện nay do linh mục Michel Lemonnier, nêu lên trong cuốn sách ‘Lịch sử Giáo Hội’. Mười lãnh vực đó tôi đã có dịp trình bày ở trên, mục1321, khi nói về những ‘Nguyên tắc quản trị căn bản theo Phức Âm’.

Giáo dục liên tục ở Giáo Xứ Việt Nam là một hoạt động rất quan trọng, được Ban giám đốc và Hội đồng mục vụ lưu tâm nhiều. Theo nhịp với tiến triển và tổ chức của Giáo hội đîa phương cũng như hoàn vũ, Ban giám đốc và Hội đồng mục vụ có một cái nhìn rất cập nhật và không sót điểm nào. Giáo dục liên tục tại Giáo xứ Việt nam Paris bao gồm nhiều lãnh vực và khóa trình khác nhau, trong đó ba khóa trình độc đáo, đáng được giới thiệu một cách đặc biệt. Đó là : khóa trình tiếng pháp, khóa trình huấn luyện các cán bộ mục vụ và khóa trình bồi dưỡng hôn nhân gia đình.

2342. Khóa trình tiếng pháp.

Trong kỷ yếu 50 năm thành lập giáo xứ in năm 1997 khóa trình tiếng pháp chỉ được vắn tắt giới thiệu với một câu rằng : ‘Các lớp tiếng pháp có từ 1979. Năm nay 1997 có 156 học viên, chia thành 3 trình độ, học 5 ngày mỗi tuần và mỗi ngày 4 lớp, do 24 giáo sư việt và pháp tự nguyện’.

Khóa trình tiếng pháp vẫn còn sinh hoạt cho đến nay, và với sĩ số học viên cũng như giáo sư đông hơn. Nhưng các học viên việt nam càng ngày càng ít dần. Ngược lại, các học viên Miên, Lào và Trung hoa càng ngày càng tăng.

2343. Khóa trình huấn luyện cán bộ mục vụ.

Ở số 21281 trên kia, tôi có vắn tắt gợi đến đại hội toàn quốc ban mục vụ giới trưởng thành. Đại hội này thực sự là một khóa trình liên tục nhằm huấn luyện cán bộ cho các địa điểm mục vụ việt nam công giáo tại Pháp. Mỗi khóa kéo dài 3 ngày và hội thảo về một đề tài.

Khóa 1, năm 1991 về ‘Bổn phận và vai trò giáo dân’

Khóa 2, năm 1992 về ‘Sáng kiến, khả năng và đóng góp của giáo dân trong cộng đoàn của mình’

Khóa 3, năm 1993 về ‘Một số hội đoàn có thể áp dụng trong các cộng đoàn việt nam’

Khóa 4, năm 1994 về ‘Việc giáo dục thanh thiếu niên trong môi trường gia đình việt nam tại xã hội Pháp’

Khóa 5, năm 1996 về ‘Vai trò người phụ nữ việt nam trong gia đình và cộng đoàn tại xã hội Pháp’

Khóa 6, năm 1999 về ‘Đào tạo nhân sự cho cộng đoàn’

Khóa 7, năm 2001 về ‘Những yếu tố làm sống động cộng đoàn’

Khóa 8, năm 2003 về ‘Cùng nhau sống và trở nên một Giáo Hội có sứ mệnh trình bày đức tin trên lãnh thổ có nhiều người di cư này’

Chương trình mỗi khóa xoay quanh năm sinh hoạt :

1. Gặp gỡ, làm quen qua các cuộc đối thoại, ăn uống, văn nghệ.

2. Thông tin về sinh hoạt của các cộng đoàn qua các buổi trao đổi.

4. Cầu nguyện, qua thánh lễ, kinh sáng, kinh tối...

5. Nghe thuyết trình và hội thảo về đề tài chính. Đây là sinh hoạt chủ yếu và chiếm nhiều thời giờ nhất. Trung bình trong mỗi khóa, sinh hoạt này chiếm khoảng 24 tiếng đồng hồ.

Một đề tài thường được thuyết trình và khai triển dưới bốn năm khía cạnh khác nhau và kéo dài 1 giờ 30 cho mỗi bài thuyết trình. Với chủ đề năm 1999 chẳng hạn về ‘Đào tạo nhân sự cho cộng đoàn’, bốn khía cạnh sau đây đã được khai triển.

