Trời đang vào xuân, cho dù vẫn còn đó tiết đông lạnh giá với đêm dài và ngày mau tối. Nắng đã rực rỡ mênh mông khắp núi đồi xanh um mầu cỏ non và lấp lánh trên những bông hoa vàng trải dài tận cuối chân trời. Không khí Tết đã rộn ràng với bánh chưng, dưa mứt, giò chả, hoa trái, được bầy bán ngập tràn trong các siêu thị Á Đông. Ấy thế mà thấm thoát mẹ tôi đã ra đi gần ba tháng trời rồi đó. Sự có mặt của bà, nhất là trong những ngày tháng cuối đời, đôi khi chỉ khiến tôi chú tâm trong thoáng chốc, vào những lúc có chuyện khẩn cấp gì đó liên quan đến sức khỏe của bà. Thế nhưng kể từ ngày bà ra đi, tâm trạng của tôi đổi khác, lúc nào tôi cũng nhớ đến bà, nhất là khi có việc ghé sang ngôi nhà của bà, tôi cứ tưởng như bà vẫn còn đang nằm trong phòng, ngủ say hay nói chuyện một mình. Hóa ra sự vắng mặt của bà lại khiến tôi nhớ bà nhiều hơn. Đặc biệt hơn nữa, trong suốt mấy chục năm nay, đây là mùa xuân đầu tiên chị em chúng tôi ăn một cái Tết không có mẹ. Trong nỗi nhớ khôn nguôi, không dưng vang lên trong tiềm thức tôi: “Từ nay tôi không còn mẹ nữa, tôi đã mất mẹ, mất thật rồi, mất vĩnh viễn.” Nỗi ngậm ngùi hằn sâu xuống tâm hồn tôi, đè nặng như một khối đá. Tôi thấy phải viết vài dòng về bà, người mẹ của tôi mà kỷ niệm vẫn còn đầy ắp và rõ ràng, sống động trong tôi.
Người ta thường nói: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, vẫn còn hơn leo lét suốt năm canh.” Câu này hoàn toàn không áp dụng được cho mẹ tôi, bởi vì, nhìn vào 90 năm cuộc đời và tiểu sử đơn sơ ngắn ngủi của bà, tôi chưa hề thấy bóng dáng cái phút “huy hoàng” đó ở đâu cả. Họa chăng là trước khi tôi được sinh ra? Nhưng chắc cũng chẳng huy hoàng gì với thân phận của một cô gái nhà quê, sinh ra và lớn lên trên ruộng đồng, suốt ngày quanh quẩn với luống cầy, ao cá, bờ đê, làm bạn thường xuyên với lũ trâu bò, hay gà lợn. Chẳng thấy huy hoàng chỗ nào cả. Và rồi, kể từ ngày gặp ông cụ tôi, vốn là nhà giáo, từ thị xã về vùng thôn quê dậy học cho đám trẻ làng, thì hình như đời sống mẹ tôi có một khúc rẽ, có vẻ sáng hơn chút ít, nhưng vẫn chưa thể coi là huy hoàng được. Đúng, chỉ là một khúc rẽ thôi: từ cô thiếu nữ làng quê trở thành con dâu của ông nội tôi, một người có chút học thức, cả về Tây học lẫn Hán học, và vinh hạnh nhận được Cửu Phẩm từ Vua Bảo Đại (để rồi từ đó, người ta luôn gọi ông là ông Cửu Xuyên, có khi còn gọi tắt hơn nữa là ông Cửu). Thế là từ đó, kiếp con dâu trở thành cái ngã rẽ định mệnh của mẹ tôi, cùng với cuộc đời làm mẹ của đám chị em chúng tôi, trải dài từ vài ba năm trước cuộc di cư 1954 lịch sử cho tới ngày di tản 1975 (cũng lịch sử không kém). Cái thân phận hết làm dâu rồi làm mẹ chẳng phải là định mệnh của hầu hết mọi người con gái Việt Nam đó sao? Như thế thì có gì là huy hoàng đâu, ngoại trừ một số cô dâu may mắn trở thành bà này bà nọ nếu may mắn lập gia đình với một ông lớn, hay đại gia chủ.
Tóm lại, cả cuộc đời mẹ tôi chỉ đơn thuần là những phút giây leo lét, những khoảnh khắc hết sức bình thường, nếu không muốn nói là lam lũ, vất vả, bận rộn, từ sáng sớm cho đến canh khuya, vì chồng và vì lũ con đông đúc. Thế nhưng, có những cuộc đời bình thường, đến độ tầm thường và nhạt nhẽo, nhưng lại hết sức phi thường, do bởi cái độ dẻo dai, liên lỉ và bền chắc, nói theo kiểu phẩm chất của một sản phẩm hay dụng cụ nào đó, trải qua những vòng thử thách và xói mòn của thời gian. Với con người, đó chính là sự kiên trì, nhẫn nại, chịu đựng, chăm chỉ và bền bỉ trước những khó khăn, chật vật, có khi nan giải, tựa như những cơn giống tố tàn nhẫn càn quét biển đời. Với tôi, mẹ tôi thật sự phi thường theo ý nghĩa ấy: phi thường trong những cái tầm thường, nhỏ bé, không tên xẩy đến hàng ngày trong kiếp làm dâu và làm mẹ của bà.
