PHẦN THỨ HAI : CÀNH LÁ CỦA CÂY VĂN HÓA VI ỆT NAM TẠI GIÁO XỨ PARIS

22. Cành văn nghệ văn học.

Từ những gặp gỡ, những lễ hội chung, những lễ giỗ tư và những liên đới, là những biểu lộ văn hóa thường ngày, nặng tính cách tập tục và thiên về giao thiệp truyền khẩu, nảy sinh ra những sinh hoạt văn hóa khác, hướng nhiều về sự sáng tạo, đặt nặng những bảo tồn, những ghi nhận, những chữ viết. Đó là cành cả văn hóa thứ hai tại Giáo xứ Việt nam Paris : cành văn nghệ và văn học. Năm nhánh chính đã phát sinh từ cành này đó là nhánh văn nghệ, báo chí, thảo luận, xuất bản ấn loát và thư viện.

221. Văn nghệ

Văn nghệ, theo nghĩa gốc, bao gồm cả văn học và nghệ thuật, vừa thỏa mãn trí tuệ vừa thảo mãn tình cảm. Trong ngôn ngữ thông dụng hàng ngày, chữ văn nghệ có một nghĩa hạn hẹp hơn. Nó thường bao gồm những bộ môn nghệ thuật thính thị : ca hát, nhạc thơ, kịch tuồng, nhảy múa, v.v. Đi dự một buổi văn nghệ, ta sẽ có thể được nghe ca tân nhạc, hát vọng cổ, ngâm thơ, cải lương, hài kịch, bi kịch, múa nón, múa lân, v.v...

Đây là một hình thức nghệ thuật rất nặng tính chất tình cảm, nhưng không thiếu căn bản lý sự của trí tuệ. Lịch sử đất nước văn minh dân tộc... vẫn là những chủ đề lớn, trên đó xây dựng những màn kịch, màn múa, khúc ca, bài nhạc...Ai có thể quên được những buổi văn nghệ độc đáo ‘Giữ thơm quê Mẹ’ năm 1986, ‘Uống nước nhớ nguồn’ năm 1997 ?

Văn nghệ ở Giáo xứ Việt nam thường được đoàn thiếu nhi Thánh Thể đảm nhận. Văn nghệ tết Nhâm Ngọ 2002 dẫn thính khán giả trở về nguồn cội của dân tộc với chủ đề ‘Thiếu nhi Việt Nam con rồng cháu tiên’, gồm 3 màn chính :

- Vở kịch : ‘‘Có bao giờ em hỏi’’. Nội dung : trong lớp, một em bé VN ‘‘bị quê’’, vì không trả lời được câu hỏi của cô giáo về lịch sử VN. Em buồn về nhà, em được bà kể cho nghe bài sử đầu tiên là ‘‘Con Rồng cháu Tiên’’.

- Hoạt cảnh ‘‘Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ’’ nhắc con cháu VN dù ở đâu thì cũng có nguồn có gốc : Anh em ta cùng mẹ cha. Nhớ chuyện cũ tích xưa khi thế gian còn mù mờ. Tay nắm tay, mình gặp mình... Vui ca lên anh em cùng họ hàng.

- Và hoạt cảnh ‘‘Bánh Chưng Bánh Dày’’. Hình vuông hình tròn của hai loại bánh gợi tình keo sơn từ trong xóm làng lan rộng đến xứ sở quê hương.

Lồng vào khung cảnh dân quê có các bản múa : Xuân muôn thuở, Hoa cỏ mùa xuân. Các bản đồng ca Xuân Ca, Mẹ trăm con. Nhóm đàn tranh học trò của cô Phương Oanh đóng góp hai bài : Cung đàn dâng Cha và Lối về xóm nhỏ. Năm nay, đảm trách diễn văn nghệ đa số là các em nhỏ. Các huynh trưởng giữ vai trò tổ chức. Nhưng các em nhỏ múa, trình diễn nhẹ nhàng, tự nhiên, dễ thương. Chính những điểm này mà cha mẹ mới thấy con cái mình mau lớn, ngoan để đặt trọn tín nhiệm nơi các huynh trưởng và giáo lý viên.

Phần giải lao, cha mẹ phụ huynh chiều con, thì đã có sẵn chả giò, mỳ sáo, gỏi cuốn, bánh mỳ thịt,. . . Khi con đòi : Maman, j’ai faim. Bà mẹ trả lời ngay : Ăn gì, mẹ đi mua nào ? Và còn nhiều câu đối đáp khác thật vui. Khi con nói tiếng Pháp, mẹ trả lời bằng tiếng Việt. Hai bên đều hiểu.

Kết thúc, tốp ca của huynh trưởng vây quanh cha Sách, đứng đầy sân khấu đồng ca liên khúc Xuân dân ca, kết hợp thành lời chúc mọi người ra về : Ta chúc nhau một mùa xuân ấm êm, và chúc mọi người một năm mới bình an. Gần nhau trao cho nhau yêu thương tình loài người.

Trước và sau văn nghệ, ai cũng hài lòng vỗ tay tán thưởng tài nghệ của ông Thơm và ông Hòa đã dầy công dàn dựng sân khấu bằng sắt, thật chắc chắn.

Trước đó một năm, vào tết 2001, khán thính giả lại được sống với những thực tại hôm nay với chủ đề Gia đình bác Tâm từ Pháp về Việt Nam ăn tết.

Ngoài văn nghệ tết chung cho toàn thể cộng đoàn giáo xứ việt nam tại paris, còn có những văn nghệ tết riêng cho từng địa điểm hoặc từng hội đoàn.

Và trong năm còn có những văn nghệ đặc biệt khác, tùy theo sinh hoạt và tùy theo những biến cố của cuộc sống. Năm 1988 trình diễn màn vũ xuất sắc được khắp các cộng đoàn việt nam trên thế giới ngưỡng mộ :’Anh hùng tử đạo’ dịp phong thánh tại Roma cho 117 anh hùng tử đạo việt nam. Năm 1995 tại đại hội hành hương Lộ Đức với nhạc kịch ‘Tãu lạy Bà’ ‘Hoạt cảnh thương khó’ vào chủ nhật lễ lá 24.03.2002. Ngày 17.12.2000 một buổi văn nghệ độc đáo và đặc sắc đã được tổ chức. Đó là Hội diễn thánh ca :2000 năm cho một thế giới mới.

222. Báo chí.

Báo chí là một trong những sinh hoạt kỳ cựu nhất của giáo xứ. Nó cũng là một trong những sinh hoạt rất sầm uất và rất cập nhật. Báo có thể là báo trên giấy hoặc trên máy điện toán. Ba sinh hoạt báo chí lần lượt đã xuất hiện trong lòng Giáo xứ Việt nam Paris và được sự cộng tác, xử dụng của nhiều người. Đó là

- Tờ báo giáo xứ, chung cho toàn thể cộng đoàn

- Nội san của các địa điểm mục vụ hoặc hội đoàn công giáo tiến hành

- Mạng lưới tin học

Vì tính chất mới mẻ, cần một tổ chức đặc biệt, ‘Mạng lưới tin học’ sẽ được trình bày qua một mục tách biệt với báo chí.

2221. Báo Giáo Xứ

Văn hóa là một sinh hoạt quan trọng, nói lên sự hiện diện và sức sống của Giáo Xứ ta. Tiêu biểu cho sinh hoạt văn hoá là Tờ Báo. Nhìn lại hơn 50 năm qua, chúng ta phải xác nhận Giáo Xứ ta, lúc còn mở rộng cả nước Pháp cũng như khi chỉ trải trên vùng Paris, đã rất để ý đến vai trò báo chí. Trước năm Giáo Xứ chính thức khai sinh, 1947, thì lúc vừa hoài thai, 1943, Giáo xứ đã có tờ báo rồi. Mặc dầu có vài trường hợp không được biết chính xác về năm tháng, nhưng căn cứ vào những tài liệu còn lại, chúng ta vui mừng thấy sự liên tục của các tờ báo do Giáo Xứ ban hành từ 1943 đến nay:

1943 - ? : ‘‘HIệP NHấT’’

1947 - 1951: ‘‘THÔNG TIN’’

1951 - 1952: ‘‘LIÊN ĐÒAN’’

1953 - 1955: ‘‘NHậN ĐịNH’’

1955 - 1957: ‘‘HỪNG ĐÔNG’’

?

