Xin Chúa hãy tỏ cho chúng con Lòng Thương Xót và Tình Yêu của Chúa (Show Us Your Mercy and Love) của Đức Hồng Y Justin Rigali, Tổng Giám Mục Philadelphia.

Lời tựa

“Xin Chúa hãy tỏ cho chúng con Lòng Thương Xót và Tình Yêu của Chúa” là ba mươi bài suy niệm về đời sống của Chúa Giêsu Kitô. Những suy niệm này trình bày những khía cạnh của người Kitô hữu, người môn đồ đi theo Chúa, nhấn mạnh đến Lòng Thương Xót của Chúa mà Đức Thánh Cha Gioan Phao lồ II gọi là “một sự đóng góp lớn lao của Thiên Chúa.”

Mục đích của tập sách này là mời gọi đọc giả chú tâm vào con người của Chúa Giêsu Kitô, là nguồn mạch của sự sống và sự thánh thiện cho tất cả mọi người. Với lòng ước mong cao rao tình yêu của Thiên Chúa qua con tim của Chúa Giêsu Kitô và qua hình ảnh tội lỗi của chúng ta và cần phải được trình bày như là Lòng Thương Xót.

Từ ban đầu, những suy niệm này được trình bày dưới hình thức là những bài giảng phòng cho những người tu trì. Lối trình bày được sửa chữa lại để cho thích hợp với mọi tín hữu, trong lúc đó vẫn giữ lại những yếu tố riêng biệt cho đời sống tu trì, như những lời khuyên nhủ trong Kinh Thánh là Khiết Tinh, Nghèo Khó và Vâng Lời.

Tập sách này thu góp những suy niệm thiêng liêng mời gọi người đọc đón nhận hoàn toàn Chúa Giêsu trong đức tin và trong tuyên xưng chấp nhận Chúa trong sự thật. Đón nhận Chúa toàn diện là chấp nhận Giáo Hội của Chúa, các Phép Bí Tích, phương cách sống của Chúa, và điều răn về yêu thương. Tất cả có nghĩa là chấp nhận sứ vụ của Chúa giao phó là truyền bá Tin Mừng cho năm ngàn thứ ba, sứ vụ này rất quan trọng trong lịch sử của Tin Mừng.

Chấp nhận Chúa Giêsu là chấp nhận thiên tính và nhân tính của Chúa. Theo như lời của Đức Giáo Hoàng Lêo Cả, Chúa có “cùng một thể chất với Chúa Cha và cùng một thể chất với Đức Mẹ Maria”. Chấp nhận Chúa Giêsu là sống trong tình yêu thương của Đức Chúa Cha và trong ân sủng của Đức Chúa Thánh Thần.

Ước gì những trang sách này nói lên được Vương quốc của Chúa Kitô và giúp bày tỏ được Lòng Thương Xót và Tình Yêu của Chúa.

Bài 1. Chúa Giêsu Kitô

“Tại sao ngươi có mặt nơi đây?”

Trong Sách Các Vua Cuốn I, chúng ta đọc về những kinh nghiệm của tiên tri Elia khi gặp những khó khăn trong sứ vụ của mình (cf 1 Vua 19). Từ Jezebel Elia chạy trốn người vợ hung dữ và ông vua gian ác Ahab. Nhà tiên tri hoàn toàn thất vọng và cầu xin Chúa cho mình được chết đi.

Chúa đã can thiệp và gởi thiên thần mang lương thực đến cho Elia và sửa soạn cho ông đến Núi của Thiên Chúa, Horeb. Cuộc hành trình kéo dài trong bốn mươi ngày.

Khi đến đó Elia vào ở trong một hang động. Và Chúa đã nói với ông là đi ra ngoài để đón Chúa đến. Chúa nói: “Chúa sẽ đi ngang qua.”

Trước tiên có một ngọn gió thổi mạnh làm rung chuyển núi non và những tảng đá bị nghiền nát. Lời hứa của Chúa chưa hoàn tất, bởi vì Chúa không ở trong cơn gió. Tiếp đến là một cơn động đất, nhưng Chúa cũng không ở trong cơn động đất. Sau cơn động đất là lửa cháy, Chúa cũng không ở trong lửa cháy. Sau lửa cháy thì có một làn hơi thở nhẹ. Và trong quang cảnh an bình đó Chúa nói với ông, một câu hỏi thật khủng khiếp: “Elia, tại sao ngươi có mặt nơi đây?” Elia cố gắng giải thích là sự sống của ông bị nguy hiểm vì lòng trung tín và lòng nhiệt tình.

Tức thì Chúa bảo ông hãy cứ tiến bước. Một sứ vụ đang chờ đợi ông. Ông phải đi xức dầu cho vua của Israel; ông phải xức dầu cho Elisha để kế vị ông. Thật là khó khăn cho Elia nhưng Chúa đã ở cùng ông. Câu hỏi Chúa đã hỏi Elia, Chúa cũng hỏi chúng ta “Tại sao ngươi có mặt nơi đây?”

Lắng nghe Chúa là một cơ hội tuyệt vời cho chúng ta hiểu được tại sao chúng ta có mặt ở đây, để đặt lại mục đích cuộc đời của chúng ta. Chúng ta có cơ hội để trả lời Chúa, gợi lại tình yêu thương của Chúa để giải thích về cuộc sống của chúng ta và về ơn gọi làm người Kitô hữu. Phải chăng tình yêu của Thiên Chúa qua thánh tâm của Chúa Giêsu đem lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa?

