Tình Cựu Thù, Nỗi Đau Cho Dân Việt

I./ Mỹ Ban Phát Điểm Nhân Quyền.

Ngày 20.03.2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo nhân quyền năm 2022, ghi nhận hàng loạt các vi phạm khắp thế giới. Tại Việt Nam, Báo cáo cho rằng có ít nhất 6 vụ người tử vong trong khi bị giam giữ, nhưng nhà nước Việt Nam cho rằng các cái chết này là do ‘tự tử hoặc do các vấn đề sức khỏe’, đến việc ‘bắt bớ và giam giữ tùy tiện’ những người thực thi các quyền được quốc tế công nhận, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.

Giới hoạt động nhân quyền Việt Nam đồng ý với Báo cáo, cho rằng nhà nước họ ‘vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng’. Luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội viết: « Các tiếng nói đối lập vẫn bị bóp nghẹt và không gian xã hội dân sự đang bị co lại rất lớn so với giai đoạn 2010-2018 ». Ông ghi nhận một xu hướng đáng quan ngại gần đây: « Nhà nước đã mạnh tay hơn nước như Campuchia hay Thái Lan nhằm không cho những người Việt bị đàn áp được tị nạn chính trị, hay thậm chí yêu cầu các nước này trả các người tị nạn về lại Việt Nam. Họ tuyên bố những cá nhân này là các di dân bất hợp pháp, rời nước vì vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, trong năm qua, Mỹ không ghi nhận trường hợp nào về việc chính quyền sách nhiễu các người lưu vong và gia đình họ ở Việt Nam.

Vụ ông Đường Văn Thái (41 tuổi) đã sang tị nạn chính trị tại Thái Lan từ năm 2018 vì đã có nhiều phát biểu trên mạng xã hội chỉ trích các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Công an Hà Tĩnh ngày 16.04.2023 thông báo trên trang web chính thức việc phát hiện một ‘đối tượng không có giấy tờ tùy thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1’. Theo thông báo, người bị phát hiện là Đường Văn Thái, sinh năm 1982, trùng danh tính của ông Đường.

Chiếu công pháp quốc tế thì rõ ràng vụ bắt cóc này tại Thái Lan là vi phạm chủ quyền, quyền toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan. Sự việc tương tự cũng đã xảy ra với Trịnh Xuân Thanh tại Đức ngày 23.07.2017.

« Việt Nam là quốc gia xuất phát các cuộc tấn công vào những cá nhân ở nước ngoài, và cũng là địa điểm mà các chính phủ khác nhắm đến ». Đây là kết luận của Freedom House, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Washington DC, về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của chính phủ Việt Nam trong báo cáo công bố hôm 06.04.2023. Báo cáo tên ‘The report—Still Not Safe: Transnational Repression in 2022’.

Ngoài ra, các cơ quan truyền thông nhà nước (An Ninh thế giới, Báo Nhân dân, báo Xây dựng Đảng…) tấn công liên tục những người bất đồng chính kiến đang ở ngoại quốc cũng được xem là đàn áp xuyên quốc gia.

Báo cáo về buôn người không rõ ràng. Báo cáo này dẫn lại báo cáo về nạn buôn người trên thế giới vào Báo cáo này về Việt Nam. Nhưng báo cáo nạn buôn người thế giới lại không nêu rõ vấn nạn ở Việt Nam. Năm qua, hiện tượng người Việt bị lừa sang Campuchia làm việc trong các công ty đánh bạc trực tuyến được báo chí đưa tin rất nhiều, nhưng Báo cáo không ghi nhận.

Tính đến ngày 16.09.2022, Báo cáo cho biết nhà nước đã bắt giữ ít nhất 173 người hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, bao gồm 143 người bị kết án và 30 người đang bị giam giữ trước khi xét xử. Từ ngày 1/1 đến 16/9, nhà nước đã bắt 19 và kết án 26 người đang thực thi các nhân quyền được quốc tế công nhận, như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.

Họ không cho phép các tổ chức nhân quyền được thành lập và hoạt động và khẳng định việc vận động cho nhân quyền và dân chủ là hành động chống lại Đảng và Nhà nước Cộng sản. Các nhà vận động cho nhân quyền bị bắt vào đầu năm 2022 được ghi nhận bao gồm bà Nguỵ Thị Khanh (ra tù hôm 12.05.2023), các ông Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương. Các vị này đều là lãnh đạo các Tổ chức phi chánh phủ (NGO) có đăng ký và họ bị kết án với cáo buộc trốn thuế. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền quốc tế tin rằng cả bốn người này bị đàn áp do các hoạt động vận động về vấn đề môi trường.

Các chuyên gia nhân quyền Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện Liên Hiệp Quốc (LHQ) (United Nations Working Group on Arbitrary Detention - UNWGAD) vừa ra bản Ý kiến ngày 11.05.2023 nhận định rằng việc bỏ tù luật sư môi trường Đặng Đình Bách là một hành vi ‘vi phạm luật pháp quốc tế’ chiếu theo các điều khoản trong Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và kêu gọi nhà nước Việt Nam ‘trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện’ cho ông.

WGAD công bố bản ý kiến hôm 29.04.2023, liên quan đến trường hợp ông Đỗ Nam Trung, đang thụ án tù 10 năm với cáo buộc ‘Tuyên truyền chống nhà nước’, cho rằng việc chính quyền tống giam ông là ‘tùy tiện’ theo các tiêu chí I, II, III và V, đồng thời yêu cầu nhà nước Việt Nam ‘thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Trung ngay lập tức và phù hợp với các quy định liên quan theo thông lệ quốc tế’.

Trả lời thư chất vấn của các chuyên gia nhân quyền WGAD về việc bắt giữ tùy tiện nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, nhà nước Việt Nam vừa cho biết: ‘Phạm Đoan Trang không phải là nhà báo, và đã bị xét xử vì các hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng và tái phạm nhiều lần, chứ không phải vì thực hiện quyền tự do báo chí của mình’. Họ còn cáo buộc bà Trang ‘có âm mưu lật đổ chính quyền’ thông qua việc ‘cấu kết với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài’.

Thư phản hồi còn nói rằng bà Trang xuất bản trái phép các ấn phẩm ‘có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cách tập hợp lực lượng, đối phó với lực lượng bảo vệ pháp luật... để tiến hành bạo loạn lật đổ nhà nước’.

Văn thư đề ngày 06.04.2023 của đại diện nhà nước Việt Nam tại LHQ được Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố hôm 16.04.2023.

Trại giam không cho phép các người bị tạm giam để điều tra trong các vụ án chính trị được gặp gia đình hay luật sư của họ. Chỉ cho khi có kết luận điều tra, các người này mới được gặp thân nhân và luật sư. Có trường hợp nhà nước cưỡng ép đưa những người bị giam giữ đi khám và điều trị bệnh tâm thần, như trường hợp bà Nguyễn Thúy Hạnh hay ông Lê Anh Hùng.

Đặc biệt, những người nào bị xác định có liên hệ với các tổ chức hải ngoại thường đã bị tòa kết án nặng. Báo cáo chỉ ra có ít nhất 19 cá nhân có liên hệ với Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời, một nhóm hải ngoại bị Bộ Công an liệt vào danh sách tổ chức khủng bố, đã bị kết án từ 5 đến 16 năm tù về tội ‘hoạt động chống chính quyền nhân dân’.

Các vụ tra tấn, bức cung, nhục hình vẫn còn xảy ra. Các nhà hoạt động cho biết công an đã hành hung, tra tấn các tù nhân chính trị để lấy lời khai hoặc buộc họ phải nhận tội. Các nhóm giám sát nhân quyền cũng đưa ra nhiều báo cáo về việc công an dùng vũ lực trong khi thi hành công vụ và các điều tra viên bị cáo buộc tra tấn những người bị giam giữ. Ông Lê Chí Thành bị kết án hai năm tù về tội ‘chống người thi hành công vụ’. Tại phiên tòa, ông cho biết đã bị tra tấn bằng cách treo ngược chân lên trời trong thời gian tạm giam trước khi xét xử. Nhưng, những cán bộ có liên quan ít khi bị điều tra về các cáo buộc tra tấn.

Điều kiện giam giữ ở các nhà tù cũng bị cho là khắc nghiệt. Dù chưa đến mức nguy hại đến tính mạng, nhưng điều kiện ăn ở, vệ sinh kém, thiếu nước uống… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tù nhân. Cán bộ quản trại Nhà tù Gia Trung đã khuyến khích bạo lực giữa các tù nhân. Bộ Công an và cơ quan chính phủ quản lý các nhà tù, đã không cho giám sát viên quốc tế được phép tiếp cận.

Về quyền tự do báo chí, trong năm qua, nhà nước thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả các hình thức truyền thông, bao gồm in ấn, phát sóng, trực tuyến… Luật qui định các cơ quan này phải trực thuộc cơ quan Nhà nước, và tổng biên tập phải là đảng viên Cộng sản. Đối với các nhà báo và blogger độc lập, họ phải đối mặt với sự sách nhiễu của Nhà nước. Nhà nước cũng chặn các trang web mà họ cho là không phù hợp về chính trị hoặc văn hóa, bao gồm RFA, VOA, BBC Tiếng Việt…

Nhà nước tiếp tục kiểm soát quyền Tự do ngôn luận bằng cách hạn chế các phát biểu chỉ trích các nhà lãnh đạo hoặc chính sách Nhà nước. Thậm chí, các tổ chức hay các nhóm ủng hộ nhà nước đã đến tận nhà của các nhà hoạt động và đe dọa họ.

Một số trường hợp bị bắt vì sử dụng mạng xã hội chỉ trích lãnh đạo hay các chính sách mà bị bắt điển hình như blogger Nguyễn Thái Hưng và vợ là Vũ Thị Kim Hoàng bị bắt ngày 05.01.2022 hay ông Bùi Tuấn Lâm ở Đà Nẵng bị bắt với cáo buộc tội ‘phát tán thông tin chống nhà nước’.

Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières, RSF) xếp hạng tự do báo chí ở Việt Nam 178/180 năm 2023, trên Trung Quốc và Triều Tiên. Mức thấp nhất kể từ khi RSF công bố bảng xếp hạng hàng năm từ năm 2002. Theo số liệu thống kê RSF, trong năm 2022, tại Việt Nam, có 35 nhà báo bị giam giữ.

Văn Bút Hoa Kỳ (PEN America) xếp Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia đáng quan ngại nhất trên thế giới về việc đàn áp các tác giả, nhà báo, với 16 người đang bị chính quyền giam cầm và 27 người đang đối mặt với nguy hiểm.

Lực lượng 47 c ó nhiệm vụ chống lại sự chỉ trích nhà nước trên các nền tảng mạng xã hội, chủ yếu là Facebook và YouTube, và có bằng chứng cho thấy Lực lượng 47 ‘đã mở rộng đáng kể trong những năm qua’ với sự ra đời của lữ đoàn dân sự E47.

Văn Bút Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam hủy bỏ Điều 117 Luật Hình sự, dùng để hình sự hóa các cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’, và kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ tái đệ trình và thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam, và yêu cầu nhà nước Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc nhân quyền và tự do ngôn luận như một yếu tố nền tảng của mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Vài giờ trước khi ông Blinken tới Hà Nội, Hoa Kỳ đã lên án việc Việt Nam bỏ tù blogger Nguyễn Lân Thắng và nói rằng quan hệ chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Một tòa án Hà Nội ngày 13.04.2023 kết án ông Thắng, blogger Đài Á Châu Tự Do (RFA) 6 năm tù vì bị cáo buộc có các hoạt động chống nhà nước, một vụ án làm dấy lên quan ngại quốc tế về cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến.

Ông Thắng là người thứ sáu của Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ bị bắt giam tại Việt Nam hiện nay, trong đó có bốn cộng tác viên của RFA và hai cộng tác viên của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) gồm: Lê Anh Hùng và Phạm Chí Dũng.

Phản ứng Báo cáo này, Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 23.03.2023 cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ lại một lần nữa đưa ra nhận định ‘sai lệch’ về tình hình nhân quyền của Việt Nam, nói nó có một số nhận định ‘thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác’.

Báo cáo ‘thể hiện tầm quan trọng về nhân quyền đối với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và đối với tầm của họ về một thế giới cởi mở, tự do, thịnh vượng và an toàn….’

Trong năm 2022, ‘ở các quốc gia trên mọi khu vực, chúng tôi tiếp tục chứng kiến sự tụt lùi về các điều kiện nhân quyền – việc thu hẹp không gian dân sự, không tôn trọng phẩm giá cơ bản của con người’. Ngoại trưởng Antony Blinken nói.

Như vậy, các Báo cáo hàng năm này có giá trị, có kết quả gì không? Trung cộng còn ra Báo cáo Nhân quyền chống Mỹ?

II. Quan Hệ Đối Tác Chiến Lược.

Sau khi lên ngôi, Tổng thống Joe Biden sai Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tháng 7 và Phó Tổng thống Harris tháng 8/2021 đến Việt Nam cho thấy Washington muốn tăng cường mối quan hệ với Hà Nội như thế nào nhằm phát triển sự hiện diện và sức mạnh trong khu vực. Nhưng các lãnh đạo Việt Nam khi đó không tỏ ra hồ hởi với lời đề nghị nâng cấp quan hệ của Phó Tổng thống Harris.

Trong năm 2022, chuyến thăm được dự kiến của ông Blinken đến Việt Nam, được xem là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Biden đến Hà Nội, đã bị hủy bỏ.

Ngày 29.03.2023, Tổng thống Joe Biden điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thảo luận về tầm quan trọng việc ‘củng cố và mở rộng quan hệ song phương’,… và cả việc tôn trọng nhân quyền, theo thông báo của Bạch Ốc. Tuy nhiên, họ không cho biết liệu họ có tiến đến nâng cấp từ ‘Quan hệ Đối tác Toàn diện’ lên ‘Quan hệ Đối tác Chiến lược’ trong năm nay hay không. Ông Biden khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng; ủng hộ một Việt Nam ‘độc lập, tự cường và thịnh vượng’.

Ngày 14 đến 16.04.2023, ông Blinken đã hội kiến với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Ông đã nhấn mạnh các yếu tố làm cơ sở để phát triển quan hệ song phương là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới. Ông Blinken tái khẳng định ‘Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn đưa quan hệ lên tầm cao mới’. Ông đã chuyển lời của Tổng thống Joe Biden mời ông Trọng đến thăm Mỹ một lần nữa. Ông Trọng đã nhận lời và đề nghị hai bên sắp xếp thời gian thích hợp. Ông cũng nhờ ông Blinken mời Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam.

Trước đó, ông Blinken đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn của nước chủ nhà.

Trước khi tiếp ông Blinken, ông Chính nói với báo giới rằng cả hai bên đang ‘hướng tới tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa quan hệ song phương lên tầm cao mới’. Ông Blinken lưu ý Mỹ - Việt tiến tới kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện vào tháng 7 và nói: ‘Bây giờ chúng tôi hy vọng có thể đưa quan hệ này lên tầm cao hơn nữa’.

Việt Nam đang đối mặt thách thức tế nhị là làm sao cởi mở với Mỹ mà không khiến Trung cộng tức giận. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của Tàu hôm 09.04.2023 trích lời một chuyên gia nói « Mỹ đang tìm cách nâng cấp mối quan hệ Việt-Mỹ lên tầm đối tác chiến lược nhưng Việt Nam dường như còn có những mối lo ngại ».

Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam và phái đoàn kinh doanh lớn nhất từ trước đến nay của Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam trong tuần này. Mỹ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam và hiện được xếp hạng là đối tác ngoại giao hàng thứ ba

của Hà Nội. Đối tác chiến lược, ngoại giao hàng đầu của Việt Nam gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Động thổ khởi công xây Đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội.

Ngày 15.04.2023, khi chủ tọa sự kiện này, ông Blinken nói: « Đây là niềm vui đặc biệt, ngày tôi chờ đợi lâu rồi » từ khi còn là thứ trưởng ngoại giao thời Tổng thống Obama. Ông cho biết dự án đã được chuẩn bị nhiều năm và là ‘kết quả đỉnh cao’ có được từ sự gắn kết của rất nhiều nhà ngoại giao Mỹ và Việt.

Công trình được ước tính trị giá 1,2 tỷ USD, tọa lạc tại quận Cầu Giấy, với hợp đồng thuê đất 99 năm được công bố trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tháng 8/2021.

“Chuyến đi của ông Blinken có một biểu tượng rất quan trọng, đó là ông ấy đã động thổ (để) khởi công xây dựng đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội, một trong những đại sứ quán có tầm cỡ rất lớn trên thế giới giai đoạn hiện tại. Luật sư Vũ Đức Khanh, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế, nói với VOA.

LS Khanh, đang giảng dạy về luật dân sự ở Đại học Ottawa, Canada, cho rằng « cam kết của Hoa Kỳ ở Hà Nội thông qua khu phức hợp mới là về hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng cũng như kinh tế cho thấy rằng người Mỹ sẽ không phải một sáng một chiều mà rời khỏi Việt Nam. Họ đang chuẩn bị cho 50 năm và hơn thế nữa tại Việt Nam ». « Đó là thông điệp chuyển thẳng tới Bắc Kinh rằng người Mỹ đã và đang tiếp tục đầu tư và có mặt ở tại đây ».

Tưởng nên nhớ lại: « Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đầu tiên được thành lập tháng 6/1952 tại số 39, đại lộ Hàm Nghi, và dọn đến tòa nhà số 4, đại lộ Thống Nhất năm 1967, rồi đóng cửa, cuốn cờ, tháo chạy ngày 30.04.1975. Năm 1995, Hoa Kỳ và Cộng hòa XHCN Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, khu đất này được Hoa Kỳ làm Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh.

Mối Tình Tay Ba. Sau khi Ngoại trưởng Mỹ rời Hà Nội chưa đủ hai tuần, ngày 26.04.2023, bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban bí thư, đã dẫn đầu một phái đoàn Đảng đến Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Bà Mai đã cam kết với ông Tập rằng Việt Nam ‘ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc’ theo phương châm ’16 chữ vàng’ và ‘4 tốt’, còn nhà lãnh đạo Tàu nói với bà Mai rằng ông ‘hết sức coi trọng quan hệ giữa hai Đảng, hai nước’, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Hai lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt và Tàu đã gặp nhau nhiều lần ở Bắc Kinh và Hà Nội. Tháng 10/2022, ông Trọng đã là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình sau khi ông Tập đắc cử tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba. Bắc Kinh quan trọng hơn Washington? Còn Moscou thì sao?

Ông Trọng đã đi Bắc Kinh ngay sau Đại hội thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc và cùng đi với một phái đoàn nhiều ủy viên Bộ Chính trị. Trong khi đó, phải mất nhiều tháng trời hai bên mới sắp xếp được một cuộc điện đàm giữa ông Trọng và ông Biden.

Tàu Cộng ý thức rõ các lãnh đạo Đảng Việt Nam có mối quan hệ đồng chí anh em với họ và lập trường của họ về thế giới gần gũi với Bắc Kinh hơn là Washington. Trước sự lôi kéo của Mỹ, Tàu ‘có thể tự tin rằng Hà Nội sẽ kiên quyết từ chối có những hành động mà Bắc Kinh xem là thù địch với họ’. Washington quá bị chi phối bởi ý nghĩ Việt Nam có thể tham gia liên minh chống Trung Quốc. Ý nghĩ đó không có nghĩa gì cả.

Ngày 15.04.2023, Ngoại trưởng Blinken và Đại sứ Marc Knapper đến thăm Nhà nguyện Tu viện Sainte Marie, số 37 Hai Bà Trưng Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vì Bệnh viện Xanh Pôn đã lấy hết cơ sở ở 72, phố Nguyễn Thái Học rồi, nên tu viện chuyển về Dòng Mến Thánh giá ở 31 Nhà Chung, Hà Nội.

Tu viện Saint Paul de Chartres Hà Nội được xây dựng năm 1883 và dòng có đầy đủ giấy tờ. Năm 2016 đã tiến hành nhiều hoạt động khiếu nại, thắp nến cầu nguyện, hiệp thương đòi giải quyết tranh chấp, chấm dứt các vi phạm tài sản Dòng và đã có kiến nghị tới các cấp, sở, ban ngành của chính quyền tại Hà Nội.

Ngày 26.08.2016, các nữ tu Thánh Paul de Chartres và những giáo dân ủng hộ đã yêu cầu các quan chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trả lời về khiếu nại của họ về việc ai kiểm soát các khu đất lịch sử của tu viện của họ ở thủ đô Việt Nam.