1968 - 1977: ‘‘GiÁO XỨ VIệT NAM’’ (nguyệt san)

1977 - 1982: ‘‘GIÁO XỨ VIệT NAM’’ ( mỗi số một tờ A4)

1984 đến nay : Báo ‘GIÁO XỨ VIệT NAM’ hiện nay

Được thành lập vào ngày 30-10-1983, Hội Đồng Mục Vụ tiên khởi của Giáo Xứ đã phác họa một chương trình hoạt động, trong đó văn hoá và báo chí là những lãnh vực chiếm một chỗ đứng rất quan trọng. Ban Giám đốc Giáo Xứ và Cha Giám Đốc Mai Đức Vinh đã chấp nhận dự án này.

Hai tuần sau, ngày 12.11.1983, một ban báo chí của HộI Đồng Mục Vụ đã được thành lập. Cha Mai Đức Vinh, cha Đinh Đồng Thượng Sách và ba bốn nhân viên của Ban Thường Vụ, giáo sư Trần Văn Cảnh, giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh, Bà Nguyễn Thị Thái và Ông Nguyễn Tiến Đạt, quyết định khởi sự tái bản bộ báo mới, lấy tên là báo GIÁO XỨ VI T NAM.

Số đàu tiên đã được phát hành vào ngày 01-02-1984.

Tới nay được 20 năm, mỗi năm 10 số, hai tháng 8 và 9 báo nghỉ hè. Mỗi tháng hiện nay in 1350 số. Mỗi số dầy 36 trang, khổ giấy A4. Mọi việc đánh máy, trình bày, lên khuôn, ấn loát, phát hành đều làm tại Giáo Xứ. Hầu như mọi việc hoàn toàn do những giáo dân tự nguyện, từ trợ bút đến phát hành, nên giá báo hàng năm chỉ có 30 Euros. Vì thế nhiều độc gỉa ‘‘quên giúp tiền báo’’, báo vẫn tạm đủ để gửi báo cho bưu điện, bảo trì máy móc, mua giấy, bản kẽm và các chất liệu cần thiết.

Mục tiêu để làm gì ?

Ngày 12.11.1983, trong phiên họp đầu tiên của mình, ban báo chí báo ‘GIÁO XỨ VI T NAM’ đã xác định mục tiêu cho tờ báo như sau :

‘Giáo Xứ Việt Nam’ sẽ là sợi dây liên lạc nối liền Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam vùng Paris và phụ cận. Nó cũng là phương tiện để mọi giáo hữu rõ được sinh hoạt của Giáo Xứ, để cùng góp ý, xây dựng, đóng góp công của, làm sống mạnh Giáo Xứ Việt Nam’

Trong số ra mắt, số 1, ngày 01 tnáng hai năm 1984, linh mục giám đốc giáo xứ, đồng thời là chủ nhiệm và chủ bút MAI ĐỨC VINH đã viết mấy lời ngỏ để xác định mục tiêu như sau :Mùa xuân Giáp Tý này, đời sống của cộng đoàn ta viết thêm hai trang sử mới.

; Hội Đồng Mục Vụ chính thức hoạt động phục vụ cộng đoàn và Giáo Hội, theo tinh thần và trách nhiệm tông đồ giáo dân.

; Báo Giáo Xứ Việt Nam được phát hành lại nối kết chặt chẽ hơn nếp sống của từng người, từng gia đình với nếp sống của cộng đoàn và của cả Giáo Hội Quê Hương.

Hội Đồng Mục Vụ hoạt động tốt, Báo Giáo Xứ Việt Nam phổ biến mạnh sẽ làm rạng rỡ mọi sinh hoạt khác của cộng đoàn; đúng hơn, sẽ biến cộng đoàn thành mùa xuân vời vợi sức sống đạo đức, xã hội và văn hóa. Đã nhiều năm bao nhiêu người từng mong ước cho cộng đoàn vươn tới mùa xuân này. Chúa đã khấng nhận ước nguyện chân thành ấy, Chúa đang giơ tay chúc phúc cho thiện ý của cộng đoàn chúng ta : Hội Đồng Mục Vụ và Báo Giáo Xứ Việt Nam sẽ mãi là vườn xuân của cộng đoàn.

Muốn thế, mỗi người chúng ta phải góp tay vào với Chúa : người trồng hoa cúc, kẻ tưới bông hồng, mỗi người một việc bảo vệ và tô điểm vườn xuân cộng đoàn của Chúa.

Hiệp nhất và cộng tác là điều kiện tất yếu để :

; Hội Đồng Mục Vụ thực hiện được những chương trình ích lợi cho cộng đoàn.

; Báo Giáo Xứ Việt Nam được phổ biến rộng rãi, đáng là tiếng nói của Cộng Đoàn.

Sĩ số độc giả báo Giáo Xứ là bao nhiêu ?

Khởi thủy vào số phát hành ngày 1-2-1984, số độc giả ghi tên mua báo Giáo Xứ đếm được khoảng 200. Ba bốn tháng sau, trước khi nghỉ hè vào tháng bảy 1984, số độc giả tăng lên gấp đôi, đếm được khoảng 400. Một năm sau, khoảng đầu năm 1985, sỉ số độc giả gởi tiền ghi tên mua báo Giáo Xứ đếm được khoảng trên dưới 800.

Vào những năm này, tôi cùng cộng tác viết cho hai tờ báo khác : ’Dân Chúa Ău châu’ (phát hành từ tháng giêng năm 1982 tại Đức) và ‘Chiến Hữu‘ ( phát hành từ tháng năm năm 1982 tại Paris). ’Dân Chúa Ău châu’ được bao nhiêu độc giả thì tôi không rõ lắm. ‘Chiến Hữu‘, theo lời ông chủ nhiệm nói với tôi, sau ba năm phát hành, chỉ được khoảng hai ba trăm.

Nhưng số độc giả báo Giáo Xứ không ngừng ở số 800. Năm 1998, dọn về số 38, đường Epinettes, quận 17 Paris, số độc giả tăng vọt hẳn lên đến 1000 người.

Cho đến hôm nay, tháng giêng 2004, số độc giả đếm được 1350. Biểu đồ sau đây vẽ ra đường lên của sĩ số độc giả báo Giáo Xứ từ số khai trương tháng hai 1984 dến số tháng giêng 2004 hôm nay.

Ai là độc giả lý tưởng của báo Giáo xứ ?

Trong một phiên họp vào tháng 10 năm 2003, một thành viên trong Ban Biên Tập báo Giáo Xứ đã đặt cho tôi câu hỏi này : ‘Theo ông, trong tổng thể, phong cách độc giả của báo Giáo Xứ mình sẽ ra làm sao ? Ai là độc giả lý tưởng của báo Giáo Xứ mình ?’

Tôi không ngần ngại trả lời ngay : ‘Tôi theo dõi nội dung các số báo Giáo Xứ một cách đều đặn. Tôi cũng đả được hân hạnh đọc tài liệu dày 63 trang ‘Mục lục phân tích Nguyệt san Giáo Xứ Việt Nam 1984-2003’ của thày sáu Phạm bá Nha. Tôi thấy rằng trong tổng thể, tờ báo Giáo Xứ của ta bày tỏ một tình huynh đệ Việt Nam rõ rệt. Nó chuyên chở cái văn minh Âu Lạc và Bách Việt. Nó hay dùng cái khung văn hóa Tam giáo để trình bày nhửng vấn đề xã hội. Nó xây dựng cuộc sống hàng ngày trên nền tảng PHÚC ÂM công bình và bác ái CÔNG GIÁO. Phong cách người độc gỉa báo Giáo Xứ rõ rệt phản ánh cái văn hoá mà báo Giáo Xứ chuyên chở. Độc giả lý tưởng của báo Giáo Xứ là người vững Đức tin Công giáo và nặng Văn hoá Việt Nam’.

Cho đến số ra ngày 01 tháng 12 năm 2003 vừa qua, 198 số báo đã được ấn hành. Không kể các mục thường xuyên, như tin tức, sinh hoạt,.. 198 chủ đề đã được trình bày.

Các chủ đề này rất phong phú, nhưng xoay quanh một chu kỳ tương đối đều đặn. Chu kỳ ấy là 10 số báo cho một năm.

