QUAN HỆ MẸ CON: NHỮNG BÀI HỌC ĐẦU TIÊN CỦA CUỘC SỐNG (TIẾP THEO)

CHƯƠNG 2.3 TRẮC NGHIỆM BRUNET-LÉZINE

1. Mục đích yêu cầu

Trắc nghiệm BL khảo sát bốn phương diện :

a. Tư thế và vận động cơ thể (TV)

b. Khả năng phối hợp các giác quan (PG).

c. Ngôn ngữ (NN)

d. Tiếp xúc xã hội (XH).

nơi những trẻ em từ 0 đến 3 tuổi.

2. Đặc điểm :

a. Áp dụng nhanh chóng.

b. Cách chấm điểm dễ dàng.

c. Dụng cụ đơn giản, ít tốn kém, có thể mua sắm tại chỗ trong các loại đồ chơi của trẻ em.

3. Bản trắc nghiệm với 160 đề mục :

Tuổi 1 tháng
1. Ở thế ngồi, ngẩng đầu lên một đôi lần. TV


2.
Được đặt ở thế nằm trên bụng, ngẩng đầu lên một đôi khi. TV
3. Ở thế nằm, trườn tới. TV
4. Có phản ứng khi nghe tiếng chuông (không thấy) PG
5. Mắt nhìn và theo dõi 1 chiếc vòng đỏ. PG
6. Nhìn mặt người làm trắc nghiệm. XH


Câu hỏi :


7.
Nắm chặt ngón tay của người lớn. TV


8.
Phát ra những âm thanh từ cổ họng. NN


9.
Nín khóc khi nghe tiếng nói hay là bà mẹ đến gần nôi em. XH


10.
Có phản ứng “tiên đoán” trước khi được cho bú : hớn hở chắp môi... XH


2 tháng


11.
Ở thế ngồi, có thể giữ đầu thẳng đứng một vài giây. TV


12.
Ở thế nằm sấp, có thể ngẩng cả đầu lẫn vai lên. TV


13.
Khi được kéo nâng lên, tư thế nằm ngửa, vẫn giữ thẳng đầu. TV


14.
Đưa mắt theo dõi người lớn di động ở thế ngồi. PG


15.
Ở thế nằm, theo dõi chiếc vòng được di chuyển 180 độ. PG


16.
Có phản ứng khi nhìn mặt người lại gần (thế nằm, phản ứng như đôi môi máy động). XH


Câu hỏi :


17.
Trở thay thế nằm : để nằm nghiêng trở qua thế nằm ngữa. TV


18.
Phát nhiều âm thanh a, rờ, gờ... NN


19.
Yên tĩnh lắng nghe khi mẹ nói (không thấy, từ phía lưng). XH


20.
Mỉm cuời với khuôn mặt quen thuộc. XH


3 tháng


21.
Ngồi, đầu thẳng đứng. TV


22.
Nằm sấp, dựa trên cùi tay. TV


23.
Ngồi nhìn một khối vuông đặt trên bàn có màu đỏ chói. PG


24.
Đưa tay với chụp và tình cờ nắm được cái lúc lắc. PG


25.
Quay đầu nhìn theo một đồ vật. PG


26.
Mỉm cười với chính người làm trắc nghiệm. XH


Câu hỏi :


27.
Níu lấy tấm khăn, vải và kéo về phía mình. TV


28.
Líu lo ríu rít từng hồi. NN


29.
Trở nên náo hoạt khi thấy bình sữa hay là mẹ vén áo cho bú. XH


30.
Vui đùa với 2 tay của mình : xoè tay ra trước đôi mắt, hai tay nắm nhau... PG


4 tháng


31.
Nằm ngửa, duỗi chân thẳng. TV


32.
Nằm sấp, nâng đầu và vai lên cao. TV


33.
Ngồi và vuốt ve sờ mó thành bàn. PG


34.
Ngồi nhìn một hạt đậu để trên bàn (hạt đậu ván lớn hơn đậu đen, hay là hạt nút áo). PG


35.
Nằm ngửa đưa tay lấy chiếc vòng treo sẵn ở phía trên mắt, ngực. PG


36.
Nằm ngửa, rung lúc lắc và chăm nhìn. PG


Câu hỏi :


