SAIGÒN -- Theo tin của hãng AsiaNews vừa cho biết thì các nữ tu thuộc Dòng Thừa Sai Bác Ái do Mẹ Têrêsa thành lập có thể sẽ lại có mặt ở Việt Nam để thực hiện các công tác xã hội và các hoạt động mục vụ sau nhiều năm bị ngăn cấm, viễn tượng này có thể xảy ra sau khi Mẹ Bề Trên Nirmala Joshi của Dòng mới đây đã đến thăm Giáo phận Hà Nội.
Hôm 08/06/2006, các viên chức có trách nhiệm về chính sách tôn giáo của Việt Nam đã yêu cầu nữ tu chuẩn bị chương trình hoạt động mà nhà dòng sẽ thực hiện. Chương trình này có thể sẽ phải đệ trình lên Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội xem xét.
Nữ tu Maria François Hà Thanh Tịnh, bề trên Dòng Bác Ái Chúa Giêsu - một dòng hoạt động ở Việt Nam và theo linh đạo của Mẹ Têrêsa – phát biểu với Tin Tức Á Châu rằng sau cuộc gặp giữa Nữ tu và Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Đặng Tài Thận tại Hà Nội, ông trưởng ban nói rằng “chính quyền đã có ý định cho phép Dòng Thừa Sai Bác Ái hoạt động trở lại ở Việt Nam”.
Các nữ tu của Mẹ Têrêsa chưa bao giờ có Nhà ở Việt Nam và sự hiện diện của họ luôn là tạm thời. Vào năm 1974, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình lúc đó là Giám Mục của Sài Gòn đã mời Mẹ Têrêsa thực hiện các hoạt động mục vụ và các công tác xã hội trong Tổng Giáo phận của ngài.
Một số sư huynh từ Dòng Thừa Sai Bác Ái đã bắt đầu công việc của họ ở giữa người cùi, người nghèo, người vô gia cư, người bị cách ly ra ngoài xã hội và trẻ bị bỏ rơi, nhưng sau chiến thắng của Cộng Sản vào năm 1975, họ đã bị trục xuất cùng với các linh mục và nữ tu.
Vào năm 1993, Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội đã chính thức mời Mẹ Têrêsa sang Việt Nam làm việc. Có bốn nữ tu sang phục vụ trẻ khuyết tật ở Ba Vì, tỉnh Hà Tây, và bốn nữ tu khác thì đến Sài Gòn.
Tuy nhiên, khó khăn thì rất lớn vì chính sách tôn giáo cứng rắn của chính quyền. Ví dụ như họ cho rằng không cần thiết để cho phép lập Nhà để thực hiện công việc bác ái hay cung cấp các trợ giúp xã hội.
Nữ tu Maria François nói rằng Mẹ Têrêsa đã đến thăm Dòng Bác Ái Chúa Giêsu vào năm 1974 và 1975. Vì lẽ đó “hoạt động của chúng tôi nhằm chăm sóc người bệnh, người bị cách ly ra ngoài xã hội và người nhiễm HIV, chúng tôi tìm nguồn cảm hứng từ linh đạo của Mẹ Chân Phước Têrêsa. Trong số chúng tôi cũng có người hoạt động với các gia đình khá giả, tuy vậy họ là những người nghèo về tinh thần và cần hướng dẫn về đời sống”.
Trong chuyến thăm Việt Nam từ 05 đến 08 tháng Sáu, Nữ tu Nirmala muốn thấy mặt yếu nhất của Việt Nam cũng như các hoạt động nhân đạo mà Dòng Bác Ái Chúa Giêsu đã làm.
Nữ tu Maria François nói rằng trong khu vực Sóng Thần, có rất nhiều cô gái gốc Bắc, gốc Trung vào đây kiếm sống, nhưng vì hoàn cảnh sống nghèo khó, họ trở thành người bị lợi dụng tình dục hoặc dan díu tình cảm với người đàn ông đã có gia đình và bị ép buộc phải phá thai. Họ rất cần sự trợ giúp tâm lý và tinh thần. Nữ tu nói: “Nếu chính quyền sẵn sàng ủng hộ trong các vấn đề xã hội, họ cần phải làm nhiều hơn nữa để tôn giáo được phép làm nhiều hơn trong công tác xã hội”.