; Đại cương trong một năm có khoảng từ 5 đến 7 số dành cho các đề tài liên hệ đến đùc tin công giáo, xoay quanh

o Phụng vụ về giáng sinh, phục sinh, tháng mân côi, tháng các đẳng,..

o Mục vụ liên hệ đến các thánh tử đạo VN, xây dựng cộng đoàn, truyền giáo

o Bí tích rửa tội, giải tội, hôn phối, nhất là ơn gọi linh mục tu sĩ

o Giáo lý về Thánh linh, đùc tin, lạc giáo

; Và từ 3 đến 5 số dành cho các đề tài liên hệ đến văn hoá Việt Nam, xoay quanh

o Các lễ hội xuân, tết,..

o Các tập tục về hôn nhân, cưới hỏi,..

o Các vắn đề văn chương, văn hoc liên hệ đến tiếng việt, văn sĩ, thi sĩ, tác gia

o Các mối tình quê hương, nhớ nhà, thương nước

Được nuôi dưỡng bằng hai loạt bài Đức tin Công giáo và Văn hoá Việt Nam như vậy, độc giả báo Giáo xứ Việt Nam càng ngày càng sống mạnh, sống vững cây văn hoá Việt Nam với những tác phong tiêu biểu như :

; Huynh đệ, kính nhường, thông minh, hiếu hoà,

; Tự lực tự cường, dùng việt ngữ, xử dụng việt lý,

; Siêu thoát, xả kỷ, từ bi; an nhiên điềm tĩnh; có cương thường, luân lý

; Có lý có tình, ưa học hiểu, chuyên cần, có tổ chức, pháp trị

; Có đức tin, ngoan đạo, năng học hiểu giáo lý, chịu các bí tich và có tinh thần tông đồ truyền giáo.

Từ ngày thành lập, nhiều lần Ban Biên Tập báo Giáo Xứ Việt Nam đã cùng nhau tự hỏi : ‘Phải viết theo tinh thần nào ? Phải dáp ứng nhu cầu nào của độc giả công giáo việt nam ?’

Câu trả lời luôn luôn đã được xác định là : Đức tin Công giáo và Văn hoá Việt Nam.

Đức tin Công giáo và Văn hoá Việt Nam cũng là hai nét đậm vẽ rõ chân dung độc giả lý tưởng của báo GIÁO XỨ VI T NAM vậy.

2222. Các Nội San, Bản tin trong cộng đoàn

Tại Giáo xứ chúng ta, ngoài tờ báo Giáo Xứ, còn nhiều bản tin hay nội san do các đoàn thể in ấn, phổ biến trong nội bộ theo nhu cầu mục vụ.

- a) Mission Catholique Vietnamienne: Tóm lược tin tức và sinh hoạt của Giáo Xứ bằng tiếng Pháp, phát hành 3 tháng một lần, mỗi lần 400 bản. Phổ biến đến các bạn người Pháp. Bản tin thường có 4 trang, khổ A4, in giáy mầu.

- b) Nguyệt san Cursillo Âu Châu, số đầu ra vào tháng 4/95. Ấn hành khoảng 450 bản. 12 trang, khổ A4 với nội dung phong phú và đa dạng: lá thư phong trào, bài huấn đức của cha linh giám, bài của trường huấn luyện và cảm nghiệm sống đạo của các thành viên, tin tức và sinh hoạt.

- c) Bản tin liên lạc Sống Đạo của Cộng đoàn Công giáo Cergy Pontoise. Số Giáng Sinh 99 có chủ đề: Giáng Sinh của Con người với các bài: Tìm hiểu Năm Thánh, Ý nghĩa lễ Giáng sinh, Suy tư về Mùa Vọng, Phỏng vấn, Lịch phụng vụ, Tin vui buồn, nhiều hình ảnh sinh hoạt của Thiếu Nhi Thánh Thể.

- d) Nội san Legio Mariae. Bộ mới số 1, phát hành từ tháng 1+2-99. Bài vở viết trên dưới 30 trang khổ nhỏ 14x20. Ngoài bài mở đầu là lời suy niệm trong tháng, còn có loạt bài dài về "Chứng nhân thế kỷ XX", học hỏi thủ bàn và tin tức Legio tại Pháp và ngoại quốc.

- e) Liên Lạc Gia Đình Thiếu Nhi Thánh Thể do Đoàn Kitô Vua thực hiện. Ra hàng tháng với độ 60 bản, 4 trang, khổ A4. Bản tin rất cần cho gia đình phụ huynh để biết tin tức, thông báo cần thiết trong tháng. Các mục: Em đọc Thánh Kinh, truyện ngắn, đố vui, thơ,.. được các em vừa đọc vừa học tiếng Việt, một cách thích thú và say mê.

- g) Bản tin Marne La Vallé của cộng đoàn công giáo VN tại Marne La Vallée phát hành đến tháng 11-99, đã được 22 số. Ấn hành 4 trang khổ A4, in giấy mầu, đẹp. Nội dung chia bốn phần rõ rệt: Tin tức, Thông báo, Lịch phụng vụ và một bài nghiên cứu ngắn. Hiện nay phần nghiên cứu đang đăng loạt bài về Năm Thánh, giá trị học tập và tài liệu sử học rất qúi.

- h) Emmau. Bản tin liên lạc Giới Trẻ Giáo Xứ Việt Nam xuất bản hàng tháng. Bản tin Thu Đông, tháng 11+12-99, phần tiếng Việt đăng Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi Giới Trẻ Ngày Quốc Tế Giới Trẻ kỳ XV tại Roma từ 15 đến 20-08-2000. Phần tiếng Pháp ghi lịch trình nhiều sinh hoạt JMJ tại Paris.

223. Mạng lưới tin học

w.w.w.giaoxuvnparis.org

Bắt nhịp theo đà tiến triển của khoa học, đặc biệt là tin học, từ ngày 01.05.2002, giáo xứ đã đi vào mạng lưới tin học. Sau đây là đôi lời giới thiệu của đức ông Mai Đức Vinh cho ngày khai trương mạng lưới tin học ở giáo xứ việt nam paris.

Chưa bao giờ trong lịch sử Giáo Hội, Truyền Thông Xã Hội trở thành một sinh hoạt mục vụ được quan tâm như ngày nay.

Trước tiên chúng ta phải kể đến Sắc lệnh về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội (Inter Mirifica) của Công Đồng Vatican II mà đức thánh cha Paholô VI đã ban hành ngày 04.12.1963.

Kế đến là việc thành lập Ủy Ban Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội (Pontificia Commissione per le Communicazioni Sociali) ngày 02.04.1964 do đức Phaolô VI với tự sắc ‘Nhiều thành quả’ (In Fructibus Multic).

Đến ngày 28.06.1988, đức Gioan Phaolô II lại ban tự sắc ‘Người Mục Tử Nhân Lành’ (Bonus Pastor) nâng Ủy Ban Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội lên thành Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội (Pontificio Consiglio delle Communicazioni Sociali). Cũng chính đương kim Giáo Hoàng đã chọn ngày 12.05 làm Ngày Thế Giới Truyền Thông mỗi năm. Và vào ngày này đức thánh cha l&(i ban hành một sứ điệp đặc biệt về Mục Vụ Truyền Thông.

Và đặc biệt năm 2002 này, đức thánh cha đã chọn chủ đề cho Ngày Truyền Thông là ‘Internet, một diễn đàn mới để công bố Tin Mừng’.

Nói về Internet, chúng ta biết lịch sử đã ghi : ‘kỹ thuật truyền thông hiện đại này bùng lên từ năm 1960 tại Hoa Kỳ và qua năm 1970 Internet được toàn cầu hóa. Kể từ đó Internet phổ biến mau lẹ, nhưng mãi năm 1995, dịch vụ Internet của Tòa Thánh mới bắt đầu hoạt động, và nối dài là Internet được thiết lập tại nhiều cấp bộ của Giáo Hội trung ương và các Giáo Hội địa phương. Tóm lại, Internet đã trở thành ‘truyền thông đại chúng’, vì hiện nay trên thế giới, cứ 40 người thì 1 người dùng Internet (Vietcatholic news 8.11.01), và riêng tại Hoa Kỳ đã có 28.000.000 người quan tâm đến việc xử dụng Internet để truy tầm tài liệu tôn giáo (Vietcatholic News 30.12.01)’

Riêng Giáo Hội Mẹ Việt Nam, vì hoàn cảnh đất nước, Giáo Hội chưa có một mạng lưới Internet như một phương tiện chính thức về thông tin, mục vụ và truyần giáo như lòng mong ước và nhu cầu mục vụ đòi hỏi. Chúng ta phải chia sẻ với Hội Đồng Giám Mục về điểm này.