Ngày 28.08.2016, hơn 10 nữ tu, giáo dân đã có đơn gửi tới Ủy ban Nhân dân quận sở tại, Thành phố Hà Nội và cơ quan công an TP Hà Nội. Họ cũng đã gửi kiến nghị tới các lãnh đạo nhà nước là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các cơ quan khác.

Ngày 25.09.2016, khoảng 50 nữ tu và giáo dân Công Giáo đã tuần hành ôn hòa dưới ánh nến lúc sáng sớm tới địa điểm tranh chấp gần tu viện của họ, cầu nguyện và hát thánh ca.

Sau đó, đoàn tuần hành đến Ủy ban Nhân dân Quận, yêu cầu các quan chức quận sở tại đưa cho họ một biên bản cuộc gặp trước đó giữa hai bên. Trong cuộc họp, 30 nữ tu, trong đó có những người già ngồi xe lăn, và giáo dân đã yêu cầu chính quyền Quận đình chỉ việc xây dựng trên đất của họ.

Ông Blinken đã gặp Sœur Bề trên Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Hà Nội Saint-Jean de Marie Trần Thị Anh. Một hành động biểu trưng gửi thông điệp mạnh ủng hộ Tự do tôn giáo?

Ngày 22.03.2023, lúc 18 giở 15, một nhóm công an và lãnh đạo xã Đắk Nông, Kontum, xông vào địa điểm đang hiệp dâng Thánh Lễ của Ki tô hữu, giựt sách lễ, rút điện và lớn tiếng yêu cầu Linh mục Phanxicô Xavier Lê Tiên đang cử hành Thánh Lễ ‘về làm việc’ với lý do ‘chưa có giấy phép’.

« Mời ông này về xã làm việc », một người mặc thường phục lớn tiếng chỉ đạo các công an, dân phòng. « Tôi, Thạch, Phó chủ tịch xã nè, chịu trách nhiệm buổi làm việc hôm nay nè. Tôi tôn trọng mời ông xuống xã làm việc nè ».

« Ông này ở đâu ra? Tôi hỏi ông này ở đâu? Giấy phép đâu? » ông Thạch tiếp tục quát Cha Tiên và giáo dân. Cha nhỏ nhẹ yêu cầu « các anh muốn làm gì thì đợi sau Thánh Lễ, các anh cứ lập biên bản đi rồi chúng tôi ký », nhưng một phụ nữ đã sỗ sàng xông lên bàn thờ, đóng sập cuốn sách lễ Linh mục đang đọc và đem đi, trong khi một người đàn ông khác trong nhóm cán bộ đi ra phía cột cắm điện rút các dây điện ra.

« Đây không phải là lần đầu tiên. Đã có nhiều sự kiện tương tự xảy ra… sau ngày 30.04.1975 ».

Câu chuyện ‘giấy phép’ và những ‘túp-lều-thờ-tạm’

Uỷ hội Tôn giáo Hoa kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Việt Nam về yêu cầu ‘giấy phép’ với những qui định phức tạp, khắt khe, khó khăn kéo dài đối với việc thực thi tôn giáo của người dân. ‘Đấy chính là cản trở quyền tự do tôn giáo’,

Trong Thư Mục vụ gửi tín hữu ngày 22.03.2015, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum giải thích về những ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận mà chính quyền liên tục tìm cách tháo dỡ.

« Ở Việt Nam, mỗi làng đều có đình, có miếu; ở vùng cao, buôn làng nào cũng có nhà rông; còn làng có đạo thì có nơi thờ phượng. Tại Đắktô trước năm 1975, các buôn làng có đạo đều

có nhà thờ, nhà nguyện. Những nơi thờ tự này, chiến tranh đã tàn phá hết trừ ở Thị xã Kontum », Đức cha cho biết trong hơn 30 năm sau 1975, giáo dân ở khu vực này đã phải đi bộ có khi hàng chục cây số để đến nơi có nhà thờ để cử hành các nghi thức tôn giáo. Chính quyền chỉ bắt đầu ‘cởi mở’, cho phép một số ít linh mục tới đây để dâng lễ.

« Trước nhu cầu tôn giáo quá lớn, xin phép nhiều lần không được đáp ứng, giáo dân chẳng còn cách nào hơn là ‘làm chui’.

Đức cha Oanh đề nghị giải quyết các vướng mắc trên một cách ‘hài hoà, có tình có lý’. « Trước hết, Luật pháp là phải công bằng » và « Quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, phải được tôn trọng. Mọi người phải chấp hành, nhất là các cán bộ chính quyền phải làm gương! ».

Đức cha đề nghị nhà nước « chấm dứt chế độ xin-cho và tham nhũng », nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo dân phải ‘làm chui’ và sự tồn tại của các ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận.

Giáo phận Kontum cũng là nơi đã xảy ra vụ sát hại Linh mục Trần Ngọc Thanh vào đầu năm 2022 gây chấn động dư luận.

Hy vọng chỉ thuốc này mới giảm đàn áp Tự do tôn giáo.

Ủy ban Tự do Tôn giáo (TDTG) Quốc tế (United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF) thuộc chính phủ Mỹ độc lập lưỡng đảng, thành lập do Luật TDTG Quốc tế (IRFA) giám sát quyền phổ quát về TDTG và tín ngưỡng ở ngoại quốc và đưa ra các đề nghị về chính sách cho Tổng thống, Ngoại trưởng và Quốc hội. USCIRF là một tổ chức độc lập và khác với Bộ Ngoại giao. Phúc trình Thường niên phản ánh kết quả công việc một năm của những nhân viên Ủy ban và đội ngũ chuyên nghiệp trong việc ghi nhận các vi phạm trên thực tế và đưa ra các kiến nghị cho chính phủ Mỹ.

Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (Countries of Particular Concern, CPC) là một chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (được phân trách nhiệm bởi Tổng thống) về những quốc gia có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về TDTG theo Luật TDTG Quốc tế năm 1998 và sửa đổi năm 1999 (Public Law 106-55). Thuật ngữ ‘đặc biệt vi phạm nghiêm trọng về TDTG’ có nghĩa là có hệ thống, liên tục, vi phạm trắng trợn quyền TDTG.

Ngày 15.09.2004, trong Báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo trên thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lần đầu tiên đã xếp Việt Nam vào CPC.

Theo Luật Mỹ, các nước có các hành động vi phạm TDTG một cách nghiêm trọng thì Bộ Ngoại giao xếp vào danh sách này, thường trực là Trung Quốc, Miến Điện, Iran, Bắc Hàn và Sudan. Chưa có nước nào trong danh sách CPC bị nhận trừng phạt cụ thể từ Mỹ.

Vì sao Việt Nam?

1. Ðại sứ đặc trách TDTG tại Bộ ngoại giao Mỹ, ông John Hanford, từng đi thăm vùng cao nguyên Việt Nam hai lần, nói: « Việt Nam là một quốc gia kiểm soát việc hành đạo rất chặt chẽ và có nhiều người đã bị bỏ tù vì dính líu đến tôn giáo, trong đó có đạo Phật, đạo Tin Lành, Công Giáo, Cao Ðài, Hòa Hảo. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành việc cưỡng bức bắt bỏ đạo tại hai khu vực là Cao nguyên Trung phần và vùng Tây Bắc. Hàng ngàn tín đồ tại đây đã bị tập trung lại và cưỡng bức từ bỏ tín điều của họ. Cũng ở vùng này, có hàng trăm nhà thờ và nơi hành lễ bị đóng cửa và chỉ có một số ít được mở cửa trở lại ».

Ông tiếp: « Ðáng tiếc là sau khi chính phủ Hoa Kỳ có tiếp xúc và trao đổi nhiều lần với chính quyền Việt Nam, thì Hoa Kỳ nhận thấy cần thiết phải liệt Việt Nam vào danh sách CPC ».

2. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000 giữa hai ông Al Gore, Dân chủ, và George Bush, Cộng hòa, đã phải đếm đi đếm lại số phiếu bầu trước khi có kết quả chính thức. Để tránh sự xấu xa đó, ngày 15.09.2004, Ngoại trưởng Colin Powell chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC. Bush làm như vậy hầu câu phiếu cử tri Mỹ gốc Việt. Kết quả, trong cuộc bầu ngày 02.11.2004, Bush thắng rõ Kerry. Vô cùng tiếc, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, Bush (con), năm 2006, đã cùng bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách này để làm quà biếu làm cho Việt cộng vô cùng thỏa thích, trước khi cả hai đi Hà Nội dự Hội nghị APEC tháng 11/2006.

Do đó, khi họp báo với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, ông Bush nói: « ông và vợ ‘bị ấn tượng vì sự thân thiện của người dân Việt Nam. Trong lúc đi qua thành phố tươi đẹp này, chúng tôi vui mừng khi thấy hàng ngàn công dân với nụ cười trên môi ».

Ông Bush khen làm nở mặt ông Triết. Tổng thống Mỹ có biết đâu, trong khi đó phụ huynh các học sinh phải chạy tiền để đóng bao nhiêu thứ phí. Đầu thập niên 1950, thời Pháp thuộc, cha tôi không phải trả một loại phí nào để tôi đi học. Thầy Cô chúng tôi được xã hội kính trọng vì không cần ‘dạy thêm’.

Noi gương Bush, các Tổng thống Mỹ sau không ai dám đặt Việt Nam vào CPC, dù USCIRF luôn đề nghị.

USCIRF cho rằng vi phạm TDTG ở Việt Nam ‘vẫn có hệ thống, luôn tiếp diễn và nghiêm trọng’ và kêu gọi Ngoại trưởng tiếp tục giải quyết các lo ngại này. Ngày 02.02.2022, Mỹ đưa Việt Nam vào Danh sách ‘Theo dõi Đặc biệt’ (Special Watchlist SWL).

Việc thiết lập danh sách SWL dựa theo Đạo luật TDTG Quốc tế, được Quốc Hội Mỹ thông qua và Tổng Thống ký ban hành ngày 16.12.2016, bổ sung cho Luật TDTG Quốc tế 1998.

USCIRF được thành lập để cố vấn Hành và Lập pháp, đành rằng những góp ý của Ủy ban không buộc phải lắng nghe hết, nhưng rất hiếm được đáp ứng thì sự chi tiêu bằng tiền thuế của người dân thật là điều oan phí.

Cựu đại sứ Ted Osius cho ra đời ‘Không gì là không thể’ để ca ngợi cái gọi là ‘quan hệ Mỹ - Việt trong 25 năm’. Sau khi thua trận đem dollards đến viện trợ cho Đảng chiến thắng, chớ có đến người dân đâu. Trái lại, họ bị đàn áp như kể ở Đoạn I…

Hy vọng với ‘quan hệ Mỹ-Việt’ mà Osius ca ngợi, chờ xem Tổng thống Biden sẽ tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như:

Tổng thống Ngô Đình Diệm đã được đồng nhiệm Mỹ mời viếng Hoa Kỳ với tất cả nghi lễ long trọng nhất. Tổng thống Eisenhower tiếp đón Nguyên thủ VNCH ngay tại cầu thang phi cơ. Ngày 09.05.1957, một danh dự mà không nhiều Lãnh đạo các quốc gia được nhận. Mời xem : https://www.youtube.com/watch?v=vKqHv23Cq3k

Cuộc tiếp đón giữa hai Tổng thống dân cử tuyệt đẹp hơn giữa một Tổng thống và một Tổng Bí thư đảng cộng sản. Đồng bào đã đảo trước Bạch Ốc.

III. Lợi Dụng Tôn Giáo.

Lịch sử oai hùng cường quốc Mỹ đã được viết bởi Tổng thống Dwight D. Eisenhower, danh tướng thắng Thế chiến 2 đã làm Nga, Tàu trọng nể. Ngài đã tặng Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: He is a miracle man (Ông là người thần kỳ) vì từ một quốc gia bị sáu vấn nạn:

1. Bị chiến tranh tàn phá từ 1945 đến 1954,

2. Vấn nạn chia rẽ ly tán thập nhị xứ quân,

3. Vấn đề giáo dục cộng đồng quá thấp,

4. Tệ nạn xã hội đen tràn lan đến độ lấn lướt cả chính quyền,

5. Thực dân Pháp và tay sai người Việt vẫn nắm quyền lực chính về kinh tế và quân sự,

6. Nguy hiểm nhất là phải đối đầu với khối cộng sản quốc tế, Ông Diệm đã làm cho Miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hòa.

Cách nay 60 năm, ba tập thể những Người có lương tri đã thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm :

1. Thực dân Mỹ.

a. Trong ‘From Trust to Tragedy’ (Từ Tín Nhiệm đến Thảm Kịch), cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Frederick Nolting, đã cho thấy: « Averell Harriman, đặc sứ Tổng thống Kennedy trong cuộc thương thuyết về Lào từ 1961 đến 1962,… Dù công việc lâu dài và đặc biệt của ông cho Mỹ trên những lãnh vực khác.

Harriman đã phán đoán và lãnh đạo chính sách về Đông Nam Á, theo ý kiến tôi, là tai hại. Âm mưu ‘trung lập hóa’ Lào của ông ta là một sự thất bại thê thảm, và sự thù nghịch ngày càng gia tăng giữa ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông ta trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm. Tuy nhiên, thanh thế và ảnh hưởng của Harriman ở Washington lớn đến nổi trở thành quyết định trong các hành động cốt yếu mà chính phủ Mỹ đã thực hiện trong năm 1963 ».

Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đã dứt khoát chống lại chủ trương này. Harriman đã phải dùng quyền lực một cường quốc để áp đặt giải pháp đó. Kết quả, giải pháp này đã thất bại thê thảm. Do ‘quá quê’ (mắc cở vì bị Cộng lừa), Harriman thù ông Diệm ngày càng thâm. Hắn đòi ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu khỏi chính quyền. Khi biết không thể tách ông Nhu ra khỏi ông Diệm, ‘tên khốn’ quyết định loại cả hai.

b. Ngày 11.05.1961, Kennedy đã cử Phó Tổng thống Lyndon Johson đến Sài Gòn quan sát tình hình và yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm để cho quân Hoa Kỳ đến bảo vệ miền Nam.

Ông Diệm từ chối tiếp nhận quân tác chiến Mỹ vào VNCH :

- VNCH mất Chính nghĩa và Độc lập,

- nhị Vị Tổng thống Eisenhower và Diệm đã lo ngại, việc Mỹ can thiệp với lính Mỹ, sẽ khiến VNCH mất chính nghiã, tặng cho Việt cộng một vũ khí tuyên truyền vô giá là ‘lính da trắng Mỹ chỉ đến thay thế lính da trắng Pháp thôi’.

- Bắc Việt tuyên truyền Mỹ chiếm Miền Nam, xách động đồng bào Miền Bắc đứng lên giải phóng,

- Sự hiện diện quân viễn chinh gây những khủng hoảng kinh tế, xã hội (Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright đã công khai phát biểu: ‘Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ điếm’). Nhờ đó, Dollars lương lính Mỹ đã chạy vào túi việt cộng.

2. Phật tử tranh đấu.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ trương ‘Đồng tiến xã hội’. Để Công bình giữa các Đạo giáo, khi ngân sách quốc gia còn eo hẹp, Chính phủ không giúp tài chính cho Công Giáo vì Tôn giáo này có thể tìm sự trợ giúp quốc tế. Nhưng ông Diệm đã giúp Phật giáo.

Trong ‘Our Vietnam Nightmare’ bà Maguerite Higgins cho biết: « 1.275 ngôi chùa được xây cất, 1.295 ngôi chùa được trùng tu dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm ».

Theo cụ Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, thì trước khi ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2.203 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4.766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được TT Ngô Đình Diệm cho phép quỹ quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất.

Trước khi ông Diệm cầm quyền, đạo Phật chưa mở trường học. Dưới thời TT Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời.

Phản tướng Đỗ Mậu cho biết năm 1970 Phật giáo có 160 trường trung tiểu học trong cả nước. Đa số trường này được xây cất trước ngày 01.11.1963. Đọc những thành quả trên, liệu người ta có dám kết luận TT Ngô Đình Diệm và chế độ của ông đã ‘kỳ thị Phật giáo’ không?

Dù vậy, nhiều Phật tử thù ghét ông Diệm Công Giáo và cho rằng ông là tay sai của Vatican để Ky Tô hóa Việt Nam. Họ phủ nhận việc ông Diệm (con Chúa) tặng gạo cho con Phật Tây Tạng.

Họ nại ra Dụ số 10, do Quốc trưởng Bảo Đại ký tại Vichy, Pháp, ngày 06.08.1950, bị các Phật tử cho là ‘vòng kềm hảm’ Phật giáo Việt Nam phải bi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, chứ không là Giáo Hội như Thiên Chúa giáo và buộc tội Tổng thống Ngô Đình Diệm tiếp tục duy trì sự bất công đó?

Sau khi giải thể chế độ Ngô Đình Diệm vào ngày 1-1-1963, Trung Tướng Trần Văn Đôn đã hủy bỏ Đạo dụ sô 10. vì thế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới được hình thành MANG DANH XƯNG GIÁO HỘI VÀ0 THÁNG 1-1964. HAI CHỮ ‘GIÁO HỘI’ LÀ MỘT BẰNG CHỨNG CỤ THỂ NHẤT VÀ PHẢN ẢNH CHO TOÀN THẾ GIỚI HIỂU RẰNG CÁI GÔNG CÙM KỀM KẸP ĐẠO DỤ SỐ 10 ĐÃ ĐƯỢC THÁO GỠ BỞI HỘI ĐỒNG QUÂN NHÂN CÁCH MẠNG MỞ ĐẦU CHO NỀN ĐỆ II CỘNG HÒA. Thục Vũ 20.08.2019 Nguyên văn.

Vì vậy, khi Phật giáo Việt Nam được định hình và chính đáng được xướng danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO, có tổ chức, quy mô tầm vóc và chặt chẻ, thì chính mùa Phật Đản huy hoàng 2508-1964, Giáo hội nhận được Sắc Lệnh 158/SL/CT ngày 14/5/1964 của Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng Kiêm Thủ Tướng Chánh Phủ-Nguyễn Khánh. Trong đó, điều 5 nêu rõ: ‘Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 năm 1950 cùng các luật lệ trái với sắc luật này,

không áp dụng đối với Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất’. DƯƠNG KINH THÀNH (Có tham khảo từ các tài liệu của Wikipedia Tiếng Việt –Bảo Quốc Kiếm-Trấn Gia Phụng và Hoang Nguyên Nhuận).

Năm 1951 vẫn không dùng được chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO đuờng hoàng mà phài ngậm ngùi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM !

ð Như vậy, Dụ số 10 quá mạnh phải cần đến 2 lần hủy bỏ hầu Phật giáo được mang danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO.

Chỉ Thiên Chúa Giáo mới là Giáo Hội. Chúa Giê Su đã chính thức thành lập Giáo Hội khi Ngài nói với Tông đồ Peter (Phê-rô): « Thầy bảo cho con biết, con là Peter, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy, và các cửa địa ngục sẽ không thắng nổi ».” (Mat. 16: 18).

Năm 1964, khi thành lập ‘Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất’, các lãnh đạo Phật Giáo đã lấy danh từ ‘Giáo Hội’ ở đâu ra? Không lẽ lấy trong Thánh Kinh Chúa Giê Su?

Để hoàn thành sứ vụ ‘Thanh toán ông Diệm’, bọn cầm quyền Washington đã lợi dụng‘ vụ Phật giáo’ và dùng ‘hung thần’ Henry C. Lodge (một ứng viên Phó Tổng thống thất cử năm 1960) vào ngôi vị Đại sứ Mỹ tại Sài gòn. Ngày 27.08.1963, khi trình ủy nhiệm thư lên Tổng thống Ngô đình Diệm, hắn đã lên tiếng thăm dò:

1.- Việt Nam nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa kỳ 99 năm;

2.- Việt Nam chấp thuận để Hoa kỳ đưa 200.000 quân vào lãnh thổ mình;

3.- Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ;

4.- Tổng thống Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô đình Nhu ra nước ngoài.

Tổng thống Ngô đình Diệm đã lờ đi toàn bộ.

3. Các Phản Tướng Tá Đảo chính và giết người.

Ðược đào tạo bởi thực dân Pháp, nay được phục vụ bọn tài phiệt Mỹ. Nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa để đảo chánh, họ làm ô nhục Tập thể Quân nhân vì ‘quân nhân chỉ phục vụ Tổ quốc, chứ không làm chính trị đảng phái’. Hơn nửa, tiền của CIA (Central Intelligence Agency, Trung ương tình báo Hoa kỳ). Muốn biết họ là ai, xin đọc: ‘Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại’.

