Nhân đọc sách Cổ Học Tinh Hoa, thấy người xưa sống lễ giáo đức độ đạo hạnh là nhờ siêng đọc và thực hành chuyện thánh hiền. Chúng tôi xin tóm lược 10 chuyện đã đọc trong Cổ Học Tinh Hoa về Tạo Hóa tạo dựng vũ trụ và con người. Sau đó suy niệm áp dụng vào Tin Mừng mà HĐ GM VN chọn trong dịp Tết dân tộc hay Giáo Huấn của Giáo Hội.
Xưa hiếm có ai in ấn và phổ biến các sách Tin Mừng. Nay gia đình Công Giáo nào cũng có sách Tin Mừng học hỏi.
Đọc Cổ Học Tinh Hoa. Qua các chuyện sau.
1) Cách biết lòng người
Lòng người ta nham hiểm hơn núi sông, khó biết hơn biết trời. Trời thì hàng năm có Xuân Hạ Thu Đông. Hàng ngày có sáng tối. Ta do đấy mà biết. Xem lòng người có trung, kính, trí và tiết, để biết trước phúc hay họa sẽ đến. (Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhàn - Cổ Học Tinh Hoa. Q II, Hà Nội, 1933, số 110. tr. 194)
Ngày Tất Niên, Hội Đồng Giám Mục VN chọn Tin Mừng Thánh Luca cho thánh lễ, trình thuật Đức Mẹ vội vã đi thăm thánh Elisabeth. Nêu gương ‘xin vâng’ và bác ái trong kinh Magnificat, diễn tả cuộc gặp gỡ qúi trọng này. (x. Lc 1, 30-35)
2) Năm điều hay.
Sau khi vua nước lớn Trịnh thăm nước nhỏ Sở về. Nhà vua nói với quần thần theo sau, 5 điều hay lẽ phải : a) Tội thì tha cho. b) Lỗi thì tha thứ. c) Tai nạn thì cứu. d) Chính sách hay thì thưởng. e) Điều dở thì dạy bảo. (sđd, số 115. tr. 204)
Đêm Giao Thừa, Tin Mừng của thánh lễ đêm nay, Chúa chúc phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, hiền lành, sầu khổ, công chính, thương người, trong sạch, xây dựng hòa bình và công chính (x. Mt 5, 1-10)
3) Đừng lo hãy sống vui
Thày Tử Lộ hỏi Đức Khổng Tử : Người quân tử cũng phải lo sợ ư? Đức Khổng Tử nói : Người quân tử cốt suy nghĩ định liệu công việc của mình, lúc chưa làm được vui rằng mình có ý đã định làm. Lúc đã làm thì lại vui rằng mình có trí làm được việc. Thế, người quân tử có cái vui thú suốt đời, không có cái lo sợ nào cả. (sđd, số 50, tr 84)
Mồng Một Tết, mẫu A, Tin Mừng nhắc chúng ta đừng lo về : mạng sống, ăn mặc, thân thể… Vì Thiên Chúa biết sẽ ban cho. Quan trọng là lo tìm Nước Trời trước. (x. Mt 6, 25-34)
4)Tình người ai cũng thuận
Tạo Hóa khéo xếp đặt : Mặt trăng soi trên mặt sông, có bóng sáng. Trời sinh ra mọi người, có tính tốt. Bóng thì chẳng đâu mà chẳng có. Tính người thì ai mà chẳng lành. Vậy mà, có chỗ sáng chỗ không, nước có chỗ trong chỗ đục. Người có thiện hay bất thiện. (sđd, số 108. tr. 192)
Mồng Một Tết, mẫu B, Chúa Giêsu ban bố lề luật mới: yêu cả kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ. Có như vậy Thiên Chúa sẽ thưởng công. Anh em hãy sống hoàn thiện (x.Mt 5, 43-48)
5) Để quan tài gỗ trước chỗ ngồi
Xưa, có bậc chân tu, để quan tài bằng gỗ trên án thư trước chỗ ngồi, dài độ 3 tấc, có nắp mở được, để ngày ngày suy nghĩ về phú qúi giầu sang danh vọng, lo buồn chóng qua trong đời, không nghĩ đến cái chết. Nếu biết để tâm suy nghĩ, quan tài này thay mọi lời giáo huấn, xóa tan hết ưu lo phiền muộn. (sđd. số 119, tr. 212)
Mồng Một Tết, mẫu C, Chúa Giêsu về Trời. Nhưng Chúa Thánh Thần Đấng bảo trợ an ủi sẽ đến, chỉ dạy mọi lời và ban bình an cho anh em. Anh em đừng xao xuyến và sợ hãi.(x. Ga 14, 23-27)
6)Ba điều qúi báu
Có ba điều qúi báu phải tuân giữ trong đời là : Từ, Kiệm và chẳng vi phạm việc bất tường của thiên hạ. (sđd, số 114, tr.202)
Mồng Hai Tết, Tin Mừng nhắc bảo phải tuân giữ không được hủy bỏ luật Chúa răn dạy. Thờ cha kính mẹ. Ai nguyền rủa các ngài sẽ bị xử tử. (x. Ga 14, 23-27
7) Qúi lời nói phải
Các quan góp ý với nhà vua sau khi thắng trận muốn đẹp lòng dân ‘Qúi lời nói phải: sửa đổi chính sách cai trị, được lòng quan và dân, không tham lam lấy ruộng lúa của dân
(sđd, số 113, tr.199)
Mồng Ba Tết, bài Tin Mừng cho hay cần quản lý khôn khéo gieo trồng đúng với khả năng Thiên Chúa trao ban. Xứng đáng là đầy tớ trung thành, tốt, đáng thưởng công, khi chủ vắng nhà. Để khỏi bị luận phạt sau này là đầy tớ vô dụng. (Mt 25, 14-30)
8) Sống đơn sơ và cao thượng.