- Căn bản giáo luật về quyền lợi và bổn phận của giáo dân trong cộng đoàn (do cha Vĩnh)

- Thực tế nhân sự cộng đoàn (do cha Vinh và thầy Lao)

- Chuẩn bị tương lai cộng đoàn : chức phó tế vĩnh viễn (do thầy Thạch và thầy Sola)

- Chuẩn bị tương lai cho cộng đoàn : giới trẻ tham dự cộng đoàn (do gs Cảnh và anh Nhân)

Sau khi đã nghe thuyết trình, các khóa sinh, trung bình từ 40 đến 60, chia ra từng nhóm nhỏ để trao đổi, thảo luận về đề tài vừa được nghe, hoặc theo những câu hỏi đã được diễn giả đưa lại, hoặc tự ý các khóa sinh đặt ra.

Sau đó tất cả các nhóm trở lại hội trường chung và cùng làm tổng kết với nhau, cùng đặt câu hỏi và trả lởi cho nhau, cùng tóm lược những ý chính cần lưu ý.

Cũng xin ghi thêm rằng khi nhập khóa, mỗi khóa sinh nhận được một tài liệu rất đầy đủ, gồm chương trình chi tiết của khóa trình, với bản văn của các thuyết trình viên và những câu hỏi họ muốn đặt ra. Rồi sau đó, vào ngày thứ ba, một biên bản tóm lược của ba ngày sinh hoạt được ban thơ ký ghi lại, và trao tận tay từng khóa sinh, trong giờ tổng kết, trước khi bế mạc.

2344. Khóa trình ‘Bồi dưỡng hôn nhân và gia đình".

Hôn nhân và gia đình là đề tài luôn luôn được Giáo Hội và giáo xứ coi trọng. Ở giáo dục khởi đầu, từ năm 1995 giáo xứ đã tổ chức những khóa chuẩn bị hôn nhân cho các thanh niên, nam nữ đang chuẩn bị bước vào hôn nhân (xin xem mục 2334 ở trên về khóa trình chuẩn bị hôn nhân). Ở giáo dục liên tục, việc bồi dưỡng đời sống hôn nhân và gia đình cũng đã được nghĩ đến và thực hiện. Khóa trình gia đình trẻ được thiết lập năm 1992. Khóa trình kỷ niệm hôn phối của phụ huynh được tổ chúc từ 1996. Ngày gia đình từ năm 1999. Và lễ tạ ơn thượng thọ từ 1999.

23441. Khóa trình gia đình trẻ

Nhóm ‘gia đình trẻ’ (như quí vị đã nhận thấy gồm hai chữ : GIA ĐÌNH và TRẺ) qui tụ những anh chị đã thành hôn từ O đến 5 năm. Có nghĩa là những anh chị nào mới chập chững bước vào đời sống vợ chồng cũng như vài anh chị khác đã bắt đầu nếm mùi quí giá của mái ấm gia đình.

‘Xin hiệp nhất chúng con, nên một trong tình yêu Chúa’

Câu hát nào còn vang vọng trước ánh nến lung linh khi các anh chị trao nhẫn cho nhau, lời cam kết ân tình, phúc lành của Thiên Chúa qua nhiệm tích Hôn Nhân như vẫn còn in trong tâm trí, sau giây phút tưng bừng của bữa tiệc cưới là một đời sống thực.

Ta với mình như hai mà một... sau ngày thành hôn, qua một vài kinh nghiệm trong đời sống gia đình đã minh chứng; có lẽ hơn một lần: Ta với mình tuy một mà hai... Bao nhiêu vấn đề ‘xuất hiện’ nào là: Tương quan đối thoại vợ chồng - Tâm sinh lý vợ chồng - Điều hòa sinh sản - Giáo dục con cái - Luật pháp trong đời sống vợ chồng tại Pháp... Mà có lẽ, vấn đề quan trọng và ‘nặng nề’ hơn hết, bao bọc tất cả mọi vấn đề nêu trên là ý nguyện gây dựng một gia đình kitô giáo của các anh chị với cái kinh nghiệm nhỏ nhoi của đời sống hôn nhân.