Các nữ tu của Mẹ Têrêsa đã có Nhà truyền giáo ở hơn 120 quốc gia trên khắp thế giới, bao gồm cả những nước cộng sản và những nước trước đây là cộng sảng như Nga, Albania và Cuba.
Hôm 08/06/2006, các viên chức có trách nhiệm về chính sách tôn giáo của Việt Nam đã yêu cầu nữ tu chuẩn bị chương trình hoạt động mà nhà dòng sẽ thực hiện. Chương trình này có thể sẽ phải đệ trình lên Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội xem xét.
Nữ tu Maria François Hà Thanh Tịnh, bề trên Dòng Bác Ái Chúa Giêsu - một dòng hoạt động ở Việt Nam và theo linh đạo của Mẹ Têrêsa – phát biểu với Tin Tức Á Châu rằng sau cuộc gặp giữa Nữ tu và Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Đặng Tài Thận tại Hà Nội, ông trưởng ban nói rằng “chính quyền đã có ý định cho phép Dòng Thừa Sai Bác Ái hoạt động trở lại ở Việt Nam”.
Các nữ tu của Mẹ Têrêsa chưa bao giờ có Nhà ở Việt Nam và sự hiện diện của họ luôn là tạm thời. Vào năm 1974, Đức Cha Phaolô Nguyễn Văn Bình lúc đó là Giám Mục của Sài Gòn đã mời Mẹ Têrêsa thực hiện các hoạt động mục vụ và các công tác xã hội trong Tổng Giáo phận của ngài.
Một số sư huynh từ Dòng Thừa Sai Bác Ái đã bắt đầu công việc của họ ở giữa người cùi, người nghèo, người vô gia cư, người bị cách ly ra ngoài xã hội và trẻ bị bỏ rơi, nhưng sau chiến thắng của Cộng Sản vào năm 1975, họ đã bị trục xuất cùng với các linh mục và nữ tu.
Vào năm 1993, Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội đã chính thức mời Mẹ Têrêsa sang Việt Nam làm việc. Có bốn nữ tu sang phục vụ trẻ khuyết tật ở Ba Vì, tỉnh Hà Tây, và bốn nữ tu khác thì đến Sài Gòn.
Tuy nhiên, khó khăn thì rất lớn vì chính sách tôn giáo cứng rắn của chính quyền. Ví dụ như họ cho rằng không cần thiết để cho phép lập Nhà để thực hiện công việc bác ái hay cung cấp các trợ giúp xã hội.
Nữ tu Maria François nói rằng Mẹ Têrêsa đã đến thăm Dòng Bác Ái Chúa Giêsu vào năm 1974 và 1975. Vì lẽ đó “hoạt động của chúng tôi nhằm chăm sóc người bệnh, người bị cách ly ra ngoài xã hội và người nhiễm HIV, chúng tôi tìm nguồn cảm hứng từ linh đạo của Mẹ Chân Phước Têrêsa. Trong số chúng tôi cũng có người hoạt động với các gia đình khá giả, tuy vậy họ là những người nghèo về tinh thần và cần hướng dẫn về đời sống”.
Trong chuyến thăm Việt Nam từ 05 đến 08 tháng Sáu, Nữ tu Nirmala muốn thấy mặt yếu nhất của Việt Nam cũng như các hoạt động nhân đạo mà Dòng Bác Ái Chúa Giêsu đã làm.
Nữ tu Maria François nói rằng trong khu vực Sóng Thần, có rất nhiều cô gái gốc Bắc, gốc Trung vào đây kiếm sống, nhưng vì hoàn cảnh sống nghèo khó, họ trở thành người bị lợi dụng tình dục hoặc dan díu tình cảm với người đàn ông đã có gia đình và bị ép buộc phải phá thai. Họ rất cần sự trợ giúp tâm lý và tinh thần. Nữ tu nói: “Nếu chính quyền sẵn sàng ủng hộ trong các vấn đề xã hội, họ cần phải làm nhiều hơn nữa để tôn giáo được phép làm nhiều hơn trong công tác xã hội”.
Các nữ tu của Mẹ Têrêsa đã có Nhà truyền giáo ở hơn 120 quốc gia trên khắp thế giới, bao gồm cả những nước cộng sản và những nước trước đây là cộng sảng như Nga, Albania và Cuba.