Seoul (AsiaNews 09/05/2022) - Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới. Với tỷ lệ 0,8 con / phụ nữ, họ xếp hạng sau cả Nhật Bản, mà tỷ lệ là 1,3.

Khoảng một nửa dân số Hàn Quốc dồn nhau về sống ở thủ đô Seoul và vùng phụ cận còn vùng nông thôn thì bị suy giảm.

Tuy nhiên mới đây, xu hướng ngược lại dường như đang phát triển, làm dấy lên một hy vọng cho vùng nông thôn ảm đạm.

Cái thực tại là ngày càng nhiều thanh niên Hàn Quốc rời thành phố về nông thôn. Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Các vấn đề Nông thôn vừa công bố dữ liệu vào mùa hè này cho thấy 515.000 người (378.000 hộ gia đình) rời thành phố về nông thôn vào năm 2021, tăng 5,6% so với năm trước.

Kể từ khi chính phủ bắt đầu giữ thống kê, đây là mức tăng lớn nhất trong một thập kỷ. Theo dữ liệu, ngoài việc những người cao tuổi chuyển ra ngoài thành phố sau khi nghỉ hưu, thì ngày càng nhiều người trẻ tuổi từ bỏ cuộc sống đô thị bận rộn của Hàn Quốc.

Xu hướng đã trở nên cực kỳ quan trọng. Như tờ báo The Economist nhận xét, gần một nửa số gia đình di dời là các cặp vợ chồng trẻ dưới 40 tuổi.

Phong trào trở về làng, gọi là 'kwichon' trong tiếng Hàn, được thúc đẩy bởi một số yếu tố.

Một là giá nhà ở các thành phố thì cao; Ví dụ, giá trung bình của một căn hộ ở Seoul đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2017.

Một yếu tố khác là mô hình làm việc (ngoài văn phòng) được áp dụng trong thời kỳ đại dịch được áp dụng và thúc đẩy mạnh mẽ nhờ việc xử dụng kỹ thuật điện toán, khiến hàng trăm nghìn người trẻ có thể tìm một ngôi nhà mới để tránh xa sự hỗn loạn trong thành phố.

Có những người khác, thất vọng với thị trường lao động tàn nhẫn của Hàn Quốc, đã từ bỏ những công việc văn phòng trả lương cao và chuyển sang làm nông nghiệp, đang được chính phủ giúp đỡ để đảo ngược tình trạng giảm dân số ở nông thôn.

Thêm vào đó là nhiều sáng kiến ​​dựa theo xu hướng này và một số những sáng kiến đó đã tỏ ra đặc biệt thông minh.

Thay vì dùng tiền làm mồi nhử (thường không thành công) người dân tái định cư, các chương trình mới được thiết kế để thiết lập các mối quan hệ mới giữa người thành thị và nông thôn.

Ví dụ như ở tỉnh Gyeongsang-nam, một dự án dạy người trẻ thành thị cách chế biến các món ăn lành mạnh đặc trưng của ẩm thực Hàn Quốc, đã đưa những nhóm trẻ đi du lịch đến vùng nông thôn huyện Hamyang, để cho những phụ nữ già trong làng truyền lại kiến ​​thức của họ.

Sức mạnh tổng hợp như vậy là một cách để tạo ra cuộc sống mới ở các vùng nông thôn.