Một giai đoạn nối tiếp giai đoạn ‘Chuẩn bị hôn nhân’, tham vọng của ‘Nhóm Gia đình trẻ’ không phải là chiếc đủa thần đánh tan trong vài giờ họp mặt những bất an, khủng hoảng... của đời sống vợ chồng. ‘Gia đình trẻ’ chỉ là nơi để dừng chân, chia sẻ, để cùng ý thức với nhau rằng bí tích Hôn Phối không chỉ là một nghi lễ trong nhà thờ, trước cộng đoàn một giờ, một lúc; mà chính là hồng ân Thiên Chúa dõi bước cùng ta suốt quãng đời tiếp nối.

Giữa môi trường xã hội nhiều đổi thay, thiếu chung thủy, hạnh phúc có phải được tạo thành từ những tiếng xin vâng nhỏ, từng ngày lập lại trong cuộc sống với ‘người mình yêu’, hay cũng như tiếng ‘Amen’ (Ước gì được như vậy) mà cả hai cùng đọc lên để chấm dứt lời kinh chiều???

Nhóm ‘GIA ĐÌNH TRẺ’ thuộc ‘NHÓM GIỚI TRẺ’ của Giáo Xứ Việt Nam Paris thành hình năm 1992 dưới sự hướng dẫn của cha Mai Đức Vinh và hiện nay là sinh hoạt của Ban Mục Vụ Hôn Nhân với các bạn trẻ, gồm từ 10 đến 17 đôi vợ chồng. Ngày gặp mặt, họ trao đổi với nhau về những đề tài liên hệ đến đời sống hôn nhân.

23442. Khóa trình kỷ niệm hôn phối của phụ huynh

Năm 1996, Ban Mục Vụ Hôn Nhân đưa ra một sáng kiến mà Ban Giám Đốc chấp nhận là tổ chức lễ kỷ niệm hôn phối cho các phụ huynh đã trải qua 10, 15, 20, 25, 30, 40, 50, 60 năm hôn phối vào ngày lễ Thánh Gia mỗi năm. Mục đích để các phụ huynh cảm tạ Chúa về những hồng ân đã lãnh nhận trong đời sống gia đình; để đề cao giá trị hôn nhân công giáo; để cổ động việc thánh hóa gia đình; để cả cộng đoàn cùng chia vui với quý phụ huynh trong những kinh nghiệm hôn nhân quý giá. Ủây là ngày vui của cả cộng đoàn.

Cho tới cuối năm 2003 vừa qua, đã 9 năm cử hành, với 189 đôi phụ huynh tham dự. Trong mỗi khóa trình kỷ niệm hôn phối của phụ huynh, ba việc chính yếu đã được thực hiện :

- Tĩnh tâm chuẩn bị : chủ nhật trước lễ, có buổi thảo luận về gia đình và phân chia công tác.

- Chính ngày lễ : trong thánh lễ có phần chứng từ và lãnh phép lành Toà Thánh.

- Tiệc mừng : cho cả cộng đoàn sau thánh lễ.

Lần đàu tiên, vào năm 1996, một phụ huynh đã ghi lại diễn tiến khóa trình kỷ niệm hôn phối của phụ huynh như sau :

Chuẩn bị bằng buổi tĩnh tâm. Để chuẩn bị chu đáo cho các phụ huynh mừng ngày kỷ niệm hôn nhân, Ban Giám Đốc đưa ra một chương trình chuẩn bị tinh thần và vật chất rất hấp dẫn. Trưa 22.12.96, từ 13g30 đến 14g30, hầu hết phụ huynh có mặt tham dự giờ chầu Mình Thánh thánh hóa gia đình. Qua các bài Phúc âm và sắc chỉ của Công đồng, các phần tử gia đình cần yêu thương liên kết như cành nho với thân cây. Sau đó, từ 14g30. Gs Trần Văn Cảnh thuyết trình về hôn nhan và gia đình qua bốn câu ca dao:

Vợ chồng là nghĩa tào khang,

Chồng hòa vợ thuận nhà thường yên vui.

Sinh con mới ra thân người,

Làm ăn thịnh vượng đời đời ấm no.

Với nhiều kinh nghiệm giáo dục và đời sống gia đình, Gs Cảnh đüa cử tọa, ngồi kín hội trường, vào buổi hội thảo rất hào hứng. Người nghe có dịp nhìn lại những năm đã chung sống qua tình tiết về tâm lý và xã hộ. Tiếc là thời giờ có hạn, không trao đổi thêm về sự chồng hòa vợ thuận, một vấn đề nóng bỏng khi người việt đang sống tại tây phương. Hội trường xin hẹn và sẵn sàng đón giáo sư vào dịp khác.