37.
Kéo tấm vải hay khăn và che mặt. TV


38.
Phát âm khi có người nói chuyện. NN


39.
Cười to tiếng. XH


40.
Quay đầu nhìn phía người gọi. XH


5 tháng


41.
Kéo hai tay đỡ trẻ em ngồi thẳng, và đỡ nhẹ trẻ em ở phía lưng : Trẻ em ngồi thẳng, đầu và thân ngay thẳng. TV


42.
Nằm ngửa, đưa tay cất tấm khăn che đầu và mặt hay là trở qua trở lại để hất tấm khăn khỏi đầu (có ý định rõ rệt, mặc dù có hay không kết quả) : cử động có ý hướng, mặc dù chưa làm được. TV


43.
Ngồi đưa tay nắm lấy khối vuông ở sát gần hay là đụng tay mình. PG


44.
Cầm một khối vuông và nhìn khối vuông thứ hai. PG


45.
Đưa tay nhận lấy một đồ vật người khác cho. PG


46.
Mỉm cười với bóng hình trong chiếc gương soi. XH


Câu hỏi :


47.
Tìm cách lượm lên cái lúc lắc ở trong tầm tay của mình. TV


48.
Phát ra tiếng kêu vui sướng. NN


49.
Đạp chọi để cất tấm chăn che chân (để khám phá, chơi đùa với chân). XH


50.
Cười, phát âm khi vui đùa với đồ chơi. XH


6 tháng


51.
Có thể đứng thẳng và chịu được một phần sức nặng của toàn thân.

Đưa tay đỡ trẻ em đằng sau, ở dưới nách.

Nâng trẻ em đứng lên, hai bàn chân đặt ngay ngắn trên đất hoặc mặt bằng, không di động, không nghiêng qua hai bên cũng như không nghiêng về phía trước sau.

Trong khi ấy, chúng ta nâng nhẹ nhàng hai bên và quan sát sức chịu đựng của trẻ em.
TV


52.
Nằm ngửa, đưa tay cất tấm vải trên mặt và làm được. TV


53.
Ngồi tại bàn và đưa tay nắm lấy khối vuông trước mắt, cách xa 50 cm. PG


54.
Cầm 2 khối vuông trong hai tay và nhìn theo khối thứ 3. Trường hợp trẻ em chưa có khả năng đưa tay kia để nắm lấy khối thứ 2, chúng ta cầm và đưa cho tay ấy. PG


55.
Ngồi ở trước một cái vòng được treo lên bằng một sợi dây và đưa qua đưa lại nhẹ nhàng :

Trẻ em đưa một tay, nắm cái vòng hay là kéo về phía mình. Nếu có người cầm dây kéo cái vòng, trẻ em giữ chặt lại.
PG


56.
Ngồi cầm muỗng và xát hoặc cọ muỗng vào mặt bàn (thay vì đút vào miệng. Đây là một thể thức khám phá kết hợp đồ vật - diện tích). PG


Câu hỏi :


57.
Ngồi thẳng đầu và thân có dụng cụ như gối, mền hoặc thành ghế nâng đỡ, không ngả qua 2 bên hoặc ra đàng trước trong một lúc khá lâu 5-10 phút. TV


58.
Uốn giọng lên xuống Rờ, gờ, pờ, bờ. NN


59.
Nằm ngửa, đưa tay cầm 2 chân. XH


60.
Phân biệt mặt lạ và mặt quen

Cười với người quen.