Ngày 01.11.1963, nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, chúng đã sai thuộc cấp nổ súng giết các chiến hữu gồm Đại tá Hồ Tấn Quyền (Tư lịnh Hải quân), Lê Quang Tung (Tư lịnh Lực lượng Đặc biệt) và Thiếu tá Lê Quang Triệu (Lực lượng Đặc biệt)… Lối 13 giờ, CIA Lucien E. Conein mang vô bộ Tổng Tham mưu một bao tiền là ba triệu đồng… Cuộc tạo phản bắt đầu lúc 13 giờ 30…

Trái hẳn với chúng, nghĩa cử cao thượng của Tổng thống là : Ông Cao xuân Vỹ có tường thuật: « Khi đảo chính khởi diễn, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ (Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ) xin phép Tổng thống đem thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho. Lúc đó, tôi đang ở bên Tổng thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Tôi nghe điện thoại và trình lên Tổng thống. Ông la ‘Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?’. Tôi thưa ‘Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?’. Ông quát lên ‘Chết thì đã sao’».

a. Ðến chiều ngày 02.11.1963, Hồ Chí Minh, được tin Ngô Đình Diệm bị lật đổ và ám sát, mừng rỡ ‘Bác cháu sẽ thắng. Ông Diệm là người yêu nước theo kiểu của ông ấy. Tôi không thể nào tin người Mỹ lại ngu ngốc đến vậy’. Bộ Chính trị Đảng Lao động nói rõ hơn: ‘Hậu quả của cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 sẽ trái với những tính toán của đế quốc Mỹ... Diệm là một trong số những nhân vật mạnh nhất chống lại nhân dân và Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những gì có thể làm nhằm cố gắng đè bẹp cách mạng đã được Diệm thực hiện. Diệm là một trong những tay sai có tài nhất của đế quốc Mỹ... Trong số những người chống cộng ở miền Nam Việt Nam hoặc đang lưu vong ở nước ngoài, không ai có đủ tài lực chính trị và khả năng làm người khác tuân phục. Lời đó đã xảy ra ngày 30.04.1975.

b. Nghe tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng giới Thạch thương tiếc nói rằng: « Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề về vụ ám sát xấu xa nầy, Trung hoa Dân quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp... Tôi khâm phục ông Diệm, Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy ».

Đúng vậy. Đã 60 năm trôi qua. Nhưng chắc chắn không tệ như XHCN Việt Nam hiện nay. Không là một nước dân chủ mà là một nước đảng trị. Nếu là một đảng vì nước, vì dân có thể tạm chấp nhận. Nhưng, hàng ngày, đọc báo chỉ thấy các viên chức đảng viên các cấp tham nhũng… Chủ tịch nhà nước bị buộc từ chức. Tại sao?

Chúng đàn áp đồng bào như đã kể ở đoạn I trên. Chính những vị nầy, có thể không bằng ông Diệm, nhưng chắc chắn phải hơn các lãnh đạo đảng cử mà sẽ do dân bầu.

c. Cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á châu, đồng minh Mỹ giật mình. Tổng thống Hồi quốc (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Mỹ Richard Nixon: « Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Mỹ ». XHCN Việt Nam chọn theo lối này?

ITÌNH CỰU THÙ, NỖI ĐAU MÁU CHO DÂN VIỆT
I./ MỸ BAN PHÁT ĐIỂM NHÂN QUYỀN.
Ngày 20.03.2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo nhân quyền năm 2022, ghi nhận hàng loạt các vi phạm khắp thế giới. Tại Việt Nam, Báo cáo cho rằng có ít nhất 6 vụ người tử vong trong khi bị giam giữ, nhưng nhà nước Việt Nam cho rằng các cái chết này là do ‘tự tử hoặc do các vấn đề sức khỏe’, đến việc ‘bắt bớ và giam giữ tùy tiện’ những người thực thi các quyền được quốc tế công nhận, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.

Giới hoạt động nhân quyền Việt Nam đồng ý với Báo cáo, cho rằng nhà nước họ ‘vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng’. Luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội viết: « Các tiếng nói đối lập vẫn bị bóp nghẹt và không gian xã hội dân sự đang bị co lại rất lớn so với giai đoạn 2010-2018 ». Ông ghi nhận một xu hướng đáng quan ngại gần đây: « Nhà nước đã mạnh tay hơn
nước như Campuchia hay Thái Lan nhằm không cho những người Việt bị đàn áp được tị nạn chính trị, hay thậm chí yêu cầu các nước này trả các người tị nạn về lại Việt Nam. Họ tuyên bố những cá nhân này là các di dân bất hợp pháp, rời nước vì vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, trong năm qua, Mỹ không ghi nhận trường hợp nào về việc chính quyền sách nhiễu các người lưu vong và gia đình họ ở Việt Nam.

Vụ ông Đường Văn Thái (41 tuổi) đã sang tị nạn chính trị tại Thái Lan từ năm 2018 vì đã có nhiều phát biểu trên mạng xã hội chỉ trích các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Công an Hà Tĩnh ngày 16.04.2023 thông báo trên trang web chính thức việc phát hiện một ‘đối tượng không có giấy tờ tùy thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1’. Theo thông báo, người bị phát hiện là Đường Văn Thái, sinh năm 1982, trùng danh tính của ông Đường.

Chiếu công pháp quốc tế thì rõ ràng vụ bắt cóc này tại Thái Lan là vi phạm chủ quyền, quyền toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan. Sự việc tương tự cũng đã xảy ra với Trịnh Xuân Thanh tại Đức ngày 23.07.2017.
« Việt Nam là quốc gia xuất phát các cuộc tấn công vào những cá nhân ở nước ngoài, và cũng là địa điểm mà các chính phủ khác nhắm đến ». Đây là kết luận của Freedom House, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Washington DC, về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của chính phủ Việt Nam trong báo cáo công bố hôm 06.04.2023. Báo cáo tên ‘The report—Still Not Safe: Transnational Repression in 2022’.

Ngoài ra, các cơ quan truyền thông nhà nước (An Ninh thế giới, Báo Nhân dân, báo Xây dựng Đảng…) tấn công liên tục những người bất đồng chính kiến đang ở ngoại quốc cũng được xem là đàn áp xuyên quốc gia.

Báo cáo về buôn người không rõ ràng. Báo cáo này dẫn lại báo cáo về nạn buôn người trên thế giới vào Báo cáo này về Việt Nam. Nhưng báo cáo nạn buôn người thế giới lại không nêu rõ vấn nạn ở Việt Nam. Năm qua, hiện tượng người Việt bị lừa sang Campuchia làm việc trong các công ty đánh bạc trực tuyến được báo chí đưa tin rất nhiều, nhưng Báo cáo không ghi nhận.

Tính đến ngày 16.09.2022, Báo cáo cho biết nhà nước đã bắt giữ ít nhất 173 người hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, bao gồm 143 người bị kết án và 30 người đang bị giam giữ trước khi xét xử. Từ ngày 1/1 đến 16/9, nhà nước đã bắt 19 và kết án 26 người đang thực thi các nhân quyền được quốc tế công nhận, như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.

Họ không cho phép các tổ chức nhân quyền được thành lập và hoạt động và khẳng định việc vận động cho nhân quyền và dân chủ là hành động chống lại Đảng và Nhà nước Cộng sản. Các nhà vận động cho nhân quyền bị bắt vào đầu năm 2022 được ghi nhận bao gồm bà Nguỵ Thị Khanh (ra tù hôm 12.05.2023), các ông Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương. Các vị này đều là lãnh đạo các Tổ chức phi chánh phủ (NGO) có đăng ký và họ bị kết án với cáo buộc trốn thuế. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền quốc tế tin rằng cả bốn người này bị đàn áp do các hoạt động vận động về vấn đề môi trường.

Các chuyên gia nhân quyền Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện Liên Hiệp Quốc (LHQ) (United Nations Working Group on Arbitrary Detention - UNWGAD) vừa ra bản Ý kiến ngày 11.05.2023 nhận định rằng việc bỏ tù luật sư môi trường Đặng Đình Bách là một hành vi ‘vi phạm luật pháp quốc tế’ chiếu theo các điều khoản trong Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và kêu gọi nhà nước Việt Nam ‘trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện’ cho ông.
WGAD công bố bản ý kiến hôm 29.04.2023, liên quan đến trường hợp ông Đỗ Nam Trung, đang thụ án tù 10 năm với cáo buộc ‘Tuyên truyền chống nhà nước’, cho rằng việc chính quyền tống giam ông là ‘tùy tiện’ theo các tiêu chí I, II, III và V, đồng thời yêu cầu nhà nước Việt Nam ‘thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Trung ngay lập tức và phù hợp với các quy định liên quan theo thông lệ quốc tế’.

Trả lời thư chất vấn của các chuyên gia nhân quyền WGAD về việc bắt giữ tùy tiện nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, nhà nước Việt Nam vừa cho biết: ‘Phạm Đoan Trang không phải là nhà báo, và đã bị xét xử vì các hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng và tái phạm nhiều lần, chứ không phải vì thực hiện quyền tự do báo chí của mình’. Họ còn cáo buộc bà Trang ‘có âm mưu lật đổ chính quyền’ thông qua việc ‘cấu kết với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài’.

Thư phản hồi còn nói rằng bà Trang xuất bản trái phép các ấn phẩm ‘có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cách tập hợp lực lượng, đối phó với lực lượng bảo vệ pháp luật... để tiến hành bạo loạn lật đổ nhà nước’.

Văn thư đề ngày 06.04.2023 của đại diện nhà nước Việt Nam tại LHQ được Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố hôm 16.04.2023.


Trại giam không cho phép các người bị tạm giam để điều tra trong các vụ án chính trị được gặp gia đình hay luật sư của họ. Chỉ cho khi có kết luận điều tra, các người này mới được gặp thân nhân và luật sư. Có trường hợp nhà nước cưỡng ép đưa những người bị giam giữ đi khám và điều trị bệnh tâm thần, như trường hợp bà Nguyễn Thúy Hạnh hay ông Lê Anh Hùng.

Đặc biệt, những người nào bị xác định có liên hệ với các tổ chức hải ngoại thường đã bị tòa kết án nặng. Báo cáo chỉ ra có ít nhất 19 cá nhân có liên hệ với Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời, một nhóm hải ngoại bị Bộ Công an liệt vào danh sách tổ chức khủng bố, đã bị kết án từ 5 đến 16 năm tù về tội ‘hoạt động chống chính quyền nhân dân’.

Các vụ tra tấn, bức cung, nhục hình vẫn còn xảy ra. Các nhà hoạt động cho biết công an đã hành hung, tra tấn các tù nhân chính trị để lấy lời khai hoặc buộc họ phải nhận tội. Các nhóm giám sát nhân quyền cũng đưa ra nhiều báo cáo về việc công an dùng vũ lực trong khi thi hành công vụ và các điều tra viên bị cáo buộc tra tấn những người bị giam giữ. Ông Lê Chí Thành bị kết án hai năm tù về tội ‘chống người thi hành công vụ’. Tại phiên tòa, ông cho biết đã bị tra tấn bằng cách treo ngược chân lên trời trong thời gian tạm giam trước khi xét xử. Nhưng, những cán bộ có liên quan ít khi bị điều tra về các cáo buộc tra tấn.

Điều kiện giam giữ ở các nhà tù cũng bị cho là khắc nghiệt. Dù chưa đến mức nguy hại đến tính mạng, nhưng điều kiện ăn ở, vệ sinh kém, thiếu nước uống… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tù nhân. Cán bộ quản trại Nhà tù Gia Trung đã khuyến khích bạo lực giữa các tù nhân. Bộ Công an và cơ quan chính phủ quản lý các nhà tù, đã không cho giám sát viên quốc tế được phép tiếp cận.

Về quyền tự do báo chí, trong năm qua, nhà nước thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả các hình thức truyền thông, bao gồm in ấn, phát sóng, trực tuyến… Luật qui định các cơ quan này phải trực thuộc cơ quan Nhà nước, và tổng biên tập phải là đảng viên Cộng sản. Đối với các nhà báo và blogger độc lập, họ phải đối mặt với sự sách nhiễu của Nhà nước. Nhà nước cũng chặn các trang web mà họ cho là không phù hợp về chính trị hoặc văn hóa, bao gồm RFA, VOA, BBC Tiếng Việt…

Nhà nước tiếp tục kiểm soát quyền Tự do ngôn luận bằng cách hạn chế các phát biểu chỉ trích các nhà lãnh đạo hoặc chính sách Nhà nước. Thậm chí, các tổ chức hay các nhóm ủng hộ nhà nước đã đến tận nhà của các nhà hoạt động và đe dọa họ.

Một số trường hợp bị bắt vì sử dụng mạng xã hội chỉ trích lãnh đạo hay các chính sách mà bị bắt điển hình như blogger Nguyễn Thái Hưng và vợ là Vũ Thị Kim Hoàng bị bắt ngày 05.01.2022 hay ông Bùi Tuấn Lâm ở Đà Nẵng bị bắt với cáo buộc tội ‘phát tán thông tin chống nhà nước’.

Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières, RSF) xếp hạng tự do báo chí ở Việt Nam 178/180 năm 2023, trên Trung Quốc và Triều Tiên. Mức thấp nhất kể từ khi RSF công bố bảng xếp hạng hàng năm từ năm 2002. Theo số liệu thống kê RSF, trong năm 2022, tại Việt Nam, có 35 nhà báo bị giam giữ.

Văn Bút Hoa Kỳ (PEN America) xếp Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia đáng quan ngại nhất trên thế giới về việc đàn áp các tác giả, nhà báo, với 16 người đang bị chính quyền giam cầm và 27 người đang đối mặt với nguy hiểm.

Lực lượng 47 c ó nhiệm vụ chống lại sự chỉ trích nhà nước trên các nền tảng mạng xã hội, chủ yếu là Facebook và YouTube, và có bằng chứng cho thấy Lực lượng 47 ‘đã mở rộng đáng kể trong những năm qua’ với sự ra đời của lữ đoàn dân sự E47.

Văn Bút Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam hủy bỏ Điều 117 Luật Hình sự, dùng để hình sự hóa các cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’, và kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ tái đệ trình và thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam, và yêu cầu nhà nước Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc nhân quyền và tự do ngôn luận như một yếu tố nền tảng của mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Vài giờ trước khi ông Blinken tới Hà Nội, Hoa Kỳ đã lên án việc Việt Nam bỏ tù blogger Nguyễn Lân Thắng và nói rằng quan hệ chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Một tòa án Hà Nội ngày 13.04.2023 kết án ông Thắng, blogger Đài Á Châu Tự Do (RFA) 6 năm tù vì bị cáo buộc có các hoạt động chống nhà nước, một vụ án làm dấy lên quan ngại quốc tế về cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến.

Ông Thắng là người thứ sáu của Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ bị bắt giam tại Việt Nam hiện nay, trong đó có bốn cộng tác viên của RFA và hai cộng tác viên của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) gồm: Lê Anh Hùng và Phạm Chí Dũng.

Phản ứng Báo cáo này, Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 23.03.2023 cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ lại một lần nữa đưa ra nhận định ‘sai lệch’ về tình hình nhân quyền của Việt Nam, nói nó có một số nhận định ‘thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác’.

Báo cáo ‘thể hiện tầm quan trọng về nhân quyền đối với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và đối với tầm của họ về một thế giới cởi mở, tự do, thịnh vượng và an toàn….’

Trong năm 2022, ‘ở các quốc gia trên mọi khu vực, chúng tôi tiếp tục chứng kiến sự tụt lùi về các điều kiện nhân quyền – việc thu hẹp không gian dân sự, không tôn trọng phẩm giá cơ bản của con người’. Ngoại trưởng Antony Blinken nói.

Như vậy, các Báo cáo hàng năm này có giá trị, có kết quả gì không? Trung cộng còn ra Báo cáo Nhân quyền chống Mỹ?

II. QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC.
Sau khi lên ngôi, Tổng thống Joe Biden sai Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tháng 7 và Phó Tổng thống Harris tháng 8/2021 đến Việt Nam cho thấy Washington muốn tăng cường mối quan hệ với Hà Nội như thế nào nhằm phát triển sự hiện diện và sức mạnh trong khu vực. Nhưng các lãnh đạo Việt Nam khi đó không tỏ ra hồ hởi với lời đề nghị nâng cấp quan hệ của Phó Tổng thống Harris.

Trong năm 2022, chuyến thăm được dự kiến của ông Blinken đến Việt Nam, được xem là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Biden đến Hà Nội, đã bị hủy bỏ.

Ngày 29.03.2023, Tổng thống Joe Biden điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thảo luận về tầm quan trọng việc ‘củng cố và mở rộng quan hệ song phương’,… và cả việc tôn trọng nhân quyền, theo thông báo của Bạch Ốc. Tuy nhiên, họ không cho biết liệu họ có tiến đến nâng cấp từ ‘Quan hệ Đối tác Toàn diện’ lên ‘Quan hệ Đối tác Chiến lược’ trong năm nay hay không. Ông Biden khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng; ủng hộ một Việt Nam ‘độc lập, tự cường và thịnh vượng’.

Ngày 14 đến 16.04.2023, ông Blinken đã hội kiến với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Ông đã nhấn mạnh các yếu tố làm cơ sở để phát triển quan hệ song phương là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới. Ông Blinken tái khẳng định ‘Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn đưa quan hệ lên tầm cao mới’. Ông đã chuyển lời của Tổng thống Joe Biden mời ông Trọng đến thăm Mỹ một lần nữa. Ông Trọng đã nhận lời và đề nghị hai bên sắp xếp thời gian thích hợp. Ông cũng nhờ ông Blinken mời Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam.

Trước đó, ông Blinken đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn của nước chủ nhà.

Trước khi tiếp ông Blinken, ông Chính nói với báo giới rằng cả hai bên đang ‘hướng tới tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa quan hệ song phương lên tầm cao mới’. Ông Blinken lưu ý Mỹ - Việt tiến tới kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện vào tháng 7 và nói: ‘Bây giờ chúng tôi hy vọng có thể đưa quan hệ này lên tầm cao hơn nữa’.

Việt Nam đang đối mặt thách thức tế nhị là làm sao cởi mở với Mỹ mà không khiến Trung cộng tức giận. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của Tàu hôm 09.04.2023 trích lời một chuyên gia nói « Mỹ đang tìm cách nâng cấp mối quan hệ Việt-Mỹ lên tầm đối tác chiến lược nhưng Việt Nam dường như còn có những mối lo ngại ».

Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam và phái đoàn kinh doanh lớn nhất từ trước đến nay của Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam trong tuần này. Mỹ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam và hiện được xếp hạng là đối tác ngoại giao hàng thứ ba
của Hà Nội. Đối tác chiến lược, ngoại giao hàng đầu của Việt Nam gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Động thổ khởi công xây Đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội.

Ngày 15.04.2023, khi chủ tọa sự kiện này, ông Blinken nói: « Đây là niềm vui đặc biệt, ngày tôi chờ đợi lâu rồi » từ khi còn là thứ trưởng ngoại giao thời Tổng thống Obama. Ông cho biết dự án đã được chuẩn bị nhiều năm và là ‘kết quả đỉnh cao’ có được từ sự gắn kết của rất nhiều nhà ngoại giao Mỹ và Việt.

Công trình được ước tính trị giá 1,2 tỷ USD, tọa lạc tại quận Cầu Giấy, với hợp đồng thuê đất 99 năm được công bố trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tháng 8/2021.

“Chuyến đi của ông Blinken có một biểu tượng rất quan trọng, đó là ông ấy đã động thổ (để) khởi công xây dựng đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội, một trong những đại sứ quán có tầm cỡ rất lớn trên thế giới giai đoạn hiện tại. Luật sư Vũ Đức Khanh, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế, nói với VOA.

LS Khanh, đang giảng dạy về luật dân sự ở Đại học Ottawa, Canada, cho rằng « cam kết của Hoa Kỳ ở Hà Nội thông qua khu phức hợp mới là về hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng cũng như kinh tế cho thấy rằng người Mỹ sẽ không phải một sáng một chiều mà rời khỏi Việt Nam. Họ đang chuẩn bị cho 50 năm và hơn thế nữa tại Việt Nam ». « Đó là thông điệp chuyển thẳng tới Bắc Kinh rằng người Mỹ đã và đang tiếp tục đầu tư và có mặt ở tại đây ».
Tưởng nên nhớ lại: « Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đầu tiên được thành lập tháng 6/1952 tại số 39, đại lộ Hàm Nghi, và dọn đến tòa nhà số 4, đại lộ Thống Nhất năm 1967, rồi đóng cửa, cuốn cờ, tháo chạy ngày 30.04.1975. Năm 1995, Hoa Kỳ và Cộng hòa XHCN Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, khu đất này được Hoa Kỳ làm Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh.