Còn các Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại, chắc chắn đã có nhiều Mạng lưới Internet thuộc cấp cộng đoàn (quốc gia hay vùng miền) trên năm Châu Lục. Nhưng đáng chú ý là Mạng lưới của Văn Phòng Phối Kết Mục Vụ tại Roma, và đặc biệt Mạng lưới Internet Vietcatholic, nay đã tròn 5 tuổi.

Vì thế xét theo là một Cộng Đoàn thủ đô Paris, có lịch sử kỳ cựu, có số dân chúng đông đảo, và nhiều nhân tài, nhiều chuyên viên Internet, Giáo Xứ Việt Nam Paris bây giờ mới nghĩ đến việc mở một ‘Site Internet’ là đã muộn màng. Nhưng thà có muộn còn hơn không có. Và đó là kết quả của nhiều buổi hội, mà ba buổi hội gần nhất, có tính cách quyết định nhiều nhất là vào các ngày 12.01.02, 26.01.02 và 01.03.02. Thành quả của những lần hội bàn này :

1. Xác định mục đích theo đuổi : Loan Báo Tin Mừng qua các khía cạnh :

- Trình bày đời sống cộng đoàn.

- Thông tin, liên lạc và học hỏi.

- Cổ võ tinh thần sống đạo và tuyên chứng Tin Mừng, đặc biệt cho giới trẻ.

2. Thành hình ba tiểu ban :

- Ban Điều hành tổng quát : Đức ông Mai Đức Vinh, ông Tạ Đình Chung

- Ban Biên tập : Linh mục Đinh Đồng Thượng Sách, giáo sư Trần Văn Cảnh, thầy phó tế vĩnh viễn Phạm Bá Nha

- Ban Kỹ thuật : Ông Võ Hữu Lộc, ông Lương Công Bình.

3. Ngày khai trương : Ngày Liên Đới Nghề Nghiệp 01.05.02, sát gần với Ngày Truyền Thông của Giáo Hộ (12.05)

Sau cùng tôi xin mượn lời của đức tổng giám mục Foley, chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Truyền Thông Xã Hội làm câu kết cho bài biết này. Ngài nói :’Càng ngày chúng ta càng thấy rõ, đời sống con người từ học tập, làm việc đến giải trí, cả người lớn lẫn trẻ em, rồi ra sẽ quay quanh cái máy vi tính nói chung và mạng lưới Internet nói riêng đang nhanh chóng trở thành phương tiện chủ yếu để con người tiếp nhận thônt tin, giáo dục, hướng dẫn và đề xuất thái độ sống cho cá nhân, gia đình và xã hội. Và vì thế, người ta có thể dùng các phương tiện thônt tin ấy để loan báo Tin Mừng, nhưng cũng có thể dùng chúng để bắt Tin Mừng phải im lặng trong lòng người’ (Huấn thị Mục Vụ ‘thời đại Mới’, Aetatis Novae, 1992).

Ý thức tầm quan trọng của mạng lưới Internet như trên, chúng ta hân hoan đón cháo ‘Site internet Giáo Xứ Việt Nam’ và cầu chúc cho sinh hoạt mục này phát triển và lâu bền. Ad Multos Annos !

224. Thảo luận

Song song với những sinh hoạt văn nghệ, báo chí và mạng lưới tin học, một sinh hoạt khác nặng sắc thái nghiên cứu vẫn được lưu ý. Đó là thảo luận, với sự dẫn nhập của một diễn giả chuyên gia. Tùy theo nhu cầu của cộng đoàn, các buổi thuyết trình và hội thảo này đã được tổ chức về nhiều đề tài khác nhau. Từ văn chương, văn hóa, đến chính trị kinh tế xã hội, giáo dục, qua tôn giáo thần học. Sáu nhóm đã góp công nhiều vào việc tổ chức những buổi hội thảo này là Đoàn Sinh Viên Công Giáo, Nhóm Thần Học Giáo Dân, Nhóm Mục Vụ Hôn Nhân, Nhóm Emmau, Nhóm Thư Viện và Nhóm Chuyên Gia.

Trước năm 1954, theo một số tài liệu còn tìm lại được, có 8 buổi thuyết trình đã được đoàn sinh viên công giáo tổ chức.

1. 19.11.1949 ‘Cộng sản Việt Nam công kích người công giáo Việt Nam ở những điểm lý thuyết nào ?’ do anh Bùi Thúc Duyên trình bày (Báo Thông Tin, số 56, 12.1949, trang 22-23)

2. 19.04.1950 ‘Công giáo và tư bản’ do anh Trần Quang Ngọc trình bày.

3. 18.05.1950 ‘Công giáo tiến hành là gì ?’ do anh Nguyễn Huy Bảo và Mai Văn Hàm trình bày (Báo Thông Tin, số 60, 1950, trang 13).

4. 27.03.1954 ‘Đời sống thôn quê Việt Nam với vấn đề điền địa’ do anh Ngô Đình Luyện trình bày.

5. 03.04.1954 ‘Sứ mệnh người thanh niên trong xã hội Việt Nam’ do anh Nguyễn Văn Ái trình bày.

6. 10.04.1954 ‘Tai nạn các chứng bệnh nguy hiểm cho dân tộc Việt Nam’ do anh Bửu Hội trình bày.

7. 30.04.1954 ‘Đời sống tín ngưỡng của dân tộc Việt Nam" do anh Trương Công Cừu trình bày.

8. 29.05.1954 ‘Thi ca dân tộc’ do anh Lê Doãn Kim trình bày.

Được thành lập vào năm 1980, nhóm Thần học Giáo dân tiếp tục lại sinh hoạt thuyết trình và hội thảo. Qua sáu năm sinh hoạt, trung bình mỗi năm từ ba đến bốn buổi thuyết trình hội thảo đã được tổ chức. Sau đây là 19 đề tài đã được thuyết trình do nhóm thần học giáo dân tổ chức từ năm 1981 đến 1986.

9. 22.02.1981 ‘Hội Đồng Thượng Đỉnh các Giám Mục 1980 với đời sống gia đình’ do Sư huynh Pierre Trần Văn Nghiêm và giáo sư Trần Văn Cảnh trình bày.

10. 20.04.1981 ‘Giáo dục gia đình Việt Nam tại Pháp’ do cha Bùi Đức Tín (P. Gastine) trình bày.

11. 15.10.1981 ‘Hiện tượng giáo phái’ do cha Mai Đức Vinh trình bày.

12. 15.02.1982 ‘Thảm cảnh người Việt Nam tại Pháp’ do sư huynh Trần Văn Nghiêm trình bày.

13. 14.05.1982 ‘Hôn nhân dị giáo’ do cha Hoàng Quang Lượng trình bày.

14. 17.10.1982 ‘Hôn nhân xưa và nay’ do ông Nguyễn Văn Hộ trình bày.

15. 23.03.1983 ‘Quan niệm về Trời’ do cha Vũ Dư Khánh trình bày.

16. 24.05.1983 ‘Thánh Kinh trong gia đình’ do cha Nguyễn Chí Thiết trình bày.

17. 16.10.1983 ‘Vấn đề điều hòa sinh sản’ do bác sĩ Vũ Ngọc Hoàn trình bày.

18. 25.02.1984 ‘Giáo dục Việt Nam qua tác phẩm đoạn tuyệt’ do cha Trần Định trình bày.

19. 17.05.1984 ‘Đi học được trả lương’ do giáo sư Trần Văn Cảnh, luật sư Nguyễn Tấn Thọ và cán sự xã hội Huỳnh Thị Na trình bày.

20. 23.11.1984 ‘Khác biệt giữa Do Thái giáo, Công giáo và Hồi giáo’ do cha Trần Định trình bày.

21. 07.03.1985 ‘Những chứng bịnh nguy hiểm của xứ Tây’ do hai bác sĩ Tạ Thanh Minh và Trương Quân Vương trình bày.