Nhìn quan sát bỡ ngỡ mặt lạ. Bắt đầu sợ, ái ngại.
XH


7 tháng


61.
Ngồi thẳng không cần điểm tựa từ 5-10 giây. TV


62.
Ngồi thẳng không cần điểm dựa và đưa một hoặc 2 tay cất tấm khăn che đầu và mặt. Còn mất thăng bằng vì cử động. TV


63.
Đưa tay cầm lấy 2 khối vuông : mỗi tay một khối. PG


64.
Đưa tay về phía hạt đậu và dùng 5 ngón tay làm thành một cái cào để nắm lấy. PG


65.
Đưa tay cầm cái quai và nâng lên cái tách để lật ngược (chưa biết lật xuôi trở lại). PG


66.
Trước tấm gương soi, một tay cầm gương, một tay khác đưa lên mặt kính để thoa, vuốt hình ảnh mình. XH


Câu hỏi :


67.
Chuyển đồ chơi từ tay này qua tay kia. TV


68.
Phát âm một số vần điệu Ba, Da, Za, Pa. NN


69.
Ngồi hoặc nằm, đưa chân lên miệng để mút. XH


70.
Có thể ăn cháo đặc : nuốt một vài muỗng. XH


8 tháng


71.
Đang nằm có thể ngồi lên. TV


72.
Ở thế nằm sấp, có thể đưa tay cất chiếc khăn trên đầu. TV


73.
Đang cầm hai khối vuông, một tay một khối : Bỏ một khối xuống để cầm lên một khối thứ 3. PG


74.
Cầm hạt đậu lên với 3 ngón tay : cái, trỏ và giữa. PG


75.
Đưa mắt nhìn và tìm cái muỗng rơi xuống đất. PG


76.
Nhìn xem khảo sát cái chuông : Cầm lên, trở qua trở lại trước khi đưa lên miệng. PG


Câu hỏi :


77.
Nằm ngửa lật qua nằm sấp. TV


78.
Tham dự trò chơi trốn-tìm ở giai đoạn sơ khởi : Lấy khăn che mặt và cất khăn, hay là có thái độ nghiêng mình và phát âm u, ù. Tỏ ra thích thú hớn hở. NN


79.
Trò chơi liệng đồ vật ra xa. XH


80.
Trò chơi lấy hai đồ vật gõ vào nhau làm nên tiếng động. Lấy đồ chơi gõ vào thành giường. XH


9 tháng


81.
Trẻ em đứng thẳng, vịn vào thành giường hay là chân bàn. TV


82.
Ngồi thẳng không cần điểm tựa và đưa tay cất chiếc khăn che đầu, mặt; không té nghiêng. TV


83.
Cầm quai nâng cái tách lên và tay kia với lấy khối vuông cất giấu ở dưới. PG


84.
Đưa hai ngón tay cái và trỏ cầm kẹp lấy hạt đậu. PG


85.
Rút chiếc dây để lấy cái vòng. PG


86.
Rung chuông. PG


Câu hỏi :


87.
Được nâng ở hai bên hông, dưới nách trẻ em có cử động đi tới. (Tránh đẩy hoặc đặt nghiêng tới trước). TV


88.
Phát âm một ít từ như Ba, Má... (có ý nghĩa; thay vì những vần Bờ, Ba, đa). NN


89.
Có phản ứng rõ rệt trước một số từ quen thuộc: tên mình, ăn, chơi, chào ạ... XH


90.
Bắt chước một vài cử điệu chào hỏi, cám ơn... XH


10 tháng


91.
Đứng thẳng vịn vào thành giường hoặc ghế. Khi đưa cho trẻ em một món đồ chơi, nó dẫm chân tại chỗ. Chưa thể vừa di động chân tay cùng một lượt. TV


92.
Nhớ tìm lại một trò chơi (chuông, banh) được giấu ở dưới khăn.

trẻ em bắt đầu chơi với đồ vật nó thích (chuông chẳng hạn)

chúng ta lấy đi và giấu dưới tấm khăn trước mắt nó.

