Lá Thư Canada : Làng Tôi Bàn Về Đạo
Tôi định ngưng viết vì thấy tuổi già sẽ viết lẩn thẩn. nhưng các vị cao niên trong làng sinh hoạt An Lạc của tôi không cho, các vị đã ép tôi viết nữa để trình các cụ gần xa những chuyện mà có thể nhiều cụ quan tâm. Đành xin vâng và lần này chỉ viết đôi điều về những sinh hoạt đạo nhà thờ của dân làng
Chuyện bữa nay như thế này : làng An Lạc của tôi gồm toàn các vi cao niên, và toàn là dân theo đạo Chúa, nên buổi họp làng kỳ lễ Phục Sinh vừa qua, dân làng bàn nhiều về chuyện đạo mà ai cũng cho là quan trọng, nên chia sẻ với độc giả. Tóm tắt các đều quan tâm trong làng là mấy chuyện này :
Cây thập giá. Trong lần họp dịp lễ vừa qua, cụ Chánh tiên chỉ có cho làng xem 2 bức ảnh. Bức thứ nhất là hình ở trong một nhà thờ lớn ở VN, tôi quên mất tên, nơi gian cung thánh, bên bàn thờ có trưng bày một cây thập giá lớn. Ai cũng chú ý tới cây thập giá này vì hình dạng rất khác thường. Xưa nay cây thập gíá là hai thanh gỗ lớn, một ngang một dọc, thanh ngang là nơi Chúa bị đóng đinh hai tay. Cây thập tự trong nhà thờ này không phải là 2 thanh gỗ như thường lệ mà là 2 mảng cây gỗ cong queo, cây gỗ ngang thì vừa cong vừa bé vừa xấu và Chúa Giê Su bị đóng đinh vào thanh gỗ này, và cây gỗ dọc cũng cong cũng xấu cũng nhỏ bé. Nhìn toàn thể thì cây thập tự hình dạng kỳ cục này cho ta thấy nó trái tự nhiên, vì cong queo và xấu. Chắc giáo xứ có ý nói lên cái thảm khốc của Chúa Giêsu. Dân làng tôi lần đầu mới thấy cây thập giá hình thù kỳ dị và kỳ lạ này. Ai cũng lắc đầu. Hình dạng cây thập giá này vừa vô lý,vừa sai sự thực, vừa trái truyền thống.
Đang khi dân làng lắc đầu ngán ngẩm về cây thập giá này, thì chúng tôi được xem hình một cây thánh giá thứ hai. Cây này thật đẹp. Hai thanh ngang và thanh dọc của thập tự trông rất chắc chắn, và không có Chúa Giêsu trần trụi và dúm gió bị đóng đinh mà là Chúa Giêsu sống lại, mặt mũi Chúa rất tươi, hai tay Chúa giơ cao như chào mừng và mời gọi mọi người. Dân làng xem xong hình bức thứ hai này thì ai cũng gật gù vỗ tay vì thích quá. Qua bức thứ hai này ta không thấy sự đau khổ cùng cực mà thấy niềm vui phấn khởi, Chúa đã sống lại thật rồi. Cây thập giá số một ở trên kia tả sự đau khổ và thất bại nặng nề, còn cây thập giá thứ hai này cho ta niềm vui niềm tin chiến thắng phấn khởi, Chúa từ cõi chết đã sống lại thật. Cây thập giá số hai này nói rất rõ 2 tín điều mà người Công Giáo nào cũng tin vì họ đọc hàng ngày trong Kinh Tin Kính : Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu chịu đónh đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại…
Cả làng ai cũng ao ước giá mà Giáo Hội đổi mẫu thánh giá cũ mà theo thánh giá hình thức mới này. Chúa sống lại, mặt mũi tươi cười, hai tay giơ cao chào gọi mọi người… Thấy dân làng yêu thích cây thánh giá kiểu mới này vì nó biểu lộ mạnh mẽ đức tin đã làm tôi nhớ ngay lời thánh Phao Lô ( 1 Cr.15-17) : Nếu Chúa Giêsu không sống lại thì niềm tin của anh em thật là hão huyền.
Sau khi xem và nghe giảng về cây thánh giá kiểu mới này, ai cũng thích mê và dân làng tôi đang đi tìm mua cây thập giá kiểu mới có Chúa Giesu sống lại từ cõi chết khổ nạn.
Hình Đứa Mẹ Maria. Xưa nay khi vẽ hay tạc tượng Đức Mẹ Maria thì đa số các nghệ sĩ đều vẽ hay tạc tượng mặt Đức Maria rất trẻ và đẹp như mặt một cô gái 18 tuổi, các cụ cứ để ý mà coi. Hình Chúa Giêsu chỗ nào cũng râu tóc và dáng người thanh niên, Chúa chết lúc 33 tuổi. Còn mẹ Chúa thi đa phần có dáng cô thiếu nữ 16 hay 18 đang lớn! Khi Chúa bị tử nạn thì Đức Mẹ cũng ít nhất khoảng 50. Bởi vậy theo ý chúng tôi thì hình Đức Mẹ hữu lý nhất là hình nét mặt Đức Mẹ trong bức ảnh Đức Me Hằng Cứu Giúp đang bế Chúa Hài Đồng. Tôi có tật xấu khi thấy bức tượng hay bức hình Đức Mẹ Maria mang nét mặt cô gái 16 hay 18 thì không thich, thì mất lòng sốt sắng… Các cụ nghĩ sao cơ?