Chứng từ trong ngày lễ Thánh Gia 29.12.1996. Bài giảng đã được thay thế bằng các chứng từ của một số cặp hôn nhân.

- Cụ Ông và cụ Bà Nguyễn Tiến Đạt trải qua 55 năm hôn phối, là cặp xứng đáng đi đúng con đường hôn nhân công giáo, ao ước cuốn cùng là sống trọn vẹn trong tình yêu vĩnh cửu. Hai cụ xin muôn vàn cảm tạ Chúa và dâng hiến những ngày hiện tại trong bàn tay lân ái và thương sót của Chúa và Mẹ Maria.

- Ông Bà Nguyễn Xuân Cần đã từng 40 năm chung sống, được như ngày nay là nhờ công ơn song thân hai bên. Với lòng biết ơn sâu xa ghi ơn sinh thành và giáo dục các Ngài.

- Ông Bà Nguyễn Văn Sâm, vượt được 30 năm ‘ba chìm’ trong đời sống vợ chồng là nhờ đức tin. Mong cho các gia đình trẻ can đảm và kiên nhẫn hơn trong bối cảnh xã hội mới. Một trong hai người phải cảm ơn nhau, vì đã giúp mình đi một quãng đường.

- Ông Bà Phạm Bá Nha, 25 năm xác nhận niềm tin giữa hai người làm nảy nở tình yêu và chọn nhau một lần. Đức tin hướng dẫn soi lối vượt thắng những trở ngại trong đời.

- Ông Bà Vũ Ngọc Hiện, 25 naam tuổi có khắc nhau và có những năm dài xa cách, nhưng 25 năm vẫn sống hòa hợp yêu thương và tin tưởng vào tương lai.

- Ông Bà Nguyễn Kết sống 25 năm trong kết hôn với phép chuẩn của Tòa Thánh. Tuy có khác biệt về tôn giáo, nhưng vọ chồng vẫn yêu thương đùm bọc và giáo dục con cái. Hy vọng có ngày cùng chung một đức tin.

- Ông Bà Lê Văn Bửu suốt 20 năm được nhiều ‘phép lạ’ Chúa ban cho gia đình. Từ việc Ông Bửu bị tai nạn xe hơi nay như được sống lại và nhất là ông sẽ sống lại trong phép rửa tội trong mấy tháng tới. Kinh Lạy Cha mà hằng ngày Bà Bửu đọc là kim chỉ nam cho người vợ kiên tâm bền chí.

Phép lành Tòa Thánh và kinh gia đình để kết thúc ngày kỷ niệm khánh nhật hôn nhân.

Lạy Thánh Gia, xưa Thánh Cả Giuse đã dẫn đüa Mẹ Maria và Chúa Giêsu sang Ai Cập. Thánh gia đã chia xẻ những tân toan trong đời sống gian nan. Xin cho vợ chồng chúng con.

- Biết cảm thông và sống theo Lời Chúa dạy trong Thánh Kinh

- Biết lắng nghe và kính trọng nhau, lúc vui cũng như khi buồn

- Biết nhịn nhục và hòa giải, khi tính tình và cách cư xử khác nhau

- Biết chung thủy từ trong gia đình cho đến ngoài xã hộ.

- Biết lấy gương lành mà dưỡng dục con cái.

Giêsu Maria Giuse! Đời chúng con sóng gió ba đào. Xin Thần Linh Chúa ban ơn can Đảm, kiên trì. Gia đình chúng con trẻ già xung khắc. Xin ban ơn quảng đại, tha thứ, để chúng con an vui chấp nhận lẫn nhau. Giáo Hội cần nhiều tín hữu nhiệt thành sốt mến, xin cho chúng con biết phụng sự, tin yêu để cùng nhau xây dựng nước Chúa muôn đời. Amen.

Tiệc trà thân mật. Đúng như đám cưới tập thể, ai cũng dễ thân quen và bắt truyện. Bắt đầu bằng truyện vui rồi tâm sự về đám cưới ngày xưa đến ngày nay con cái không biết chung sống được bao nhiêu năm.