Nói cho đúng ra, cho đến khi thím về làm dâu của ông bà nội, mẹ tôi đã đóng cả hai vai, vừa làm dâu vừa làm mẹ, cả hai vai trò đều nặng nề, vất vả không thua gì nhau. Mẹ tôi đã làm trọn vẹn cả hai vai một cách xuất sắc, trong âm thầm, lặng lẽ, không ồn ào, nhưng liên lỉ, đều đặn và nhẫn nại. Tôi chỉ dám nói thế chứ không dám bình luận về vai trò làm dâu của mẹ, vì tôi còn nhỏ, không ghi nhận được nhiều. Sau năm 1975, khi đó cả gia đình—ngoại trừ một mình tôi—đã định cư ở Mỹ, tôi có nghe biết về “công tác làm dâu” của mẹ trong những năm cuối đời của bà nội, lúc bà nằm liệt suốt mấy năm trời trên giường bệnh, để được mẹ và thím tôi thay nhau phụng dưỡng, một công tác không có giấy mực nào mô tả cho hết. Nhưng riêng về vai trò làm mẹ của mẹ tôi thì tội cam đoan có thể viết được nhiều, viết được hoài, bởi vì con số chị em chúng tôi không dừng ở số tám (năm 1964), mà kết thúc ở con số mười một vào năm 1970. Chính vì con số không tròn trịa này—thiếu một thì đủ một tá--nên có người phong hàm Thiếu Tá cho ông cụ tôi, mặc dù suốt đời ông chỉ làm giáo chức, chứ không hề có đến một ngày đi lính hay gia nhập quân đội nào cả.
Bổn phận làm mẹ trước tiên là lo cho con cái: từ ăn uống, ăn mặc, cho tới ăn học, ngay cả ăn chơi nữa. Không bảo đảm được những thứ “ăn” này, thì chỉ còn có nước đi ăn mày, tôi trộm nghĩ thế. Ông cụ tôi có hai việc duy nhất mà tôi ghi nhận được rõ ràng: thứ nhất là đi dậy học kiếm tiền nuôi gia đình, kế đó là chăm chút việc học cho chị em chúng tôi. Đồng lương “giứt cháo” của nghề giáo chức trong thời gạo châu củi quế những năm chinh chiến triền miên ấy hẳn nhiên đã luôn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi trong lòng ông bà cụ tôi. Nhưng đó lại là một chuyện dài khác, mà nếu muốn, sẽ phải dành riêng cho nguyên một chương sách.
Trở lại chuyện thường ngày: ngoài hai nhiệm vụ mà ông cụ tôi đảm trách, các việc còn lại đều đặt hết lên đôi vai mẹ tôi. Tôi nhớ như in cái vụ gạo thóc: trong góc nhà, lúc nào cũng phải có ít nhất là một tạ gạo. Mẹ tôi rất kỹ lưỡng canh chừng để giữ cho độ vơi sụt trong bao luôn ở một mức an toàn tương đối, bởi vì chuyện các ông nằm vùng chặn đường tiếp tế lúa gạo từ miền Tây chuyển lên thành phố xẩy ra như cơm bữa. Những lúc gạo thóc thiếu hụt trong khi giá cả gia tăng, mẹ tôi đứng ngồi không yên, bởi vì như vậy sẽ khiến cho “đoàn 11 chiếc tầu há mồm” chị em chúng tôi không thể tiếp tục ra khơi được nữa. Thật là “chí nguy” chứ không phải chuyện dỡn. Rất may là bà thím tôi lúc đó lại là chủ một vựa gạo nho nhỏ, trong nhà bà lúc nào cũng có sẵn ít là cả chục tạ gạo, dành bán cho khách, nhất là khách quen, mà phần lớn là những người họ hàng thân thuộc, trong đó có mẹ tôi. Những lúc nguy cơ bao gạo vơi sụt đến mức báo động thì bà thím sẽ là vị cứu tinh. Điều tối hảo nữa là tiền bạc không phải thanh toán ngay, cứ mang gạo về cứu đói trước đã, rồi chuyện tiền bạc sẽ tính sau. Ngoài tương quan thím cháu (vì bà lập gia đình với người em trai út của ông nội tôi, cho dù bà chỉ hơn mẹ tôi có vài ba tuổi), mối giao hảo ấy đã thắt chặt thêm ân tình sâu đậm giữa mẹ tôi với bà. Tôi nhớ mỗi lần nói chuyện với nhau qua điện thoại viễn liên gọi từ San Jose qua San Louis, nơi bà cư ngụ sau 1975, cuộc trò chuyện nào giữa hai thím cháu cũng râm ran, đầy tiếng cười vui, kéo dài cả giờ đồng hồ, có khi còn hơn thế nữa.
Cái vụ giặt giũ cũng rất đáng nói: nhớ lại cái chậu thau tổ bố, ngâm đầy những thứ quần áo dơ chị em chúng tôi thải ra, cần phải thanh toán, đến hôm nay tôi vẫn thấy nóng lạnh thế nào ấy. Nhưng đó chính là công việc hàng ngày mẹ tôi phải đối phó, dĩ nhiên với sự tiếp tay của bà chị hai, những khi có thể hoặc sau khi chị đi học về. Tôi chỉ phụ được trong việc phơi quần áo và kẹp từng cái “cho gió thôi bay.” Đó là chưa nói đến việc đi chợ (có khi ngày hai lần), nấu cơm, rửa chén, dọn dẹp nhà cửa, tất cả đều “đáng đồng tiền bát gạo.”