đánh lạc hướng bằng cách làm một cái gì khác trong vài giây.

sau đó quan sát xem trẻ em có tự động trở lại tìm đồ chơi. Nếu không ta hỏi : “Chuông đâu?”.
PG


93.
Sau khi được chỉ dẫn bằng cách chứng minh phải làm gì.

Trẻ em cầm lấy khối vuông bỏ vào tách,

Giữ khối vuông trong tay không thả ra,

lấy khối vuông ra khỏi tách.
PG


94.
Lấy ngón tay tìm hạt đậu ở trong cái ve, bằng cách đụng phía ngoài ve.

Đưa ra cho trẻ em thấy hạt đậu và cái ve.

Bỏ hạt đậu vào trong ve và rung qua rung lại.

Trẻ em có thể tình cờ làm rơi hạt đậu ra ngoài nhưng không biết tìm cách lấy ra.
PG


95.
Lấy hình tròn ra khỏi tấm gỗ nhỏ.

Tấm gỗ cỡ tờ giấy đánh máy có khoét sẵn 3 hình tròn tam giác ở giữa và vuông.

Bắt đầu đưa tấm gỗ cho trẻ em chơi, quan sát, sau đó đưa thêm hình tròn.

Lấy tấm gỗ để trước mặt trẻ em, có hình tròn về phía tay mặt. Chúng ta giữ kỹ tấm gỗ ở phía trái.

Trẻ em lầy hình tròn ra. Và chùng ta ghi lại cách lấy ra của nó.
PG


96.
Tìm quả chuông

Trẻ em có thể chơi, rung trở qua trở lại và đưa hai ngón ta cầm kẹp quả chuông.
PG


Câu hỏi :


97.
Tự mình đứng dậy không vịn tay vào vật bên cạnh. TV


98.
Có thể lặp lại những âm thanh đã nghe :

Một vài từ quen.

Tiếng ho, tiếng mèo kêu, chó sủa “méo, vâu vâu...”
NN


99.
Hiểu lệnh cấm, và ngưng làm khi có lệnh

Hiểu từ “không”

Ngưng làm chính lúc có lệnh nhưng sau đó lại khởi sự (kéo tóc, cắn, nhai áo...)
XH


100.
Đưa hai tay cầm ly, tách để uống (không còn liếm miệng cốc). XH


12 tháng


101.
Trẻ em bước đi một vài bước, có người cầm tay một bên. TV


102.
Cầm lấy khối vuông thứ 3 khi trên tay đã có 2 khối.

Nếu trẻ em cứ chơi mà không cầm, đẩy ghế trẻ em ngồi xa bàn, không còn chỗ chơi. Bấy giờ chúng ta đưa khối vuông thứ 3 cho trẻ em và quan sát cách thức nó nhận lấy khối này :

2 khối trong một tay.

Ôm cả 3 vào mình.

Bỏ khối thứ 3 vào miệng.
PG


103.
Trẻ em thả rơi khối vuông xuống đáy tách. PG


104.
Bắt chước lấy muỗng gõ vào hai bên cái tách.

Đặt trước mặt trẻ em cái tách và cái muỗng, quan sát nó tự mình làm được gì.

Chứng minh cách làm cho trẻ em thấy.

Quan sát : chỉ cần cầm muỗng bỏ vào trong tách và gây một tiếng động.
PG


105.
Trẻ em lấy hình tròn lắp vào chỗ trống trên tấm gỗ, sau khi thấy người lớn chỉ bày. PG


106.
Bắt đầu vẽ nguệch ngoạc, làm theo người lớn.

Giao cho trẻ em một tấm giấy cỡ giấy đánh máy, có cây viết chì màu loại lớn.

Xem trẻ em làm gì.

Nếu cầm bút chì sai, chúng ta sửa lại.