Dư âm ngày kỷ niệm. Sau đây xin được ghi vội một số ý kiến và cảm nghĩ tại chỗ về ngày lễ

- Rất hoan nghênh sáng kiến của ban giám đốc và tài tổ chức của ban MVHN. Làm cho cộng đoàn có thêm một sinh hoạt mới. Không những làm cho các đôi vợ chồng cũ phấn khởi mà còn là gương cho các đôi trẻ can đảm sống theo những người đi trước. Đồng thời khuyến khích các bạn trẻ đang sống ngoài hôn nhân cần hợp thức hóa tình trạng hôn nhân theo tôn giáo và luật pháp. Phép lành Tòa Thánh như nhắc nhở vợ chồng sống chung thủy và bền vững trong đức tin.

- Không ngờ trong cộng đoàn lại có những ông bà sống đạo đức tốt như thế, xứng đáng làm gương cho con cháu. Diểm đáng mừng. Nghe nói tin tổ chức lễ ít được người biết và khi biết thì thủ tục xin phép lành Tòa Thánh đã xong. Năm sau, chắc đông và tổ chức hay hơn.

- Con cháu được dịp hiểu biết công ơn cha mẹ. Có gia đình đã tổ chức kỷ niệm tại nhà.

- Nhưng cha mẹ và con cái không xúc động bằng tại giáo xứ. Tổ chức chung như thế này mang ý nghĩa cùng chung lời nguyện và cùng làm chứng về đức tin.

- Bản thân các vị trong cuộc cảm thấy gần nhau hơn, yêu nhau hơn, thiết tha tới trách nhịệm giáo dục hơn. Vì có vị chỉ bằng lòng đi dự lễ. Đến khi xong lễ thì rất hài lòng, và cho người bạn mình có lý khi ghi tên tham dự. Có người do dự không ghi tên, thấy tiếc. Để sang năm, chậm đi một năm. (GXVN, số 132, tr 16-18, 20)

23443. Khóa trình ngày gia đình.

Nối tiếp khoá trình gia đình trẻ là khoá trình ngày gia đình, bắt đầu từ ngày 22.12.2002, vớI khoảng 80 người đến tham dự. Nhìn chung thành phần tham dự là người trẻ nên bầu khí vui và hào hứng từ ca hát đến hội thảo. Phần tiếp đón do hai chị Bích Thủy và Quỳnh Anh. Năm nay có ‘nhà trẻ’ do ba chị Ngọc Hải, Thu Cúc, Xuân Phương đón nhận các em nhỏ, nơi phòng sách. Nhờ vậy các bà mẹ trẻ rảnh rang hội họp.

Dại hội bắt đầu từ 14 giờ. Giáo sư Trần Văn Cảnh điều hành đại hội. Hai anh Giang Minh Đức và Bành Đình Hùng hoạt náo viên. Thầy Nguyễn Văn Thạch chia sẻ Lời Chúa (Lc 1, 26-33): Tôi có đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, đóng góp vào chương trình cứu độ không?

Cha Đinh Đồng Thượng Sách mở lời khai mạc, đưa ra 4 sự kiện 1) Tại Việt Nam 11.10.02, Hội Đồng Giám Mục đã ra thư chung ‘thánh hóa gia đình’. 2) Tại Roma 18.11.02, Hội Đồng Giáo Hộ về Gia Đình ra văn thư về mục vụ gia đình. 3) Hội Đồng Giám Mục Pháp, họp tại Lourdes, từ 3-9.11.02, 1 trong 5 hồ sơ bản thảo là chuẩn bị cho các đôi tân hôn lập gia đình. 4) Năm 2003, tại Phi Luật Tân sẽ có đại hội thế giới về Gia Đình. Do đó, Ngày Gia Đình lần thứ hai, tại giáo xứ là dịp tốt để suy nghĩ tìm hướng đi cho gia đình. Nhu ĐGH ao ước thiên kỷ thứ 3 là của gia đình.