Người ta khen ai biết sống độ lượng và cao thượng : Kìa như con diều, con két bay cao trên tầng mây. Con hổ, con báo gầm thét trong rừng núi, mạnh mẽ, dữ tợn, có ai dám đến gần. Song một mai bị người ta trói buộc, nuôi vào trong chuồng thì có khác gì giống gà giống chó. Mà diều, két, hổ, báo, sở dĩ để cho người ta đánh bẫy, có phải chỉ do lòng thèm muốn mà thôi không? (sđd, số 117, tr. 207)
Tết Trung Thu VN, qua bài Tin Mừng của Thánh Mác Cô, Chúa Giêsu muốn nêu gương đơn sơ, hiền hòa không quanh co, trong trắng như trẻ em. Chúa âu yếm trẻ thơ và chúc phúc những ai có lối sống như chúng. (x Mc 10, 13-16)
9)Ba điều phải nghĩ.
Đức Khổng Tử nói về giáo dục:
-Lúc còn nhỏ nếu không học, thì lớn sẽ ngu dốt, không làm gì được
- Lúc già yếu nếu không dậy, thì lúc chết chẳng ai thương tiếc
-Lúc giầu có nếu chẳng bố thí, thì lúc gặp khốn khó chẳng ai giúp. (sđd. số 49. tr. 83)
Chứng từ lòng biết ơn của tuổi trẻ
Tháng 11 năm 1958, ngay chính ngày đăng quang, khi nói chuyện với khách hành hương, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII kể lại một giai thoại trong cuộc đời của ngài như sau:
"Khi tôi lên 7, một hôm cha tôi đưa tôi đến một làng bên cạnh, nơi đang tổ chức một buổi lễ của Công Giáo tiến hành trong giáo phận. Phải đi bộ nhiều cây số, tôi cảm thấy mệt mỏi. Cha tôi đã phải đặt tôi trên vai của người. Ðến nơi, tôi cảm thấy thất vọng, bởi vì dân chúng qúa đông, mà tôi thì bé nhỏ. Mất hút trong chợ người, tôi không thể nhìn đoàn người đang diễn hành... Thế là một lần nữa, cha tôi lại bồng tôi trên vai của người. Từ trên cao, tôi có thể xem thấy tất cả mọi sự".
Và vị Giáo Hoàng được mệnh danh "nhân lành" đã kết luận như sau: "70 năm qua, nhưng tôi vẫn còn ghi nhớ trong tâm trí tôi cử chỉ của cha tôi. Nó đã trở thành một biểu trưng kỳ diệu. Ngày nay, mỗi khi mệt mỏi, mỗi khi tôi không còn thấy gì nữa, tôi nài xin vị Cha trên trời nâng tôi lên đôi cánh của Người".
Chỉ từ trên đỉnh cao, chúng ta mới có thể thấy rõ mọi sự. Chính Chúa là đỉnh cao của chúng ta. Nơi Người, chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của cuộc sống... Những lúc chán sống, những lúc hầu như không còn thấy gì nữa, chúng ta hãy chạy đến với Người. (xbichnguyen@gmail.com. 17.12.2014)
10) Tiễn một lời nói
Khổng Tử nói về cách xã giao : Ta nghe người giầu sang tiễn người thì dùng của cải, người nhân hậu tiễn người thì dùng lời nói. Ta tuy không được giàu sang, nhưng có tiếng là nhân hậu, vậy xin tiễn người bằng một lời nói vậy. (sđd. số 112. Tr. 198)
Sứ điệp của ĐGH Phanxicô ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần 56 vào 29. 5. 2022, chủ đề : Lắng nghe bằng trái tim. ĐGH quan tâm 3 điểm chính.
