1. Hàng trăm binh lính Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng 8 xe tăng, 18 thiết giáp.

Trong báo cáo tối ngày thứ Năm 23 tháng 6, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết:

Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại khỏi vòng chiến khoảng 34.430 binh sĩ Nga trong khoảng thời gian từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 23 tháng 6, trong đó có 200 binh lính Nga chỉ trong 24 giờ qua.

Cuộc chiến giành Lysychansk và Severodonetsk đã “bước vào cao trào”, cố vấn của tổng thống Zelensky cho biết như trên.

Oleksiy Arestovych, cố vấn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, nói trên truyền hình quốc gia rằng “cuộc chiến giành Lysychansk và Severodonetsk đã bước vào cao trào.”

“Theo quan điểm quân sự, giai đoạn này trông rất đáng sợ,” ông nói.

Arestovych đã so sánh tình huống này với “hiệp 18” của một trận đấu quyền anh. “Bên nào cử hai tiểu đoàn pháo đến đó sẽ thắng cuộc giao tranh này. Hãy xem ai cử đi. Ai có những tiểu đoàn đó - chỉ bộ chỉ huy quân sự của cả hai bên mới biết.”

Trong ngày thứ Năm 23 tháng 6, tại Lysychansk và Severodonetsk quân Ukraine phá hủy của Nga 8 xe tăng, 18 xe thiết giáp, 4 hệ thống pháo, một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, hệ thống tác chiến phòng không, 1 trực thăng chiến đấu, 6 máy bay không người lái, 7 hỏa tiễn hành trình, và 5 xe chở nhiên liệu.

Tính chung, đến hết ngày 23 tháng 6, quân phòng thủ Ukraine đã phá hủy 1.512 xe tăng trong, 3.650 xe thiết giáp, 760 hệ thống pháo, 241 hệ thống hỏa tiễn phóng loạt, 100 hệ thống tác chiến phòng không, 216 máy bay chiến đấu, 184 trực thăng, 626 máy bay không người lái cấp chiến thuật, 144 hỏa tiễn hành trình, 14 tàu thuyền, 2.553 phương tiện giao thông và vận tải nhiên liệu, và 60 thiết bị đặc biệt.

2. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định: Nga sẽ “hoàn toàn không thể” trở lại hiện trạng trước chiến tranh

Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao nói với các phóng viên rằng Nga sẽ “hoàn toàn không thể” quay trở lại hiện trạng trước chiến tranh.

Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan đã không nói rõ ràng về tương lai của quan hệ ngoại giao với Nga, nhưng lưu ý rằng quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã căng thẳng trước khi cuộc chiến bắt đầu vào tháng Hai. Đại sứ Hoa Kỳ tại Nga John Sullivan đã ít nói chuyện với Bộ Ngoại giao Nga hơn trước, và chỉ có các liên hệ liên quan đến các vấn đề “tai ương nhân sự”, tức là đến những người Mỹ bị giam giữ.

Ông Jake Sullivan nói: “Đó là một chủ đề thường xuyên xảy ra nhiều lần một tuần, thay mặt cho những người bị giam giữ khác nhau và không chỉ những người nổi tiếng nhất, như Paul Whelan và Brittney Griner, mà còn có những người Mỹ khác bị giam giữ ở đó, những người đáng được đối xử với phẩm giá và phải được xét xử công bằng”.

Ông Jake Sullivan cũng giải thích rằng “làm việc với người Nga về vấn đề người Mỹ bị giam giữ là một công việc đầy thách thức, bởi vì người Nga đã áp dụng các quy trình phức tạp để ngăn cản bất kỳ cuộc tiếp xúc nhanh chóng nào với những người bị giam giữ”.

Ông Jake Sullivan đã mô tả như sau về một cuộc tiếp xúc với Bộ Ngoại Giao Nga: “Ồ, chúng tôi đã chuyển tù nhân X sang trại giam khác vào tuần trước. Anh ta đang ở phía bên kia của Mạc Tư Khoa và bạn sẽ cần phải điền vào một mẫu đơn khác, gồm ba bản, nhưng văn phòng phát mẫu đơn ấy đang đóng cửa cho đến thứ Năm tới mới mở cửa trở lại. Nhưng nếu bạn đến sau 5 giờ ngày thứ Sáu, thì có thể chúng tôi sẽ tiếp bạn, nhưng nhớ mang theo bút bi màu xanh lam.”

Theo Ông Jake Sullivan, các nhân viên Bộ Ngoại Giao Nga đã được huấn luyện hành xử như trên để làm nản lòng nhân viên các tòa đại sứ các nước mà Nga không thân thiện.