Mối Tình Tay Ba. Sau khi Ngoại trưởng Mỹ rời Hà Nội chưa đủ hai tuần, ngày 26.04.2023, bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban bí thư, đã dẫn đầu một phái đoàn Đảng đến Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Bà Mai đã cam kết với ông Tập rằng Việt Nam ‘ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc’ theo phương châm ’16 chữ vàng’ và ‘4 tốt’, còn nhà lãnh đạo Tàu nói với bà Mai rằng ông ‘hết sức coi trọng quan hệ giữa hai Đảng, hai nước’, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Hai lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt và Tàu đã gặp nhau nhiều lần ở Bắc Kinh và Hà Nội. Tháng 10/2022, ông Trọng đã là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình sau khi ông Tập đắc cử tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba. Bắc Kinh quan trọng hơn Washington? Còn Moscou thì sao?

Ông Trọng đã đi Bắc Kinh ngay sau Đại hội thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc và cùng đi với một phái đoàn nhiều ủy viên Bộ Chính trị. Trong khi đó, phải mất nhiều tháng trời hai bên mới sắp xếp được một cuộc điện đàm giữa ông Trọng và ông Biden.

Tàu Cộng ý thức rõ các lãnh đạo Đảng Việt Nam có mối quan hệ đồng chí anh em với họ và lập trường của họ về thế giới gần gũi với Bắc Kinh hơn là Washington. Trước sự lôi kéo của Mỹ, Tàu ‘có thể tự tin rằng Hà Nội sẽ kiên quyết từ chối có những hành động mà Bắc Kinh xem là thù địch với họ’. Washington quá bị chi phối bởi ý nghĩ Việt Nam có thể tham gia liên minh chống Trung Quốc. Ý nghĩ đó không có nghĩa gì cả.

Ngày 15.04.2023, Ngoại trưởng Blinken và Đại sứ Marc Knapper đến thăm Nhà nguyện Tu viện Sainte Marie, số 37 Hai Bà Trưng Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vì Bệnh viện Xanh Pôn đã lấy hết cơ sở ở 72, phố Nguyễn Thái Học rồi, nên tu viện chuyển về Dòng Mến Thánh giá ở 31 Nhà Chung, Hà Nội.
Tu viện Saint Paul de Chartres Hà Nội được xây dựng năm 1883 và dòng có đầy đủ giấy tờ. Năm 2016 đã tiến hành nhiều hoạt động khiếu nại, thắp nến cầu nguyện, hiệp thương đòi giải quyết tranh chấp, chấm dứt các vi phạm tài sản Dòng và đã có kiến nghị tới các cấp, sở, ban ngành của chính quyền tại Hà Nội.

Ngày 26.08.2016, các nữ tu Thánh Paul de Chartres và những giáo dân ủng hộ đã yêu cầu các quan chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trả lời về khiếu nại của họ về việc ai kiểm soát các khu đất lịch sử của tu viện của họ ở thủ đô Việt Nam.

Ngày 28.08.2016, hơn 10 nữ tu, giáo dân đã có đơn gửi tới Ủy ban Nhân dân quận sở tại, Thành phố Hà Nội và cơ quan công an TP Hà Nội. Họ cũng đã gửi kiến nghị tới các lãnh đạo nhà nước là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các cơ quan khác.

Ngày 25.09.2016, khoảng 50 nữ tu và giáo dân Công Giáo đã tuần hành ôn hòa dưới ánh nến lúc sáng sớm tới địa điểm tranh chấp gần tu viện của họ, cầu nguyện và hát thánh ca.

Sau đó, đoàn tuần hành đến Ủy ban Nhân dân Quận, yêu cầu các quan chức quận sở tại đưa cho họ một biên bản cuộc gặp trước đó giữa hai bên. Trong cuộc họp, 30 nữ tu, trong đó có những người già ngồi xe lăn, và giáo dân đã yêu cầu chính quyền Quận đình chỉ việc xây dựng trên đất của họ.

Ông Blinken đã gặp Sœur Bề trên Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Hà Nội Saint-Jean de Marie Trần Thị Anh. Một hành động biểu trưng gửi thông điệp mạnh ủng hộ Tự do tôn giáo?

Ngày 22.03.2023, lúc 18 giở 15, một nhóm công an và lãnh đạo xã Đắk Nông, Kontum, xông vào địa điểm đang hiệp dâng Thánh Lễ của Ki tô hữu, giựt sách lễ, rút điện và lớn tiếng yêu cầu Linh mục Phanxicô Xavier Lê Tiên đang cử hành Thánh Lễ ‘về làm việc’ với lý do ‘chưa có giấy phép’.

« Mời ông này về xã làm việc », một người mặc thường phục lớn tiếng chỉ đạo các công an, dân phòng. « Tôi, Thạch, Phó chủ tịch xã nè, chịu trách nhiệm buổi làm việc hôm nay nè. Tôi tôn trọng mời ông xuống xã làm việc nè ».

« Ông này ở đâu ra? Tôi hỏi ông này ở đâu? Giấy phép đâu? » ông Thạch tiếp tục quát Cha Tiên và giáo dân. Cha nhỏ nhẹ yêu cầu « các anh muốn làm gì thì đợi sau Thánh Lễ, các anh cứ lập biên bản đi rồi chúng tôi ký », nhưng một phụ nữ đã sỗ sàng xông lên bàn thờ, đóng sập cuốn sách lễ Linh mục đang đọc và đem đi, trong khi một người đàn ông khác trong nhóm cán bộ đi ra phía cột cắm điện rút các dây điện ra.

« Đây không phải là lần đầu tiên. Đã có nhiều sự kiện tương tự xảy ra… sau ngày 30.04.1975 ».

Câu chuyện ‘giấy phép’ và những ‘túp-lều-thờ-tạm’

Uỷ hội Tôn giáo Hoa kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Việt Nam về yêu cầu ‘giấy phép’ với những qui định phức tạp, khắt khe, khó khăn kéo dài đối với việc thực thi tôn giáo của người dân. ‘Đấy chính là cản trở quyền tự do tôn giáo’,

Trong Thư Mục vụ gửi tín hữu ngày 22.03.2015, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum giải thích về những ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận mà chính quyền liên tục tìm cách tháo dỡ.

« Ở Việt Nam, mỗi làng đều có đình, có miếu; ở vùng cao, buôn làng nào cũng có nhà rông; còn làng có đạo thì có nơi thờ phượng. Tại Đắktô trước năm 1975, các buôn làng có đạo đều
có nhà thờ, nhà nguyện. Những nơi thờ tự này, chiến tranh đã tàn phá hết trừ ở Thị xã Kontum », Đức cha cho biết trong hơn 30 năm sau 1975, giáo dân ở khu vực này đã phải đi bộ có khi hàng chục cây số để đến nơi có nhà thờ để cử hành các nghi thức tôn giáo. Chính quyền chỉ bắt đầu ‘cởi mở’, cho phép một số ít linh mục tới đây để dâng lễ.

« Trước nhu cầu tôn giáo quá lớn, xin phép nhiều lần không được đáp ứng, giáo dân chẳng còn cách nào hơn là ‘làm chui’.

Đức cha Oanh đề nghị giải quyết các vướng mắc trên một cách ‘hài hoà, có tình có lý’. « Trước hết, Luật pháp là phải công bằng » và « Quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, phải được tôn trọng. Mọi người phải chấp hành, nhất là các cán bộ chính quyền phải làm gương! ».

Đức cha đề nghị nhà nước « chấm dứt chế độ xin-cho và tham nhũng », nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo dân phải ‘làm chui’ và sự tồn tại của các ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận.
Giáo phận Kontum cũng là nơi đã xảy ra vụ sát hại Linh mục Trần Ngọc Thanh vào đầu năm 2022 gây chấn động dư luận.

Hy vọng chỉ thuốc này mới giảm đàn áp Tự do tôn giáo.

Ủy ban Tự do Tôn giáo (TDTG) Quốc tế (United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF) thuộc chính phủ Mỹ độc lập lưỡng đảng, thành lập do Luật TDTG Quốc tế (IRFA) giám sát quyền phổ quát về TDTG và tín ngưỡng ở ngoại quốc và đưa ra các đề nghị về chính sách cho Tổng thống, Ngoại trưởng và Quốc hội. USCIRF là một tổ chức độc lập và khác với Bộ Ngoại giao. Phúc trình Thường niên phản ánh kết quả công việc một năm của những nhân viên Ủy ban và đội ngũ chuyên nghiệp trong việc ghi nhận các vi phạm trên thực tế và đưa ra các kiến nghị cho chính phủ Mỹ.

Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (Countries of Particular Concern, CPC) là một chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (được phân trách nhiệm bởi Tổng thống) về những quốc gia có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về TDTG theo Luật TDTG Quốc tế năm 1998 và sửa đổi năm 1999 (Public Law 106-55). Thuật ngữ ‘đặc biệt vi phạm nghiêm trọng về TDTG’ có nghĩa là có hệ thống, liên tục, vi phạm trắng trợn quyền TDTG.

Ngày 15.09.2004, trong Báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo trên thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lần đầu tiên đã xếp Việt Nam vào CPC.

Theo Luật Mỹ, các nước có các hành động vi phạm TDTG một cách nghiêm trọng thì Bộ Ngoại giao xếp vào danh sách này, thường trực là Trung Quốc, Miến Điện, Iran, Bắc Hàn và Sudan. Chưa có nước nào trong danh sách CPC bị nhận trừng phạt cụ thể từ Mỹ.

Vì sao Việt Nam?

1. Ðại sứ đặc trách TDTG tại Bộ ngoại giao Mỹ, ông John Hanford, từng đi thăm vùng cao nguyên Việt Nam hai lần, nói: « Việt Nam là một quốc gia kiểm soát việc hành đạo rất chặt chẽ và có nhiều người đã bị bỏ tù vì dính líu đến tôn giáo, trong đó có đạo Phật, đạo Tin Lành, Công Giáo, Cao Ðài, Hòa Hảo. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành việc cưỡng bức bắt bỏ đạo tại hai khu vực là Cao nguyên Trung phần và vùng Tây Bắc. Hàng ngàn tín đồ tại đây đã bị tập trung lại và cưỡng bức từ bỏ tín điều của họ. Cũng ở vùng này, có hàng trăm nhà thờ và nơi hành lễ bị đóng cửa và chỉ có một số ít được mở cửa trở lại ».
Ông tiếp: « Ðáng tiếc là sau khi chính phủ Hoa Kỳ có tiếp xúc và trao đổi nhiều lần với chính quyền Việt Nam, thì Hoa Kỳ nhận thấy cần thiết phải liệt Việt Nam vào danh sách CPC ».

2. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000 giữa hai ông Al Gore, Dân chủ, và George Bush, Cộng hòa, đã phải đếm đi đếm lại số phiếu bầu trước khi có kết quả chính thức. Để tránh sự xấu xa đó, ngày 15.09.2004, Ngoại trưởng Colin Powell chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC. Bush làm như vậy hầu câu phiếu cử tri Mỹ gốc Việt. Kết quả, trong cuộc bầu ngày 02.11.2004, Bush thắng rõ Kerry. Vô cùng tiếc, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, Bush (con), năm 2006, đã cùng bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách này để làm quà biếu làm cho Việt cộng vô cùng thỏa thích, trước khi cả hai đi Hà Nội dự Hội nghị APEC tháng 11/2006.

Do đó, khi họp báo với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, ông Bush nói: « ông và vợ ‘bị ấn tượng vì sự thân thiện của người dân Việt Nam. Trong lúc đi qua thành phố tươi đẹp này, chúng tôi vui mừng khi thấy hàng ngàn công dân với nụ cười trên môi ».

Ông Bush khen làm nở mặt ông Triết. Tổng thống Mỹ có biết đâu, trong khi đó phụ huynh các học sinh phải chạy tiền để đóng bao nhiêu thứ phí. Đầu thập niên 1950, thời Pháp thuộc, cha tôi không phải trả một loại phí nào để tôi đi học. Thầy Cô chúng tôi được xã hội kính trọng vì không cần ‘dạy thêm’.

Noi gương Bush, các Tổng thống Mỹ sau không ai dám đặt Việt Nam vào CPC, dù USCIRF luôn đề nghị.

USCIRF cho rằng vi phạm TDTG ở Việt Nam ‘vẫn có hệ thống, luôn tiếp diễn và nghiêm trọng’ và kêu gọi Ngoại trưởng tiếp tục giải quyết các lo ngại này. Ngày 02.02.2022, Mỹ đưa Việt Nam vào Danh sách ‘Theo dõi Đặc biệt’ (Special Watchlist SWL).
Việc thiết lập danh sách SWL dựa theo Đạo luật TDTG Quốc tế, được Quốc Hội Mỹ thông qua và Tổng Thống ký ban hành ngày 16.12.2016, bổ sung cho Luật TDTG Quốc tế 1998.
USCIRF được thành lập để cố vấn Hành và Lập pháp, đành rằng những góp ý của Ủy ban không buộc phải lắng nghe hết, nhưng rất hiếm được đáp ứng thì sự chi tiêu bằng tiền thuế của người dân thật là điều oan phí.

Cựu đại sứ Ted Osius cho ra đời ‘Không gì là không thể’ để ca ngợi cái gọi là ‘quan hệ Mỹ - Việt trong 25 năm’. Sau khi thua trận đem dollards đến viện trợ cho Đảng chiến thắng, chớ có đến người dân đâu. Trái lại, họ bị đàn áp như kể ở Đoạn I…

Hy vọng với ‘quan hệ Mỹ-Việt’ mà Osius ca ngợi, chờ xem Tổng thống Biden sẽ tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như:

Tổng thống Ngô Đình Diệm đã được đồng nhiệm Mỹ mời viếng Hoa Kỳ với tất cả nghi lễ long trọng nhất. Tổng thống Eisenhower tiếp đón Nguyên thủ VNCH ngay tại cầu thang phi cơ. Ngày 09.05.1957, một danh dự mà không nhiều Lãnh đạo các quốc gia được nhận. Mời xem : https://www.youtube.com/watch?v=vKqHv23Cq3k

Cuộc tiếp đón giữa hai Tổng thống dân cử tuyệt đẹp hơn giữa một Tổng thống và một Tổng Bí thư đảng cộng sản. Đồng bào đã đảo trước Bạch Ốc.

III. Lợi Dụng Tôn Giáo.

Lịch sử oai hùng cường quốc Mỹ đã được viết bởi Tổng thống Dwight D. Eisenhower, danh tướng thắng Thế chiến 2 đã làm Nga, Tàu trọng nể. Ngài đã tặng Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: He is a miracle man (Ông là người thần kỳ) vì từ một quốc gia bị sáu vấn nạn:
1. Bị chiến tranh tàn phá từ 1945 đến 1954,
2. Vấn nạn chia rẽ ly tán thập nhị xứ quân,
3. Vấn đề giáo dục cộng đồng quá thấp,
4. Tệ nạn xã hội đen tràn lan đến độ lấn lướt cả chính quyền,
5. Thực dân Pháp và tay sai người Việt vẫn nắm quyền lực chính về kinh tế và quân sự,
6. Nguy hiểm nhất là phải đối đầu với khối cộng sản quốc tế, Ông Diệm đã làm cho Miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hòa.

Cách nay 60 năm, ba tập thể những Người có lương tri đã thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm :
1. Thực dân Mỹ.
a. Trong ‘From Trust to Tragedy’ (Từ Tín Nhiệm đến Thảm Kịch), cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Frederick Nolting, đã cho thấy: « Averell Harriman, đặc sứ Tổng thống Kennedy trong cuộc thương thuyết về Lào từ 1961 đến 1962,… Dù công việc lâu dài và đặc biệt của ông cho Mỹ trên những lãnh vực khác.
Harriman đã phán đoán và lãnh đạo chính sách về Đông Nam Á, theo ý kiến tôi, là tai hại. Âm mưu ‘trung lập hóa’ Lào của ông ta là một sự thất bại thê thảm, và sự thù nghịch ngày càng gia tăng giữa ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông ta trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm. Tuy nhiên, thanh thế và ảnh hưởng của Harriman ở Washington lớn đến nổi trở thành quyết định trong các hành động cốt yếu mà chính phủ Mỹ đã thực hiện trong năm 1963 ».
Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đã dứt khoát chống lại chủ trương này. Harriman đã phải dùng quyền lực một cường quốc để áp đặt giải pháp đó. Kết quả, giải pháp này đã thất bại thê thảm. Do ‘quá quê’ (mắc cở vì bị Cộng lừa), Harriman thù ông Diệm ngày càng thâm. Hắn đòi ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu khỏi chính quyền. Khi biết không thể tách ông Nhu ra khỏi ông Diệm, ‘tên khốn’ quyết định loại cả hai.
b. Ngày 11.05.1961, Kennedy đã cử Phó Tổng thống Lyndon Johson đến Sài Gòn quan sát tình hình và yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm để cho quân Hoa Kỳ đến bảo vệ miền Nam.
Ông Diệm từ chối tiếp nhận quân tác chiến Mỹ vào VNCH :
- VNCH mất Chính nghĩa và Độc lập,
- nhị Vị Tổng thống Eisenhower và Diệm đã lo ngại, việc Mỹ can thiệp với lính Mỹ, sẽ khiến VNCH mất chính nghiã, tặng cho Việt cộng một vũ khí tuyên truyền vô giá là ‘lính da trắng Mỹ chỉ đến thay thế lính da trắng Pháp thôi’.
- Bắc Việt tuyên truyền Mỹ chiếm Miền Nam, xách động đồng bào Miền Bắc đứng lên giải phóng,
- Sự hiện diện quân viễn chinh gây những khủng hoảng kinh tế, xã hội (Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright đã công khai phát biểu: ‘Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ điếm’). Nhờ đó, Dollars lương lính Mỹ đã chạy vào túi việt cộng.
2. Phật tử tranh đấu.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ trương ‘Đồng tiến xã hội’. Để Công bình giữa các Đạo giáo, khi ngân sách quốc gia còn eo hẹp, Chính phủ không giúp tài chính cho Công Giáo vì Tôn giáo này có thể tìm sự trợ giúp quốc tế. Nhưng ông Diệm đã giúp Phật giáo.

Trong ‘Our Vietnam Nightmare’ bà Maguerite Higgins cho biết: « 1.275 ngôi chùa được xây cất, 1.295 ngôi chùa được trùng tu dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm ».
Theo cụ Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, thì trước khi ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2.203 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4.766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được TT Ngô Đình Diệm cho phép quỹ quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất.
Trước khi ông Diệm cầm quyền, đạo Phật chưa mở trường học. Dưới thời TT Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời.

Phản tướng Đỗ Mậu cho biết năm 1970 Phật giáo có 160 trường trung tiểu học trong cả nước. Đa số trường này được xây cất trước ngày 01.11.1963. Đọc những thành quả trên, liệu người ta có dám kết luận TT Ngô Đình Diệm và chế độ của ông đã ‘kỳ thị Phật giáo’ không?

Dù vậy, nhiều Phật tử thù ghét ông Diệm Công Giáo và cho rằng ông là tay sai của Vatican để Ky Tô hóa Việt Nam. Họ phủ nhận việc ông Diệm (con Chúa) tặng gạo cho con Phật Tây Tạng.

Họ nại ra Dụ số 10, do Quốc trưởng Bảo Đại ký tại Vichy, Pháp, ngày 06.08.1950, bị các Phật tử cho là ‘vòng kềm hảm’ Phật giáo Việt Nam phải bi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, chứ không là Giáo Hội như Thiên Chúa giáo và buộc tội Tổng thống Ngô Đình Diệm tiếp tục duy trì sự bất công đó?
Sau khi giải thể chế độ Ngô Đình Diệm vào ngày 1-1-1963, Trung Tướng Trần Văn Đôn đã hủy bỏ Đạo dụ sô 10. vì thế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới được hình thành MANG DANH XƯNG GIÁO HỘI VÀ0 THÁNG 1-1964. HAI CHỮ ‘GIÁO HỘI’ LÀ MỘT BẰNG CHỨNG CỤ THỂ NHẤT VÀ PHẢN ẢNH CHO TOÀN THẾ GIỚI HIỂU RẰNG CÁI GÔNG CÙM KỀM KẸP ĐẠO DỤ SỐ 10 ĐÃ ĐƯỢC THÁO GỠ BỞI HỘI ĐỒNG QUÂN NHÂN CÁCH MẠNG MỞ ĐẦU CHO NỀN ĐỆ II CỘNG HÒA. Thục Vũ 20.08.2019 Nguyên văn.
Vì vậy, khi Phật giáo Việt Nam được định hình và chính đáng được xướng danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO, có tổ chức, quy mô tầm vóc và chặt chẻ, thì chính mùa Phật Đản huy hoàng 2508-1964, Giáo hội nhận được Sắc Lệnh 158/SL/CT ngày 14/5/1964 của Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng Kiêm Thủ Tướng Chánh Phủ-Nguyễn Khánh. Trong đó, điều 5 nêu rõ: ‘Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 năm 1950 cùng các luật lệ trái với sắc luật này,
không áp dụng đối với Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất’. DƯƠNG KINH THÀNH (Có tham khảo từ các tài liệu của Wikipedia Tiếng Việt –Bảo Quốc Kiếm-Trấn Gia Phụng và Hoang Nguyên Nhuận).