-Lắng nghe bằng trái tim. Thánh Phaolô khẳng định: ‘Đức tin có được là nhờ lắng nghe’.
(x. Rm 10, 17)
-Lắng nghe như điều kiện giao tiếp. Thực tế, nghe lén và theo dõi là bóc lột người khác vì lợi ích của chúng ta. Thay vì lắng nghe, chúng ta thường ‘nói chuyện qua lại (ci si parla addosso).
-Lắng nghe nhau trong Giáo Hội. Nhiệm vụ quan trọng mục vụ là tông đồ của đôi tai. Thánh Giacôbê khuyên ‘Hãy mau nghe, chậm nói’ (Gc 1, 19) (Roma, 24.1.2022)
Ngày 31.1.2022, sau kinh Truyền Tin. ĐTC chúc Tết Nhâm Dần 2022. Sau khi đọc kinh Truyền Tin vào chiều Chúa nhật 30.01.2022, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chúc Tết Nhâm Dần đến đất nước Việt Nam và các cộng đồng người Việt trên khắp thế giới như sau :
‘‘Ngày 01.02.2022, Tết Nguyên đán sẽ được tổ chức tại Việt Nam và các nước Viễn Đông. Tôi xin gửi tới anh chị em lời chào thân ái và bày tỏ mong muốn trong năm mới, mọi người được bình an, sức khỏe và cuộc sống an khang. Thật đẹp đẽ biết bao khi mỗi gia đình tìm được cơ hội quây quần bên nhau trải qua những giây phút yêu thương, vui vẻ. Rất tiếc, nhiều gia đình không thể xum họp trong năm nay vì dịch bệnh. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ sớm vượt qua thử thách này. Cuối cùng, tôi hy vọng rằng, nhờ ý chí tốt đẹp của các cá nhân và sự đoàn kết của các dân tộc, toàn thể gia đình nhân loại sẽ có thể đạt được mục tiêu năng động đổi mới là thịnh vượng vật chất và thăng tiến tinh thần.’’(Lê Đình Thông. VietCatholique. 31.1.2022)
Xưa hiếm có ai in ấn và phổ biến các sách Tin Mừng. Nay gia đình Công Giáo nào cũng có sách Tin Mừng học hỏi.
Đọc Cổ Học Tinh Hoa. Qua các chuyện sau.
1) Cách biết lòng người
Lòng người ta nham hiểm hơn núi sông, khó biết hơn biết trời. Trời thì hàng năm có Xuân Hạ Thu Đông. Hàng ngày có sáng tối. Ta do đấy mà biết. Xem lòng người có trung, kính, trí và tiết, để biết trước phúc hay họa sẽ đến. (Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhàn - Cổ Học Tinh Hoa. Q II, Hà Nội, 1933, số 110. tr. 194)
Ngày Tất Niên, Hội Đồng Giám Mục VN chọn Tin Mừng Thánh Luca cho thánh lễ, trình thuật Đức Mẹ vội vã đi thăm thánh Elisabeth. Nêu gương ‘xin vâng’ và bác ái trong kinh Magnificat, diễn tả cuộc gặp gỡ qúi trọng này. (x. Lc 1, 30-35)
2) Năm điều hay.