Ông Jake Sullivan cũng nói về tác động thương mại mà cuộc chiến đã gây ra ở Nga, lưu ý rằng có hơn 1.000 công ty Mỹ đã kinh doanh ở Nga vào năm ngoái và “bây giờ chỉ còn một phần rất nhỏ đếm chưa hết những đầu ngón tay”.

Quan chức này cho biết đại sứ Hoa Kỳ trước đây đã giải quyết rất nhiều việc giúp đỡ các doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Nga đang gặp rắc rối về các vấn đề pháp lý hoặc các trường hợp bị Nga cho là tội phạm kinh tế.

Họ cho biết Đại Sứ Sullivan đã có “rất nhiều tương tác” với Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp và họ “đã phát triển một mối quan hệ khá tốt”.

Ông Jake Sullivan cho biết kết quả thường không tích cực nhưng “các vấn đề đã được giải quyết nghiêm túc và đôi khi chúng tôi đạt được kết quả tốt, thường là không, nhưng tất cả mọi thứ đã dừng lại sau cuộc xâm lược Ukraine.”

3. Nhà chức trách Ukraine cho biết có các cuộc pháo kích trên diện rộng ở nhiều khu vực

Bên cạnh việc bắn phá các tuyến phòng thủ của Ukraine ở Severodonetsk và Lysychansk, Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết còn có các cuộc pháo kích của lực lượng Nga trên nhiều mặt trận khác, gây ra một số thương vong cho dân thường.

Tại Donetsk, các nhà chức trách cho biết một số khu định cư đã bị hỏa hoạn, bao gồm các thành phố Sloviansk và Bakhmut. Hàng chục khu định cư trong khu vực không có nước hoặc điện.

Chính phủ cho biết hôm thứ Năm rằng bốn huyện ở vùng Sumy ở đông bắc Ukraine lại tiếp tục bị pháo kích xuyên biên giới. Có khoảng một trăm quả đạn pháo từ phía Nga. Một người đàn ông đã chết do bom đạn rơi từ máy bay không người lái của đối phương. Năm người bị thương và một người chết do một vụ nổ mìn ở quận Okhtyrka của Sumy.

Ở phía nam, huyện Kryvyi Rih bị pháo kích khiến 2 người bị thương. Chính quyền khu vực cho biết thị trấn Apostolove hiện ngập tràn bom, đạn chùm.

Các nhà chức trách cho biết, các cuộc pháo kích của Nga vào các ngôi làng phía sau chiến tuyến chạy dọc biên giới Kherson-Mykolaiv vẫn tiếp tục diễn ra và bên trong Kherson, tình hình ở một số khu định cư trở nên nghiêm trọng.

4. Lithuania cáo buộc Nga nói dối về việc “phong tỏa” đường sắt

Thủ tướng Lithuania Ingrida Simonyte đã nói rằng tuyên bố của Nga về việc phong tỏa đường sắt đối với lãnh thổ của họ ở Kaliningrad là một “lời nói dối”.

“Bất kỳ lời nói nào về việc phong tỏa Kaliningrad đều là dối trá. Lithuania đang tuân thủ các lệnh trừng phạt mà Liên minh Âu Châu áp đặt đối với Nga vì hành vi xâm lược và chiến tranh chống lại Ukraine. Các biện pháp trừng phạt đã được tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Âu Châu nhất trí vào ngày 15/3”.

“Tất cả những hàng hóa khác cần thiết cho những người sống ở vùng Kaliningrad thực phẩm, dược phẩm, v.v. - đang được vận chuyển.”

Nga đã phản ứng dữ dội sau khi Lithuania cấm vận chuyển hàng hóa bị trừng phạt qua lãnh thổ của mình vào vùng ngoại ô Kaliningrad của Nga vào tuần trước. Peskov cho biết động thái này là “chưa từng có”. Ông nói: “Chúng tôi cũng coi đó là hành vi bất hợp pháp, và nói thêm rằng Điện Cẩm Linh sẽ cần phải phân tích tình hình một cách cẩn thận. “Tất nhiên, đó là một phần của cuộc phong tỏa,” ông nói.

5. Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đang quyết định tư cách ứng viên của Ukraine

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đang quyết định xem có cấp tư cách ứng viên cho Ukraine hay không, sau một khuyến nghị tích cực từ Ủy ban Âu Châu vào hôm thứ Sáu tuần trước.