Năm 1951 vẫn không dùng được chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO đuờng hoàng mà phài ngậm ngùi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM !

ð Như vậy, Dụ số 10 quá mạnh phải cần đến 2 lần hủy bỏ hầu Phật giáo được mang danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO.

Chỉ Thiên Chúa Giáo mới là Giáo Hội. Chúa Giê Su đã chính thức thành lập Giáo Hội khi Ngài nói với Tông đồ Peter (Phê-rô): « Thầy bảo cho con biết, con là Peter, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy, và các cửa địa ngục sẽ không thắng nổi ».” (Mat. 16: 18).

Năm 1964, khi thành lập ‘Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất’, các lãnh đạo Phật Giáo đã lấy danh từ ‘Giáo Hội’ ở đâu ra? Không lẽ lấy trong Thánh Kinh Chúa Giê Su?

Để hoàn thành sứ vụ ‘Thanh toán ông Diệm’, bọn cầm quyền Washington đã lợi dụng‘ vụ Phật giáo’ và dùng ‘hung thần’ Henry C. Lodge (một ứng viên Phó Tổng thống thất cử năm 1960) vào ngôi vị Đại sứ Mỹ tại Sài gòn. Ngày 27.08.1963, khi trình ủy nhiệm thư lên Tổng thống Ngô đình Diệm, hắn đã lên tiếng thăm dò:
1.- Việt Nam nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa kỳ 99 năm;
2.- Việt Nam chấp thuận để Hoa kỳ đưa 200.000 quân vào lãnh thổ mình;
3.- Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ;
4.- Tổng thống Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô đình Nhu ra nước ngoài.

Tổng thống Ngô đình Diệm đã lờ đi toàn bộ.

3. Các Phản Tướng Tá Đảo chính và giết người.

Ðược đào tạo bởi thực dân Pháp, nay được phục vụ bọn tài phiệt Mỹ. Nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa để đảo chánh, họ làm ô nhục Tập thể Quân nhân vì ‘quân nhân chỉ phục vụ Tổ quốc, chứ không làm chính trị đảng phái’. Hơn nửa, tiền của CIA (Central Intelligence Agency, Trung ương tình báo Hoa kỳ). Muốn biết họ là ai, xin đọc: ‘Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại’.
Ngày 01.11.1963, nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, chúng đã sai thuộc cấp nổ súng giết các chiến hữu gồm Đại tá Hồ Tấn Quyền (Tư lịnh Hải quân), Lê Quang Tung (Tư lịnh Lực lượng Đặc biệt) và Thiếu tá Lê Quang Triệu (Lực lượng Đặc biệt)… Lối 13 giờ, CIA Lucien E. Conein mang vô bộ Tổng Tham mưu một bao tiền là ba triệu đồng… Cuộc tạo phản bắt đầu lúc 13 giờ 30…

Trái hẳn với chúng, nghĩa cử cao thượng của Tổng thống là : Ông Cao xuân Vỹ có tường thuật: « Khi đảo chính khởi diễn, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ (Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ) xin phép Tổng thống đem thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho. Lúc đó, tôi đang ở bên Tổng thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Tôi nghe điện thoại và trình lên Tổng thống. Ông la ‘Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?’. Tôi thưa ‘Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?’. Ông quát lên ‘Chết thì đã sao’».

a. Ðến chiều ngày 02.11.1963, Hồ Chí Minh, được tin Ngô Đình Diệm bị lật đổ và ám sát, mừng rỡ ‘Bác cháu sẽ thắng. Ông Diệm là người yêu nước theo kiểu của ông ấy. Tôi không thể nào tin người Mỹ lại ngu ngốc đến vậy’. Bộ Chính trị Đảng Lao động nói rõ hơn: ‘Hậu quả của cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 sẽ trái với những tính toán của đế quốc Mỹ... Diệm là một trong số những nhân vật mạnh nhất chống lại nhân dân và Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những gì có thể làm nhằm cố gắng đè bẹp cách mạng đã được Diệm thực hiện. Diệm là một trong những tay sai có tài nhất của đế quốc Mỹ... Trong số những người chống cộng ở miền Nam Việt Nam hoặc đang lưu vong ở nước ngoài, không ai có đủ tài lực chính trị và khả năng làm người khác tuân phục. Lời đó đã xảy ra ngày 30.04.1975.

b. Nghe tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng giới Thạch thương tiếc nói rằng: « Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề về vụ ám sát xấu xa nầy, Trung hoa Dân quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp... Tôi khâm phục ông Diệm, Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy ».

Đúng vậy. Đã 60 năm trôi qua. Nhưng chắc chắn không tệ như XHCN Việt Nam hiện nay. Không là một nước dân chủ mà là một nước đảng trị. Nếu là một đảng vì nước, vì dân có thể tạm chấp nhận. Nhưng, hàng ngày, đọc báo chỉ thấy các viên chức đảng viên các cấp tham nhũng… Chủ tịch nhà nước bị buộc từ chức. Tại sao?

Chúng đàn áp đồng bào như đã kể ở đoạn I trên. Chính những vị nầy, có thể không bằng ông Diệm, nhưng chắc chắn phải hơn các lãnh đạo đảng cử mà sẽ do dân bầu.

c. Cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á châu, đồng minh Mỹ giật mình. Tổng thống Hồi quốc (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Mỹ Richard Nixon: « Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Mỹ ». XHCN Việt Nam chọn theo lối này?

ITÌNH CỰU THÙ, NỖI ĐAU MÁU CHO DÂN VIỆT
I./ MỸ BAN PHÁT ĐIỂM NHÂN QUYỀN.
Ngày 20.03.2023, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố Báo cáo nhân quyền năm 2022, ghi nhận hàng loạt các vi phạm khắp thế giới. Tại Việt Nam, Báo cáo cho rằng có ít nhất 6 vụ người tử vong trong khi bị giam giữ, nhưng nhà nước Việt Nam cho rằng các cái chết này là do ‘tự tử hoặc do các vấn đề sức khỏe’, đến việc ‘bắt bớ và giam giữ tùy tiện’ những người thực thi các quyền được quốc tế công nhận, chẳng hạn như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.

Giới hoạt động nhân quyền Việt Nam đồng ý với Báo cáo, cho rằng nhà nước họ ‘vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng’. Luật sư Lê Quốc Quân ở Hà Nội viết: « Các tiếng nói đối lập vẫn bị bóp nghẹt và không gian xã hội dân sự đang bị co lại rất lớn so với giai đoạn 2010-2018 ». Ông ghi nhận một xu hướng đáng quan ngại gần đây: « Nhà nước đã mạnh tay hơn
nước như Campuchia hay Thái Lan nhằm không cho những người Việt bị đàn áp được tị nạn chính trị, hay thậm chí yêu cầu các nước này trả các người tị nạn về lại Việt Nam. Họ tuyên bố những cá nhân này là các di dân bất hợp pháp, rời nước vì vấn đề kinh tế. Tuy nhiên, trong năm qua, Mỹ không ghi nhận trường hợp nào về việc chính quyền sách nhiễu các người lưu vong và gia đình họ ở Việt Nam.

Vụ ông Đường Văn Thái (41 tuổi) đã sang tị nạn chính trị tại Thái Lan từ năm 2018 vì đã có nhiều phát biểu trên mạng xã hội chỉ trích các lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam.

Công an Hà Tĩnh ngày 16.04.2023 thông báo trên trang web chính thức việc phát hiện một ‘đối tượng không có giấy tờ tùy thân, xâm nhập trái phép vào Việt Nam qua đường mòn, lối mở ở khu vực biên giới thuộc xã Sơn Kim 1’. Theo thông báo, người bị phát hiện là Đường Văn Thái, sinh năm 1982, trùng danh tính của ông Đường.

Chiếu công pháp quốc tế thì rõ ràng vụ bắt cóc này tại Thái Lan là vi phạm chủ quyền, quyền toàn vẹn lãnh thổ của Thái Lan. Sự việc tương tự cũng đã xảy ra với Trịnh Xuân Thanh tại Đức ngày 23.07.2017.
« Việt Nam là quốc gia xuất phát các cuộc tấn công vào những cá nhân ở nước ngoài, và cũng là địa điểm mà các chính phủ khác nhắm đến ». Đây là kết luận của Freedom House, tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Washington DC, về tình trạng đàn áp xuyên quốc gia của chính phủ Việt Nam trong báo cáo công bố hôm 06.04.2023. Báo cáo tên ‘The report—Still Not Safe: Transnational Repression in 2022’.

Ngoài ra, các cơ quan truyền thông nhà nước (An Ninh thế giới, Báo Nhân dân, báo Xây dựng Đảng…) tấn công liên tục những người bất đồng chính kiến đang ở ngoại quốc cũng được xem là đàn áp xuyên quốc gia.

Báo cáo về buôn người không rõ ràng. Báo cáo này dẫn lại báo cáo về nạn buôn người trên thế giới vào Báo cáo này về Việt Nam. Nhưng báo cáo nạn buôn người thế giới lại không nêu rõ vấn nạn ở Việt Nam. Năm qua, hiện tượng người Việt bị lừa sang Campuchia làm việc trong các công ty đánh bạc trực tuyến được báo chí đưa tin rất nhiều, nhưng Báo cáo không ghi nhận.

Tính đến ngày 16.09.2022, Báo cáo cho biết nhà nước đã bắt giữ ít nhất 173 người hoạt động chính trị hoặc nhân quyền, bao gồm 143 người bị kết án và 30 người đang bị giam giữ trước khi xét xử. Từ ngày 1/1 đến 16/9, nhà nước đã bắt 19 và kết án 26 người đang thực thi các nhân quyền được quốc tế công nhận, như quyền tự do ngôn luận, hội họp ôn hòa và lập hội.

Họ không cho phép các tổ chức nhân quyền được thành lập và hoạt động và khẳng định việc vận động cho nhân quyền và dân chủ là hành động chống lại Đảng và Nhà nước Cộng sản. Các nhà vận động cho nhân quyền bị bắt vào đầu năm 2022 được ghi nhận bao gồm bà Nguỵ Thị Khanh (ra tù hôm 12.05.2023), các ông Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi và Bạch Hùng Dương. Các vị này đều là lãnh đạo các Tổ chức phi chánh phủ (NGO) có đăng ký và họ bị kết án với cáo buộc trốn thuế. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền quốc tế tin rằng cả bốn người này bị đàn áp do các hoạt động vận động về vấn đề môi trường.

Các chuyên gia nhân quyền Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện Liên Hiệp Quốc (LHQ) (United Nations Working Group on Arbitrary Detention - UNWGAD) vừa ra bản Ý kiến ngày 11.05.2023 nhận định rằng việc bỏ tù luật sư môi trường Đặng Đình Bách là một hành vi ‘vi phạm luật pháp quốc tế’ chiếu theo các điều khoản trong Công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và kêu gọi nhà nước Việt Nam ‘trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện’ cho ông.
WGAD công bố bản ý kiến hôm 29.04.2023, liên quan đến trường hợp ông Đỗ Nam Trung, đang thụ án tù 10 năm với cáo buộc ‘Tuyên truyền chống nhà nước’, cho rằng việc chính quyền tống giam ông là ‘tùy tiện’ theo các tiêu chí I, II, III và V, đồng thời yêu cầu nhà nước Việt Nam ‘thực hiện các bước cần thiết để khắc phục tình trạng của ông Trung ngay lập tức và phù hợp với các quy định liên quan theo thông lệ quốc tế’.

Trả lời thư chất vấn của các chuyên gia nhân quyền WGAD về việc bắt giữ tùy tiện nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, nhà nước Việt Nam vừa cho biết: ‘Phạm Đoan Trang không phải là nhà báo, và đã bị xét xử vì các hoạt động bất hợp pháp nghiêm trọng và tái phạm nhiều lần, chứ không phải vì thực hiện quyền tự do báo chí của mình’. Họ còn cáo buộc bà Trang ‘có âm mưu lật đổ chính quyền’ thông qua việc ‘cấu kết với các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài’.

Thư phản hồi còn nói rằng bà Trang xuất bản trái phép các ấn phẩm ‘có nội dung tuyên truyền, hướng dẫn cách tập hợp lực lượng, đối phó với lực lượng bảo vệ pháp luật... để tiến hành bạo loạn lật đổ nhà nước’.

Văn thư đề ngày 06.04.2023 của đại diện nhà nước Việt Nam tại LHQ được Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ công bố hôm 16.04.2023.


Trại giam không cho phép các người bị tạm giam để điều tra trong các vụ án chính trị được gặp gia đình hay luật sư của họ. Chỉ cho khi có kết luận điều tra, các người này mới được gặp thân nhân và luật sư. Có trường hợp nhà nước cưỡng ép đưa những người bị giam giữ đi khám và điều trị bệnh tâm thần, như trường hợp bà Nguyễn Thúy Hạnh hay ông Lê Anh Hùng.

Đặc biệt, những người nào bị xác định có liên hệ với các tổ chức hải ngoại thường đã bị tòa kết án nặng. Báo cáo chỉ ra có ít nhất 19 cá nhân có liên hệ với Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời, một nhóm hải ngoại bị Bộ Công an liệt vào danh sách tổ chức khủng bố, đã bị kết án từ 5 đến 16 năm tù về tội ‘hoạt động chống chính quyền nhân dân’.

Các vụ tra tấn, bức cung, nhục hình vẫn còn xảy ra. Các nhà hoạt động cho biết công an đã hành hung, tra tấn các tù nhân chính trị để lấy lời khai hoặc buộc họ phải nhận tội. Các nhóm giám sát nhân quyền cũng đưa ra nhiều báo cáo về việc công an dùng vũ lực trong khi thi hành công vụ và các điều tra viên bị cáo buộc tra tấn những người bị giam giữ. Ông Lê Chí Thành bị kết án hai năm tù về tội ‘chống người thi hành công vụ’. Tại phiên tòa, ông cho biết đã bị tra tấn bằng cách treo ngược chân lên trời trong thời gian tạm giam trước khi xét xử. Nhưng, những cán bộ có liên quan ít khi bị điều tra về các cáo buộc tra tấn.

Điều kiện giam giữ ở các nhà tù cũng bị cho là khắc nghiệt. Dù chưa đến mức nguy hại đến tính mạng, nhưng điều kiện ăn ở, vệ sinh kém, thiếu nước uống… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ tù nhân. Cán bộ quản trại Nhà tù Gia Trung đã khuyến khích bạo lực giữa các tù nhân. Bộ Công an và cơ quan chính phủ quản lý các nhà tù, đã không cho giám sát viên quốc tế được phép tiếp cận.

Về quyền tự do báo chí, trong năm qua, nhà nước thực hiện kiểm soát chặt chẽ đối với tất cả các hình thức truyền thông, bao gồm in ấn, phát sóng, trực tuyến… Luật qui định các cơ quan này phải trực thuộc cơ quan Nhà nước, và tổng biên tập phải là đảng viên Cộng sản. Đối với các nhà báo và blogger độc lập, họ phải đối mặt với sự sách nhiễu của Nhà nước. Nhà nước cũng chặn các trang web mà họ cho là không phù hợp về chính trị hoặc văn hóa, bao gồm RFA, VOA, BBC Tiếng Việt…

Nhà nước tiếp tục kiểm soát quyền Tự do ngôn luận bằng cách hạn chế các phát biểu chỉ trích các nhà lãnh đạo hoặc chính sách Nhà nước. Thậm chí, các tổ chức hay các nhóm ủng hộ nhà nước đã đến tận nhà của các nhà hoạt động và đe dọa họ.

Một số trường hợp bị bắt vì sử dụng mạng xã hội chỉ trích lãnh đạo hay các chính sách mà bị bắt điển hình như blogger Nguyễn Thái Hưng và vợ là Vũ Thị Kim Hoàng bị bắt ngày 05.01.2022 hay ông Bùi Tuấn Lâm ở Đà Nẵng bị bắt với cáo buộc tội ‘phát tán thông tin chống nhà nước’.

Phóng viên Không biên giới (Reporters Sans Frontières, RSF) xếp hạng tự do báo chí ở Việt Nam 178/180 năm 2023, trên Trung Quốc và Triều Tiên. Mức thấp nhất kể từ khi RSF công bố bảng xếp hạng hàng năm từ năm 2002. Theo số liệu thống kê RSF, trong năm 2022, tại Việt Nam, có 35 nhà báo bị giam giữ.

Văn Bút Hoa Kỳ (PEN America) xếp Việt Nam vào nhóm 10 quốc gia đáng quan ngại nhất trên thế giới về việc đàn áp các tác giả, nhà báo, với 16 người đang bị chính quyền giam cầm và 27 người đang đối mặt với nguy hiểm.

Lực lượng 47 c ó nhiệm vụ chống lại sự chỉ trích nhà nước trên các nền tảng mạng xã hội, chủ yếu là Facebook và YouTube, và có bằng chứng cho thấy Lực lượng 47 ‘đã mở rộng đáng kể trong những năm qua’ với sự ra đời của lữ đoàn dân sự E47.

Văn Bút Hoa Kỳ khuyến nghị Việt Nam hủy bỏ Điều 117 Luật Hình sự, dùng để hình sự hóa các cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước’, và kêu gọi các nhà lập pháp Mỹ tái đệ trình và thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam, và yêu cầu nhà nước Việt Nam tuân thủ các nguyên tắc nhân quyền và tự do ngôn luận như một yếu tố nền tảng của mối quan hệ song phương giữa hai nước.
Vài giờ trước khi ông Blinken tới Hà Nội, Hoa Kỳ đã lên án việc Việt Nam bỏ tù blogger Nguyễn Lân Thắng và nói rằng quan hệ chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền. Một tòa án Hà Nội ngày 13.04.2023 kết án ông Thắng, blogger Đài Á Châu Tự Do (RFA) 6 năm tù vì bị cáo buộc có các hoạt động chống nhà nước, một vụ án làm dấy lên quan ngại quốc tế về cách đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những người bất đồng chính kiến.

Ông Thắng là người thứ sáu của Cơ quan Truyền thông Toàn cầu Hoa Kỳ bị bắt giam tại Việt Nam hiện nay, trong đó có bốn cộng tác viên của RFA và hai cộng tác viên của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) gồm: Lê Anh Hùng và Phạm Chí Dũng.

Phản ứng Báo cáo này, Bộ Ngoại giao Việt Nam, hôm 23.03.2023 cho rằng Bộ Ngoại giao Mỹ lại một lần nữa đưa ra nhận định ‘sai lệch’ về tình hình nhân quyền của Việt Nam, nói nó có một số nhận định ‘thiếu khách quan dựa trên những thông tin không chính xác’.

Báo cáo ‘thể hiện tầm quan trọng về nhân quyền đối với chính sách ngoại giao Hoa Kỳ và đối với tầm của họ về một thế giới cởi mở, tự do, thịnh vượng và an toàn….’

Trong năm 2022, ‘ở các quốc gia trên mọi khu vực, chúng tôi tiếp tục chứng kiến sự tụt lùi về các điều kiện nhân quyền – việc thu hẹp không gian dân sự, không tôn trọng phẩm giá cơ bản của con người’. Ngoại trưởng Antony Blinken nói.

Như vậy, các Báo cáo hàng năm này có giá trị, có kết quả gì không? Trung cộng còn ra Báo cáo Nhân quyền chống Mỹ?

II. QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC.
Sau khi lên ngôi, Tổng thống Joe Biden sai Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tháng 7 và Phó Tổng thống Harris tháng 8/2021 đến Việt Nam cho thấy Washington muốn tăng cường mối quan hệ với Hà Nội như thế nào nhằm phát triển sự hiện diện và sức mạnh trong khu vực. Nhưng các lãnh đạo Việt Nam khi đó không tỏ ra hồ hởi với lời đề nghị nâng cấp quan hệ của Phó Tổng thống Harris.

Trong năm 2022, chuyến thăm được dự kiến của ông Blinken đến Việt Nam, được xem là nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Biden đến Hà Nội, đã bị hủy bỏ.