Sau khi vua nước lớn Trịnh thăm nước nhỏ Sở về. Nhà vua nói với quần thần theo sau, 5 điều hay lẽ phải : a) Tội thì tha cho. b) Lỗi thì tha thứ. c) Tai nạn thì cứu. d) Chính sách hay thì thưởng. e) Điều dở thì dạy bảo. (sđd, số 115. tr. 204)
Đêm Giao Thừa, Tin Mừng của thánh lễ đêm nay, Chúa chúc phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, hiền lành, sầu khổ, công chính, thương người, trong sạch, xây dựng hòa bình và công chính (x. Mt 5, 1-10)
3) Đừng lo hãy sống vui
Thày Tử Lộ hỏi Đức Khổng Tử : Người quân tử cũng phải lo sợ ư? Đức Khổng Tử nói : Người quân tử cốt suy nghĩ định liệu công việc của mình, lúc chưa làm được vui rằng mình có ý đã định làm. Lúc đã làm thì lại vui rằng mình có trí làm được việc. Thế, người quân tử có cái vui thú suốt đời, không có cái lo sợ nào cả. (sđd, số 50, tr 84)
Mồng Một Tết, mẫu A, Tin Mừng nhắc chúng ta đừng lo về : mạng sống, ăn mặc, thân thể… Vì Thiên Chúa biết sẽ ban cho. Quan trọng là lo tìm Nước Trời trước. (x. Mt 6, 25-34)
4)Tình người ai cũng thuận
Tạo Hóa khéo xếp đặt : Mặt trăng soi trên mặt sông, có bóng sáng. Trời sinh ra mọi người, có tính tốt. Bóng thì chẳng đâu mà chẳng có. Tính người thì ai mà chẳng lành. Vậy mà, có chỗ sáng chỗ không, nước có chỗ trong chỗ đục. Người có thiện hay bất thiện. (sđd, số 108. tr. 192)
Mồng Một Tết, mẫu B, Chúa Giêsu ban bố lề luật mới: yêu cả kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bắt bớ. Có như vậy Thiên Chúa sẽ thưởng công. Anh em hãy sống hoàn thiện (x.Mt 5, 43-48)
5) Để quan tài gỗ trước chỗ ngồi
Xưa, có bậc chân tu, để quan tài bằng gỗ trên án thư trước chỗ ngồi, dài độ 3 tấc, có nắp mở được, để ngày ngày suy nghĩ về phú qúi giầu sang danh vọng, lo buồn chóng qua trong đời, không nghĩ đến cái chết. Nếu biết để tâm suy nghĩ, quan tài này thay mọi lời giáo huấn, xóa tan hết ưu lo phiền muộn. (sđd. số 119, tr. 212)
Mồng Một Tết, mẫu C, Chúa Giêsu về Trời. Nhưng Chúa Thánh Thần Đấng bảo trợ an ủi sẽ đến, chỉ dạy mọi lời và ban bình an cho anh em. Anh em đừng xao xuyến và sợ hãi.(x. Ga 14, 23-27)
6)Ba điều qúi báu
Có ba điều qúi báu phải tuân giữ trong đời là : Từ, Kiệm và chẳng vi phạm việc bất tường của thiên hạ. (sđd, số 114, tr.202)
Mồng Hai Tết, Tin Mừng nhắc bảo phải tuân giữ không được hủy bỏ luật Chúa răn dạy. Thờ cha kính mẹ. Ai nguyền rủa các ngài sẽ bị xử tử. (x. Ga 14, 23-27
7) Qúi lời nói phải
Các quan góp ý với nhà vua sau khi thắng trận muốn đẹp lòng dân ‘Qúi lời nói phải: sửa đổi chính sách cai trị, được lòng quan và dân, không tham lam lấy ruộng lúa của dân
(sđd, số 113, tr.199)
Mồng Ba Tết, bài Tin Mừng cho hay cần quản lý khôn khéo gieo trồng đúng với khả năng Thiên Chúa trao ban. Xứng đáng là đầy tớ trung thành, tốt, đáng thưởng công, khi chủ vắng nhà. Để khỏi bị luận phạt sau này là đầy tớ vô dụng. (Mt 25, 14-30)
8) Sống đơn sơ và cao thượng.
Người ta khen ai biết sống độ lượng và cao thượng : Kìa như con diều, con két bay cao trên tầng mây. Con hổ, con báo gầm thét trong rừng núi, mạnh mẽ, dữ tợn, có ai dám đến gần. Song một mai bị người ta trói buộc, nuôi vào trong chuồng thì có khác gì giống gà giống chó. Mà diều, két, hổ, báo, sở dĩ để cho người ta đánh bẫy, có phải chỉ do lòng thèm muốn mà thôi không? (sđd, số 117, tr. 207)
Tết Trung Thu VN, qua bài Tin Mừng của Thánh Mác Cô, Chúa Giêsu muốn nêu gương đơn sơ, hiền hòa không quanh co, trong trắng như trẻ em. Chúa âu yếm trẻ thơ và chúc phúc những ai có lối sống như chúng. (x Mc 10, 13-16)
9)Ba điều phải nghĩ.