Nếu trẻ em chưa biết làm gì, chúng ta chứng minh hoặc trên cùng một tờ giấy hay là trên một tờ giấy khác.

Chỉ cần trẻ em để lại một vài nét trên giấy là đủ.
PG


Câu hỏi :


107.
Ở thế đứng, có thể cúi xuống lượm lên một đồ chơi. TV


108.
Có thể nói từ 3 từ trở lên có ý nghĩa. NN


109.
Giao lại, bỏ xuống, trao cho khi có người bảo bằng lời hay điệu bộ. XH


110.
Lặp lại một điệu bộ (nhăn mặt, hú miệng, liếc...) làm cho kẻ khác cười. XH


15 tháng


111.
Bước đi một mình. TV


112.
Bỏ chồng hai khối vuông lên nhau để làm một lầu tháp. PG


113.
Lấy nhiều khối vuông bỏ đầy tách (tự mình hay là do người lớn bảo). PG


114.
Lấy hạt đậu bỏ vào ve chai. PG


115.
Bảo trẻ em, không dùng cử điệu: “Lấy hình tròn bỏ vào lỗ trống”

Không dò dẫm : 15 tháng.

Còn dò dẫm : xem 12 tháng.
PG


116.
Tự mình vẽ nguệch ngoạc

Không cần chứng minh.

Chỉ khuyến khích : “Viết đi, viết cho mẹ xem”.
PG


Câu hỏi :


117.
Bò bốn chân leo lên thang lầu. TV


118.
Nói 5 tiếng. NN


119.
Lấy tay chỉ điều mong muốn. XH


120.
Tự mình cầm cốc uống, không ai giúp đỡ. XH


18 tháng


121.
Đưa chân đẩy trái banh. TV


122.
Xây lầu tháp với 3 khối vuông. PG


123.
Lật những trang sách. PG


124.
Lấy hạt đậu ra khỏi ve chai. PG


125.
Biết bỏ hình tròn vào lỗ trống khi tấm gỗ được lật qua phía bên kia. PG


15 tháng (hình vẽ 3 ô )

18 tháng

- Chỉ chấp nhận một lần sai và dò dẫm.

- Lần thứ 2 phải làm được tức khắc.


126.
Biết gọi tên hay là chỉ đúng hai hình ảnh. NN


Câu hỏi :


127.
Bước lên thang lầu, cầm tay người lớn. TV


128.
Nói được 8 từ. NN


129.
Dùng muỗng để ăn. XH


130.
Biết gọi mẹ hoặc ai khác để đi tiểu tiện hay là làm dấu hiệu. Hay là biết đi tiểu tiện đúng chỗ. XH


21 tháng.


131.
Biết đưa chân đá mạnh trái banh; sau khi thấy người lớn làm. TV


132.
Tháp lầu 5 khối vuông. PG


133.
Ráp những hình khối vào nhau làm chiếc xe lửa hay là gì khác. PG


134.
Thi hành đúng 3 mệnh lệnh với 3 khối vuông 3 cách khác nhau.

Để cái này trên bàn.

Để cái này trên ghế.

Đưa cái này cho mẹ con.
XH


135.
Bỏ hình vuông vào lỗ trống của tấm gỗ. PG


136.
Chỉ đúng 5 phần của thân thể trên một tấm ảnh con búp bê.

“Chỉ cho... tóc ở đâu ?

miệng... ?”.
NN


Câu hỏi :


137.
Đi xuống thang lầu, cầm tay người lớn. TV


138.
Đặt câu có 2 từ. NN


139.
Xin (mẹ) cho ăn uống. NN


140.
Bắt chước vài cử điệu đơn giản của người lớn :

Lau bàn ghế.