Ngày 29.03.2023, Tổng thống Joe Biden điện đàm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thảo luận về tầm quan trọng việc ‘củng cố và mở rộng quan hệ song phương’,… và cả việc tôn trọng nhân quyền, theo thông báo của Bạch Ốc. Tuy nhiên, họ không cho biết liệu họ có tiến đến nâng cấp từ ‘Quan hệ Đối tác Toàn diện’ lên ‘Quan hệ Đối tác Chiến lược’ trong năm nay hay không. Ông Biden khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng; ủng hộ một Việt Nam ‘độc lập, tự cường và thịnh vượng’.

Ngày 14 đến 16.04.2023, ông Blinken đã hội kiến với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng. Ông đã nhấn mạnh các yếu tố làm cơ sở để phát triển quan hệ song phương là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau, vì hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực và thế giới. Ông Blinken tái khẳng định ‘Hoa Kỳ coi trọng quan hệ với Việt Nam, mong muốn đưa quan hệ lên tầm cao mới’. Ông đã chuyển lời của Tổng thống Joe Biden mời ông Trọng đến thăm Mỹ một lần nữa. Ông Trọng đã nhận lời và đề nghị hai bên sắp xếp thời gian thích hợp. Ông cũng nhờ ông Blinken mời Tổng thống Joe Biden thăm Việt Nam.

Trước đó, ông Blinken đã gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn của nước chủ nhà.

Trước khi tiếp ông Blinken, ông Chính nói với báo giới rằng cả hai bên đang ‘hướng tới tăng cường hơn nữa, nâng cao hơn nữa quan hệ song phương lên tầm cao mới’. Ông Blinken lưu ý Mỹ - Việt tiến tới kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện vào tháng 7 và nói: ‘Bây giờ chúng tôi hy vọng có thể đưa quan hệ này lên tầm cao hơn nữa’.

Việt Nam đang đối mặt thách thức tế nhị là làm sao cởi mở với Mỹ mà không khiến Trung cộng tức giận. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) của Tàu hôm 09.04.2023 trích lời một chuyên gia nói « Mỹ đang tìm cách nâng cấp mối quan hệ Việt-Mỹ lên tầm đối tác chiến lược nhưng Việt Nam dường như còn có những mối lo ngại ».

Hoa Kỳ là nhà đầu tư lớn tại Việt Nam và phái đoàn kinh doanh lớn nhất từ trước đến nay của Hoa Kỳ đã đến thăm Việt Nam trong tuần này. Mỹ là thị trường xuất cảng lớn nhất của Việt Nam và hiện được xếp hạng là đối tác ngoại giao hàng thứ ba
của Hà Nội. Đối tác chiến lược, ngoại giao hàng đầu của Việt Nam gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc.

Động thổ khởi công xây Đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội.

Ngày 15.04.2023, khi chủ tọa sự kiện này, ông Blinken nói: « Đây là niềm vui đặc biệt, ngày tôi chờ đợi lâu rồi » từ khi còn là thứ trưởng ngoại giao thời Tổng thống Obama. Ông cho biết dự án đã được chuẩn bị nhiều năm và là ‘kết quả đỉnh cao’ có được từ sự gắn kết của rất nhiều nhà ngoại giao Mỹ và Việt.

Công trình được ước tính trị giá 1,2 tỷ USD, tọa lạc tại quận Cầu Giấy, với hợp đồng thuê đất 99 năm được công bố trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Kamala Harris tháng 8/2021.

“Chuyến đi của ông Blinken có một biểu tượng rất quan trọng, đó là ông ấy đã động thổ (để) khởi công xây dựng đại sứ quán Mỹ mới tại Hà Nội, một trong những đại sứ quán có tầm cỡ rất lớn trên thế giới giai đoạn hiện tại. Luật sư Vũ Đức Khanh, chuyên nghiên cứu về chính trị Việt Nam và quan hệ quốc tế, nói với VOA.

LS Khanh, đang giảng dạy về luật dân sự ở Đại học Ottawa, Canada, cho rằng « cam kết của Hoa Kỳ ở Hà Nội thông qua khu phức hợp mới là về hợp tác chính trị, an ninh quốc phòng cũng như kinh tế cho thấy rằng người Mỹ sẽ không phải một sáng một chiều mà rời khỏi Việt Nam. Họ đang chuẩn bị cho 50 năm và hơn thế nữa tại Việt Nam ». « Đó là thông điệp chuyển thẳng tới Bắc Kinh rằng người Mỹ đã và đang tiếp tục đầu tư và có mặt ở tại đây ».
Tưởng nên nhớ lại: « Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn đầu tiên được thành lập tháng 6/1952 tại số 39, đại lộ Hàm Nghi, và dọn đến tòa nhà số 4, đại lộ Thống Nhất năm 1967, rồi đóng cửa, cuốn cờ, tháo chạy ngày 30.04.1975. Năm 1995, Hoa Kỳ và Cộng hòa XHCN Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao, khu đất này được Hoa Kỳ làm Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP Hồ Chí Minh.

Mối Tình Tay Ba. Sau khi Ngoại trưởng Mỹ rời Hà Nội chưa đủ hai tuần, ngày 26.04.2023, bà Trương Thị Mai, Thường trực Ban bí thư, đã dẫn đầu một phái đoàn Đảng đến Bắc Kinh gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Bà Mai đã cam kết với ông Tập rằng Việt Nam ‘ưu tiên hàng đầu quan hệ với Trung Quốc’ theo phương châm ’16 chữ vàng’ và ‘4 tốt’, còn nhà lãnh đạo Tàu nói với bà Mai rằng ông ‘hết sức coi trọng quan hệ giữa hai Đảng, hai nước’, theo Thông tấn xã Việt Nam.

Hai lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Việt và Tàu đã gặp nhau nhiều lần ở Bắc Kinh và Hà Nội. Tháng 10/2022, ông Trọng đã là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến Bắc Kinh gặp ông Tập Cận Bình sau khi ông Tập đắc cử tổng bí thư nhiệm kỳ thứ ba. Bắc Kinh quan trọng hơn Washington? Còn Moscou thì sao?

Ông Trọng đã đi Bắc Kinh ngay sau Đại hội thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc kết thúc và cùng đi với một phái đoàn nhiều ủy viên Bộ Chính trị. Trong khi đó, phải mất nhiều tháng trời hai bên mới sắp xếp được một cuộc điện đàm giữa ông Trọng và ông Biden.

Tàu Cộng ý thức rõ các lãnh đạo Đảng Việt Nam có mối quan hệ đồng chí anh em với họ và lập trường của họ về thế giới gần gũi với Bắc Kinh hơn là Washington. Trước sự lôi kéo của Mỹ, Tàu ‘có thể tự tin rằng Hà Nội sẽ kiên quyết từ chối có những hành động mà Bắc Kinh xem là thù địch với họ’. Washington quá bị chi phối bởi ý nghĩ Việt Nam có thể tham gia liên minh chống Trung Quốc. Ý nghĩ đó không có nghĩa gì cả.

Ngày 15.04.2023, Ngoại trưởng Blinken và Đại sứ Marc Knapper đến thăm Nhà nguyện Tu viện Sainte Marie, số 37 Hai Bà Trưng Phường Tràng Tiền, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vì Bệnh viện Xanh Pôn đã lấy hết cơ sở ở 72, phố Nguyễn Thái Học rồi, nên tu viện chuyển về Dòng Mến Thánh giá ở 31 Nhà Chung, Hà Nội.
Tu viện Saint Paul de Chartres Hà Nội được xây dựng năm 1883 và dòng có đầy đủ giấy tờ. Năm 2016 đã tiến hành nhiều hoạt động khiếu nại, thắp nến cầu nguyện, hiệp thương đòi giải quyết tranh chấp, chấm dứt các vi phạm tài sản Dòng và đã có kiến nghị tới các cấp, sở, ban ngành của chính quyền tại Hà Nội.

Ngày 26.08.2016, các nữ tu Thánh Paul de Chartres và những giáo dân ủng hộ đã yêu cầu các quan chức Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội trả lời về khiếu nại của họ về việc ai kiểm soát các khu đất lịch sử của tu viện của họ ở thủ đô Việt Nam.

Ngày 28.08.2016, hơn 10 nữ tu, giáo dân đã có đơn gửi tới Ủy ban Nhân dân quận sở tại, Thành phố Hà Nội và cơ quan công an TP Hà Nội. Họ cũng đã gửi kiến nghị tới các lãnh đạo nhà nước là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các cơ quan khác.

Ngày 25.09.2016, khoảng 50 nữ tu và giáo dân Công Giáo đã tuần hành ôn hòa dưới ánh nến lúc sáng sớm tới địa điểm tranh chấp gần tu viện của họ, cầu nguyện và hát thánh ca.

Sau đó, đoàn tuần hành đến Ủy ban Nhân dân Quận, yêu cầu các quan chức quận sở tại đưa cho họ một biên bản cuộc gặp trước đó giữa hai bên. Trong cuộc họp, 30 nữ tu, trong đó có những người già ngồi xe lăn, và giáo dân đã yêu cầu chính quyền Quận đình chỉ việc xây dựng trên đất của họ.

Ông Blinken đã gặp Sœur Bề trên Giám Tỉnh Tỉnh Dòng Hà Nội Saint-Jean de Marie Trần Thị Anh. Một hành động biểu trưng gửi thông điệp mạnh ủng hộ Tự do tôn giáo?

Ngày 22.03.2023, lúc 18 giở 15, một nhóm công an và lãnh đạo xã Đắk Nông, Kontum, xông vào địa điểm đang hiệp dâng Thánh Lễ của Ki tô hữu, giựt sách lễ, rút điện và lớn tiếng yêu cầu Linh mục Phanxicô Xavier Lê Tiên đang cử hành Thánh Lễ ‘về làm việc’ với lý do ‘chưa có giấy phép’.

« Mời ông này về xã làm việc », một người mặc thường phục lớn tiếng chỉ đạo các công an, dân phòng. « Tôi, Thạch, Phó chủ tịch xã nè, chịu trách nhiệm buổi làm việc hôm nay nè. Tôi tôn trọng mời ông xuống xã làm việc nè ».

« Ông này ở đâu ra? Tôi hỏi ông này ở đâu? Giấy phép đâu? » ông Thạch tiếp tục quát Cha Tiên và giáo dân. Cha nhỏ nhẹ yêu cầu « các anh muốn làm gì thì đợi sau Thánh Lễ, các anh cứ lập biên bản đi rồi chúng tôi ký », nhưng một phụ nữ đã sỗ sàng xông lên bàn thờ, đóng sập cuốn sách lễ Linh mục đang đọc và đem đi, trong khi một người đàn ông khác trong nhóm cán bộ đi ra phía cột cắm điện rút các dây điện ra.

« Đây không phải là lần đầu tiên. Đã có nhiều sự kiện tương tự xảy ra… sau ngày 30.04.1975 ».

Câu chuyện ‘giấy phép’ và những ‘túp-lều-thờ-tạm’

Uỷ hội Tôn giáo Hoa kỳ đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích Việt Nam về yêu cầu ‘giấy phép’ với những qui định phức tạp, khắt khe, khó khăn kéo dài đối với việc thực thi tôn giáo của người dân. ‘Đấy chính là cản trở quyền tự do tôn giáo’,

Trong Thư Mục vụ gửi tín hữu ngày 22.03.2015, Đức cha Micae Hoàng Đức Oanh, Giám mục Giáo phận Kontum giải thích về những ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận mà chính quyền liên tục tìm cách tháo dỡ.

« Ở Việt Nam, mỗi làng đều có đình, có miếu; ở vùng cao, buôn làng nào cũng có nhà rông; còn làng có đạo thì có nơi thờ phượng. Tại Đắktô trước năm 1975, các buôn làng có đạo đều
có nhà thờ, nhà nguyện. Những nơi thờ tự này, chiến tranh đã tàn phá hết trừ ở Thị xã Kontum », Đức cha cho biết trong hơn 30 năm sau 1975, giáo dân ở khu vực này đã phải đi bộ có khi hàng chục cây số để đến nơi có nhà thờ để cử hành các nghi thức tôn giáo. Chính quyền chỉ bắt đầu ‘cởi mở’, cho phép một số ít linh mục tới đây để dâng lễ.

« Trước nhu cầu tôn giáo quá lớn, xin phép nhiều lần không được đáp ứng, giáo dân chẳng còn cách nào hơn là ‘làm chui’.

Đức cha Oanh đề nghị giải quyết các vướng mắc trên một cách ‘hài hoà, có tình có lý’. « Trước hết, Luật pháp là phải công bằng » và « Quyền con người, trong đó có quyền tự do tôn giáo, phải được tôn trọng. Mọi người phải chấp hành, nhất là các cán bộ chính quyền phải làm gương! ».

Đức cha đề nghị nhà nước « chấm dứt chế độ xin-cho và tham nhũng », nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo dân phải ‘làm chui’ và sự tồn tại của các ‘túp-lều-thờ-tạm’ trong Giáo phận.
Giáo phận Kontum cũng là nơi đã xảy ra vụ sát hại Linh mục Trần Ngọc Thanh vào đầu năm 2022 gây chấn động dư luận.

Hy vọng chỉ thuốc này mới giảm đàn áp Tự do tôn giáo.

Ủy ban Tự do Tôn giáo (TDTG) Quốc tế (United States Commission on International Religious Freedom, USCIRF) thuộc chính phủ Mỹ độc lập lưỡng đảng, thành lập do Luật TDTG Quốc tế (IRFA) giám sát quyền phổ quát về TDTG và tín ngưỡng ở ngoại quốc và đưa ra các đề nghị về chính sách cho Tổng thống, Ngoại trưởng và Quốc hội. USCIRF là một tổ chức độc lập và khác với Bộ Ngoại giao. Phúc trình Thường niên phản ánh kết quả công việc một năm của những nhân viên Ủy ban và đội ngũ chuyên nghiệp trong việc ghi nhận các vi phạm trên thực tế và đưa ra các kiến nghị cho chính phủ Mỹ.

Các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (Countries of Particular Concern, CPC) là một chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (được phân trách nhiệm bởi Tổng thống) về những quốc gia có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về TDTG theo Luật TDTG Quốc tế năm 1998 và sửa đổi năm 1999 (Public Law 106-55). Thuật ngữ ‘đặc biệt vi phạm nghiêm trọng về TDTG’ có nghĩa là có hệ thống, liên tục, vi phạm trắng trợn quyền TDTG.

Ngày 15.09.2004, trong Báo cáo hàng năm về tự do tôn giáo trên thế giới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lần đầu tiên đã xếp Việt Nam vào CPC.

Theo Luật Mỹ, các nước có các hành động vi phạm TDTG một cách nghiêm trọng thì Bộ Ngoại giao xếp vào danh sách này, thường trực là Trung Quốc, Miến Điện, Iran, Bắc Hàn và Sudan. Chưa có nước nào trong danh sách CPC bị nhận trừng phạt cụ thể từ Mỹ.

Vì sao Việt Nam?

1. Ðại sứ đặc trách TDTG tại Bộ ngoại giao Mỹ, ông John Hanford, từng đi thăm vùng cao nguyên Việt Nam hai lần, nói: « Việt Nam là một quốc gia kiểm soát việc hành đạo rất chặt chẽ và có nhiều người đã bị bỏ tù vì dính líu đến tôn giáo, trong đó có đạo Phật, đạo Tin Lành, Công Giáo, Cao Ðài, Hòa Hảo. Chính phủ Việt Nam đã tiến hành việc cưỡng bức bắt bỏ đạo tại hai khu vực là Cao nguyên Trung phần và vùng Tây Bắc. Hàng ngàn tín đồ tại đây đã bị tập trung lại và cưỡng bức từ bỏ tín điều của họ. Cũng ở vùng này, có hàng trăm nhà thờ và nơi hành lễ bị đóng cửa và chỉ có một số ít được mở cửa trở lại ».
Ông tiếp: « Ðáng tiếc là sau khi chính phủ Hoa Kỳ có tiếp xúc và trao đổi nhiều lần với chính quyền Việt Nam, thì Hoa Kỳ nhận thấy cần thiết phải liệt Việt Nam vào danh sách CPC ».

2. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2000 giữa hai ông Al Gore, Dân chủ, và George Bush, Cộng hòa, đã phải đếm đi đếm lại số phiếu bầu trước khi có kết quả chính thức. Để tránh sự xấu xa đó, ngày 15.09.2004, Ngoại trưởng Colin Powell chỉ định Việt Nam vào danh sách CPC. Bush làm như vậy hầu câu phiếu cử tri Mỹ gốc Việt. Kết quả, trong cuộc bầu ngày 02.11.2004, Bush thắng rõ Kerry. Vô cùng tiếc, sau khi đắc cử nhiệm kỳ 2, Bush (con), năm 2006, đã cùng bà Condoleezza Rice, Ngoại trưởng, bỏ tên Việt Nam khỏi danh sách này để làm quà biếu làm cho Việt cộng vô cùng thỏa thích, trước khi cả hai đi Hà Nội dự Hội nghị APEC tháng 11/2006.

Do đó, khi họp báo với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, ông Bush nói: « ông và vợ ‘bị ấn tượng vì sự thân thiện của người dân Việt Nam. Trong lúc đi qua thành phố tươi đẹp này, chúng tôi vui mừng khi thấy hàng ngàn công dân với nụ cười trên môi ».

Ông Bush khen làm nở mặt ông Triết. Tổng thống Mỹ có biết đâu, trong khi đó phụ huynh các học sinh phải chạy tiền để đóng bao nhiêu thứ phí. Đầu thập niên 1950, thời Pháp thuộc, cha tôi không phải trả một loại phí nào để tôi đi học. Thầy Cô chúng tôi được xã hội kính trọng vì không cần ‘dạy thêm’.

Noi gương Bush, các Tổng thống Mỹ sau không ai dám đặt Việt Nam vào CPC, dù USCIRF luôn đề nghị.

USCIRF cho rằng vi phạm TDTG ở Việt Nam ‘vẫn có hệ thống, luôn tiếp diễn và nghiêm trọng’ và kêu gọi Ngoại trưởng tiếp tục giải quyết các lo ngại này. Ngày 02.02.2022, Mỹ đưa Việt Nam vào Danh sách ‘Theo dõi Đặc biệt’ (Special Watchlist SWL).
Việc thiết lập danh sách SWL dựa theo Đạo luật TDTG Quốc tế, được Quốc Hội Mỹ thông qua và Tổng Thống ký ban hành ngày 16.12.2016, bổ sung cho Luật TDTG Quốc tế 1998.
USCIRF được thành lập để cố vấn Hành và Lập pháp, đành rằng những góp ý của Ủy ban không buộc phải lắng nghe hết, nhưng rất hiếm được đáp ứng thì sự chi tiêu bằng tiền thuế của người dân thật là điều oan phí.

Cựu đại sứ Ted Osius cho ra đời ‘Không gì là không thể’ để ca ngợi cái gọi là ‘quan hệ Mỹ - Việt trong 25 năm’. Sau khi thua trận đem dollards đến viện trợ cho Đảng chiến thắng, chớ có đến người dân đâu. Trái lại, họ bị đàn áp như kể ở Đoạn I…

Hy vọng với ‘quan hệ Mỹ-Việt’ mà Osius ca ngợi, chờ xem Tổng thống Biden sẽ tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như:

Tổng thống Ngô Đình Diệm đã được đồng nhiệm Mỹ mời viếng Hoa Kỳ với tất cả nghi lễ long trọng nhất. Tổng thống Eisenhower tiếp đón Nguyên thủ VNCH ngay tại cầu thang phi cơ. Ngày 09.05.1957, một danh dự mà không nhiều Lãnh đạo các quốc gia được nhận. Mời xem : https://www.youtube.com/watch?v=vKqHv23Cq3k

Cuộc tiếp đón giữa hai Tổng thống dân cử tuyệt đẹp hơn giữa một Tổng thống và một Tổng Bí thư đảng cộng sản. Đồng bào đã đảo trước Bạch Ốc.

III. LỢI DỤNG TÔN GIÁO.

Lịch sử oai hùng cường quốc Mỹ đã được viết bởi Tổng thống Dwight D. Eisenhower, danh tướng thắng Thế chiến 2 đã làm Nga, Tàu trọng nể. Ngài đã tặng Tổng Thống Ngô Đình Diệm như sau: He is a miracle man (Ông là người thần kỳ) vì từ một quốc gia bị sáu vấn nạn:
1. Bị chiến tranh tàn phá từ 1945 đến 1954,
2. Vấn nạn chia rẽ ly tán thập nhị xứ quân,
3. Vấn đề giáo dục cộng đồng quá thấp,
4. Tệ nạn xã hội đen tràn lan đến độ lấn lướt cả chính quyền,
5. Thực dân Pháp và tay sai người Việt vẫn nắm quyền lực chính về kinh tế và quân sự,
6. Nguy hiểm nhất là phải đối đầu với khối cộng sản quốc tế, Ông Diệm đã làm cho Miền Nam trở thành Việt Nam Cộng Hòa.