Đức Khổng Tử nói về giáo dục:
-Lúc còn nhỏ nếu không học, thì lớn sẽ ngu dốt, không làm gì được
- Lúc già yếu nếu không dậy, thì lúc chết chẳng ai thương tiếc
-Lúc giầu có nếu chẳng bố thí, thì lúc gặp khốn khó chẳng ai giúp. (sđd. số 49. tr. 83)
Chứng từ lòng biết ơn của tuổi trẻ
Tháng 11 năm 1958, ngay chính ngày đăng quang, khi nói chuyện với khách hành hương, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII kể lại một giai thoại trong cuộc đời của ngài như sau:
"Khi tôi lên 7, một hôm cha tôi đưa tôi đến một làng bên cạnh, nơi đang tổ chức một buổi lễ của Công Giáo tiến hành trong giáo phận. Phải đi bộ nhiều cây số, tôi cảm thấy mệt mỏi. Cha tôi đã phải đặt tôi trên vai của người. Ðến nơi, tôi cảm thấy thất vọng, bởi vì dân chúng qúa đông, mà tôi thì bé nhỏ. Mất hút trong chợ người, tôi không thể nhìn đoàn người đang diễn hành... Thế là một lần nữa, cha tôi lại bồng tôi trên vai của người. Từ trên cao, tôi có thể xem thấy tất cả mọi sự".
Và vị Giáo Hoàng được mệnh danh "nhân lành" đã kết luận như sau: "70 năm qua, nhưng tôi vẫn còn ghi nhớ trong tâm trí tôi cử chỉ của cha tôi. Nó đã trở thành một biểu trưng kỳ diệu. Ngày nay, mỗi khi mệt mỏi, mỗi khi tôi không còn thấy gì nữa, tôi nài xin vị Cha trên trời nâng tôi lên đôi cánh của Người".
Chỉ từ trên đỉnh cao, chúng ta mới có thể thấy rõ mọi sự. Chính Chúa là đỉnh cao của chúng ta. Nơi Người, chúng ta sẽ thấy được ý nghĩa của cuộc sống... Những lúc chán sống, những lúc hầu như không còn thấy gì nữa, chúng ta hãy chạy đến với Người. (xbichnguyen@gmail.com. 17.12.2014)
10) Tiễn một lời nói
Khổng Tử nói về cách xã giao : Ta nghe người giầu sang tiễn người thì dùng của cải, người nhân hậu tiễn người thì dùng lời nói. Ta tuy không được giàu sang, nhưng có tiếng là nhân hậu, vậy xin tiễn người bằng một lời nói vậy. (sđd. số 112. Tr. 198)
Sứ điệp của ĐGH Phanxicô ngày Thế Giới Truyền Thông Xã Hội lần 56 vào 29. 5. 2022, chủ đề : Lắng nghe bằng trái tim. ĐGH quan tâm 3 điểm chính.
-Lắng nghe bằng trái tim. Thánh Phaolô khẳng định: ‘Đức tin có được là nhờ lắng nghe’.
(x. Rm 10, 17)
-Lắng nghe như điều kiện giao tiếp. Thực tế, nghe lén và theo dõi là bóc lột người khác vì lợi ích của chúng ta. Thay vì lắng nghe, chúng ta thường ‘nói chuyện qua lại (ci si parla addosso).
-Lắng nghe nhau trong Giáo Hội. Nhiệm vụ quan trọng mục vụ là tông đồ của đôi tai. Thánh Giacôbê khuyên ‘Hãy mau nghe, chậm nói’ (Gc 1, 19) (Roma, 24.1.2022)
Ngày 31.1.2022, sau kinh Truyền Tin. ĐTC chúc Tết Nhâm Dần 2022. Sau khi đọc kinh Truyền Tin vào chiều Chúa nhật 30.01.2022, Đức Thánh Cha Phanxicô gửi lời chúc Tết Nhâm Dần đến đất nước Việt Nam và các cộng đồng người Việt trên khắp thế giới như sau :
‘‘Ngày 01.02.2022, Tết Nguyên đán sẽ được tổ chức tại Việt Nam và các nước Viễn Đông. Tôi xin gửi tới anh chị em lời chào thân ái và bày tỏ mong muốn trong năm mới, mọi người được bình an, sức khỏe và cuộc sống an khang. Thật đẹp đẽ biết bao khi mỗi gia đình tìm được cơ hội quây quần bên nhau trải qua những giây phút yêu thương, vui vẻ. Rất tiếc, nhiều gia đình không thể xum họp trong năm nay vì dịch bệnh. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ sớm vượt qua thử thách này. Cuối cùng, tôi hy vọng rằng, nhờ ý chí tốt đẹp của các cá nhân và sự đoàn kết của các dân tộc, toàn thể gia đình nhân loại sẽ có thể đạt được mục tiêu năng động đổi mới là thịnh vượng vật chất và thăng tiến tinh thần.’’(Lê Đình Thông. VietCatholique. 31.1.2022)