Mẹ tôi không phải là người nấu ăn xuát sắc, biết chế biến nhiều món Tây Tầu cao lương mỹ vị (làm gì có tiền mà làm như thế), nhưng các món mẹ tôi làm, chỉ bình thường thôi, nhưng tất cả đều đạt yêu cầu, đúng mức, vừa miệng cả nhà. Kỹ thuật này vẫn tồn tại khi qua đến Mỹ. Tủ lạnh nhà mẹ tôi lúc nào cũng có đồ ăn, thông thường là cơm chiên, bún mọc hay phở, nhờ vậy mà chị em chúng tôi khi đi đâu về mà lỡ bữa ăn, thì ai cũng biết nhà mẹ là quán ăn mở cửa thường trực 24/7 sẵn sàng cứu đói cho “quý thực khách lỡ đường.” Làm sao tìm lại được một quán ăn như thế nữa, “quán ăn của mẹ”?
Tuy không xuất sắc trong việc nấu ăn, nhưng phải ghi nhận một tài năng khó có ai bắt chước được khi mẹ tôi bắt tay vào việc phi hành. Sáng hôm ấy, mẹ tôi vào garage, bắt đầu bóc vài chục pound củ hành tây đã mua ngày hôm trước. Mẹ tôi “độc quyền” bóc hết đống hành và cắt nhỏ ra cho tới khi chất đầy một chiếc chậu thau (như vậy mới đủ phân phát). “Độc quyền” bóc và cắt hành là bởi vì bà không hề bị cay mắt hay chảy nước mũi, cứ như thể mùi hành tuy nồng nặc đến thế mà nó phải sợ bà, chứ bà coi mùi hành ấy như “ne pas.” Cái khéo kế tiếp là chiên mớ hành ấy sao cho đến độ vàng ươm mà lại phải dòn rụm nữa cơ. Có nhiều người đứng ngay bên cạnh để học nghề, nhưng khi về nhà làm, lại không được như thế. Không hiểu sao cà! Lạ một điều: cái “phi vụ” này không biết mẹ tôi học được từ đâu, ai truyền nghề cho bà. Hỏi sao thì bà chỉ nói vắn tắt: phải tùy thứ hành, phải chọn đúng nồi chảo, để đúng độ lửa. Hình như bà nội trợ nào lại không hiểu như thế, nhưng thành quả thì lại không giống như thành phẩm mẹ tôi làm ra. Sau khi xong xuôi là đến phần đóng gói: mẹ tôi vào bao đủ số chia cho những ai mẹ đã định trước, ngoại trừ con số “đông vui hao” con cái trong nhà cũng như để lại một ít trong tủ đá để ăn dần. Một lần bay qua Texas thăm gia đình cô em, tôi mang theo hai bịch hành phi mẹ tôi làm quà. Vừa thấy hai bịch óng mượt, mấy thằng con cô em vội chụp ngay lấy, hỏi ai làm, và khi biết là sản phẩm từ chính bàn tay bà nội làm ra, tụi nó chia nhau ăn, y như một thứ ‘chip’ dành cho bữa snack, trong thoáng chốc hai bịch hành phi đã bốc hơi, tụi trẻ tấm tắc khen ngon, trước sự ngỡ ngàng của bà mẹ chúng nó. Thôi đành ra chợ mua thứ khác về để tra món ăn thôi, chứ biết làm sao bây giờ. Mẹ tôi mất đi, mang theo với bà sản phẩm độc đáo duy nhất không tìm ở đâu được. Mẹ sẽ mãi mãi đi vào lịch sử của gia đình với tước hiệu: ĐỆ NHẤT PHI HÀNH GIA, ngang tầm với John Glenn của Hoa Kỳ chứ chẳng chơi!
Kinh nghiệm dầy dặn của mẹ tôi trong việc chăm sóc con cái đã khiến Hội Mẹ Nuôi Quốc Tế nhận ký hợp đồng để bà chăm nuôi cả một lũ trẻ Mỹ lai, đen có, trắng có, nhờ nhợ cũng có. Thế là tầng dưới cùng của nhà tôi biến thành khu vực chăm nuôi, lúc nào cũng toát ra cái mùi “thân quen” nồng nàn của một nhà trẻ chính hiệu. Dù sao chăng nữa, đó cũng là nơi nhân viên của Hội hàng tháng vẫn đến kiểm tra mức đô tăng triển và tình trạng sức khỏe của lũ trẻ lai. Lần nào cũng vậy, sau khi “kiểm tra chuồng trại,” mẹ tôi luôn được đánh giá rất cao vì thành quả “chăn nuôi” xuất sắc của bà. Xin lỗi vì đã sử dụng các hạn từ dành cho một trang trại gia súc, nhưng thực tế đúng y như thế đấy. Khi đến kiểm tra, ngoài việc xem xét mức độ vệ sinh của nơi ở, chuồng cũi (lũ trẻ được nuôi trong những chiếc giường cũi (“crib”) hay sàn nhà, nơi chúng có thể lăn lóc hay trườn bò, nhân viên còn xăm soi từng đứa một, hết sức chi tiết, từ đầu cho đến đ…, từ trong (tai, mũi, họng..) ra ngoài (da dẻ, tay chân…) để đo lường mức độ khỏe khoắn, sau cùng là “cân đo đong đếm,” để ghi nhận mức tăng trọng của cơ thể. Như vậy thì có khác gì là kiểm tra chuồng trại ở một trại nuôi…heo gà đâu! Một vài tuần trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, người ta đến đem hết lũ trẻ lai này lên máy bay trong chương trình “baby lift,” chỉ tội nghiệp là không phải đứa nào cũng tới được Mỹ, vì có đứa đã bỏ mạng tại VN khi một chuyến bay, vì trục trặc sao đó, đã bị rớt khi vừa cất cánh khỏi phi trường Tân Sơn Nhứt. Cầu mong cho những đứa còn sống đã có một đời bình an.
