Đức Ông Nguyễn Văn Lập Là Bậc Thầy Thụ Nhân
Ngày giỗ năm nay cử hành sớm hơn một ngày (18/9/2022) tại Đà Lạt, số tham dự trên 350 người, ở trong nước và từ bốn phương về lại trường cũ : Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp... Tôi muốn về nhưng lực bất tòng tâm, nên viết bài tường niệm, như tấm lòng thành kính dâng Đức Ông Nguyễn Văn Lập.
Trong danh hiệu của Giáo Hội Công Giáo, các thừa tác viên có truyền chức (ministère ordonné) hoặc có chức thánh là giáo hoàng, giám mục, đức ông, linh mục (cha), phó tế (thầy). Vì vậy, nếu nói Đức Ông là thầy trong hàng giáo phẩm là không đúng. Nhưng ngài là bậc thầy đã truyền dạy ý nghĩa Thụ Nhân.
Trong số các cựu sinh viên, tôi được ngài thương yêu không phải vì là người Công Giáo, vì lúc nhập học, tôi chưa có đạo. Vào một buổi chiều năm 1970, ngài gọi tôi vào văn phòng viện trưởng còn ở phía sau tòa nhà Hòa Lạc. Lúc đó chưa có máy vi tính, các giấy tờ hành chính đều đánh máy. Ngài nói tôi đánh máy đơn từ chức, với lý do ngài không có học vị tiến sĩ. Lá thư dài khoảng 1 trang rưỡi. Xong xuôi, ngài tự tay xé các tờ giấy than và dặn tôi không nói cho bất cứ ai.
Vào tháng 10/1994, Đức Ông sang Pháp trong một tháng. Ngài điện thoại cho tôi ra đón ngài, tìm cho ngài một nơi trú ngụ, đưa đón ngài trong suốt thời gian này và tiễn ngài về cố hương. Trong thời gian này, ngài có đến nhà tôi dùng cơm và tâm sự nhiều điều. Sau suốt 28 năm trời, tôi giữ nguyên các điều ngài nói ra. Trong bài này, chỉ nói riêng các hậu quả việc ngài từ chức.
Ngài thực sự là người đã khai sáng ý nghĩa đích thực của hai chữ ‘‘Thụ Nhân’’, với hai chiều nhân sinh là hiện tại và mai sau. Nếu nói Đức Ông là bậc thầy (magistère) của Thụ Nhân là trăm chiều đúng đắn.
Trong số các điều tự thuật, Đức Ông tiếc nuối về tâm nguyện bất thành. GS Lê Hữu Mục từng giảng dạy với Đức Ông ở trường Thiên Hựu Huế cho biết ý định thành lập trường CTKD đã nhen nhúm ngay từ lúc này. Vị lãnh đạo giáo dục luôn dự kiến tương lai, nhìn xa trông rộng. CTKD và Thụ Nhân, cả hai đều là công trình sáng tạo của Đức Ông. Nhờ quen biết rộng, khi mở trường CTKD, ngài mời được các vị giáo sư nổi tiếng về giảng dạy. Các sinh viên tốt nghiệp khóa I đều được các ngân hàng công, tư tuyển dụng làm giám đốc hoặc phó giám đốc. Sau khi ngài từ chức, tuy các chức vị viện trưởng, khoa trưởng phần lớn có học vị tiến sĩ, nhưng vì chỉ hoạt động trong lãnh vực giáo dục nên viện thiếu nhiều giáo sư, phải trông vào các cựu sinh viên khóa trước có bằng cử nhân giảng dạy. Cơ cấu lãnh đạo hình kim tự tháp, trên đỉnh là học vị tiến sĩ nhưng lại thiếu nhân viên giảng huấn. Sau khi Đức Ông từ chức viện trưởng, GS Trần Long và phu nhân đều về Saigon lo việc quản trị. Không biết vấn đề thu chi so với thời kỳ sau 1963 thực sự ra sao. Ngày nay, chỉ có TS Phạm Văn Lưu, tổng thư ký viện đại học Đà Lạt thời đó là biết rõ.
Nếu còn giữ chức viện trưởng, Đức Ông Nguyễn Văn Lập đã mở thêm trường đại học luật khoa; các vị giảng huấn đều có bằng tiến sĩ giảng dạy ở trường luật Saigon làm giáo sư thỉnh giảng (visiting professor - professeur associé).
Để kết luận, tôi xin dâng lên Đức Ông bài thơ kính nhớ sau đây :
Kính nhớ tiền nhân dựng núi sông
Vun trồng lý tưởng đã dày công
Cây tùng vững chãi tâm son sắt
Chính trị Kinh doanh đất vẫn trồng
Hai mốt năm trời về cõi phúc
Môn sinh tưởng nhớ ý tương đồng
Tha phương cầu thực luôn ghi nhớ
Công đức cao dày của Đức Ông.
Paris, ngày 16/12/2022
Lê Đình Thông
Đức Ông Nguyễn Văn Lập qua đời đã 21 năm. Trong thời gian hơn hai thập kỷ, một số môn sinh đã theo ngài về chốn thiên thu. Trong maquette do anh Chung Thế Hùng thực hiện, vị sáng lập truyền thồng Thụ Nhân có nụ cười hiền hòa, thương yêu. Nụ cười đã có từ những năm thành lập trường CTKD mãi mãi không thay đổi.