3. Tiếng NGÀI. Điều thứ ba mà cả làng tôi bàn tán nhiều nhất và ồn ào nhất là những lời nhạc kêu Chúa gọi Chúa là NGÀI. Chúa là Cha, là Chúa yêu thương của ta, là bố là cha của ta, sao ta lại gọi bố gọi cha là Ngài. Tiếng Ngài ở ngôi thứ hai này là tiếng khách sáo, xa lạ, không thật lòng. Chúng tôi có tra những sách của Cụ tổ Bá Đa Lộc, Cụ Huỳnh Tịnh Của, Cụ Lê Ngọc Trụ, Cha Nguyễn Văn Lý, thì thấy không có tác giả nào bảo chữ Ngài ở ngôi thứ hai, khi ta nói với Chúa chứ không phải nó về Chúa, là đúng. Thì ra đây là lỗi của mấy nhạc sĩ khi viết lời, vì cung nhạc đi xuống nên chữ Chúa sẽ hóa ra chữ Chùa, bởi vậy chữ Ngài là tiện nhất, nhưng chính cái tiện này mà làm người hát người nghe thấy vừa chói tai vừa sai. Các cụ cứ mở sách nhạc nhà thờ ra mà coi, nhiều câu hát cầu nguyện trực tiếp với Chúa mà đã kêu Chúa là Ngài :
-Chúa ơi xin Ngài nghe lời con kêu cầu…
-Con lạy Chúa,tình Ngài bao la…
-Bên Ngài con thấy an tâm…
- ……
Còn các cụ thì sao cơ, các cụ có nói trực tiếp với Chúa, cầu xin thẳng với Chúa bằng tiếng Ngài không?
Cụ già B.95 trong làng thấy không khí buổi nay trang nghiêm và đầy mùi nhà thờ, mùi đạo, khô quá, nên đã xin tiếng cười. Cụ Chánh tiên chỉ đã gạt đi, hẹn lần sau.
Xin kính chào các cụ.
TRÀ LŨ
Tôi định ngưng viết vì thấy tuổi già sẽ viết lẩn thẩn. nhưng các vị cao niên trong làng sinh hoạt An Lạc của tôi không cho, các vị đã ép tôi viết nữa để trình các cụ gần xa những chuyện mà có thể nhiều cụ quan tâm. Đành xin vâng và lần này chỉ viết đôi điều về những sinh hoạt đạo nhà thờ của dân làng
Chuyện bữa nay như thế này : làng An Lạc của tôi gồm toàn các vi cao niên, và toàn là dân theo đạo Chúa, nên buổi họp làng kỳ lễ Phục Sinh vừa qua, dân làng bàn nhiều về chuyện đạo mà ai cũng cho là quan trọng, nên chia sẻ với độc giả. Tóm tắt các đều quan tâm trong làng là mấy chuyện này :
Cây thập giá. Trong lần họp dịp lễ vừa qua, cụ Chánh tiên chỉ có cho làng xem 2 bức ảnh. Bức thứ nhất là hình ở trong một nhà thờ lớn ở VN, tôi quên mất tên, nơi gian cung thánh, bên bàn thờ có trưng bày một cây thập giá lớn. Ai cũng chú ý tới cây thập giá này vì hình dạng rất khác thường. Xưa nay cây thập gíá là hai thanh gỗ lớn, một ngang một dọc, thanh ngang là nơi Chúa bị đóng đinh hai tay. Cây thập tự trong nhà thờ này không phải là 2 thanh gỗ như thường lệ mà là 2 mảng cây gỗ cong queo, cây gỗ ngang thì vừa cong vừa bé vừa xấu và Chúa Giê Su bị đóng đinh vào thanh gỗ này, và cây gỗ dọc cũng cong cũng xấu cũng nhỏ bé. Nhìn toàn thể thì cây thập tự hình dạng kỳ cục này cho ta thấy nó trái tự nhiên, vì cong queo và xấu. Chắc giáo xứ có ý nói lên cái thảm khốc của Chúa Giêsu. Dân làng tôi lần đầu mới thấy cây thập giá hình thù kỳ dị và kỳ lạ này. Ai cũng lắc đầu. Hình dạng cây thập giá này vừa vô lý,vừa sai sự thực, vừa trái truyền thống.