Hút thuốc...
XH


24 tháng


141.
Đưa chân đá mạnh trái banh, khi có người bảo. TV


142.
Lầu tháp 6 khối vuông. PG


143.
Xếp đôi tờ giấy sau khi người lớn chứng minh :

“Làm như mẹ.. .”.
PG


144.
Vẽ, gạch 1 đường giống như người lớn làm. PG


145.
Đặt đúng 3 hình vào 3 chỗ của mình trên tấm gỗ. PG


146.
Gọi tên hoặc chỉ đúng 4 hình ảnh. NN


Câu hỏi :


147.
Đi lên đi xuống thang lầu 1 mình. TV


148.
Đặt câu có nhiều từ. NN


149.
Biết gọi đúng tên mình. NN


150.
Biết giúp mẹ, cất soạn đồ đạc. XH


30 tháng


151.
Đứng thẳng trên 1 chân. TV


152.
Lầu tháp 8 khối vuông. PG


153.
Làm chiếc cầu với 3 khối vuông. PG


154.
Bắt chước gạch thẳng đứng và gạch ngang. PG


155.
Đặt đúng 3 hình tròn, vuông, tam giác khi tấm gỗ được trở ngược qua phía bên kia. PG


156.
Gọi tên hoặc chỉ đúng 7 hình ảnh. NN


Câu hỏi :


157.
Đem tới một ly nước đầy hay một đồ vật dễ bể. TV


158.
Dùng tiếng “con”, “tao”, “em” để chỉ chính mình thay vì tên hoặc “bé”. NN


159.
Biết mang tất hoặc dép đúng mặt trái. XH


160.
Không đái dầm ban đêm. XH


4. Thể thức xử dụng và cách chấm điểm

Đây là một loại trắc nghiệm nhằm giúp chúng ta phát hiện cấp độ phát triển của trẻ em trong bốn lãnh vực chính yếu :

­ - Tư thế và vận động (TV).

­ - Phối hợp các giác quan (PG).

­ - Ngôn ngữ (NN).

­ - Tiếp xúc xã hội (XH).

Để khởi đầu trắc nghiệm, chúng ta cần biết rõ tuổi thực sự tính theo ngày, tháng.

Ví dụ : trẻ em 8 tháng 9 ngày.

Lúc bấy giờ chúng ta xử dụng những câu hỏi thuộc lứa tuổi 8 tháng.

Hai trường hợp sẽ xảy ra:

Trường hợp 1 : Kết quả đạt được = 100%.

Chúng ta tiếp tục đi lên tuổi 9 tháng, 10 tháng,... cho đến khi đạt kết quả 0%. Lúc bấy giờ chúng ta dừng lại.

Trường hợp 2 : Kết quả đạt được < 100%.

Chúng ta đi lên 2 tháng, xem thử kết quả trụt xuống 0% ở tuổi nào.

Chúng ta đi xuống cho đến lúc đạt kết quả 100%.

Cách thức chấm điểm : Chúng ta chỉ chấm điểm dương, khi câu trả lời đạt tiêu chuẩn.

Trường hợp 1 : Bà mẹ hay một người khác có thể trả lời 4 câu hỏi thuộc từng lứa tuổi.

1 tháng-10 tháng : mỗi câu đạt tiêu chuẩn : 1 điểm = tương đương 3 ngày.

Tháng 12-14 : mỗi câu (+) = Tương đương 6 ngày.

Tháng 15-24 : mỗi câu tương đương 9 ngày.

Tháng 30 : mỗi câu tương đương 18 ngày.

Trường hợp 2 : Không có bà mẹ hoặc ai khác có thể trả lời các câu hỏi :

Mỗi tháng chỉ có 6 điểm :

1 - 10 tháng : 1 câu = 5 ngày.

- 12 tháng : 1 câu = 10 ngày.

15 - 24 tháng : 1 câu = 15 ngày.

- 30 tháng : 1 câu = 30 ngày (1 tháng).



Từ 1 – 10 tháng :

1 câu = 1 điểm (3 ngày)

Từ 12 tháng

1 câu = 2 điểm (6 ngày)

Từ 15 - 24 tháng

1 câu = 3 điểm (9 ngày)

Từ 30 tháng

1 câu = 6 điểm (18 ngày)


hoặc 5 ng.