22. 12.05.1985 ‘Tâm trạng tuổi trẻ Việt Nam tại Pháp’ do sư huynh Trần Văn Nghiêm trình bày.

23. 23.11.1985 ‘Sức khỏe tiền hôn nhân’ do hai bác sĩ Tạ Thanh Minh và Phạm Văn Anh trình bày.

24. 16.02.1986 ‘An ninh xã hội liên quan đến người trẻ’ quý anh Nguyễn Hữu Bản, Đoàn Ngọc Hùng, nữ tu Têrêsa Na.

25. 17.04.1986 ‘Đạo nào cũng giống nhau’ do ba cha Bùi Đức Tín, Mai Đức Vinh, Dương Như Hoan trình bày.

26. 26.06.1986 ‘Thờ cúng Tổ tiên’ do ông Nguyễn Văn Hộ và ông Phạm Bá Nha trình bày.

27. 10.11.1986 ‘Mê tín, dị đoan của người Việt Nam’ do cha Bùi Duy Nghiệp và ông Trần Louis trình bày.

Từ năm 1989 sinh hoạt thuyết trình hội thảo đã được bốn nhóm Emmau, Thư viện, Mục vụ hôn nhân và Chuyên gia tiếp tay. 15 buổi thuyết trình hội thảo và văn nghệ khác đã được tổ chức với những đề tài sau đây :

28. 16.04.1989 ‘Việt Nam văn hóa, văn hiến, văn minh và văn chương’ do học giả Thái Văn Kiểm trình bày

29. 11.11.1990 ‘Thi sĩ Hàn Mặc Tử’ do học giả Thái Văn Kiểm trình bày.

30. 15.05.1992 ‘Vua Quang Trung, nhân dịp kỷ niệm 120 năm trận Đống Đa’ do Cư sĩ Trần Đại Sỹ trình bày. Nữ nghệ sĩ Bích Thuận và thi sĩ Hồ Trọng Khôi : ‘Bình và ngâm thơ Nguyễn Công Trứ. Đinh Hùng và Hồ Trọng Khôi’

31. 15.03.1993 ‘Alexandres de Rhodes, 400 năm sinh nhật’ do giáo sư Nguyễn Khắc Xuyên trình bày.

32. 17.10.1993 ‘Văn Sỹ Gheoghiu qua tác phẩm : Từ giờ thứ 25 đến giờ vĩnh cửu’ do giáo sư Nguyễn Thị Hảo trình bày.

33. 09.07.1995 ‘Gia đình và luật tài sản’ do luật sư Lê Đình Thông trình bày.

34. 04.08.1996 ‘Sự nghiệp văn hóa và kiến trúc của cụ sáu Trần Lục’ do ông Trần Trung Lương và thầy Phạm Bá Nha trình bày.

35. 22.12.1996 ‘Hôn nhân và gia đình’ do giáo sư Trần Văn Cảnh trình bày.

36. 1997 ‘Xã hội học gia đình công giáo Việt Nam’ do luật sư Lê Đình Thông.

37. 1998 ‘Mạn đàm về hạnh phúc gia đình’ do giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh.

38. 1999 ‘Chữ tình và chữ yêu’ do bác sĩ Nguyễn Văn Ái.

39. 05.04.1999 ‘Mạn đàm về thơ’ với sự hiện diện của nhà thơ Vân Uyên, Minh Châu, Phương Du và ba người giới thiệu : luật sư Lê Đình Thông, giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh và ông Đỗ Bình

40. 07.05.2000 ‘Đức cố giám mục Hồ Ngọc Cẩn’ do giáo sư Thái Văn Kiểm, giáo sư, thầy Phạm Bá Nha và luật sư Lê Đình Thông.

41. 29.04.2001 ‘Đức cha Gioan Baotixita Nguyễn Bá Tòng’ do thầy Phạm bá Nha và luật sư Lê Đình Thông.

42. 07.04.2002 ‘Nhà bác học Petrus Trương Vĩnh Ký’ với giáo sư Tạ Thanh Minh Khánh và tân tiến sĩ Trương Thị Liễu.

43. 04.05.2003 ‘Nhà văn hóa Paulus Huỳnh Tịnh Của’ do giáo sư Trần Văn Cảnh.

Không kể 43 buổi thuyềt trình đã được tổ chức một cách trọng thể và to lớn, từ một năm nay, nghĩa là từ năm 2002, nhóm chuyên gia đã đặc biệt khởi sắc và rầm rộ với một sinh hoạt mới : nói chuyện và tư vấn chuyên môn. Bốn lãnh vực tư vấn đã dần dà thành hình và chia nhau hoạt động qua bốn chủ nhật trong tháng. Mỗi chủ nhật, tại văn phòng thường trực xã hội, một ban tư vấn chuyên môn, hiện diện từ 13 đến 15 giờ, để giúp giải đáp những thắc mắc của bất cứ ai có vấn đề.

224. Xuất bản ấn loát.

Giáo xứ Việt Nam Paris được hân hạnh có đức ông Mai Đức Vinh làm giám đốc từ 20 năm nay. Xuất thân từ một gia đình rất đạo đức, đức ông đã ‘đi giúp xứ’ tại trường trung học Lê Bảo Tịnh, sống bên cạnh linh mục học giả Thanh Lãng. Rồi khi thụ phong linh mục, ngài đã nhiều năm làm giáo sư đại chủng viện Xuân Bích tại Huế. Ngài là một trong những người đắc lực chủ trương soạn thảo bộ sách ‘Hanh Các Thánh trong năm’, mà nhiều người đã từng đọc từ những năm 70 ở Việt Nam.

Nhờ sự đôn đốc của đức ông, Giáo Xứ Việt Nam Paris không chỉ hãnh diện đã có được những hoạt động lễ hội, gặp gỡ, liên đới, giáo dục, văn nghệ, báo chí, thảo luận, mà còn được góp phần vào việc sáng tác, xuất bản, và ấn loát các tài liệu tôn giáo và văn hóa.

Ba đoạn văn ghi dấu ba giai đoạn phát triển của công việc sáng tác, xuất bản và ấn loát này : 1997, 2000, 2002.

2241. Giai đoạn ‘Tủ sách Giáo Xữ

1997. Đoạn văn thứ nhất rút ra từ tập ‘Kỷ yếu 50 năm thành lập Giáo Xứ Việt Nam tại Paris’, qua một bài vắn gọn, cha Mai Đức Vinh đã tóm tắt sinh hoạt xuất bản của Giáo Xứ dưới tựa đề ‘tủ sách Giáo Xứ’.

Tủ sách tại Giáo Xứ bề ngoài cũng nghèo nàn và bé nhỏ như chính ngôi nhà Boissonade ! Tuy nhiên nó có ba ưu điểm :

1. Tủ sách Giáo Xứ được thành hình rất sớm, ngay từ 1978, với những tài liệu Giáo lý, Kinh nguyện và Thánh ca để đáp ứng kịp thời những nhu cầu mục vụ và sống đạo của đồng bào tị nạn ồ ạt tới Pháp...Hai cuốn sách mà Ủy Ban Mục Vụ Việt Nam tại Pháp đã có chương trình in lại từ 1979, cha Vinh phải quán xuyến, là cuốn ‘Sách Lễ Giáo Dân’ và cuốn ‘Tân Ước’ của cha Trần Đức Huân. Ông Jean Pinai đã giúp in lại 48 băng nhạc chủ đề Chúa, Đức Mẹ, Giáo Lý, Phụng vụ, cha Vinh soạn bộ Giáo Lý Sống Đức Tin, Sống Bí Tích, cuốn Kinh Nguyện Dân Chúa, bộ Hành Hương Lộ Đức, Fatima và Roma. Nữ tu Sophie Phú và cha Sách soạn in lại bộ 3 cuốn ‘Cùng Ngợi Khen’. Nhờ sự giúp đỡ của Caritas Đức, năm 1982, Giáo Xứ còn in lại cuốn Sách Lễ Giáo Dân (bớt những phần không cấn thiết) và cuốn Tân Ước của đức hồng y Trịnh Văn Căn. Ngoài ra, Giáo Xứ còn xuất vốn in lại nhiều sách đạo đức như Chúa Giêsu Vua Tình Yêu, Ý Nghĩa Sự Đau Khổ... Hàng năm chị Liên va cha Vinh lo soạn cuốn Lịch Phụng Vụ Thánh Kinh. Dĩ nhiên Giáo Xứ phải mua nhiều sách đạo từ Hoa Kỳ về cung ứng cho nhu cầu. Cũng có nhiều người gửi sách để bán.