Câu hỏi của Thiên Chúa với Elia trở thành câu hỏi của Chúa Kitô với chúng ta: “Tại sao ngươi có mặt nơi đây?” Chúa đáng được có một câu trả lời trong cuộc giao thông tình yêu thương. Phải chăng ơn gọi của chúng ta được phản ảnh điều chúng ta có mặt nơi đây? Một cuộc đối thoại yêu thương rất cần thiết để ý tưởng của chúng ta được sáng tỏ và ý định của chúng ta được trở thành tinh khiết. Chúa Giêsu muốn có sư thân mật với chúng ta và chúng ta cần đến sự thân thiết với Chúa.

Chúa Giêsu biết rỏ câu hỏi mà Chúa hỏi chúng ta: Tại sao ngươi có mặt nơi đây? Nhưng Chúa muốn chúng ta trả lời cho Chúa nhiều lần, lặp đi lặp lại mãi mãi. Chúa muốn chúng ta hiểu và bày tỏ tốt đẹp hơn về mối tương quan với Chúa trong đời sống của người Kitô hữu và về ơn gọi sống ở trần thế và tất cả những điều đó nằm trong tim của Chúa như lò than đỏ rực tình yêu thương.

Cơ may đang có trước mặt chúng ta để kết thân với Chúa càng thắm thiết hơn để đi vào con tim của Chúa. Để có niềm vui và sức mạnh cho cuộc hành trình của chúng ta, chúng ta cần có niềm tin yêu ở trên. Hành trình thì dài nhưng hồ hởi và sung mãn. Chúng ta hãy nhớ lại câu hỏi: “Tai sao ngươi có mặt nơi đây?”

Đặt trọng tâm vào Chúa Giêsu

Trong một buổi lễ được tổ chức tại Vatican, tôi nhớ lại câu chuyện năm xưa khi gặp Mẹ Têrêxa Calcutta trong một buổi lễ. Mẹ vừa nhận được một giải thưởng quốc tế. Toà Thánh muốn đề cao những thành tích của Mẹ trước Phái đoàn Ngoại giao quốc tế mà Đức Thánh Cha đang chủ sự. Trước khi buổi lễ bắt đầu. Tôi đã nói chuyện với Mẹ Têrêxa về bài diển văn của Mẹ sắp đọc và hỏi: “ Mẹ Têrêxa, Mẹ sẽ trình bày gì trong buổi lễ hôm nay? Mẹ trả lời bằng cái mĩm cười và đơn sơ nói: “Tôi không biết nữa. Điều tôi biết chắc chắn là tôi sẽ nói về Chúa Giêsu.”

Đó cũng chính là mục đích của tôi như là một linh mục và là một Giám Mục: là nói về Chúa Giêsu; tuyên xưng thiên tính và nhân tính của Chúa; rao giảng về cách lối sống của Chúa, về tình yêu thương của Chúa đối với chúng ta, sứ vụ mà Chúa giao phó cho chúng ta qua Giáo Hội; nói về sự sung mãn và niềm hoan lạc mà chúng ta nhận được khi được biết Chúa, yêu Chúa và phụng sự Chúa và với tất cả mọi người, cùng chia sẻ tình nhân loại với Chúa và nhất là những người đang sống trong cơ cực.

Mọi trọng tâm của chúng ta phải luôn đặt để nơi Chúa Giêsu chứ không phải nơi chính chúng ta. Chúng ta hãy quy tụ lại nơi tình yêu của Chúa và Lời Chúa và những thử thách mà Chúa ban bố cho chúng ta. Cuộc tiếp xúc với chúa Giêsu là một cuộc tiếp cận riêng tư như Chúa sống hiệp thông trong Thiên Chúa Ba Ngôi.

Một trong cuộc tiếp xúc riêng tư với Chúa Giêsu là sự gặp gỡ trong phép Bí Tích giải tội. Gặp gỡ chúng ta là quyền của Chúa, gặp gỡ Chúa cũng là quyền của chúng ta. Về phần chúng ta là cuộc giao tiếp của đức tin và sự thật, trong đó chúng ta không chỉ nhận biết Chúa Giêsu, nhưng còn để chương trình cứu độ được thực hiện qua nhân tính của Chúa và qua nhân tính của người linh mục thay mặt cho Chúa. Việc xưng tội là một cách thổ lộ tâm tình với Chúa; Lạy Chúa Giêsu con tin cậy vào Chúa!

Vế phần của Chúa đó chính là sự giao tiếp về tình yêu, với phương cách đó Chúa truyền vào tim của bạn sự tha thứ như một đại dương thương xót bao la đến từ Chúa Cha. Đến với Chúa Giêsu là đến với Chúa Cha và Lòng Thương Xót của Chúa Cha. Hôm nay Thiên Chúa có một thông điệp cho chúng ta, một thông điệp nhiệm mầu, môt thông điệp Chúa đã trao cho Elia. Chúa đả nói: “ Thiên Chúa sẽ đi ngang qua.”

Chúng ta phải kinh nghiệm và khai thác sự hiện diện của Thiên Chúa trong trái tim của Chúa Giêsu và trả lời với Chúa: “ Tại sao ngươi ở nơi đây? Chúng ta đã có câu trả lời, nhưng chúng ta phải trả lời cho Chúa! Cũng như đối với tôi, tôi đứng ở đây để nói về Chúa Giêsu! Trong những chương sắp tới cũng là để trinh bày về Chúa Giêsu Kitô.