Đang khi dân làng lắc đầu ngán ngẩm về cây thập giá này, thì chúng tôi được xem hình một cây thánh giá thứ hai. Cây này thật đẹp. Hai thanh ngang và thanh dọc của thập tự trông rất chắc chắn, và không có Chúa Giêsu trần trụi và dúm gió bị đóng đinh mà là Chúa Giêsu sống lại, mặt mũi Chúa rất tươi, hai tay Chúa giơ cao như chào mừng và mời gọi mọi người. Dân làng xem xong hình bức thứ hai này thì ai cũng gật gù vỗ tay vì thích quá. Qua bức thứ hai này ta không thấy sự đau khổ cùng cực mà thấy niềm vui phấn khởi, Chúa đã sống lại thật rồi. Cây thập giá số một ở trên kia tả sự đau khổ và thất bại nặng nề, còn cây thập giá thứ hai này cho ta niềm vui niềm tin chiến thắng phấn khởi, Chúa từ cõi chết đã sống lại thật. Cây thập giá số hai này nói rất rõ 2 tín điều mà người Công Giáo nào cũng tin vì họ đọc hàng ngày trong Kinh Tin Kính : Tôi tin kính Đức Chúa Giêsu chịu đónh đinh trên cây thánh giá, chết và táng xác, ngày thứ ba bởi trong kẻ chết mà sống lại…
Cả làng ai cũng ao ước giá mà Giáo Hội đổi mẫu thánh giá cũ mà theo thánh giá hình thức mới này. Chúa sống lại, mặt mũi tươi cười, hai tay giơ cao chào gọi mọi người… Thấy dân làng yêu thích cây thánh giá kiểu mới này vì nó biểu lộ mạnh mẽ đức tin đã làm tôi nhớ ngay lời thánh Phao Lô ( 1 Cr.15-17) : Nếu Chúa Giêsu không sống lại thì niềm tin của anh em thật là hão huyền.
Sau khi xem và nghe giảng về cây thánh giá kiểu mới này, ai cũng thích mê và dân làng tôi đang đi tìm mua cây thập giá kiểu mới có Chúa Giesu sống lại từ cõi chết khổ nạn.
Hình Đứa Mẹ Maria. Xưa nay khi vẽ hay tạc tượng Đức Mẹ Maria thì đa số các nghệ sĩ đều vẽ hay tạc tượng mặt Đức Maria rất trẻ và đẹp như mặt một cô gái 18 tuổi, các cụ cứ để ý mà coi. Hình Chúa Giêsu chỗ nào cũng râu tóc và dáng người thanh niên, Chúa chết lúc 33 tuổi. Còn mẹ Chúa thi đa phần có dáng cô thiếu nữ 16 hay 18 đang lớn! Khi Chúa bị tử nạn thì Đức Mẹ cũng ít nhất khoảng 50. Bởi vậy theo ý chúng tôi thì hình Đức Mẹ hữu lý nhất là hình nét mặt Đức Mẹ trong bức ảnh Đức Me Hằng Cứu Giúp đang bế Chúa Hài Đồng. Tôi có tật xấu khi thấy bức tượng hay bức hình Đức Mẹ Maria mang nét mặt cô gái 16 hay 18 thì không thich, thì mất lòng sốt sắng… Các cụ nghĩ sao cơ?
3. Tiếng NGÀI. Điều thứ ba mà cả làng tôi bàn tán nhiều nhất và ồn ào nhất là những lời nhạc kêu Chúa gọi Chúa là NGÀI. Chúa là Cha, là Chúa yêu thương của ta, là bố là cha của ta, sao ta lại gọi bố gọi cha là Ngài. Tiếng Ngài ở ngôi thứ hai này là tiếng khách sáo, xa lạ, không thật lòng. Chúng tôi có tra những sách của Cụ tổ Bá Đa Lộc, Cụ Huỳnh Tịnh Của, Cụ Lê Ngọc Trụ, Cha Nguyễn Văn Lý, thì thấy không có tác giả nào bảo chữ Ngài ở ngôi thứ hai, khi ta nói với Chúa chứ không phải nó về Chúa, là đúng. Thì ra đây là lỗi của mấy nhạc sĩ khi viết lời, vì cung nhạc đi xuống nên chữ Chúa sẽ hóa ra chữ Chùa, bởi vậy chữ Ngài là tiện nhất, nhưng chính cái tiện này mà làm người hát người nghe thấy vừa chói tai vừa sai. Các cụ cứ mở sách nhạc nhà thờ ra mà coi, nhiều câu hát cầu nguyện trực tiếp với Chúa mà đã kêu Chúa là Ngài :
-Chúa ơi xin Ngài nghe lời con kêu cầu…
-Con lạy Chúa,tình Ngài bao la…
-Bên Ngài con thấy an tâm…
- ……
Còn các cụ thì sao cơ, các cụ có nói trực tiếp với Chúa, cầu xin thẳng với Chúa bằng tiếng Ngài không?
Cụ già B.95 trong làng thấy không khí buổi nay trang nghiêm và đầy mùi nhà thờ, mùi đạo, khô quá, nên đã xin tiếng cười. Cụ Chánh tiên chỉ đã gạt đi, hẹn lần sau.
Xin kính chào các cụ.
TRÀ LŨ