Vì là một “chuyên gia,” nên sau này, khi đã về hưu, mẹ tôi vẫn nhớ nghề, nên trong nhà lúc nào bà cũng vẫn chăm sóc vài ba đứa trẻ, con cháu trong nhà cũng có, mà cả người quen hay hàng xóm láng giềng cũng có. Báo hại cho mẹ tôi, cho mãi đến khi đã lú lẫn vì tuổi già, cái gì cũng quên hết, chỉ còn lại trong tim óc, trong trí nhớ, hình ảnh lũ trẻ mẹ tôi đã từng coi sóc, trong đó có cả ba thằng em út của tôi nữa (nay đã vợ con đùm đề), lúc nào cũng cứ lởn vởn ngay trước mắt bà, y như thể bà vẫn còn đang chăm sóc chúng. Điều này làm tôi hiểu tại sao đã có lần bà bị sút lưng, ngồi bệt xuống đất, không sao đứng dậy được, cho đến lúc tôi đến nâng bà dậy sau khi hình ảnh của bà được nhìn thấy trên màn hình. Hỏi sao mẹ bị như vậy, thì bà trả lời tỉnh bơ: “Tao nghe tiếng chúng nó quanh quẩn đâu đây mà gọi mãi chẳng thấy đứa nào trả lời, nên tao cúi xuống gầm giường xem chúng nó có trốn dưới đó không.” Hình ảnh lũ trẻ ấy, cùng với những kỷ niệm thời thơ ấu gằn liền với thửa ruộng bờ đê và nếp sống vùng quê ngoài Bắc, chính là thế giới “thực” duy nhất của mẹ tôi vào những ngày cuối đời. Bốn mươi mấy năm trời sống trên đất Mỹ chẳng để lại trong mẹ tôi một chút nét đậm sâu nào cả. Suốt nửa cuộc đời dương thế, mẹ tôi đích thực là một “NGƯỜI DI TẢN BUỒN.”
Không thể kết thúc bài viết này mà không nói đến niềm tin vào Chúa của mẹ tôi. Một cách vắn tắt, với bà, niềm tin vào Chúa là một điều rất tự nhiên, như hơi thở hàng ngày, như khí trời ngập tràn muôn nơi, như ánh mai bừng lên mỗi sáng và như bóng hoàng hôn chập chờn trên phố nhỏ, khiến cho ở bất cứ nơi nào, trong bất cứ thời gian nào, biến cố nào, dù lớn hay nhỏ, xẩy đến với mọi người hay cho riêng mình, bà đều nhìn thấy bàn tay quan phòng yêu thương của Thiên Chúa. Nói thì dễ như vậy, nhưng trong thực tế cuộc sống, điều này không dễ chút nào, nhất là khi gặp những hoàn cảnh khó khăn, phức tạp hay nan giải làm xáo trộn nếp sống bình an thường ngày. Điều tôi nhận thấy rõ nhất là những lời cầu xin âm thầm của bà, cứ lẩm nhẩm trên môi, tựa như tiếng thầm thì vọng lên từ đáy một tâm hồn luôn đắm chìm trong xác tín, tuy hết sức đơn sơ, nhưng sâu đậm, tưởng không có gì lay chuyển nổi. Hẳn nhiên, niềm xác tín này không hoàn toàn xuất phát từ căn bản giáo lý, dưới dạng kinh bổn, hỏi thưa, mà bà đã thuộc lòng từ thuở tấm bé, trong những ngày học bổn, qua môi miệng các ông bà quản giáo trong xứ đạo. Vốn liếng giáo lý kiểu vỡ lòng ấy làm sao sản sinh ra được một niềm xác tín và đạo đức sâu xa, nếu không do ân sủng nhiệm mầu của Chúa Thánh Linh, tựa như hạt mưa sa, thấm dần vào lòng đất, làm nẩy sinh hạt giống đức tin, cho dù thoạt đầu chỉ rất nhỏ bé như hạt cải, nhưng rồi sẽ lớn lên với thời gian, “trở thành cây, đến nỗi chim trời đến làm tổ trên cành được” (Mt 13:32). Với chút ít vốn giáo lý ấy, mẹ tôi biết phận, đâu có lên tiếng dậy dỗ chị em chúng tôi điều gì, ngoại trừ nhắc nhở việc đi lễ nhà thờ, đọc kinh sớm tối hàng ngày và tuân theo luật Chúa để “giữ đạo cho nên.” Chỉ một lần hiếm hoi, bà nói với tôi câu đại khái như thế này mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ: “Con phải luôn biết sợ Chúa; chớ đừng coi thường điều răn của Ngài.” Tuy nó có vẻ hơi tiêu cực (giữ đạo vì sợ Chúa thay vì yều mến Ngài), nhưng nói chung, tâm trạng giáo dân bổn đạo trước Công Đồng Vaticanô II đều như thế cả! Sau này tôi mới thấy, hóa ra đó lại chính là sự khôn ngoan mà Sách Thánh nói tới: “Kính sợ Đức Chúa là bước đầu của tri thức. Kẻ ngu si khinh thường khôn ngoan và lời nghiêm huấn” (Cn 1: 7). Không dưng tôi liên tưởng đến lời kinh mà Chúa Giêsu đã cất lên: “Lậy Cha là Chúa Tể trời đất, Con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng lậy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Mt. 11: 25-26). Thật là huyền diệu! Mẹ tôi đã để lại một thứ sản nghiệp quý giá—không phải chỉ là cái căn nhà nho nhỏ ở Milpitas (dù giá cả bây giờ cũng lên đến cả bạc triệu) làm nơi chị em chúng tôi họp mặt—mà trên hết và sâu xa hơn hết, một sự khôn ngoan để sống đời sống đức tin, một sự khôn ngoan thấm đậm đường nét của Thánh Kinh, của Lời Chúa, như cái gia sản tinh thần bất diệt cho chị em chúng tôi.