2. Sau phần sách vở, còn các ảnh tượng cần thiết cho giáo dân. Nữ tu Têrêsa Liên là người có nhiều sáng kiến về phạm vi này : Mua ảnh, tràng hạt từ Roma về bán, làm các thiệp Giáng Sinh...

3. Tủ sách không chỉ dành riêng cho Giáo Xứ, nhưng cung cấp cho các cộng đoàn Việt Nam tại Pháp, Âu Châu và cả Mỹ Châu, đặc biệt từ 1978-1987. Quán xuyến tủ sách này một thời gian là công việc của nữ tu Têrêsa Kim Liên. Về sau là quý bà, quý chị làm tự nguyện như bà Mai Hương, chị Nguyễn Thị Hy.

2242. Giai đoạn ‘Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII’

2000. Đoạn văn thứ hai là bài ‘Lời mở’ giới thiệu cuốn sách ‘Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII’. Trong bài này, đức ông Mai Đức Vinh đã trình bày công việc sáng tác, soạn thảo và phát hành một cách tỷ mỉ hơn. Công việc rõ rệt đã có tổ chức và được sự cộng tác tích cực của nhiều giáo sĩ và giáo dân.

Trong tờ Tường Trình Mục Vụ hằng năm của Giáo Xứ Việt Nam nộp lên Tòa Tổng Giám Mục Paris, luôn có câu :’Sinh hoạt Mục Vụ của Giáo Xứ Paris được phát triển dưới ba khía cạnh lớn : Thiêng liêng, Văn hóa và Xã hội’. Ba khía cạnh này liên hệ chặt chẽ với nhau.

Những sinh hoạt chính yếu và thường xuyên về Văn hóa của Giáo Xứ Paris :

1. Tổ chức các lớp học tiếng Việt mỗi chiều thứ bảy, thường có 250 em nhỏ theo học.

2. Mở các lớp học Pháp Văn, bốn ngày một tuần, mỗi ngày bốn giờ. Theo báo cáo niên học 1999, số giáo sư có 26 vị, đa số là người Pháp, còn lại là người Việt Nam, và tất cả đều dạy học tự nguyện. Số học sinh ghi danh là 220, phần lớn là người trẻ từ 18 đến 30 tuổi. Nguyên tắc thì ưu tiên cho người trẻ Việt Nam, nhưng thực tế từ vài năm nay thì tới 90% là người trẻ Trung Hoa.

3. Tổ chức thư viện sách tiếng Việt. Thư Viện đã chẵn 12 tuổi, và hiện có gần 5.000 cuốn sách đủ loại. Điều hành thư viện là cha Đinh Đồng Thượng Sách và một nhóm các bạn trẻ tự nguyện. Hiện có trên 200 người ghi danh mượn sách thường xuyên.

4. Tổ chức các buổi diễn thuyết về văn hóa : Mỗi năm trung bình hai lần. Như năm nay, chủ nhật 21.05, có buổi diễn thuyết về ‘Sự Nghiệp văn hóa’ của Đức cố Giám Mục Đaminh Hồ Ngọc Cẩn, nhân ngày kỷ niệm 10 năm thành lập Thư Viện; và chủ nhật 24.12, có buổi thuyết trình về ‘Đời sống gia đình’.

5. Phát hành tờ ‘Báo Giáo Xứ Việt Nam’ mỗi tháng với số lượng 1.200 tờ, mỗi tờ 36 trang A4. Tờ ‘Mission Catholique Vietnaienne’, hai lần một năm, mỗi lần 8 trang A4, và gởi 300 bản cho các Bạn người Pháp. Ba nhóm làm việc đều đặn : Điều hành, Biên tập và Phát hành.

6. Phiên dịch, soạn thảo và phát hành các tài liệu hoặc sách Giáo lý, Phụng vụ, Thánh kinh và Tu đức. Trong số những sách phát hành mới đây của Giáo Xứ, đáng chú ý nhất :

- Lịch Phụng vụ Thánh kinh năm 2000 (ra mỗi năm kể từ 1983).

- Kỷ Yếu 50 năm Thành Lập Giáo Xứ, 1947-1977 (1997)

- Giáo Lý cho Người Trưởng Thành (1997).

- Têrêsa Vị Thánh Lớn Nhất của thời đại mới (1997)

- Hành Trang sống Thế Kỷ XXI (1999).

- Fatima, Hòa Bình và Tình Thương (2000).

- Đường Vào Tình Yêu (2000).

Điều chúng tôi muốn ghi nhận ở đây là ‘Mọi sinh hoạt văn hóa đặc biệt về việc biên soạn, dịch thuật các sách vở đều được thực hiện chung bởi một nhóm cộng tác viên, linh mục, tu sĩ và giáo dân trong Giáo Xứ’. Chúng tôi vui mừng cám ơn Chúa về sáng kiến và nỗ lực mục vụ này.

Chính trong chiều hướng’cộng tác văn hóa giáo sĩ giáo dân’ này mà một nhóm linh mục, tu sĩ và giáo dân của Giáo Xứ chung sức thực hiện cuốn ‘chân phước giáo hoàng Gioan XXIII’ được gửi tới quý độc giả hôm nay.

2243. Giai đoạn ‘Tân lich sử Giáo HộI’

2002. Đoạn văn thứ ba là một khúc trong bài ‘lời mở’ giới thiệu bộ ‘Tân Lịch Sử Giáo Hộ’ gồm 10 tập. Khúc văn này vạch ra những lý do thúc đẩy việc phiên dịch một cuốn sách do một ‘nhóm linh mục, tu sĩ và giáo dân’.

Cuốn thứ I của bộ lịch sử này ra đời năm 1963, và ấn bản Pháp ngữ của cuốn V năm phát hành năm 1975, thì ngay 1968, cha Giuse Phạm Phúc Khánh, báy giờ làm việc tại Cannes đã viết thư xin phép phiên dịch ra tiếng việt. Trong thư phúc đáp, ngày 23.12.1969, nhà xuất bản Paul Brand, với tư cách điều hợp giữa các nhà xuất bản, đã viết những lời phấn khởi như sau :’Bộ Tân Lịch Sử Giáo Hội là một phương án quốc tế giữa các nhà xuất bản sau đây... Chúng tôi chác chắn rằng mọi nhà xuất bản khác sẽ chấp nhận bản dịch Việt ngữ... Như vậy, không có gì cản trở việc cha tiếp tục phiên dịch. Chúng tôi cầu chúc cha gặt hái thành quả tốt đẹp và trong khi chờ đợi đọc bản dịch của cha, chúng tôi xin cha tin tưởng vào những tâm xảm nhiệt tình của chúng tôi’.

Ba mục đích thúc đảy chúng tôi làm công việc này : Trước tiên là muốn đóng góp một phần nhỏ mọn vào việc cung ứng tài liệu cơ bản cho viêc học hỏi và nghiên cứu trong kho tàng văn hóa của Giáo Hội và của Quê Hương, đặc biệt và thực tế cho các Chủng Viện tại Quê Nhà. Thứ đến chúng tôi muốn chọn phần Lịch Sử Giáo Hội, bởi vì cho tới nay tại Việt Nam chưa có một bộ ‘Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo Hoàn Vũ’nào đày đủ. Có lẽ hiện nay Bộ Lịch Sử Giáo Hội do cha Bùi Đức Sinh soạn là duy nhất, nhưng cũng thu gọn vào hai cuốn. Thứ ba chúng tôi nhận thấy đây là bộ lịch sử mới mẻ, đày đủ, biên soạn công phu, đúng đắn và kỹ thuật khoa học nhất hiện nay trong bộ môn sử học về Giáo Hội. Thứ bốn, chúng tôi muốn thể hiện một hình thức làm việc chung giữa linh mục, tu sĩ và giáo dân trong phạm vi văn hóa và mục vụ, là hình thức làm việc đã có nhiều tại các nước  Mỹ. Chúng tôi muốn học điểm hay của họ.