Cách nay 60 năm, ba tập thể những Người có lương tri đã thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm :
1. Thực dân Mỹ.
a. Trong ‘From Trust to Tragedy’ (Từ Tín Nhiệm đến Thảm Kịch), cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Frederick Nolting, đã cho thấy: « Averell Harriman, đặc sứ Tổng thống Kennedy trong cuộc thương thuyết về Lào từ 1961 đến 1962,… Dù công việc lâu dài và đặc biệt của ông cho Mỹ trên những lãnh vực khác.
Harriman đã phán đoán và lãnh đạo chính sách về Đông Nam Á, theo ý kiến tôi, là tai hại. Âm mưu ‘trung lập hóa’ Lào của ông ta là một sự thất bại thê thảm, và sự thù nghịch ngày càng gia tăng giữa ông với Tổng thống Ngô Đình Diệm. Ông ta trở thành một yếu tố chủ yếu trong việc lật đổ ông Diệm. Tuy nhiên, thanh thế và ảnh hưởng của Harriman ở Washington lớn đến nổi trở thành quyết định trong các hành động cốt yếu mà chính phủ Mỹ đã thực hiện trong năm 1963 ».
Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu đã dứt khoát chống lại chủ trương này. Harriman đã phải dùng quyền lực một cường quốc để áp đặt giải pháp đó. Kết quả, giải pháp này đã thất bại thê thảm. Do ‘quá quê’ (mắc cở vì bị Cộng lừa), Harriman thù ông Diệm ngày càng thâm. Hắn đòi ông Diệm phải loại bỏ ông Nhu khỏi chính quyền. Khi biết không thể tách ông Nhu ra khỏi ông Diệm, ‘tên khốn’ quyết định loại cả hai.
b. Ngày 11.05.1961, Kennedy đã cử Phó Tổng thống Lyndon Johson đến Sài Gòn quan sát tình hình và yêu cầu Tổng thống Ngô Đình Diệm để cho quân Hoa Kỳ đến bảo vệ miền Nam.
Ông Diệm từ chối tiếp nhận quân tác chiến Mỹ vào VNCH :
- VNCH mất Chính nghĩa và Độc lập,
- nhị Vị Tổng thống Eisenhower và Diệm đã lo ngại, việc Mỹ can thiệp với lính Mỹ, sẽ khiến VNCH mất chính nghiã, tặng cho Việt cộng một vũ khí tuyên truyền vô giá là ‘lính da trắng Mỹ chỉ đến thay thế lính da trắng Pháp thôi’.
- Bắc Việt tuyên truyền Mỹ chiếm Miền Nam, xách động đồng bào Miền Bắc đứng lên giải phóng,
- Sự hiện diện quân viễn chinh gây những khủng hoảng kinh tế, xã hội (Thượng nghị sĩ Mỹ William Fulbright đã công khai phát biểu: ‘Mỹ đã biến Sài Gòn thành một ổ điếm’). Nhờ đó, Dollars lương lính Mỹ đã chạy vào túi việt cộng.
2. Phật tử tranh đấu.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm chủ trương ‘Đồng tiến xã hội’. Để Công bình giữa các Đạo giáo, khi ngân sách quốc gia còn eo hẹp, Chính phủ không giúp tài chính cho Công Giáo vì Tôn giáo này có thể tìm sự trợ giúp quốc tế. Nhưng ông Diệm đã giúp Phật giáo.

Trong ‘Our Vietnam Nightmare’ bà Maguerite Higgins cho biết: « 1.275 ngôi chùa được xây cất, 1.295 ngôi chùa được trùng tu dưới thời Tổng thống Ngô Đình Diệm ».
Theo cụ Mai Thọ Truyền, Hội trưởng Hội Phật Học Nam Việt, thì trước khi ông Ngô Đình Diệm cầm quyền, Nam Việt Nam chỉ có 2.203 ngôi chùa, đến năm 1963 số chùa tăng lên thành 4.766 ngôi. Nhiều ngôi chùa được TT Ngô Đình Diệm cho phép quỹ quốc gia trợ cấp tiền bạc để xây cất.
Trước khi ông Diệm cầm quyền, đạo Phật chưa mở trường học. Dưới thời TT Diệm, hệ thống Trung tiểu học Bồ Đề ra đời.

Phản tướng Đỗ Mậu cho biết năm 1970 Phật giáo có 160 trường trung tiểu học trong cả nước. Đa số trường này được xây cất trước ngày 01.11.1963. Đọc những thành quả trên, liệu người ta có dám kết luận TT Ngô Đình Diệm và chế độ của ông đã ‘kỳ thị Phật giáo’ không?

Dù vậy, nhiều Phật tử thù ghét ông Diệm Công Giáo và cho rằng ông là tay sai của Vatican để Ky Tô hóa Việt Nam. Họ phủ nhận việc ông Diệm (con Chúa) tặng gạo cho con Phật Tây Tạng.

Họ nại ra Dụ số 10, do Quốc trưởng Bảo Đại ký tại Vichy, Pháp, ngày 06.08.1950, bị các Phật tử cho là ‘vòng kềm hảm’ Phật giáo Việt Nam phải bi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM, chứ không là Giáo Hội như Thiên Chúa giáo và buộc tội Tổng thống Ngô Đình Diệm tiếp tục duy trì sự bất công đó?
Sau khi giải thể chế độ Ngô Đình Diệm vào ngày 1-1-1963, Trung Tướng Trần Văn Đôn đã hủy bỏ Đạo dụ sô 10. vì thế Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mới được hình thành MANG DANH XƯNG GIÁO HỘI VÀ0 THÁNG 1-1964. HAI CHỮ ‘GIÁO HỘI’ LÀ MỘT BẰNG CHỨNG CỤ THỂ NHẤT VÀ PHẢN ẢNH CHO TOÀN THẾ GIỚI HIỂU RẰNG CÁI GÔNG CÙM KỀM KẸP ĐẠO DỤ SỐ 10 ĐÃ ĐƯỢC THÁO GỠ BỞI HỘI ĐỒNG QUÂN NHÂN CÁCH MẠNG MỞ ĐẦU CHO NỀN ĐỆ II CỘNG HÒA. Thục Vũ 20.08.2019 Nguyên văn.
Vì vậy, khi Phật giáo Việt Nam được định hình và chính đáng được xướng danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO, có tổ chức, quy mô tầm vóc và chặt chẻ, thì chính mùa Phật Đản huy hoàng 2508-1964, Giáo hội nhận được Sắc Lệnh 158/SL/CT ngày 14/5/1964 của Chủ Tịch Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng Kiêm Thủ Tướng Chánh Phủ-Nguyễn Khánh. Trong đó, điều 5 nêu rõ: ‘Dụ số 10 ngày 6 tháng 8 năm 1950 cùng các luật lệ trái với sắc luật này,
không áp dụng đối với Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất’. DƯƠNG KINH THÀNH (Có tham khảo từ các tài liệu của Wikipedia Tiếng Việt –Bảo Quốc Kiếm-Trấn Gia Phụng và Hoang Nguyên Nhuận).

Năm 1951 vẫn không dùng được chữ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO đuờng hoàng mà phài ngậm ngùi gọi TỔNG HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM !

ð Như vậy, Dụ số 10 quá mạnh phải cần đến 2 lần hủy bỏ hầu Phật giáo được mang danh GIÁO HỘI PHẬT GIÁO.

Chỉ Thiên Chúa Giáo mới là Giáo Hội. Chúa Giê Su đã chính thức thành lập Giáo Hội khi Ngài nói với Tông đồ Peter (Phê-rô): « Thầy bảo cho con biết, con là Peter, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy, và các cửa địa ngục sẽ không thắng nổi ».” (Mat. 16: 18).

Năm 1964, khi thành lập ‘Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất’, các lãnh đạo Phật Giáo đã lấy danh từ ‘Giáo Hội’ ở đâu ra? Không lẽ lấy trong Thánh Kinh Chúa Giê Su?

Để hoàn thành sứ vụ ‘Thanh toán ông Diệm’, bọn cầm quyền Washington đã lợi dụng‘ vụ Phật giáo’ và dùng ‘hung thần’ Henry C. Lodge (một ứng viên Phó Tổng thống thất cử năm 1960) vào ngôi vị Đại sứ Mỹ tại Sài gòn. Ngày 27.08.1963, khi trình ủy nhiệm thư lên Tổng thống Ngô đình Diệm, hắn đã lên tiếng thăm dò:
1.- Việt Nam nhường hải cảng Cam Ranh cho Hoa kỳ 99 năm;
2.- Việt Nam chấp thuận để Hoa kỳ đưa 200.000 quân vào lãnh thổ mình;
3.- Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ;
4.- Tổng thống Diệm phải đưa ông cố vấn Ngô đình Nhu ra nước ngoài.

Tổng thống Ngô đình Diệm đã lờ đi toàn bộ.

3. Các Phản Tướng Tá Đảo chính và giết người.

Ðược đào tạo bởi thực dân Pháp, nay được phục vụ bọn tài phiệt Mỹ. Nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa để đảo chánh, họ làm ô nhục Tập thể Quân nhân vì ‘quân nhân chỉ phục vụ Tổ quốc, chứ không làm chính trị đảng phái’. Hơn nửa, tiền của CIA (Central Intelligence Agency, Trung ương tình báo Hoa kỳ). Muốn biết họ là ai, xin đọc: ‘Hồi ký tướng tá Sài Gòn xuất bản ở hải ngoại’.
Ngày 01.11.1963, nhân danh Quân đội Việt Nam Cộng hòa, chúng đã sai thuộc cấp nổ súng giết các chiến hữu gồm Đại tá Hồ Tấn Quyền (Tư lịnh Hải quân), Lê Quang Tung (Tư lịnh Lực lượng Đặc biệt) và Thiếu tá Lê Quang Triệu (Lực lượng Đặc biệt)… Lối 13 giờ, CIA Lucien E. Conein mang vô bộ Tổng Tham mưu một bao tiền là ba triệu đồng… Cuộc tạo phản bắt đầu lúc 13 giờ 30…

Trái hẳn với chúng, nghĩa cử cao thượng của Tổng thống là : Ông Cao xuân Vỹ có tường thuật: « Khi đảo chính khởi diễn, Thiếu tá Nguyễn hữu Duệ (Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Tổng thống phủ) xin phép Tổng thống đem thiết giáp lên bộ Tổng Tham mưu để bắt các tướng và dẹp đảo chính. Nhưng Tổng thống không cho. Lúc đó, tôi đang ở bên Tổng thống Diệm và ông Nhu tại dinh Gia Long. Tôi nghe điện thoại và trình lên Tổng thống. Ông la ‘Các anh muốn gì? Ở với tôi bấy lâu mà không hiểu ý tôi sao? Đem quân đội chống quân đội là cách bảo vệ tổ quốc hả?’. Tôi thưa ‘Nhưng người ta đánh mình thì mình phải đánh lại chứ Tổng thống. Chẳng lẽ để phải chết sao?’. Ông quát lên ‘Chết thì đã sao’».

a. Ðến chiều ngày 02.11.1963, Hồ Chí Minh, được tin Ngô Đình Diệm bị lật đổ và ám sát, mừng rỡ ‘Bác cháu sẽ thắng. Ông Diệm là người yêu nước theo kiểu của ông ấy. Tôi không thể nào tin người Mỹ lại ngu ngốc đến vậy’. Bộ Chính trị Đảng Lao động nói rõ hơn: ‘Hậu quả của cuộc đảo chính ngày 1 tháng 11 sẽ trái với những tính toán của đế quốc Mỹ... Diệm là một trong số những nhân vật mạnh nhất chống lại nhân dân và Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những gì có thể làm nhằm cố gắng đè bẹp cách mạng đã được Diệm thực hiện. Diệm là một trong những tay sai có tài nhất của đế quốc Mỹ... Trong số những người chống cộng ở miền Nam Việt Nam hoặc đang lưu vong ở nước ngoài, không ai có đủ tài lực chính trị và khả năng làm người khác tuân phục. Lời đó đã xảy ra ngày 30.04.1975.

b. Nghe tin Tổng thống Ngô Đình Diệm bị thảm sát, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc Tưởng giới Thạch thương tiếc nói rằng: « Người Mỹ có trách nhiệm nặng nề về vụ ám sát xấu xa nầy, Trung hoa Dân quốc mất đi một đồng chí tâm đầu ý hợp... Tôi khâm phục ông Diệm, Ông xứng đáng là một lãnh tụ lớn của Á Châu. Việt Nam có lẽ phải mất đến 100 năm nữa mới tìm được một lãnh tụ cao quí như vậy ».

Đúng vậy. Đã 60 năm trôi qua. Nhưng chắc chắn không tệ như XHCN Việt Nam hiện nay. Không là một nước dân chủ mà là một nước đảng trị. Nếu là một đảng vì nước, vì dân có thể tạm chấp nhận. Nhưng, hàng ngày, đọc báo chỉ thấy các viên chức đảng viên các cấp tham nhũng… Chủ tịch nhà nước bị buộc từ chức. Tại sao?

Chúng đàn áp đồng bào như đã kể ở đoạn I trên. Chính những vị nầy, có thể không bằng ông Diệm, nhưng chắc chắn phải hơn các lãnh đạo đảng cử mà sẽ do dân bầu.

c. Cái chết của anh em ông Ngô Đình Diệm cũng đã làm cho các lãnh tụ Á châu, đồng minh Mỹ giật mình. Tổng thống Hồi quốc (Pakistan), Ayub Khan, đã nói với Tổng thống Mỹ Richard Nixon: « Cuộc thảm sát Tổng thống Ngô Đình Diệm đã khiến các lãnh tụ Á châu chúng tôi rút ra được một bài học khá chua chát: Đồng Minh với Mỹ thật nguy hiểm! Có lợi hơn nên đứng thế trung lập. Và có lẽ hữu ích hơn nữa khi là kẻ thù của Mỹ ». XHCN Việt Nam chọn theo lối này?

IV. Phản Bội Đồng Minh.

Tác giả Stephen B. Young viết sách 'Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War' vừa được ấn bản. Tác giả : Huyền Trân, BBC News Tiếng Việt 30 tháng 3 2023.

Tôi có quen biết cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn 1967-1973, Ellsworth Bunker, đã kể rất nhiều câu chuyện thú vị về Việt Nam như về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu... Tôi đã có điều kiện tiếp cận với những tài liệu mật của Bunker ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Tôi phát hiện những lá thư mật giữa Bunker và Henry Kissinger. Và tôi thấy thông điệp rất sốc của Kissinger vào ngày 25/05/1971, mang nội dung nói một cách gián tiếp với Bunker rằng Mỹ sẽ để Hà Nội duy trì hiện diện quân sự ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định hòa bình Paris. Nói một cách khác, Kissinger sẽ bỏ rơi những người Việt theo chủ nghĩa dân tộc.

Chính câu chuyện này đã cho tôi một chỉ dấu cho thấy Kissinger đã có một kế hoạch cá nhân cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Và tôi đã dành rất nhiều năm để xem thêm tài liệu khác để viết nên quyển sách này.

Khi đó Đại sứ Liên Xô tại Washington Anatoly Dobrynin cho biết Kissinger vừa nói với ông là nước Mỹ sẽ rời Việt Nam và không bao giờ trở lại, Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Câu chuyện này trùng khớp với tài liệu từ tập hồ sơ mật của Bunker.

Rồi sau đó tôi nhớ lại trong quyển tự truyện của Kissinger, ông ấy nêu vào ngày 09.01.1971 đã có cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô, Dobrynin ở Washington, và chấm hết.

Năm 1973, viện cớ Hiệp định Paris đã ký, Nghị sĩ Church cho thông qua luật cắt hết mọi viện trợ quân sự cho Việt-Miên-Lào. Cũng năm 1973, Quốc hội thông qua luật War Power Act, Quyền Tham Chiến, buộc Tổng thống phải xin phép Quốc hội nếu tham gia bất cứ cuộc chiến nào quá ba tháng. Vì Hiệp định Paris đã chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nếu Mỹ trở lại Việt Nam thì sẽ coi như mở đầu một cuộc chiến mới, phải có sự chấp thuận của Quốc hội do đảng Dân Chủ nắm đa số tại cả hai Viện.

Tháng 04/2023, 48 năm ‘tháng Tư đen’, được đánh dấu bởi hai sự kiện :

1. Australia phát hành đồng hai đô la kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa ngày 06.04.2023, đánh dấu 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào cuộc chiến Việt Nam năm 1973.
2. Việt Nam, 30/4, gọi đó là ‘Tháng 4 Đen’, trong nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự kiện quan trọng này, nhất là cho thế hệ trẻ.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web chính thức, nữ Thống đốc Gretchen Whitmer cho biết sự kiện này đánh dấu 48 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam 30/4/1975, ghi nhớ ‘một thảm kịch đầy đau khổ và mất mát sinh mạng’ của hơn 58.000 người Mỹ, 275.000 người Việt và người Đông Nam Á.

Kết Luận.

Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và Quân đội Mỹ cũng vậy, có sức mạnh toàn năng. Thế rồi…

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 08.03.1965 và Mỹ rút quân ngày 29.03.1973. 2,7 triệu tướng sỹ từng tham chiến tại Việt Nam, tuân lịnh Tổng Tư Lịnh Tối cao Lyndon Johnson. Sau 8 năm chiến đấu, Mỹ phải tiêu tốn 738 tỷ USD. Tổn thất nhân sự: 58.209 tử, 153.303 bị thương và 1.948 mất tích và đã thua Bắc Việt (Lodge vang xin: Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ).
Ngoài số thương tích về thể xác, khoảng 700.000 lính Mỹ tham chiến bị mắc các chứng rối loạn tâm thần, thông thường được gọi là ‘Hội chứng Việt Nam’, và khoảng 10% số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma túy khi ở Việt Nam.
Ngày 24.02.2022, Liên bang Nga, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên Hiệp Quốc (LHQ) tấn công quân sự đại qui mô vào Ukraina, thành viên LHQ, mà họ gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’, LHQ cho là ‘Nga xâm lược Ukraina’. Tổng thống Vladimir Putin nêu lý do ‘phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina'. Cuộc chiến chứng minh :

i. LHQ bất lực hoàn toàn về:
- Bảo vệ Hoà Bình : ngăn cản Nga tấn công quân sự vào Ukraina giết dân lành, bắt cóc trẻ em…
- Thăng tiến Nhân Quyền: Việt Nam XHCN, thành viên LHQ, từng là Chủ tịch HÐBA, đàn áp đồng bào bảo vệ Nhân Quyền. Tự Do Báo chí được RSF xếp hạng 3 đếm tử dưới với 180 nước.
-
ii. Sự can thiệp của Hoa Kỳ lần này khôn hơn tại chiến trường Việt Nam :
- Sự từ chối quân tác Mỹ vào Việt Nam với những lý do nêu trên của Tổng thống VNCH, Sự Thật còn cho thấy khi một quan tài phủ cờ Mỹ về đến Quê Nhà: tang thương cho gia đình cùng thân hữu và bị bọn phản chiến do tên John Kerry xách động biểu tình bạo động gây thương vong trên Quê Hương.
Cám ơn Ban nhạc Ukraina hợp tấu Quốc thiều VNCH thân thương tại : https://youtu.be/iDe9Nfx7924

Sau khi thất trận tại Việt Nam, Mỹ Quốc rơi vào buồn thãm vì lần đầu tiên thua giặc. Ngày 20.01.1980, ông Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống Mỹ đã gây niềm hy vọng nơi Dân chúng Hoa Kỳ.

Ngày 07.06.1982, Tổng thống Ronald Reagan mật đàm với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2, nhị vị từng bị mưu sát, đồng ý đề cử nhân sự phối hợp mật để cứu Công đoàn Solidarity (Ba Lan) đang có nguy cơ tan rã trước những tấn công của nhà nước cộng sản. Tướng Jaruzelsky, người Công Giáo, đã ban hành thiết quân luật ngày 13.12.1982.

Đức Thánh Cha bất chấp nguy hiểm, về thăm Đất Mẹ hai chuyến nữa. Ngày 16.06.1983, Ngài đã quỳ xuống hôn đất, trước 2 triệu tín đồ, cả tướng Jaruzelski, tụ tập nghênh đón Ngài sau khi bị mưu sát, Ngài chưa trực tiếp đề cập đến Công đoàn Solidarity, chỉ giảng Phúc âm, kêu gọi giữ vững niềm tin ‘Các con đừng sợ (Gioan 6,20), Cha sẽ ở cùng các con’.