Một buổi sáng, khi đang làm việc tại nhà, cell phone của tôi reo vang, số phone lạ hoắc hiện ra, định cho qua luôn, nhưng không hiểu sao, tôi lại trả lời. Đầu dây là một giọng nói cũng lạ, có chút accent “cà ri”: “Anh có phải là thân nhân của Bà Vân Đoàn không”? “Phải,” tôi trả lời. “Tôi là con trai của bà đây. Có gì không anh?” Tiếng ở đầu dây bên kia: “Come to get her, please: she is now in Paradise.” Tôi sững người trong thoáng chốc, chợt hiểu, rồi hỏi lại: “Có phải Paradise ở Milpitas, góc đường Abel và Marilyn không”? Rồi tôi tức tốc tới ngay điểm hẹn, sau khi nhận được lời xác nhận của anh thanh niên.
Thì ra là sáng hôm ấy, thừa lúc chị tôi quên khóa cửa, mẹ tôi khăn gói quả mướp—điều bà đã thường xuyên chuẩn bị lâu nay—đeo khẩu trang đàng hoàng (COVID-19 vừa mới hoành hành), đẩy chiếc walker ra khỏi nhà, băng qua bên kia đường, theo kiểu “đường ta ta cứ đi,” rồi dừng lại ngay trước cửa quán “Paradise,” một tiệm ăn nhỏ của Ấn Độ. Trước sự ngơ ngác, gọi không thưa, hỏi không nói của bà già “no English,” anh thanh niên lục lọi trong tay nải buộc trên walker và tìm được số phone của tôi viết trên mẩu giấy có ghi cả địa chỉ của bà nữa.
“She is now in Paradise”: câu nói này cứ vang mãi trong đầu tôi, cho đến hôm nay, sau Thánh Lễ An Táng và việc chôn cất bà tại nghĩa trang Oak Hill đã xong xuôi, tôi luôn nghĩ rằng, vì cuộc đời đơn giản, nhưng trọn vẹn nghĩa vụ làm vợ, làm dâu, nhất là làm mẹ và làm một người con Chúa, chắc chắn mẹ tôi sẽ được Chúa xót thương sớm đưa về thiên đàng với Ngài. Bất chợt, tôi nghe rõ mồn một tiếng Chúa Giêsu phán với anh gian phi sám hối (quen gọi là anh trộm lành) mà tôi cứ nghĩ y như Ngài đang nói với mẹ tôi: “Tôi bảo thật anh: hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23: 43).
Viết để nhớ Mẹ tôi, Bà Maria Đoàn Thị Vân (1931-2021)
Những ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022
Nguyễn Kim Ngân
Người ta thường nói: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt, vẫn còn hơn leo lét suốt năm canh.” Câu này hoàn toàn không áp dụng được cho mẹ tôi, bởi vì, nhìn vào 90 năm cuộc đời và tiểu sử đơn sơ ngắn ngủi của bà, tôi chưa hề thấy bóng dáng cái phút “huy hoàng” đó ở đâu cả. Họa chăng là trước khi tôi được sinh ra? Nhưng chắc cũng chẳng huy hoàng gì với thân phận của một cô gái nhà quê, sinh ra và lớn lên trên ruộng đồng, suốt ngày quanh quẩn với luống cầy, ao cá, bờ đê, làm bạn thường xuyên với lũ trâu bò, hay gà lợn. Chẳng thấy huy hoàng chỗ nào cả. Và rồi, kể từ ngày gặp ông cụ tôi, vốn là nhà giáo, từ thị xã về vùng thôn quê dậy học cho đám trẻ làng, thì hình như đời sống mẹ tôi có một khúc rẽ, có vẻ sáng hơn chút ít, nhưng vẫn chưa thể coi là huy hoàng được. Đúng, chỉ là một khúc rẽ thôi: từ cô thiếu nữ làng quê trở thành con dâu của ông nội tôi, một người có chút học thức, cả về Tây học lẫn Hán học, và vinh hạnh nhận được Cửu Phẩm từ Vua Bảo Đại (để rồi từ đó, người ta luôn gọi ông là ông Cửu Xuyên, có khi còn gọi tắt hơn nữa là ông Cửu). Thế là từ đó, kiếp con dâu trở thành cái ngã rẽ định mệnh của mẹ tôi, cùng với cuộc đời làm mẹ của đám chị em chúng tôi, trải dài từ vài ba năm trước cuộc di cư 1954 lịch sử cho tới ngày di tản 1975 (cũng lịch sử không kém). Cái thân phận hết làm dâu rồi làm mẹ chẳng phải là định mệnh của hầu hết mọi người con gái Việt Nam đó sao? Như thế thì có gì là huy hoàng đâu, ngoại trừ một số cô dâu may mắn trở thành bà này bà nọ nếu may mắn lập gia đình với một ông lớn, hay đại gia chủ.
