THIẾT LẬP DỰ ÁN VỀ MỘT TRẺ EM

Nhằm làm việc và gặt hái nhiều thành quả cụ thể, với mỗi trẻ em chậm phát triển, bại não hay là tự bế, trong nhiều cuốn sách, tôi đã đề nghị một sơ đồ « Thiết Lập Dự Án » gồm có 7 giai đoạn, như sau :

Giai đọan MỘT: Khảo sát thực tế cụ thể và khách quan do chính trẻ em trình bày, xuyên qua tác phong hằng ngày của mình.

- Tôi thấy gì ?

- Tôi nghe gì ?

- Môi trường hóa những dữ kiện hoặc tin tức : Ở đâu, khi nào, bao lâu, với ai, thế nào ?

- Đề phòng một cách rất nghiêm chỉnh 3 xu thế : 1.-Tổng quát hóa, 2.-Bóp méo hay là xuyên tạc, 3.- chủ quan hóa.

- Kỹ thuật cần sử dụng : « Chiếc mũ TRẮNG ».

Giai đoạn HAI: Khám phá những yếu tố NĂNG ĐỘNG, nghĩa là những sự kiện tích cực, nhằm củng cố và tăng cường, nhất là bằng lời nói và thái độ « khen thưởng một cách khoa học » của chúng ta.

- Kỹ thuật môi trường hóa cần được sử dụng để khảo sát những yếu tố năng động ấy.

- Kỹ thuật « Mũ VÀNG ».

Giai đoạn BA: Liệt kê đầy đủ tối đa năm vấn đề chủ yếu cần giải quyết. Đó là những yếu tố hay là sự kiện tiêu cực, tê liệt, ù lì và bị động, cần được chuyển hóa, xuyên qua lề lối giáo dục và dạy dỗ của chúng ta.

- Môi trường hóa mỗi vấn đề, với nhiều chi tiết quan trọng,

- Kỹ thuật « Mũ ĐEN ».

Giai đoạn BỐN: Liệt kê tối đa 3 xúc động đang tạo những cản trở quan trọng, trong việc thiết lập những quan hệ với người lớn, cũng như với những trẻ em cùng lứa tuổi.

- Gọi tên xúc động,

- Môi trường hóa,

- Khám phá NHU CẦU cơ bản của trẻ em, đằng sau mỗi xúc động,

- Cần khảo sát thể thức sáng tạo những loại quan hệ nào, như thế nào, với ai… để hóa giải những tình huống xúc động ấy ?

- Kỹ thuật « Mũ ĐỎ ».

Giai đoạn NĂM: Xác định Phương Hướng Hành Động :

- Mục đích tối hậu,

- Kế Hoạch với những mục tiêu dài và ngắn hạn,

- Phương tiện và học cụ cần sáng tạo để sử dụng trong những bài học hằng ngày,

- Thời hạn thực hiện dự án,

- Người thực hiện Dự án là ai ? Giáo viên chính, giáo viên phụ tá, cha mẹ, chuyên viên ngôn ngữ hay là tâm vận động, tâm lý gia, bác sĩ…

- Kỹ thuật « Mũ XANH DA TRỜI ».

Giai đoạn SÁU: Sáng tạo những BÀI HỌC cụ thể hằng ngày, nhằm chuyển biến Mục đích và Mục tiêu đã được đề xuất trong giai đoạn NĂM trên đây, thành hiện thực cụ thể và khách quan, trong cuộc sống hằng ngày của trẻ em.

- Bài học về THỰC TẾ (Cửa Vào) : nhằm giúp trẻ em khám phá và hiểu biết về những gì có mặt trong môi trường quen thuộc sinh sống hằng ngày. Những bài học này vận dụng CỬA VÀO bao gồm MẮT, TAITAY CHÂN, cũng như LÀN DA.

- Bài học về TƯ DUY : trong-ngoài, trên dưới, xếp loại, đi tìm một dụng cụ, lấy tay chỉ một đối tượng mong muốn, cùng làm với bạn bè…

- Bài học về XÚC ĐỘNG (xem giai đoạn BỐN trên đây.

- Bài học về QUAN HỆ (Cửa Ra) : XIN-CHO-NHẬNTỪ CHỐI (nói KHÔNG), thi hành những mệnh lệnh, để phát huy tư duy (xem bài học về TƯ DUY).

- Một cách đặc biệt, xoáy lui xoáy tới bài học về QUAN HỆ XÃ HỘI : làm với, chơi với, cho bạn điều bạn xin, đi chơi với bạn, trao đổi với bạn…

- Kỹ thuật « Mủ XANH LÁ CÂY ».

Giai đoạn BẢY: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ :

Loại I : Sau từng giai đoạn thực hiện ngắn hạn như 3 tháng, khảo sát kết quả với một nhóm nhỏ, rút gọn, gồm có giáo viên, hiệu trưởng và cha mẹ.

Loại II : Đánh giá kết quả cuối cùng sau 1 năm, với toàn nhóm giáo viên và cha mẹ.

- Kết quả đã thành đạt, nhờ vào những yếu tố nào ?

- Kết quả không đạt được, vì những lý do gì ?

- Cần thay đổi hoặc phát huy gì thêm, trong Kế hoạch năm tới.

- Kỹ thuật « Mủ VÀNG » và « Mủ ĐEN ».

Lausanne, Thụy Sĩ ngày 2-8-2005- Gs. NGUYỄN văn Thành

E.mail : vanthanh37@bluewin.ch

23 RIANT-MONT, CH-1004 LAUSANNE/VD – SUISSE

SÁCH THAM KHẢO:

1.- Nguyễn văn Thành - Le Projet pédago-éducatif - Tình Người, Hè 1997,

2.- - Tư Duy và Hành Động - TN, Hè 2002,

3.- - Bản Đồ Tâm Lý và Tư Duy 6 Màu - TN, Hè 2002,

4.- - Đồng Cảm để Đồng Hành - TN, Xuân 2003,

5,- - Trẻ Em Chậm Phát Triển - TN, Hè 2001,

6.- - Để giúp Trẻ Em phát triển, từ 0 đến 6 tuổi - TN, Xuân 1995,

7.- Có thể tham khảo tại các Mạng Vi Tính như : http://ttntt.free.fr; www.dunglac.net; www.chungnhanduckito.net