Ủy ban điều hành Liên Hiệp Âu Châu nhận định các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels dự kiến sẽ ký vào kiến nghị đồng thuận theo khuyến nghị của Ủy ban Âu Châu.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelenskiy, cho biết ông đã nói chuyện với 11 nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu hôm thứ Tư về việc Ukraine ứng cử và sẽ gọi thêm các nhà lãnh đạo khác vào hôm thứ Năm, với hy vọng rằng tất cả 27 nước Liên Hiệp Âu Châu sẽ ủng hộ vị thế ứng viên của Ukraine.

“Chúng tôi xứng đáng với điều đó,” ông nói với đám đông ở Amsterdam qua liên kết video.

Đó là thời điểm rất quan trọng đối với chúng tôi, một số người trong nhóm của tôi đang nói rằng điều này giống như đi vào ánh sáng từ trong bóng tối.

Đối với quân đội và xã hội của chúng tôi, đây là một động lực lớn, một nhân tố thúc đẩy lớn cho sự đoàn kết và chiến thắng của nhân dân Ukraine “.

Kỳ vọng về một lời đồng ý đã tăng lên kể từ khi bốn nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu, bao gồm cả Pháp và Đức, vốn được coi là một trong những nước thờ ơ nhất, đã đến thăm Kyiv vào tuần trước để bày tỏ sự ủng hộ.

Ông Zelenskiy đã nộp đơn xin gia nhập Liên Hiệp Âu Châu 5 ngày sau khi cuộc tấn công của Nga bắt đầu. Vào một ngày khi các vụ nổ được nghe thấy ở Kyiv, ông đã kêu gọi “gia nhập ngay lập tức theo một thủ tục đặc biệt mới”. Trong khi phản ứng ban đầu từ khoảng 10 quốc gia Liên Hiệp Âu Châu tỏ ra nghi ngờ sâu sắc, thì sự phản đối đã không còn nữa, mặc dù vẫn còn nhiều câu hỏi về con đường dài phía trước.

Ukraine đã tìm kiếm tư cách thành viên Liên Hiệp Âu Châu kể từ “cuộc cách mạng da cam” năm 2004 và kiên quyết hơn kể từ cuộc biểu tình Maidan 2013-14, khi chủ tịch thân Điện Cẩm Linh, Viktor Yanukovych, bị lật đổ sau khi ông từ chối ký một thỏa thuận liên kết với Liên Hiệp Âu Châu.

Đại sứ Ukraine tại Brussels cho biết việc trao cho Ukraine tư cách ứng viên gia nhập Liên Hiệp Âu Châu sẽ là một quyết định lịch sử báo hiệu cho Nga rằng nước này không còn có thể tuyên bố phạm vi ảnh hưởng đối với nước láng giềng phía đông của mình.

Vsevolod Chentsov, người đứng đầu phái bộ của Ukraine tại Liên Hiệp Âu Châu, cho biết cuộc chiến của Nga đã thống nhất Kyiv với Liên Hiệp Âu Châu, đồng thời chấm dứt điều mà ông gọi là “sai lầm” khi một số người thắc mắc việc liệu đất nước của ông có thể thuộc liên minh hay không.

Một cuộc khảo sát được công bố trong tuần này bởi Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Âu Châu, một tổ chức tư vấn, cho thấy 57% người Âu Châu nồng nhiệt ủng hộ Ukraine trở thành thành viên của Liên Hiệp Âu Châu.

Tư cách ứng viên Liên Hiệp Âu Châu, chỉ có thể được cấp nếu các nước thành viên hiện tại đồng thuận, là bước đầu tiên để trở thành thành viên. Nó không cung cấp bất kỳ bảo đảm an ninh hoặc quyền tự động để tham gia Liên Hiệp Âu Châu.

Tư cách thành viên đầy đủ của Ukraine sẽ phụ thuộc vào việc liệu quốc gia bị tàn phá bởi chiến tranh này có thể đáp ứng các điều kiện kinh tế và chính trị hay không.

6. Đại sứ Vương quốc Anh: Nga 'tính toán sai lầm ở Ukraine' và hành động của nước này là một 'sự sỉ nhục đối với nhân loại'

Ông Neil Bush, Đại sứ Vương quốc Anh tại Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu Châu, gọi tắt là OSCE, đã đưa ra một bài phát biểu về cuộc chiến Nga và Ukraine, trong đó ông nói rằng Nga đã “tính toán sai” các hành động gây hấn của họ.

Thứ nhất, họ đã đánh giá thấp quyết tâm và tinh thần anh hùng của người dân Ukraine, những người đã bảo vệ thành công thủ đô của họ và buộc quân xâm lược Nga phải rút lui.