225. Thư viện.

Ngày nay, bước chân vào thư viện Giáo Xứ, với gần 10.000 cuốn sách đủ loại, người ta thấy ngay đây là một thư viện có tầm vóc nghiên cứu. Nhưng khởi đầu, từ lúc ý tưởng được manh nha nơi một số người trách nhiệm, đặc biệt từ những năm 1980 đến 1990, ước vọng to lớn nhất là lập được một thư viện sư phạm tiếng việt, để giúp các thầy cô dậy tiếng việt tại Giáo Xứ có một tài liệu tối thiểu để soạn bài. Nhiều lần nói chuyện với cha Đinh Đồng Thượng Sách, tôi cảm thấy vừa phục vừa mến các thầy cô vô cùng. Nhưng hoàn cảnh người việt nam tại Pháp vào những năm 80 vẫn còn chật vật. Chật vật về tài chánh, chật vật về nhu lịệu tinh thần. Vào khoảng năm 1985 cha Sách giới thiệu với tôi một chị Việt Nam làm việc cho Việt Kiều tại Đức. Chị này muốn kiếm mua một số sách tiếng việt. Ngân quĩ chị rất dồi dào, vì chính phủ Đức cho một ngân khoản lớn. Nhưng thư mục chị liệt kê được rất là nghèo nàn. Làm việc với chị ấy hai buổi, chúng tôi đã có thể lập được một thư mục gần một ngàn cuốn sách, có thể tìm mua được tại Âu Mỹ. Lúc này thư viện Giáo Xứ dẫu chưa chính thức khai mạc, nhưng cũng đã có được một vài trăm cuốn. Tôi nhớ lúc đó có chị Nga, sinh viên y khoa, và một số anh chị trẻ khác nữa, giúp cha Sách tổ chức thư viện.

Song song với việc lập đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể tại Giáo Xứ ngày 22.06.1986, việc dậy tiếng Việt phát triển mạnh và nhu cầu thư viện sư phạm tiếng việt càng thấy khẩn thiết.

Trong hai ngày trại 23-25.08.1985 tại Conflans - Sainte - Honorine, cha Sách có nhờ tôi nói truyện với các trưởng về việc dậy tiếng việt. Sau khi đã trình bày với các trưởng về vấn đề làm sao dậy tiếng việt cho có tổ chức và có phương pháp, tất cả các trưởng có mặt, khoảng trên dưới 12, 13 người, đều nhất chí đưa ra ý tưởng phải lập một thư viện sư phạm tiếng việt. Sau đó tôi có dịp được trao đổi với các trưởng và các thầy cô dậy tiếng việt. Đến năm 1987 thì một thư mục đã được thiết lập. Sau đây là đoạn văn tôi viết ở Báo Giáo Xứ số 36, nói về ‘Dự án thư viện dư phạm tiếng việt’

2251. Dự án thư viện sư phạm tiếng việt

Tại sao phải lập một thư viện sư phạm tiếng việt ? Như tôi vừa trình bày ở trên, việc dậy tiếng việt hiện nay ở Giáo Xứ có một tổ chức đã vậy, mà còn có một tầm vóc quan trọng không thua gì một trường học. 150 học trò trong 10 lớp học khác nhau; việc dậy được tiến hành một cách đều đặn vào mỗi chiều thứ bảy. Trừ phi chúng ta muốn cho việc này không được tiếp tục nữa, hoặc chưa nói đến ý chí muốn cho nó phát triển hơn, mà chỉ cần làm sao để nó được duy trì trong múc độ hiện tại, chúng ta bắt buộc phải giúp các thầy cô có phương tiện tối thiểu để làm việc. Phưong tiện tối thiểu đây là tài liệu để soạn bài. Ai cũng biết rằng giáo khoa dậy tiếng việt cho trẻ em Việt Nam hải ngoại chưa được soạn thảo. Các thầy cô đã phải cố gắng vá víu, vận dụng hết hiểu biết và tài năng của mình để bù vào chỗ trống ấy. Nhưng sức cố gắng có tích cực mấy, rồi cũng có hạn. Các thầy cô đã nhìn ra giới hạn của cố gắng của mình. Họ đã cảm thấy một nhu cầu tối thiểu phải được thỏa mãn : nhu cầu phải có một tủ sách sư phạm tiếng việt.

Sau nhiều lần trao đổi, họ đã minh định được những tài liệu cần thiết phải có, mà mục tiêu căn bản là giúp họ có phương tiện soạn bài để dậy tiếng việt. Tuân theo mục tiêu căn bản này, một chương trình rất khiêm tốn đã được đưa ra : trong hai năm đầu chỉ cần tậu được tủ sách tối thiểu. Loại sách tối thiểu đầu tiên là sách giáo khoa cũ ở bên nhà và in lại bên này. Sau nhiều tìm tòi, các thầy cô đã lấp được một thư mục gồm 12 cuốn tương đói có thể dùng được. loại thứ hai là một số sách nhi đồng gồm khoảng 44 cuốn. Loại thứ ba là thần thoại và cổ tích việt nam 7 cuốn sách đã được lựa chọn. Loại thứ tư là tục ngữ và ca dao việt nam, có khoảng bốn cuốn. Loại thứ năm là dân ca và bài hát, tìm được khoảng 4 cuốn. Loại thứ sáu là sử địa việt nam : 5 cuốn đã được chọn. Loại thứ bảy là phong tục, hiện chỉ lựa được ba cuốn, và cuối cùng là một số sách văn chương việt nam mà đa số là của các tác giả trong Tự Lực Văn Đoàn.

Theo những loại sách trên đây thư mục chi tiết mà các thầy cô muốn thiết lập được ngay trong hai năm 1987-1988 gồm 110 cuốn sách..

Thư mục chi tiết và tối thiểu này là kết quả của nhiều lần suy nghĩ và trao đổi. Nó chẳng phải là phát biểu của một nhu cầu rõ rệt sao ? Nó chẳng phải là dấu chỉ của một công việc cò tổ chức và có phương pháp sao ?

2252. Khai trương thư viện Giáo Xứ.

Ngày 16.4.1990, Thư Viện Giáo Xứ, chính thức được cha Giám Đốc Mai Đức Vinh cắt băng khánh thành. Đó là công lớn của cha Đinh Đồng Thượng Sách và nhóm trẻ tha thiết với nền văn hóa dân tộc và tương lai trẻ em, với cộng đoàn và độc giả xa gần. Hơn 6 năm qua, nhờ tinh thần làm việc tự nguyện rất cao của anh chị em trẻ, số sách lưu trữ được khoảng 3000 cuốn.

Ước mơ thành lập thư viện của cha Sách và anh em trẻ tha thiết tới nền văn hóa đã thành hình. Chiều chúa nhật 16.4.1990, thu viện được khánh thành. Rất đông quan khách tham dự với tiệc trà thân mật. Hội đồng mục vụ tặng 5.000FF. Trong cuốn sổ vàng của ngày cắt băng khánh thành, cha giám đốc Mai Đức Vinh ghi : Hoan hô tinh thần văn hóa của người trẻ. Tinh thần hăng say này phải trải rộng như mảnh đất Việt Nam. Sự trường tồn như sức sống dân tộc. Một khách mời khác ghi : Đọc sách để mở mang tâm thức mà Thượng Đế ban cho con người, để con người dùng sụ hiểu biết của mình mà ca tụng Chúa. Hoan hô thanh niên Giáo Xứ. (Lộc). Từ đây thư viện Thanh Thiếu Niên được cộng đoàn biết đến. Nhiều sách bắt đầu được gởi tặng hay mua.

Thư mục 1996 đã thực hiện vào Phục Sinh, có 3234 cuốn sách, xếp theo 15 loại : Chưởng, Dã sử, Làm người, Loại tập, Ngoại ngữ, Quân chính, Sử địa, Truyện dịch, Tôn giáo, Thơ, Triết lý, Thiếu nhi, Tiểu thuyết, Tự điển và Văn hóa.

Tới nay, số sách mỗi ngày mỗi thêm. Tình trạng sách mới còn tốt. Ngoài ra, thư viện còn lưu trữ Video, Album và Cassettes về sinh hoạt của giới trẻ và Thiếu Nhi Thánh Thể. Một số báo chí chưa phân loại. Độc giả muốn đọc hay mượn sach chỉ cần lập thẻ và theo giờ qui định. Chiều thứ bảy và trưa chúa nhật. Phụ trách thư viện niên khóa 1995-1996 là anh Vũ Trung Thủy cùng với hơn 10 anh chị em tự nguyện khác, làm việc rất tích cực.