Kế đến, giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh đưa ra 4 ý nghĩa của Ngày Gia Đình: 1) Dịp để tái khám phá tình yêu thương vẫn âm thầm hiện hữu mà có khi vì cuộc sống quá bận rộn, quá quen thuộc nên lơ là quên lãng. 2) Gợi nhắc lại ý nghĩa mục đích của hôn nhân công giáo. Đôi khi đã chọn nhau để xây dựng hạnh phúc thừa kế bất khả phân ly, nhất quyết cùng nhau đi trọn đường trần trước Thiên Chúa và họ hàng nội ngoại. 3) Thể hiện ước muốn của Giáo Hội, tiếp tục đồng hành với gia đình qua những giai đoạn cuộc đời. Làm vợ, làm chồng, làm cha mẹ cũng ví như một ‘nghề’, mà là nghề khó. 4) Vì thế, ngày Gia Đình tạo dịp trao đổi kinh nghiệm, giúp nhau giữ vững niềm tin, chấp nhận thân phận bất toàn của mỗi người. Từ đó, bà dẫn nhập vào đề tài thảo luận: ‘Khác biệt tính tình trong đời sống lứa đôi’.

Phần thảo luận được chia làm 4 nhóm, theo tiết mục và hướng dẫn của các anh chị trẻ.

Nhóm 1: Anh Bành Đình Hùng và chị Bích Tiên: khác biệt về xừ dụng tài chánh.

Nhóm 2: Anh Bành Đình Dũng và chị Hài Anh: khác biệt về đường lối giáo dục con cái.

Nhóm 3: Anh Giang Minh Đức và chị Mai Anh Tuấn: khác biệt về thói quen, tính tình.

Nhóm 4: Anh Nguyễn Thanh Phong và anh Bùi Công Tính: khác biệt về giao tiếp với: gia đình, bạn bè, láng giềng, thân hữu...

Sau 45 phút thảo luận, các nhóm đã đưa ra kết quả:

Nhóm 1: Nếu hai vợ chồng cùng đi làm, nên mở nhiều comptes: 1 comptes professionnel, 1 hay nhiều comptes cho vợ chồng hoặc con cái. Nếu 1 trong 2 người đi làm: mở 1 comptes chung, 1 hay 2 comptes riêng. Thận trọng là không nên ‘mua trả góp’ nhiều (crédit). Chi tiêu tùy theo khả năng và cách sống mỗi người.

Nhóm 2: Phải biết dung hòa giữa cha mẹ, văn hóa Pháp Việt. Nương theo và áp dụng khi nghiêm khắc khi cởi lở. Cần lắng nghe để hiểu biết con hơn.

Nhóm 3: Vợ sống chi tiết. Chồng lo những việc lớn. Hai bên cần bỏ ‘cái tôi’. Biết nhìn vào những ưu điểm của người khác. Một nhịn chín lành. Đặt cuộc sống trên nền tảng đức tin.

Nhóm 4: Gia đình bên vợ hay chồng là mộ. Giảm bớt bạn bè để ưu tiên cho gia đình. Bỏ vui thú riêng tư. Lý tưởng nhất vẫn là cha mẹ con cái chung vui. Quan tâm đến liên hệ sở làm. Vì đó là ‘nồi cơm của gia đình’.

Đại hội kết thúc vào lúc 17 giờ bằng thánh lễ và phát chứng chỉ khóa Chuẩn Bị Hôn Nhân. Đại hội đem lại kết quả thật tốt đẹp. Và để lại âm vang rộng lớn là nhờ nhóm ‘Gia Đình Trẻ’. Cộng đoàn đặt kỳ vọng to lớn nơi các bạn. Để ‘Tình yêu luôn đậm đà và Anh Em yêu nhau dài lâu’. Khóa trình ngày gia đình năm 2003 đã được tổ chức vớI đề tài ‘Những khó khăn trong cuộc sống lứa đôĩ và năm 2004 vớI đề tài ‘Giáo dục con cáĩ sẽ được tổ chức vào ngày 28/03/2004.