Tóm lại, cả cuộc đời mẹ tôi chỉ đơn thuần là những phút giây leo lét, những khoảnh khắc hết sức bình thường, nếu không muốn nói là lam lũ, vất vả, bận rộn, từ sáng sớm cho đến canh khuya, vì chồng và vì lũ con đông đúc. Thế nhưng, có những cuộc đời bình thường, đến độ tầm thường và nhạt nhẽo, nhưng lại hết sức phi thường, do bởi cái độ dẻo dai, liên lỉ và bền chắc, nói theo kiểu phẩm chất của một sản phẩm hay dụng cụ nào đó, trải qua những vòng thử thách và xói mòn của thời gian. Với con người, đó chính là sự kiên trì, nhẫn nại, chịu đựng, chăm chỉ và bền bỉ trước những khó khăn, chật vật, có khi nan giải, tựa như những cơn giống tố tàn nhẫn càn quét biển đời. Với tôi, mẹ tôi thật sự phi thường theo ý nghĩa ấy: phi thường trong những cái tầm thường, nhỏ bé, không tên xẩy đến hàng ngày trong kiếp làm dâu và làm mẹ của bà.
Từ năm 1948, sau khi lập gia đình với ông cụ tôi, mẹ tôi đã về làm dâu ở chung nhà với ông bà nội. Ông cụ tôi có một chị gái đã lấy chồng ra ở riêng. Các cô, các chú, người thì đi học xa, người thì còn nhỏ, thành ra, với phận dâu cả, mẹ tôi gánh vác hết mọi việc trong nhà, ngoài ngõ, nhất là giúp bà nội tôi chăm lo cho cô út khi đó mới lên ba. Mẹ tôi đóng vai trò ấy qua những ngày di cư, khi gia đình tôi đã là một tổ ấm năm người, kể cả cô em gái còn bế ngửa khi vào trong Nam. Mãi sau vài năm, trong thời Đệ Nhị Cộng Hòa, ông bà cụ tôi mới dọn ra riêng, trước hết là vì gia đình tôi có mật độ gia tăn dân số quá nhanh, từ ba chị em vào ngày di cư, đã vọt lên tới con số tám vào năm 1964. Lý do thứ hai là vì ông chú tôi vừa mới lập gia đình, và đương nhiên thím tôi đóng vai làm dâu thay cho mẹ tôi.
Nói cho đúng ra, cho đến khi thím về làm dâu của ông bà nội, mẹ tôi đã đóng cả hai vai, vừa làm dâu vừa làm mẹ, cả hai vai trò đều nặng nề, vất vả không thua gì nhau. Mẹ tôi đã làm trọn vẹn cả hai vai một cách xuất sắc, trong âm thầm, lặng lẽ, không ồn ào, nhưng liên lỉ, đều đặn và nhẫn nại. Tôi chỉ dám nói thế chứ không dám bình luận về vai trò làm dâu của mẹ, vì tôi còn nhỏ, không ghi nhận được nhiều. Sau năm 1975, khi đó cả gia đình—ngoại trừ một mình tôi—đã định cư ở Mỹ, tôi có nghe biết về “công tác làm dâu” của mẹ trong những năm cuối đời của bà nội, lúc bà nằm liệt suốt mấy năm trời trên giường bệnh, để được mẹ và thím tôi thay nhau phụng dưỡng, một công tác không có giấy mực nào mô tả cho hết. Nhưng riêng về vai trò làm mẹ của mẹ tôi thì tội cam đoan có thể viết được nhiều, viết được hoài, bởi vì con số chị em chúng tôi không dừng ở số tám (năm 1964), mà kết thúc ở con số mười một vào năm 1970. Chính vì con số không tròn trịa này—thiếu một thì đủ một tá--nên có người phong hàm Thiếu Tá cho ông cụ tôi, mặc dù suốt đời ông chỉ làm giáo chức, chứ không hề có đến một ngày đi lính hay gia nhập quân đội nào cả.
Bổn phận làm mẹ trước tiên là lo cho con cái: từ ăn uống, ăn mặc, cho tới ăn học, ngay cả ăn chơi nữa. Không bảo đảm được những thứ “ăn” này, thì chỉ còn có nước đi ăn mày, tôi trộm nghĩ thế. Ông cụ tôi có hai việc duy nhất mà tôi ghi nhận được rõ ràng: thứ nhất là đi dậy học kiếm tiền nuôi gia đình, kế đó là chăm chút việc học cho chị em chúng tôi. Đồng lương “giứt cháo” của nghề giáo chức trong thời gạo châu củi quế những năm chinh chiến triền miên ấy hẳn nhiên đã luôn là một nỗi ám ảnh khôn nguôi trong lòng ông bà cụ tôi. Nhưng đó lại là một chuyện dài khác, mà nếu muốn, sẽ phải dành riêng cho nguyên một chương sách.
