Lm NHẠC SỸ RÔCÔ PHƯƠNG LINH (Phát Diệm, 1921-1995)

Nhân dịp lễ giỗ 8.9.1995, học trò cũ, Tcv Phúc Nhạc, người viết bài, trình bày đôi dòng về Lm Nhạc Sỹ Rôcô Phương Linh, lỗi lạc của Phát Diệm.

Ký ức tuổi thơ tu học. Xin tóm tắt cuộc đời Cha:

-Tên thật: Rôcô Trần Hữu Linh, bút hiệu Phương Linh, Sinh 15.7.1921,
tại Thượng Kiệm, Kim Sơn, Ninh Bình (Phát Diệm)
-Tu học tại Tcv Phúc Nhạc
- 1943-1948: Đcv Xuân Bích, Liễu Giai, Hà Nội
- 2.4.1949: Thụ phong Linh Mục tại Phát Diệm
-1949-1953: Giáo sư Tcv Phúc Nhạc
-1955-1959: Hiệu Trưởng Trí Đức, Đà Lạt.
-1962: Gia nhập tu hội Vinh Sơn
-1963: Du học Pháp
-1973: về VN làm giám đốc Tcv Vinh Sang, Tam Hiệp, Biên Hòa.
-1976-1988: Lao tù Cộng sản.
-8.6.1995: An nghỉ trong Chúa, phần mộ tại Túc Trưng, Đồng Nai.

Nhớ mỗi lần trăng rầm nhớ bài ‘Trung Thu Chèo thuyền’ (đoạt giải nhất, Hà Nội, 1945)
ĐK:
Đồng một lòng chúng ta cố chèo
Thật nhịp nhàng tay bơi tay lái
Mặc cho sông trôi, sóng reo
Nghìn khó chớ núng lòng ai
Đập ngọn chèo chúng ta dấn đà
Vượt ngàn trùng mau như mây cuốn
Rồi ra bên sông Ngân Hà, tắm sao đỡ buồn, dìm trăng đỡ buồn
PK1:
Bập bềnh trên sông bao la (2 lần)
Bền lòng vững chí anh hùng
Dẫu khó khôn trùng ta to tiến luôn
Bập bềnh trên sông bao la (2 lần)
Kìa sông Ngân Hà nước trong veo
Dẫu thêm mái chèo, thuyền ta lướt vèo
PK 2:
Thuyền dìu trên sông Ngân Hà (2 lần)
Và đàn cá trắng nô đù
Vấn vít quanh thuyền theo lên cõi tiên
Thuyền dìu trên sông Ngân Hà (2 lần)
Nào ai chưa thấy cõi tiên
Hãy mau lên thuyền là xem thấy liền

Song song với bài trên, tác giả còn sáng tác các bài sinh hoạt hợp với thiếu nhi đồng quê: Lý Toét Xã Xệ, Toòng Teng Trên Voi, Vịt Một Chân, Vắt Vắt A Cái Con Trâu Này.

Thánh Nhạc, khi còn là chủng sinh Đcv Thượng Kiệm Cha đã sáng tác nhiều bài thánh ca nổi tiếng cho thánh nhạc VN. Ngày nay vẫn còn sử dụng.

1) Chúa Thánh Thần (Nhạc: Phương Linh, Lời: Trần Ngọc Phan
TK1: Cầu xin Chúa Thánh Thần. Người thương thăm viếng hồn con
Đem xuống cho con hồng ân chan chứa. Trau dồi cho đáng ngôi Thánh Đường.
DK: Nguyện xin Chúa Ngôi Ba. Đoái nghe lời con thiết tha.
Tình thương mến ấp ủ con ngày đêm.
Nhuận thắm xác hồn tràn lan ơn thiêng
2) Tìm Hang Đá (Nhạc: Phương Linh, Hòa Âm: JB Điệu, Lời : J. Tuất)

Thôi đứng lên nào, vui sướng biết bao.
Hỡi ai đang say giấc hôn miên, bên các đoàn chiên Chúa.
Ca nên hỡi. Chúa sinh ra đời
Ta đưa tin rất đáng vui này cho kẻ lòng ngay.
Các hãy đi hang đá tìm Con Chúa
Nằm trong máng chiên lừa quên mảnh bào thưa.
ĐK : Nào ta giấn bước, ra tìm hang đá, ngắm xem Thiên Chúa
Muôn thiên thần hô loa xướng ca trên đỉnh đồi.

3) Con Cái Xum Vầy (Chúng tôi không có lời 3 bài này)
4) Ôi Thần Linh Chúa
5) Tạ ơn (viết chung với cha chính Mai Học Lý)

Nhận xét nhạc của Phương Linh

Nhà biên khảo Lê Đình Bảng (Bắc Ninh) viết: Nhạc của Phương Linh luôn trang trọng, nghiêm cẩn. Ca từ nhẹ nhàng, thanh thoát, có đối đăng, vần điệu, nghe rất thơ, dễ gây cảm xúc, dễ nằm lòng. (Ở thượng nguồn thi Công Giáo Việt Nam. tr. 275)

Lm nhạc sỹ Anré Đỗ Xuân Quế, 0P nhận xét: Ngay từ khi còn là Tiểu Chủng Sinh nhỏ bé ở Tcv Phúc Nhạc, trong con mắt các Cha giáo và bạn bè, Phương Linh đã chứng tỏ có một năng khiếu, tài năng âm nhạc hiếm có. (Sđd tr 274)
Đúng như nhận xét của Cha Quế.

1)Huấn Thị Công đồng Vaican II. De Musica in Sacra Liturgia, thì :
- Thánh nhạc là loại âm nhạc được sáng tác cho việc cử hành Phụng Vụ, có tính thánh thiện, hình thức tốt đẹp với mục đích vinh danh Chúa. (số 4a)
-Khi đưa ra những những bản dịch lối phổ thông để dệt nhạc, chuyên viên làm thế nào trung thành với Latinh. (số 53)
- Truyền thống âm nhạc của toàn thể Hội Thánh đã kiến tạo nên một kho tàng vô giá vượt hẳn mọi nghệ thuật, nhất là vì điệu nhạc thánh đi liền với lời ca làm nên thành phần cần thiết hoạc kiện toàn của Phụng Vụ trọng Thể. Hội Thánh coi Thánh nhạc là ‘thành phần hoàn chỉnh’ (pars integrans) của Phụng Vụ. (số 112). (Sđd. tr. 30)

3) ĐGH Pio X gọi Thánh nhạc là ‘Nữ tỳ của Phụng Vụ’

4) ĐGH PIo XII, Thông điệp Mediator Dei coi Thánh nhạc là ‘thành phần thiết yếu của Phụng Vụ’


TÀI LIỆU THAM KHẢO

LÊ ĐÌNH BẢNG, “Ở thượng nguồn thi ca Công Giáo Việt Nam”
Miền thơ trong Thánh nhạc Thánh ca. Nxb Tôn Giáo 10. 2009