Tháng 2/1987, cộng đảng Ba Lan có ý đối thoại với Giáo hội. Ông Reagan bãi bỏ cấm vận kinh tế Ba Lan, kéo Jaruzelski ra xa Liên Xô đang suy yếu. Tháng 6, Đức Gioan Phaolô 2 trở về Ba Lan lần ba. Lần này, Ngài đã viếng nhiều nơi trong nước và, ngoài việc rao giảng về nhân quyền, Ngài ca tụng sự kiên trì đấu tranh bất bạo động của Công đoàn Solidarity, không đổ máu sẽ đưa đến giải thoát đồng bào.

Tháng 11/1987, Chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev thăm Ba Lan và nói thật với tướng Jaruzelski ‘cộng đảng Ba Lan không thể cai trị mà không có sự hợp tác của Công đoàn Solidarity. Mùa thu 1988, ông Reagan viếng Âu châu, đọc diễn văn tại ‘bức tường ô nhục’ chia cách đông tây Bá Linh, đã gọi đích danh Chủ tịch nhà nước Liên xô: « Ông Gorbachev, hãy kéo sập bức tường ô nhục này ».

Ngày 05.04.1989, cộng đảng Ba Lan và Công đoàn Solidarity ký Thỏa hiệp, đồng ý tổ chức bầu cử vào tháng 6/1989. Nhưng không kịp, tháng 12/1990, cuộc bầu cử được tiến hành. Trước đó, nhà tù được mở, công nhân Lech Walesa đã đắc cử Tổng thống. Nhìn gương Ba Lan, cộng đảng các nước Đông Âu đã tự xử. Cuối cùng, Liên Xô tan rã ngày 26.12.1991.

Các Tổng thống Mỹ sau đã điều hành quốc sự như thế nào để, ngày nay, Nga gây chiến thương vong đôi bên tăng cao, gây nghèo đói thế giới nhưng đang gia tăng ngân sách Quốc phòng. Trước đó, COVID 19 t ừ Tàu đã tàn phá thể giới ra sao?

Giỗ 60 năm VNCH1 bị giết và 48 năm VNCH chết.

HÀ MINH THẢO





. Phản Bội Đồng Minh.

Tác giả Stephen B. Young viết sách 'Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War' vừa được ấn bản. Tác giả : Huyền Trân, BBC News Tiếng Việt 30 tháng 3 2023.

Tôi có quen biết cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn 1967-1973, Ellsworth Bunker, đã kể rất nhiều câu chuyện thú vị về Việt Nam như về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu... Tôi đã có điều kiện tiếp cận với những tài liệu mật của Bunker ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Tôi phát hiện những lá thư mật giữa Bunker và Henry Kissinger. Và tôi thấy thông điệp rất sốc của Kissinger vào ngày 25/05/1971, mang nội dung nói một cách gián tiếp với Bunker rằng Mỹ sẽ để Hà Nội duy trì hiện diện quân sự ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định hòa bình Paris. Nói một cách khác, Kissinger sẽ bỏ rơi những người Việt theo chủ nghĩa dân tộc.

Chính câu chuyện này đã cho tôi một chỉ dấu cho thấy Kissinger đã có một kế hoạch cá nhân cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Và tôi đã dành rất nhiều năm để xem thêm tài liệu khác để viết nên quyển sách này.

Khi đó Đại sứ Liên Xô tại Washington Anatoly Dobrynin cho biết Kissinger vừa nói với ông là nước Mỹ sẽ rời Việt Nam và không bao giờ trở lại, Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Câu chuyện này trùng khớp với tài liệu từ tập hồ sơ mật của Bunker.

Rồi sau đó tôi nhớ lại trong quyển tự truyện của Kissinger, ông ấy nêu vào ngày 09.01.1971 đã có cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô, Dobrynin ở Washington, và chấm hết.

Năm 1973, viện cớ Hiệp định Paris đã ký, Nghị sĩ Church cho thông qua luật cắt hết mọi viện trợ quân sự cho Việt-Miên-Lào. Cũng năm 1973, Quốc hội thông qua luật War Power Act, Quyền Tham Chiến, buộc Tổng thống phải xin phép Quốc hội nếu tham gia bất cứ cuộc chiến nào quá ba tháng. Vì Hiệp định Paris đã chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nếu Mỹ trở lại Việt Nam thì sẽ coi như mở đầu một cuộc chiến mới, phải có sự chấp thuận của Quốc hội do đảng Dân Chủ nắm đa số tại cả hai Viện.

Tháng 04/2023, 48 năm ‘tháng Tư đen’, được đánh dấu bởi hai sự kiện :

1. Australia phát hành đồng hai đô la kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa ngày 06.04.2023, đánh dấu 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào cuộc chiến Việt Nam năm 1973.
2. Việt Nam, 30/4, gọi đó là ‘Tháng 4 Đen’, trong nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự kiện quan trọng này, nhất là cho thế hệ trẻ.
Trong một tuyên bố đăng trên trang web chính thức, nữ Thống đốc Gretchen Whitmer cho biết sự kiện này đánh dấu 48 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam 30/4/1975, ghi nhớ ‘một thảm kịch đầy đau khổ và mất mát sinh mạng’ của hơn 58.000 người Mỹ, 275.000 người Việt và người Đông Nam Á.

KT LUẬN.

Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và Quân đội Mỹ cũng vậy, có sức mạnh toàn năng. Thế rồi…

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 08.03.1965 và Mỹ rút quân ngày 29.03.1973. 2,7 triệu tướng sỹ từng tham chiến tại Việt Nam, tuân lịnh Tổng Tư Lịnh Tối cao Lyndon Johnson. Sau 8 năm chiến đấu, Mỹ phải tiêu tốn 738 tỷ USD. Tổn thất nhân sự: 58.209 tử, 153.303 bị thương và 1.948 mất tích và đã thua Bắc Việt (Lodge vang xin: Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ).
Ngoài số thương tích về thể xác, khoảng 700.000 lính Mỹ tham chiến bị mắc các chứng rối loạn tâm thần, thông thường được gọi là ‘Hội chứng Việt Nam’, và khoảng 10% số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma túy khi ở Việt Nam.
Ngày 24.02.2022, Liên bang Nga, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên Hiệp Quốc (LHQ) tấn công quân sự đại qui mô vào Ukraina, thành viên LHQ, mà họ gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’, LHQ cho là ‘Nga xâm lược Ukraina’. Tổng thống Vladimir Putin nêu lý do ‘phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina'. Cuộc chiến chứng minh :

i. LHQ bất lực hoàn toàn về:
- Bảo vệ Hoà Bình : ngăn cản Nga tấn công quân sự vào Ukraina giết dân lành, bắt cóc trẻ em…
- Thăng tiến Nhân Quyền: Việt Nam XHCN, thành viên LHQ, từng là Chủ tịch HÐBA, đàn áp đồng bào bảo vệ Nhân Quyền. Tự Do Báo chí được RSF xếp hạng 3 đếm tử dưới với 180 nước.
-
ii. Sự can thiệp của Hoa Kỳ lần này khôn hơn tại chiến trường Việt Nam :
- Sự từ chối quân tác Mỹ vào Việt Nam với những lý do nêu trên của Tổng thống VNCH, Sự Thật còn cho thấy khi một quan tài phủ cờ Mỹ về đến Quê Nhà: tang thương cho gia đình cùng thân hữu và bị bọn phản chiến do tên John Kerry xách động biểu tình bạo động gây thương vong trên Quê Hương.
Cám ơn Ban nhạc Ukraina hợp tấu Quốc thiều VNCH thân thương tại : https://youtu.be/iDe9Nfx7924

Sau khi thất trận tại Việt Nam, Mỹ Quốc rơi vào buồn thãm vì lần đầu tiên thua giặc. Ngày 20.01.1980, ông Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống Mỹ đã gây niềm hy vọng nơi Dân chúng Hoa Kỳ.

Ngày 07.06.1982, Tổng thống Ronald Reagan mật đàm với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2, nhị vị từng bị mưu sát, đồng ý đề cử nhân sự phối hợp mật để cứu Công đoàn Solidarity (Ba Lan) đang có nguy cơ tan rã trước những tấn công của nhà nước cộng sản. Tướng Jaruzelsky, người Công Giáo, đã ban hành thiết quân luật ngày 13.12.1982.

Đức Thánh Cha bất chấp nguy hiểm, về thăm Đất Mẹ hai chuyến nữa. Ngày 16.06.1983, Ngài đã quỳ xuống hôn đất, trước 2 triệu tín đồ, cả tướng Jaruzelski, tụ tập nghênh đón Ngài sau khi bị mưu sát, Ngài chưa trực tiếp đề cập đến Công đoàn Solidarity, chỉ giảng Phúc âm, kêu gọi giữ vững niềm tin ‘Các con đừng sợ (Gioan 6,20), Cha sẽ ở cùng các con’.

Tháng 2/1987, cộng đảng Ba Lan có ý đối thoại với Giáo hội. Ông Reagan bãi bỏ cấm vận kinh tế Ba Lan, kéo Jaruzelski ra xa Liên Xô đang suy yếu. Tháng 6, Đức Gioan Phaolô 2 trở về Ba Lan lần ba. Lần này, Ngài đã viếng nhiều nơi trong nước và, ngoài việc rao giảng về nhân quyền, Ngài ca tụng sự kiên trì đấu tranh bất bạo động của Công đoàn Solidarity, không đổ máu sẽ đưa đến giải thoát đồng bào.

Tháng 11/1987, Chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev thăm Ba Lan và nói thật với tướng Jaruzelski ‘cộng đảng Ba Lan không thể cai trị mà không có sự hợp tác của Công đoàn Solidarity. Mùa thu 1988, ông Reagan viếng Âu châu, đọc diễn văn tại ‘bức tường ô nhục’ chia cách đông tây Bá Linh, đã gọi đích danh Chủ tịch nhà nước Liên xô: « Ông Gorbachev, hãy kéo sập bức tường ô nhục này ».

Ngày 05.04.1989, cộng đảng Ba Lan và Công đoàn Solidarity ký Thỏa hiệp, đồng ý tổ chức bầu cử vào tháng 6/1989. Nhưng không kịp, tháng 12/1990, cuộc bầu cử được tiến hành. Trước đó, nhà tù được mở, công nhân Lech Walesa đã đắc cử Tổng thống. Nhìn gương Ba Lan, cộng đảng các nước Đông Âu đã tự xử. Cuối cùng, Liên Xô tan rã ngày 26.12.1991.

Các Tổng thống Mỹ sau đã điều hành quốc sự như thế nào để, ngày nay, Nga gây chiến thương vong đôi bên tăng cao, gây nghèo đói thế giới nhưng đang gia tăng ngân sách Quốc phòng. Trước đó, COVID 19 t ừ Tàu đã tàn phá thể giới ra sao?

Giỗ 60 năm VNCH1 bị giết và 48 năm VNCH chết.

HÀ MINH THẢO





. Phản Bội Đồng Minh.

Tác giả Stephen B. Young viết sách 'Kissinger's Betrayal: How America Lost the Vietnam War' vừa được ấn bản. Tác giả : Huyền Trân, BBC News Tiếng Việt 30 tháng 3 2023.

Tôi có quen biết cựu Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn 1967-1973, Ellsworth Bunker, đã kể rất nhiều câu chuyện thú vị về Việt Nam như về Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu... Tôi đã có điều kiện tiếp cận với những tài liệu mật của Bunker ở Bộ Ngoại giao Mỹ. Tôi phát hiện những lá thư mật giữa Bunker và Henry Kissinger. Và tôi thấy thông điệp rất sốc của Kissinger vào ngày 25/05/1971, mang nội dung nói một cách gián tiếp với Bunker rằng Mỹ sẽ để Hà Nội duy trì hiện diện quân sự ở miền Nam Việt Nam sau hiệp định hòa bình Paris. Nói một cách khác, Kissinger sẽ bỏ rơi những người Việt theo chủ nghĩa dân tộc.

Chính câu chuyện này đã cho tôi một chỉ dấu cho thấy Kissinger đã có một kế hoạch cá nhân cho cuộc chiến tranh Việt Nam. Và tôi đã dành rất nhiều năm để xem thêm tài liệu khác để viết nên quyển sách này.

Khi đó Đại sứ Liên Xô tại Washington Anatoly Dobrynin cho biết Kissinger vừa nói với ông là nước Mỹ sẽ rời Việt Nam và không bao giờ trở lại, Mỹ sẽ không yêu cầu Hà Nội rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Câu chuyện này trùng khớp với tài liệu từ tập hồ sơ mật của Bunker.

Rồi sau đó tôi nhớ lại trong quyển tự truyện của Kissinger, ông ấy nêu vào ngày 09.01.1971 đã có cuộc gặp với Đại sứ Liên Xô, Dobrynin ở Washington, và chấm hết.

Năm 1973, viện cớ Hiệp định Paris đã ký, Nghị sĩ Church cho thông qua luật cắt hết mọi viện trợ quân sự cho Việt-Miên-Lào. Cũng năm 1973, Quốc hội thông qua luật War Power Act, Quyền Tham Chiến, buộc Tổng thống phải xin phép Quốc hội nếu tham gia bất cứ cuộc chiến nào quá ba tháng. Vì Hiệp định Paris đã chấm dứt chiến tranh Việt Nam, nếu Mỹ trở lại Việt Nam thì sẽ coi như mở đầu một cuộc chiến mới, phải có sự chấp thuận của Quốc hội do đảng Dân Chủ nắm đa số tại cả hai Viện.

Tháng 04/2023, 48 năm ‘tháng Tư đen’, được đánh dấu bởi hai sự kiện :

1. Australia phát hành đồng hai đô la kỷ niệm cuộc chiến Việt Nam có hình cờ Việt Nam Cộng Hòa ngày 06.04.2023, đánh dấu 50 năm kết thúc sự tham gia của Úc vào cuộc chiến Việt Nam năm 1973.

2. Việt Nam, 30/4, gọi đó là ‘Tháng 4 Đen’, trong nỗ lực nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự kiện quan trọng này, nhất là cho thế hệ trẻ.

Trong một tuyên bố đăng trên trang web chính thức, nữ Thống đốc Gretchen Whitmer cho biết sự kiện này đánh dấu 48 năm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam 30/4/1975, ghi nhớ ‘một thảm kịch đầy đau khổ và mất mát sinh mạng’ của hơn 58.000 người Mỹ, 275.000 người Việt và người Đông Nam Á.

KT LUẬN.

Sau Thế chiến II, Hoa Kỳ là cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới và Quân đội Mỹ cũng vậy, có sức mạnh toàn năng. Thế rồi…

Đơn vị Thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng ngày 08.03.1965 và Mỹ rút quân ngày 29.03.1973. 2,7 triệu tướng sỹ từng tham chiến tại Việt Nam, tuân lịnh Tổng Tư Lịnh Tối cao Lyndon Johnson. Sau 8 năm chiến đấu, Mỹ phải tiêu tốn 738 tỷ USD. Tổn thất nhân sự: 58.209 tử, 153.303 bị thương và 1.948 mất tích và đã thua Bắc Việt (Lodge vang xin: Tổng thống Ngô đình Diệm đặt Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa dưới quyền chỉ huy của các Tướng lãnh Quân đội Hoa kỳ).

Ngoài số thương tích về thể xác, khoảng 700.000 lính Mỹ tham chiến bị mắc các chứng rối loạn tâm thần, thông thường được gọi là ‘Hội chứng Việt Nam’, và khoảng 10% số lính Mỹ khi trở về nước đã nghiện ma túy khi ở Việt Nam.

Ngày 24.02.2022, Liên bang Nga, thành viên thường trực Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên Hiệp Quốc (LHQ) tấn công quân sự đại qui mô vào Ukraina, thành viên LHQ, mà họ gọi là ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’, LHQ cho là ‘Nga xâm lược Ukraina’. Tổng thống Vladimir Putin nêu lý do ‘phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina'. Cuộc chiến chứng minh :

i. LHQ bất lực hoàn toàn về:

- Bảo vệ Hoà Bình : ngăn cản Nga tấn công quân sự vào Ukraina giết dân lành, bắt cóc trẻ em…

- Thăng tiến Nhân Quyền: Việt Nam XHCN, thành viên LHQ, từng là Chủ tịch HÐBA, đàn áp đồng bào bảo vệ Nhân Quyền. Tự Do Báo chí được RSF xếp hạng 3 đếm tử dưới với 180 nước.

-

ii. Sự can thiệp của Hoa Kỳ lần này khôn hơn tại chiến trường Việt Nam :

- Sự từ chối quân tác Mỹ vào Việt Nam với những lý do nêu trên của Tổng thống VNCH, Sự Thật còn cho thấy khi một quan tài phủ cờ Mỹ về đến Quê Nhà: tang thương cho gia đình cùng thân hữu và bị bọn phản chiến do tên John Kerry xách động biểu tình bạo động gây thương vong trên Quê Hương.

Cám ơn Ban nhạc Ukraina hợp tấu Quốc thiều VNCH thân thương tại : https://youtu.be/iDe9Nfx7924

Sau khi thất trận tại Việt Nam, Mỹ Quốc rơi vào buồn thãm vì lần đầu tiên thua giặc. Ngày 20.01.1980, ông Ronald Reagan nhậm chức Tổng thống Mỹ đã gây niềm hy vọng nơi Dân chúng Hoa Kỳ.

Ngày 07.06.1982, Tổng thống Ronald Reagan mật đàm với Đức Thánh Cha Gioan Phaolô 2, nhị vị từng bị mưu sát, đồng ý đề cử nhân sự phối hợp mật để cứu Công đoàn Solidarity (Ba Lan) đang có nguy cơ tan rã trước những tấn công của nhà nước cộng sản. Tướng Jaruzelsky, người Công Giáo, đã ban hành thiết quân luật ngày 13.12.1982.

Đức Thánh Cha bất chấp nguy hiểm, về thăm Đất Mẹ hai chuyến nữa. Ngày 16.06.1983, Ngài đã quỳ xuống hôn đất, trước 2 triệu tín đồ, cả tướng Jaruzelski, tụ tập nghênh đón Ngài sau khi bị mưu sát, Ngài chưa trực tiếp đề cập đến Công đoàn Solidarity, chỉ giảng Phúc âm, kêu gọi giữ vững niềm tin ‘Các con đừng sợ (Gioan 6,20), Cha sẽ ở cùng các con’.

Tháng 2/1987, cộng đảng Ba Lan có ý đối thoại với Giáo hội. Ông Reagan bãi bỏ cấm vận kinh tế Ba Lan, kéo Jaruzelski ra xa Liên Xô đang suy yếu. Tháng 6, Đức Gioan Phaolô 2 trở về Ba Lan lần ba. Lần này, Ngài đã viếng nhiều nơi trong nước và, ngoài việc rao giảng về nhân quyền, Ngài ca tụng sự kiên trì đấu tranh bất bạo động của Công đoàn Solidarity, không đổ máu sẽ đưa đến giải thoát đồng bào.

Tháng 11/1987, Chủ tịch Liên Xô Mikhail Gorbachev thăm Ba Lan và nói thật với tướng Jaruzelski ‘cộng đảng Ba Lan không thể cai trị mà không có sự hợp tác của Công đoàn Solidarity. Mùa thu 1988, ông Reagan viếng Âu châu, đọc diễn văn tại ‘bức tường ô nhục’ chia cách đông tây Bá Linh, đã gọi đích danh Chủ tịch nhà nước Liên xô: « Ông Gorbachev, hãy kéo sập bức tường ô nhục này ».

Ngày 05.04.1989, cộng đảng Ba Lan và Công đoàn Solidarity ký Thỏa hiệp, đồng ý tổ chức bầu cử vào tháng 6/1989. Nhưng không kịp, tháng 12/1990, cuộc bầu cử được tiến hành. Trước đó, nhà tù được mở, công nhân Lech Walesa đã đắc cử Tổng thống. Nhìn gương Ba Lan, cộng đảng các nước Đông Âu đã tự xử. Cuối cùng, Liên Xô tan rã ngày 26.12.1991.

Các Tổng thống Mỹ sau đã điều hành quốc sự như thế nào để, ngày nay, Nga gây chiến thương vong đôi bên tăng cao, gây nghèo đói thế giới nhưng đang gia tăng ngân sách Quốc phòng. Trước đó, COVID 19 t ừ Tàu đã tàn phá thể giới ra sao?

Giỗ 60 năm VNCH1 bị giết và 48 năm VNCH chết.

HÀ MINH THẢO