Trở lại chuyện thường ngày: ngoài hai nhiệm vụ mà ông cụ tôi đảm trách, các việc còn lại đều đặt hết lên đôi vai mẹ tôi. Tôi nhớ như in cái vụ gạo thóc: trong góc nhà, lúc nào cũng phải có ít nhất là một tạ gạo. Mẹ tôi rất kỹ lưỡng canh chừng để giữ cho độ vơi sụt trong bao luôn ở một mức an toàn tương đối, bởi vì chuyện các ông nằm vùng chặn đường tiếp tế lúa gạo từ miền Tây chuyển lên thành phố xẩy ra như cơm bữa. Những lúc gạo thóc thiếu hụt trong khi giá cả gia tăng, mẹ tôi đứng ngồi không yên, bởi vì như vậy sẽ khiến cho “đoàn 11 chiếc tầu há mồm” chị em chúng tôi không thể tiếp tục ra khơi được nữa. Thật là “chí nguy” chứ không phải chuyện dỡn. Rất may là bà thím tôi lúc đó lại là chủ một vựa gạo nho nhỏ, trong nhà bà lúc nào cũng có sẵn ít là cả chục tạ gạo, dành bán cho khách, nhất là khách quen, mà phần lớn là những người họ hàng thân thuộc, trong đó có mẹ tôi. Những lúc nguy cơ bao gạo vơi sụt đến mức báo động thì bà thím sẽ là vị cứu tinh. Điều tối hảo nữa là tiền bạc không phải thanh toán ngay, cứ mang gạo về cứu đói trước đã, rồi chuyện tiền bạc sẽ tính sau. Ngoài tương quan thím cháu (vì bà lập gia đình với người em trai út của ông nội tôi, cho dù bà chỉ hơn mẹ tôi có vài ba tuổi), mối giao hảo ấy đã thắt chặt thêm ân tình sâu đậm giữa mẹ tôi với bà. Tôi nhớ mỗi lần nói chuyện với nhau qua điện thoại viễn liên gọi từ San Jose qua San Louis, nơi bà cư ngụ sau 1975, cuộc trò chuyện nào giữa hai thím cháu cũng râm ran, đầy tiếng cười vui, kéo dài cả giờ đồng hồ, có khi còn hơn thế nữa.
Cái vụ giặt giũ cũng rất đáng nói: nhớ lại cái chậu thau tổ bố, ngâm đầy những thứ quần áo dơ chị em chúng tôi thải ra, cần phải thanh toán, đến hôm nay tôi vẫn thấy nóng lạnh thế nào ấy. Nhưng đó chính là công việc hàng ngày mẹ tôi phải đối phó, dĩ nhiên với sự tiếp tay của bà chị hai, những khi có thể hoặc sau khi chị đi học về. Tôi chỉ phụ được trong việc phơi quần áo và kẹp từng cái “cho gió thôi bay.” Đó là chưa nói đến việc đi chợ (có khi ngày hai lần), nấu cơm, rửa chén, dọn dẹp nhà cửa, tất cả đều “đáng đồng tiền bát gạo.”
Mẹ tôi không phải là người nấu ăn xuát sắc, biết chế biến nhiều món Tây Tầu cao lương mỹ vị (làm gì có tiền mà làm như thế), nhưng các món mẹ tôi làm, chỉ bình thường thôi, nhưng tất cả đều đạt yêu cầu, đúng mức, vừa miệng cả nhà. Kỹ thuật này vẫn tồn tại khi qua đến Mỹ. Tủ lạnh nhà mẹ tôi lúc nào cũng có đồ ăn, thông thường là cơm chiên, bún mọc hay phở, nhờ vậy mà chị em chúng tôi khi đi đâu về mà lỡ bữa ăn, thì ai cũng biết nhà mẹ là quán ăn mở cửa thường trực 24/7 sẵn sàng cứu đói cho “quý thực khách lỡ đường.” Làm sao tìm lại được một quán ăn như thế nữa, “quán ăn của mẹ”?
Tuy không xuất sắc trong việc nấu ăn, nhưng phải ghi nhận một tài năng khó có ai bắt chước được khi mẹ tôi bắt tay vào việc phi hành. Sáng hôm ấy, mẹ tôi vào garage, bắt đầu bóc vài chục pound củ hành tây đã mua ngày hôm trước. Mẹ tôi “độc quyền” bóc hết đống hành và cắt nhỏ ra cho tới khi chất đầy một chiếc chậu thau (như vậy mới đủ phân phát). “Độc quyền” bóc và cắt hành là bởi vì bà không hề bị cay mắt hay chảy nước mũi, cứ như thể mùi hành tuy nồng nặc đến thế mà nó phải sợ bà, chứ bà coi mùi hành ấy như “ne pas.” Cái khéo kế tiếp là chiên mớ hành ấy sao cho đến độ vàng ươm mà lại phải dòn rụm nữa cơ. Có nhiều người đứng ngay bên cạnh để học nghề, nhưng khi về nhà làm, lại không được như thế. Không hiểu sao cà! Lạ một điều: cái “phi vụ” này không biết mẹ tôi học được từ đâu, ai truyền nghề cho bà. Hỏi sao thì bà chỉ nói vắn tắt: phải tùy thứ hành, phải chọn đúng nồi chảo, để đúng độ lửa. Hình như bà nội trợ nào lại không hiểu như thế, nhưng thành quả thì lại không giống như thành phẩm mẹ tôi làm ra. Sau khi xong xuôi là đến phần đóng gói: mẹ tôi vào bao đủ số chia cho những ai mẹ đã định trước, ngoại trừ con số “đông vui hao” con cái trong nhà cũng như để lại một ít trong tủ đá để ăn dần. Một lần bay qua Texas thăm gia đình cô em, tôi mang theo hai bịch hành phi mẹ tôi làm quà. Vừa thấy hai bịch óng mượt, mấy thằng con cô em vội chụp ngay lấy, hỏi ai làm, và khi biết là sản phẩm từ chính bàn tay bà nội làm ra, tụi nó chia nhau ăn, y như một thứ ‘chip’ dành cho bữa snack, trong thoáng chốc hai bịch hành phi đã bốc hơi, tụi trẻ tấm tắc khen ngon, trước sự ngỡ ngàng của bà mẹ chúng nó. Thôi đành ra chợ mua thứ khác về để tra món ăn thôi, chứ biết làm sao bây giờ. Mẹ tôi mất đi, mang theo với bà sản phẩm độc đáo duy nhất không tìm ở đâu được. Mẹ sẽ mãi mãi đi vào lịch sử của gia đình với tước hiệu: ĐỆ NHẤT PHI HÀNH GIA, ngang tầm với John Glenn của Hoa Kỳ chứ chẳng chơi!