Ngày giỗ năm nay cử hành sớm hơn một ngày (18/9/2022) tại Đà Lạt, số tham dự trên 350 người, ở trong nước và từ bốn phương về lại trường cũ : Hoa Kỳ, Úc, Canada, Pháp... Tôi muốn về nhưng lực bất tòng tâm, nên viết bài tường niệm, như tấm lòng thành kính dâng Đức Ông Nguyễn Văn Lập.
Trong danh hiệu của Giáo Hội Công Giáo, các thừa tác viên có truyền chức (ministère ordonné) hoặc có chức thánh là giáo hoàng, giám mục, đức ông, linh mục (cha), phó tế (thầy). Vì vậy, nếu nói Đức Ông là thầy trong hàng giáo phẩm là không đúng. Nhưng ngài là bậc thầy đã truyền dạy ý nghĩa Thụ Nhân.
Trong số các cựu sinh viên, tôi được ngài thương yêu không phải vì là người Công Giáo, vì lúc nhập học, tôi chưa có đạo. Vào một buổi chiều năm 1970, ngài gọi tôi vào văn phòng viện trưởng còn ở phía sau tòa nhà Hòa Lạc. Lúc đó chưa có máy vi tính, các giấy tờ hành chính đều đánh máy. Ngài nói tôi đánh máy đơn từ chức, với lý do ngài không có học vị tiến sĩ. Lá thư dài khoảng 1 trang rưỡi. Xong xuôi, ngài tự tay xé các tờ giấy than và dặn tôi không nói cho bất cứ ai.
Vào tháng 10/1994, Đức Ông sang Pháp trong một tháng. Ngài điện thoại cho tôi ra đón ngài, tìm cho ngài một nơi trú ngụ, đưa đón ngài trong suốt thời gian này và tiễn ngài về cố hương. Trong thời gian này, ngài có đến nhà tôi dùng cơm và tâm sự nhiều điều. Sau suốt 28 năm trời, tôi giữ nguyên các điều ngài nói ra. Trong bài này, chỉ nói riêng các hậu quả việc ngài từ chức.
Ngài thực sự là người đã khai sáng ý nghĩa đích thực của hai chữ ‘‘Thụ Nhân’’, với hai chiều nhân sinh là hiện tại và mai sau. Nếu nói Đức Ông là bậc thầy (magistère) của Thụ Nhân là trăm chiều đúng đắn.
Trong số các điều tự thuật, Đức Ông tiếc nuối về tâm nguyện bất thành. GS Lê Hữu Mục từng giảng dạy với Đức Ông ở trường Thiên Hựu Huế cho biết ý định thành lập trường CTKD đã nhen nhúm ngay từ lúc này. Vị lãnh đạo giáo dục luôn dự kiến tương lai, nhìn xa trông rộng. CTKD và Thụ Nhân, cả hai đều là công trình sáng tạo của Đức Ông. Nhờ quen biết rộng, khi mở trường CTKD, ngài mời được các vị giáo sư nổi tiếng về giảng dạy. Các sinh viên tốt nghiệp khóa I đều được các ngân hàng công, tư tuyển dụng làm giám đốc hoặc phó giám đốc. Sau khi ngài từ chức, tuy các chức vị viện trưởng, khoa trưởng phần lớn có học vị tiến sĩ, nhưng vì chỉ hoạt động trong lãnh vực giáo dục nên viện thiếu nhiều giáo sư, phải trông vào các cựu sinh viên khóa trước có bằng cử nhân giảng dạy. Cơ cấu lãnh đạo hình kim tự tháp, trên đỉnh là học vị tiến sĩ nhưng lại thiếu nhân viên giảng huấn. Sau khi Đức Ông từ chức viện trưởng, GS Trần Long và phu nhân đều về Saigon lo việc quản trị. Không biết vấn đề thu chi so với thời kỳ sau 1963 thực sự ra sao. Ngày nay, chỉ có TS Phạm Văn Lưu, tổng thư ký viện đại học Đà Lạt thời đó là biết rõ.
Nếu còn giữ chức viện trưởng, Đức Ông Nguyễn Văn Lập đã mở thêm trường đại học luật khoa; các vị giảng huấn đều có bằng tiến sĩ giảng dạy ở trường luật Saigon làm giáo sư thỉnh giảng (visiting professor - professeur associé).
Để kết luận, tôi xin dâng lên Đức Ông bài thơ kính nhớ sau đây :
Kính nhớ tiền nhân dựng núi sông
Vun trồng lý tưởng đã dày công
Cây tùng vững chãi tâm son sắt
Chính trị Kinh doanh đất vẫn trồng
Hai mốt năm trời về cõi phúc
Môn sinh tưởng nhớ ý tương đồng
Tha phương cầu thực luôn ghi nhớ
Công đức cao dày của Đức Ông.
Paris, ngày 16/12/2022
Lê Đình Thông