23444. Thánh lễ tạ ơn mừng thượng thọ

Ngày 31.12.1999, lúc 17 giờ, tại nhà nguyện, hơn 150 vị cao niên đến tham dự thánh lễ tạ ơn mừng thượng thọ. Được biết, theo số thư gửi mời, các vị cao niên trong giáo xứ hơn 350 người. Thực tế có khi còn đông hơn. Tổ chức lễ này có mục đích là để cho người trong cộng đoàn và con cháu tỏ lòng quí mến và biết ơn các vị đã có công gầy dựng giáo xứ. Trên bàn thờ, có bốn cha cao niên: cha bề trên Paul Huỳnh Ngọc Tiên (chủ tế), cha cựu giám đốc giáo xứ Fx. Trần Thanh Giản, cha quản lý Vincent Nguyễn Văn Cẩn (giảng lễ), cha Louis Nguyễn Hău và thầy François Xavier Girard (Sarcelles). Cộng đoàn dâng lễ với tâm tình người con thảo: Xin Chúa chúc lành cho cha mẹ của con. Công ơn như núi non, dưỡng nuôi con vuông tròn... Xin cho cha mẹ con thắm mãi tình son của Chúa Trời. Cho con giữa gia đình sống theo tình người con ngoan. Bài giảng lễ, cha Vincent Cẩn trình bày ý nghĩa của tuổi già qua thư Đức Thánh Cha gửi các người cao niên, ngày 1.10.99: Tuổi thọ là tuổi khôn ngoan, kinh nghiệm và là dấu hiệu lòng nhân hậu của Thiên Chúa? Tuổi già cần được tôn trọng và đánh giá cao. Sau lễ, các em thiếu nhi dâng hoa cho ông bà. Đức ông giám đốc và cha Đinh Đồng Thượng Sách trao phép lành Tòa Thánh và quà kỷ niệm cho các vị cao niên có mặt. Trong phần tiệc trà con cháu quấn quít bên các cụ, hàn huyên truyện trò thật vui vẻ. Một cụ bà còn dẻo dai và nhanh nhẹn trong ngấn lệ thổ lộ: ‘Từ 70 năm nay, tôi mới xưng tội lại’. Một đôi cụ ông cụ bà trong bộ quốc phục khăn đống áo dài, đẹp lão và rất đẹp đôi cho biết: Con cái chúng tôi đều khôn lớn, có việc làm đã ở riêng mà vẫn về thăm cha mẹ. Thích lắm, chúng tôi rất thích đến dự các thánh lễ với giáo xứ như thế này. Thiết nghĩ còn nhiều cảm xúc khác không có dịp bộc lộ công khai. Đó là ý nghĩa của ngày vui tìm thấy: Thiên Chúa là tình thương với mọi lứa tuổi. Và ở hoàn cảnh nào con cháu, ông bà và cha mẹ vẫn yêu thương bên nhau.

Để kết thúc chương 22 về văn nghệ văn học ở Giáo xứ Việt nam Paris, tôi có đặt câu hỏi này : ‘Mẫu người tiêu biểu mà văn nghệ văn học giáo xứ đã sản xuất ra có sẽ được truyển đạt cho những thế hệ mai sau không ?

Sau khi đã xem qua cành giáo dục ở giáo xứ ở đủ mọi cấp bậc, cho mọi lứa tuổi và ở nhiều khóa trình khác nhau, từ giáo dục khởi đầu căn bản cho ấu thiếu nhi, cho kha tráng niên, sang giáo dục khởi đầu chuyên biệt cho thanh niên, đến giáo dục liên tục cho mọi thành phần trong cộng đoàn, ta có thể khẳng định quả quyết trả lời rằng ‘có’ ! Mẫu người lý tưởng vững đúc tin công giáo và nặng văn hóa việt nam đã được truyển đạt cho những thế hệ mai sau một cách hiệu quả với nhiều thiện chí đáng khen và nhiều phương pháp hữu hiệu. Và tôi chợt nhớ lại bài thơ ‘Giáo dục’ mà tôi đã khai bút vào xuân quí mùi 2003 vừa qua. Bài thơ như sau :

Giào dục thụ nhân, trọn cuộc đời

Đi theo mọi giới, khắp nơi nơi.

Răn phường trẻ nhỏ học ăn nói

Dậy lớp thanh niên tập thói đời.

Mở trí khai tâm muôn luật nước

Minh thành tri nhất vạn khoa trời.

Dẫn ban hào kiệt tâm an lự

Đưa bậc lão thành đức sáng ngời.

LỜI KẾT

Một sinh vật được tồn sinh theo những yếu tố di truyền mà nó đã lãnh nhận từ dòng giống, và được phát triển theo những yếu tố môi trường nơi nó cư ngụ.