10 ng

15 ng

30 ng


5. Bản kết quả

Chú thích:

đ : điểm

th : tháng

ng : ngày

TV : Tư thế và vận động

PG : Phối hợp các giác quan

NN : Ngôn ngữ

XH : Xã hội

6. Cách tính tuổi thực sự với ngày tháng

ngày làm trắc nghiệm – (trừ) ngày sinh

03 - 01 - 1994

15 - 07 - 1993

1994 - 1 = 1993

1 năm = 12 tháng

1 năm = 11 + 30 ngày

(30+3) - (01+11) - 1993

(33 - 12 - 1993) = ngày trắc nghiệm

(15 - 07- 1993) = ngày sinh

Kết quả : 18 ngày, 5 tháng, 0 năm = 78 ng.

7. Cách tính thương số phát triển và một vài kết quả hướng dẫn

IQ = Tuổi thông minh (tính theo trắc nghiệm) x 100

Tuổi thực sự (tính đến ngày làm trắc nghiệm)

mỗi tháng = 30 ngày

Trên 70-90 Trí thông minh bình thường

Dưới 70 : Chậm phát triển.

50-70 : Chậm phát triển loại nhẹ.

30-50 : loại vừa.

Dưới 25 : loại nặng.

Dưới tuổi thực sự 7 năm, chúng ta nên dè dặt về kết quả. Đừng quá khẳng quyết ! Kết quả chỉ có giá trị hướng dẫn cách thức giáo dục và dạy dỗ của chúng ta.

Trường hợp Trắc nghiệm không có câu hỏi, chúng ta tính thẳng ra ngày. Sau đó đổi ra tháng (30 ngày = 1 tháng). Từ ngày tháng, chúng ta tìm ra điểm tương đương của trắc nghiệm trên bản kết quả.

Chúng ta cũng có thể đối chiếu bốn kết quả : TV, PG, NN và XH, để biết rõ : thể thức phát triển của trẻ em có đồng đều hay là biến dạng tuỳ địa hạt.

***

Chương 2.4 KẾT LUẬN : Phát hiện.

Phát hiện là gì ?

Chúng ta phát hiện cái gì ?

Trong quan điểm cổ điển, phát hiện là đo lường thương số trí tuệ.

Tuổi Thông minh

I.Q = ------------------------ x 100

Tuổi thực sự

Và từ thương số trí tuệ, xác định mức độ chậm phát triển.

Trong quan điểm tiến bộ ngày nay, phát hiện bao gồm nhiều động tác bổ túc cho nhau :

­ - Thứ nhất là xác định tình trạng hiện tại.

­ - Thứ hai là xác định tình trạng mong muốn.

­ - Thứ ba là xác định và liệt kê tất cả những vốn liếng “tài nguyên” có sẵn. Cho dù chậm phát triển hay gặp trắc trở đến độ nào chăng nữa, trẻ em vẫn còn giữ lại một số năng động, chúng ta cần khám phá và khai thác.

­ - Thứ bốn, vì nhiều lý do khác nhau, tuỳ trường hợp, mỗi trẻ em có nguy cơ trở thành chậm phát triển đang gặp những khó khăn trầm trọng trong vấn đề học tập và phát triển. Những phương pháp trắc nghiệm mà tôi đã trình bày trên đây giúp chúng ta phát hiện và liệt kê một cách đầy đủ những khó khăn ấy.

Khó khăn loại 1 được ghi nhận trong vấn đề tiếp thu những tin tức hay là những kích thích bên ngoài :

­ - Trẻ em sinh ra với một hệ thần kinh quá nhạy bén, cho nên dễ bị tràn ngập bởi bao nhiêu kích thích bên ngoài đột nhập.