Song song với lưu trữ sách, thư viện nhận lãnh công tác tổ chức các buổi thuyết trình cho cộng đoàn. Công việc nhóm Emmau làm trước. Để mở đầu, ngày 4.8.1996, nhóm Thư viện tổ chức buổi nói truyện về cuộc đời hy sinh đổ máu đào và sự nghiệp văn hóa và kiến trúc của Cụ Sáu TRẦN LụC (1825-1899), do hai diễn giả Trần Trung Lương và Phạm Bá Nha trình bày. Tinh thần phục vụ của các bạn trẻ khiến các nhà văn và độc giả có mặt thiết tha với thư viện hơn. Được nhiều tác giả đem sách tặng. Thư viện tiếp tục tổ chức các buổi nói truyện khác liên quan đến tôn giáo và văn hóa.

Chuyên môn của thư viện là nỗ lực sưu tầm về sách công giáo bằng tiếng Việt xưa và nay. Hiện, thư viện có thể thỏa mãn về những sách công giáo xuất bản trong bốn thập niên gần đây. Trong tương lai, để thư viện có khả năng phục vụ hữu hiệu hơn nữa. Càn sự tiếp tay hữu hiệu của độc giả và các nhà hảo tâm, không những về tìm kiếm tài liệu mà còn về kỹ thuật.

2253. Dự án hoàn chỉnh thư viện.

10 năm sau ngày thành lập, ngày 29.4.2001, trưởng ban thư viện, anh Trần Anh Dũng đã đüa ra một dự án hoàn chỉnh thư viện như sau :

Thư Viện có được tới ngày hôm nay, khởi đầu do công lao sáng lập của cha Sách, sự đóng góp về vật chất, tài chánh, sách vở của các ân nhân trong 11 năm qua, nhưng sự đóng góp lớn lao nhất là sự cộng tác vô vị lợi của các anh chị em trong nhóm phụ trách thư viện.

Với mục đích để phục vụ cho cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại vùng Paris, Thư Viện luôn hướng về mục đích tôn giáo, cung cấp sách vở, tài liệu chủ yếu cho sự tham khảo về lịch sử của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam. Thư Viện ngoài ra cũng có những tác phẩm về văn hóa, tiểu thuyết, chuyện dịch, thơ nhạc, sách báo để đáp ứng nhu cầu về văn hóa của cộng đoàn.

Số lượng sách hiện nay của Thư Viện có khoảng 7000 cuốn, với số độc giả cho tới ngày hôm nay là 187 người, nhưng trong 10 năm qua, số sách bị thất lạc là gần 1000 cuốn ! Điều này nói lên nỗi bận tâm của cha Sách và anh chị em phụ trách Thư Viện. Ở đây tôi không có ý nói lên sự mất mát nhưng muốn nói lên sự cần thiết chỉnh đón lại cách quản trị Thư Viện được hữu hiệu hơn. Thư Viện cần có những phương tiện mới để phục vụ mọi người được tốt đẹp hơn.

Tôi xin trình bày chương trình đổi mới một cách cụ thể như sau :

1. Khởi đầu Thư Viện lập danh sách tác phẩm, thư mục, danh sách độc giả và tất cả sổ sách kiểm soát được ghi chép bằng tay, như một người đi bộ vào cuối thế kỷ thứ 20, công việc nặng nề, mất rất nhiều thời giờ, sau đó Thư Viện có được một máy điện toán nhỏ với một chương trình điện toán thô sơ chỉ đủ để lưu trữ danh sách tác phẩm, danh sách độc giả nhưng sự kiểm soát Mượn và Trả sách không được chính xác người điều hành Thư Viện vẫn mất nhiều thời giờ ghi chép vào máy, máy yếu và chậm như một chiếc xe đạp cũ vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của Thư Viện ngày một phát triển. Phương thức quản trị Thư Viện sẽ được đổi mới qua một hệ thống điện toán mới :

Sách sẽ được dán nhãn code barre để việc kiểm soát và sự lầm lẫn khi độc giả Mượn hay Trả sách. Lưu trữ thư mục, lập danh sách tác phẩm và phân loại theo chương mục và theo đúng tiêu chuẩn của một thư viện, và cũng để cho dư tính trong tương lai thư viện sẽ được đen vào hệ thống Internet...

Lập danh sách độc giả và làm thẻ dộc giả với hệ thống code barres.

2. Thay đổi cách thức kiểm soát và lưu trữ sổ sách sự Mượn và Trả sách của độc giả qua hệ thống code Barres.

3. Sắp dặt lại các kệ sách và trình bày sách theo từng chương mục.

4. Tu bổ lại các sách bị hư hại hoặc bị rách, bao bọc lại các sách.

Với một chương trình như vậy, Thư Viện cần thời gian để chuẩn bị, thu hồi sách đang mượn để kiểm lại sách, viết một chương trình điện toán để điều khiển máy.

Dĩ nhiên làm một việc gì cũng phải có phương tiện : để thực hiện dự án trên, Thư Viện cần phải có dụng cụ, vật liệu để làm việc. Cụ thể là Thư Viện cần một máy điện toán mới, một đầu đọc code barres, một vài dụng cụ văn phòng.

Hiện nay, chương trình diện toán đã được thực hiện bởi sư huynh Đinh Bình An sau 3 tháng với hơn 600 giờ làm việc. Sư huynh Đinh Bình An đã viết chương trình điện toán này đặc biệt tặng cho TVGXVN Paris và tặng luôn bản quyền sử dụng.

Nhân dịp này, Thư Viện xin thành thật kêu gọi tất cả mọi người chung phần đóng góp để xây dựng Thư Viện thêm phong phú hơn. Đặc biệt, chúng tôi xin kêu gọi những ai có sách vở, tài liệu nói về công giáo Việt Nam, nếu sách không sử dụng đến, xin tặng cho Thư Viện hoặc cho Thư Viện mượn để sao chép lại làm tài liệu cho những ai cần đến tham khảo.

Chúng tôi cũng xin kêu gọi các vị ân nhân có lòng hảo tâm giúp đở Thư Viện về vấn đề tài chánh cho ‘Dự án hoàn chỉnh Thư Viện’ vừa được trình bày. Điều cần thiết nhất là Thư Viện cần có tài chánh để mua một máy điện toán mới.

Biểu tượng của văn hóa là một mẫu người lý tưởng với những tác phong tiêu biểu. Văn hóa Khổng Mạnh sản xuất ra mẫu người kẻ sĩ. Văn hóa Pháp sản xuất ra mẫu người ‘tử tế’ (gentil home). Văn hóa Hy Lạp sản xuất ra mẫu người khôn ngoan hiền triết. Vậy văn hóa Giáo Xứ Việt Nam Paris sẽ sản xuất ra mẫu người thế nào ? Xem quả biết cây ! Xem cành văn nghệ văn học, thì thấy ngay mẫu người lý tưởng được đào tạo ra từ những sinh hoạt này của Giáo Xứ Việt Nam Paris. Đó là một người Việt Nam Công giáo sinh trưởng tại Paris. Rất yêu dân tộc, quê hương và Giáo Hội, chứng cớ là văn nghệ mà nó biểu lộ, rất là Rồng Tiên Lạc Hồng và Kytô Công giáo.

Có một trình độ học vấn và chuyên nghiệp không thấp. Chứng cớ là nó có một sinh hoạt báo chí lâu đời, có chiều sâu và trải ra khắp cộng đoàn, chung cho toàn thể, cũng như riêng cho từng nhóm. Chứng cớ là nó có một sinh hoạt thảo luận, nói chuyện, tư vấn đa dạng và sầm uất : từ văn chương, văn hóa, phong tục, xã hội, đến chuyên nghiệp, chuyên đề. Chứng cớ là nó có một sinh hoạt sáng tạo phong phú về sáng tác, dịch thuật, xuất bản và ấn loát. Chứng cớ là nó có một thư viện, với gần 10.000 cuốn sách, có tầm vóc học hỏi, bảo tồn và nghiên cứu.

Nhưng mẫu người tiêu biểu này có được truyền đạt cho những thế hệ mai sau không ? Đó là câu hỏi mà chương 23 sau dây sẽ cố gắng đua ra một vài yếu tố giúp tìm một giải đáp.