Cái biểu lộ tổng hợp xã hội của hai yếu tố di truyền và môi trường đó gọi là văn hóa. Cái biểu lộ tổng hợp xã hội của những thành quả và sáng chế dụng cụ của hai yếu tố đó gọi là văn minh. Văn hóa được biểu lộ nhiều ở tính tình, cách sống và sinh hoạt của một xã hội. Văn minh được xác định bởi những dụng cụ, di vật, công trình mà xã hội ấy sáng chế, sản xuất và xây dựng nên. Cây văn hóa Việt Nam trồng ở Giáo Xứ Paris có thể được họa với hai nét đậm, đỏ máu đức tin công giáo và vàng da văn hóa việt nam.

Người Việt Nam Công Giáo vì là Việt Nam, bám sâu vào rễ Âu Lạc, Bách Việt và Tam Giáo, nên dù ở ngoại quốc cũng biết nói, đọc và viết tiếng việt, nặng tình huynh đệ giống nòi rồng tiên, có tâm tính khoáng đạt siêu thoát, ưa cương thường hiếu thảo, vì là Công Giáo, được đào luyện trong khung nhân bản, thuần lý và đức tin, nên khăng khít với Giáo Hội, trung thành với đức tin, sẵn sàng tham dự các hoạt động tông đồ.

Giáo Xứ Việt Nam Công Giáo ở Pháp và đặc biệt ở Paris, gặp một môi trường thuận lợi cho nên dẫu còn non trẻ, mà được đày sức sống tươi mát, có một tổ chức trong sáng và dệt được những tương quan hữu ích.

Nhờ đó, trong các sinh hoạt xã hội hàng ngày, người công giáo việt nam paris vẫn thường gặp nhau luôn, trong các lễ hội chung đạo đời, qua các lễ giỗ tư sinh tử, và liên đới với nhau trong các ngành nghề.

Nhờ đó, trong các sinh hoạt văn học, người công giáo việt nam ở Giáo Xứ Paris vẫn duy trì, trau dồi và bồi dưỡng những văn nghệ cổ truyền dân tộc, vẫn xây dựng được một hệ thống báo chí và mạng lưới tin học tiếng việt đáng chú ý; vẫn tổ chức được những cuộc thuyết trình thảo luận giá trị, đã bắt đầu kiến tạo được một thư viện và một nhà xuất bản có tầm vóc nghiên cứu.

Nhờ đó, trong các sinh hoạt giáo dục người công giáo việt nam ở Giáo Xứ Paris đã biết tạo cho mình một hệ thống giáo dục gần như hoàn hảo, bao gồm giáo dục khởi đầu ở mọi lớp tuổi ấu, thiếu, sĩ, tráng, và giáo dục liên tục rộng mở ra cho nhiều lứa tuổI, cho mọI cấp bậc xã hội và trong nhiều lãnh vực, đặc biệt là pháp văn, mục vụ và hôn nhân gia đình.

Nhìn vào những người giáo dân việt nam ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, ta không thể không cùng với Lương Nhi Tử mà cùng tự hỏi : ‘Họ là ai !’ (KH-GXVN, tr.169)

Họ là ai, những anh hùng tử đạo ?

Là Quan cao, Cai, Đội, Tổng, thường dân,

Là Linh mục, là Tu sỹ, Giáo dân,

Là Chủng sinh, là Trùm họ, Thày giảng,

Là Giám Mục, y thương gia, lính tráng,

Tóc hoa râm, tuyết trắng hay còn xanh

Là nam nữ nổI tiếng hay vô danh

Tên tuổI đủ hay mơ hồ khiếm khuyết. ..

Họ là ai trong số ít được biết

Thuộc dòng tộc Lê, Nguyễn, Phạm, Trần, Hoàng

Chi Đinh, Trương, Đỗ, Vũ, Tống, Bùi, Đoàn

Ngành Phan, Võ, hay Hà, Hồ, Tạ, Đặng ?

- - - -

Họ là ai muôn đời quên sao được

Lãy máu đào viết Giáo Sử Quê hương

Gieo vào lòng đất mẹ hạt yêu thương

Bằng hằng trăm ngàn con tim bác ái..

Lạy tiên tổ vô cùng thánh ái

Giúp chúng con vững chãi niềm tin

Trung kiên thờ Chúa hết mình

Đi đâu vẫn thắm mối tình Việt Nam.

Văn Hương TRẦN VĂN CẢNH