Thứ hai, họ đã đánh giá thấp quyết tâm của cộng đồng quốc tế; Kết quả của hành động gây hấn này là đoàn kết thế giới tự do ủng hộ Ukraine, tăng cường hợp tác quốc tế và cô lập Nga về mặt chính trị và kinh tế.

Và cuối cùng, họ đã đánh giá thấp sức mạnh của nguyên tắc chủ quyền trong thế kỷ 21; Các hành động của Tổng thống Putin đã khiến cộng đồng quốc tế tập trung sâu sắc hơn vào quyền của tất cả các quốc gia trong việc xác định chính sách đối ngoại, quốc phòng và an ninh của mình.

Các chiến thuật chiến tranh đô thị của quân đội Nga, vốn dựa vào việc sử dụng nhiều pháo, đã tạo ra sự hủy diệt trên diện rộng. Mỗi ngày trôi qua, bằng chứng ngày càng tăng về sự man rợ không thể kể xiết trong cuộc chiến vô cớ của Tổng thống Putin.

OSCE đã và sẽ tiếp tục đóng vai trò then chốt trong các nỗ lực tìm hiểu thực tế. Bằng chứng đáng tin cậy về việc các lực lượng vũ trang Nga hãm hiếp, tra tấn, bắt cóc và tàn sát dân thường Ukraine vô tội một cách có hệ thống. Tất cả các hành động đó là một sự sỉ nhục đối với nhân loại. Cộng đồng quốc tế đã tuyên bố rõ ràng rằng chúng ta sẽ không nghỉ ngơi cho đến khi những kẻ chịu trách nhiệm về hành vi tàn bạo bị đưa ra công lý - dù phải mất bao lâu.

7. Ukraine cần một kế hoạch Marshall, nhà lãnh đạo Đức nói

Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thông báo rằng ông muốn thảo luận về các phác thảo của '' Kế hoạch Marshall cho Ukraine, '' với các nhà lãnh đạo của Nhóm 7 nước tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới ở Đức.

Thủ tướng Scholz nói với các nhà lập pháp tại Bundestag: “Cũng giống như Âu Châu bị tàn phá bởi chiến tranh, Ukraine cần có một Kế hoạch Marshall để tái thiết.”

Kế hoạch Marshall, một sáng kiến do Hoa Kỳ tài trợ được công bố vào năm 1948, đã giúp tái thiết Tây Âu sau Thế chiến thứ hai. Scholz hy vọng về một mặt trận thống nhất hỗ trợ lâu dài cho Ukraine khi Đức đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 hàng năm ở Bavaria.

Sau chuyến thăm tuần trước tới Irpin, một vùng ngoại ô của Kyiv, nơi chứng kiến những trận giao tranh dữ dội vào đầu cuộc chiến tranh Ukraine, Scholz nói rằng điều đó khiến ông nhớ lại “những hình ảnh về các thành phố của Đức sau Thế chiến thứ hai”.

Ông nói thêm rằng điều này sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu các quốc gia Âu Châu, các quốc gia tài trợ lớn khác và các tổ chức quốc tế hợp tác với nhau.

Thủ tướng Scholz đã mời Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy thảo luận về viện trợ tài chính cho Ukraine với các nhà lãnh đạo G7 qua đường dẫn video.

8. Lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu cho biết quyết định chấp nhận tư cách ứng viên Liên Hiệp Âu Châu của Ukraine là “thời điểm quyết định”

Người đứng đầu Hội đồng Âu Châu Charles Michel đã gọi hôm thứ Năm là “thời điểm quyết định” đối với Liên Hiệp Âu Châu khi các nhà lãnh đạo nhóm họp để thảo luận về nỗ lực của Ukraine để trở thành thành viên.

“Đây là thời điểm quyết định đối với Liên minh Âu Châu. Một lựa chọn địa chính trị mà chúng tôi sẽ đưa ra hôm nay,” Michel nói với các phóng viên trên đường tới hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng Âu Châu ở Brussels.

Các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đang xem xét liệu có thông qua quyết định của Ủy ban Âu Châu vào tuần trước về việc cấp tư cách ứng viên Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine hay không.

Chủ tịch Hội đồng Âu Châu cho biết ông “tin tưởng” rằng các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu sẽ trao quy chế ứng viên cho Ukraine và Moldova và “thể hiện quan điểm Âu Châu rõ ràng và mạnh mẽ” cho cả hai quốc gia.

Chánh văn phòng Nghị viện Âu Châu Roberta Metsola cũng ca ngợi thứ Năm là một ngày “lịch sử”, bày tỏ “hy vọng” rằng vị thế ứng viên của Ukraine sẽ được bật đèn xanh.