­ - Cũng vì quá bén nhạy, cho nên ngưỡng khổ đau dễ bị tấn công và tạo căng thẳng.

­ - Thêm vào đó, có những khuyết điểm trong khả năng tự bảo vệ. Nói cách khác vì thiếu khả năng rút lui, quen nhàm, đóng kín cửa giác quan, cho nên những trẻ em quá bén nhạy này đã gặp những chướng ngại lớn lao trong vấn đề học tập, từ những giây phút đầu tiên của cuộc sống.

Khó khăn loại 2 được ghi nhận trong vấn đề “biến chế, biến hoá các tin tức được thu nhận” : Đây là giai đoạn tổ chức, liên kết, phối hợp, tạo ý nghĩa. Những trẻ em quá “bị động” hoặc quá “hiếu động” đang có những khó khăn loại này. Bao nhiêu kiến thức thu lượm chỉ là một “đống gạch đá” lộn xộn. Vật tư có đầy đủ. Nhưng trẻ em không có khả năng xây lên một căn nhà, vì không biết cách sử dụng và tổ chức vật tư có sẵn.

Khó khăn loại 3 được ghi nhận trong vấn đề vận dụng và sử dụng cho cuộc sống những gì mình đã tiếp thu.

Đây là những khó khăn của những trẻ em thiếu khả năng tiếp xúc và trao đổi.

­- Thứ năm (trong vấn đề phát triển) là đo lường khoảng cách giữa hai tình trạng hiện tại và mong muốn, để xác định rõ rệt phải bắt đầu ở đâu, cái gì là quan trọng nhất, ưu tiên một là gì... để bắc nhịp cầu nối kết hai bên.

Sơ đồ sau đây tóm lược tất cả ý nghĩa của công việc phát hiện :

1- khởi điểm (điểm hiện tại)

2- Điểm muốn đến (cần thành tựu)

3- Điểm tích cực (cần phát huy)

4-Điểm bị động (cần hoá giải)

Can thiệp, như chúng ta sẽ thấy, là xây dựng nhịp cầu nối kết ấy; để trẻ em từ từ bổ túc những gì đang thiếu vắng một cách cơ bản và trầm trọng trong tiến trình phát triển và tăng trưởng của mình. Trẻ em có thể được chúng ta so sánh như một hạt giống. Bình thường, hạt giống ấy tự đâm chồi nẩy lộc theo chu kỳ của ngày tháng, miễn là những điều kiện đã có mặt trong môi trường chung quanh. Đối với những hạt mầm có nguy cơ, những điều kiện bình thường, tự nhiên, không còn là điều kiện đầy đủ. Để trẻ em có nguy cơ vẫn duy trì và tiếp tục tiến trình phát triển, người lớn bắt đầu từ bà mẹ phải kiến dựng một môi trường mới, theo kích thước của đứa con.

Môi trường mới ấy bao gồm :

­ - Những hành vi và tác phong mới,

­- những tình cảm năng động

­ - một lối nhìn hay là một bản đồ tích cực về đứa con.

Nói tóm lại, trẻ em đã thay đổi trong những điều kiện học tập của mình. Cho nên chúng ta phải bắt đầu thay đổi não trạng, tâm tưởng. Thay đổi bản đồ nội tâm. Thay đổi khả năng nhìn, khả năng nghe, khả năng tiếp xúc. Chỉ với cách làm ấy, chúng ta mới có khả năng giúp trẻ em khắc phục kịp thời tình trạng nguy cơ của mình. Nếu mai ngày tình trạng chậm phát triển trở nên rõ ràng, đứa trẻ chậm phát triển vẫn được cư xử như từ đầu : là một con người có khả năng và quyền lợi học tập. “Chậm phát triển” trong quan điểm ấy là một đặc điểm cá biệt thuộc chân tướng hoặc căn cước của đứa bé. Chứ không phải là vết thương rướm máu vô phương cứu chữa hoặc điều trị !

(CÒN TIẾP)