Kinh nghiệm dầy dặn của mẹ tôi trong việc chăm sóc con cái đã khiến Hội Mẹ Nuôi Quốc Tế nhận ký hợp đồng để bà chăm nuôi cả một lũ trẻ Mỹ lai, đen có, trắng có, nhờ nhợ cũng có. Thế là tầng dưới cùng của nhà tôi biến thành khu vực chăm nuôi, lúc nào cũng toát ra cái mùi “thân quen” nồng nàn của một nhà trẻ chính hiệu. Dù sao chăng nữa, đó cũng là nơi nhân viên của Hội hàng tháng vẫn đến kiểm tra mức đô tăng triển và tình trạng sức khỏe của lũ trẻ lai. Lần nào cũng vậy, sau khi “kiểm tra chuồng trại,” mẹ tôi luôn được đánh giá rất cao vì thành quả “chăn nuôi” xuất sắc của bà. Xin lỗi vì đã sử dụng các hạn từ dành cho một trang trại gia súc, nhưng thực tế đúng y như thế đấy. Khi đến kiểm tra, ngoài việc xem xét mức độ vệ sinh của nơi ở, chuồng cũi (lũ trẻ được nuôi trong những chiếc giường cũi (“crib”) hay sàn nhà, nơi chúng có thể lăn lóc hay trườn bò, nhân viên còn xăm soi từng đứa một, hết sức chi tiết, từ đầu cho đến đ…, từ trong (tai, mũi, họng..) ra ngoài (da dẻ, tay chân…) để đo lường mức độ khỏe khoắn, sau cùng là “cân đo đong đếm,” để ghi nhận mức tăng trọng của cơ thể. Như vậy thì có khác gì là kiểm tra chuồng trại ở một trại nuôi…heo gà đâu! Một vài tuần trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, người ta đến đem hết lũ trẻ lai này lên máy bay trong chương trình “baby lift,” chỉ tội nghiệp là không phải đứa nào cũng tới được Mỹ, vì có đứa đã bỏ mạng tại VN khi một chuyến bay, vì trục trặc sao đó, đã bị rớt khi vừa cất cánh khỏi phi trường Tân Sơn Nhứt. Cầu mong cho những đứa còn sống đã có một đời bình an.
Vì là một “chuyên gia,” nên sau này, khi đã về hưu, mẹ tôi vẫn nhớ nghề, nên trong nhà lúc nào bà cũng vẫn chăm sóc vài ba đứa trẻ, con cháu trong nhà cũng có, mà cả người quen hay hàng xóm láng giềng cũng có. Báo hại cho mẹ tôi, cho mãi đến khi đã lú lẫn vì tuổi già, cái gì cũng quên hết, chỉ còn lại trong tim óc, trong trí nhớ, hình ảnh lũ trẻ mẹ tôi đã từng coi sóc, trong đó có cả ba thằng em út của tôi nữa (nay đã vợ con đùm đề), lúc nào cũng cứ lởn vởn ngay trước mắt bà, y như thể bà vẫn còn đang chăm sóc chúng. Điều này làm tôi hiểu tại sao đã có lần bà bị sút lưng, ngồi bệt xuống đất, không sao đứng dậy được, cho đến lúc tôi đến nâng bà dậy sau khi hình ảnh của bà được nhìn thấy trên màn hình. Hỏi sao mẹ bị như vậy, thì bà trả lời tỉnh bơ: “Tao nghe tiếng chúng nó quanh quẩn đâu đây mà gọi mãi chẳng thấy đứa nào trả lời, nên tao cúi xuống gầm giường xem chúng nó có trốn dưới đó không.” Hình ảnh lũ trẻ ấy, cùng với những kỷ niệm thời thơ ấu gằn liền với thửa ruộng bờ đê và nếp sống vùng quê ngoài Bắc, chính là thế giới “thực” duy nhất của mẹ tôi vào những ngày cuối đời. Bốn mươi mấy năm trời sống trên đất Mỹ chẳng để lại trong mẹ tôi một chút nét đậm sâu nào cả. Suốt nửa cuộc đời dương thế, mẹ tôi đích thực là một “NGƯỜI DI TẢN BUỒN.”
Không thể kết thúc bài viết này mà không nói đến niềm tin vào Chúa của mẹ tôi. Một cách vắn tắt, với bà, niềm tin vào Chúa là một điều rất tự nhiên, như hơi thở hàng ngày, như khí trời ngập tràn muôn nơi, như ánh mai bừng lên mỗi sáng và như bóng hoàng hôn chập chờn trên phố nhỏ, khiến cho ở bất cứ nơi nào, trong bất cứ thời gian nào, biến cố nào, dù lớn hay nhỏ, xẩy đến với mọi người hay cho riêng mình, bà đều nhìn thấy bàn tay quan phòng yêu thương của Thiên Chúa. Nói thì dễ như vậy, nhưng trong thực tế cuộc sống, điều này không dễ chút nào, nhất là khi gặp những hoàn cảnh khó khăn, phức tạp hay nan giải làm xáo trộn nếp sống bình an thường ngày. Điều tôi nhận thấy rõ nhất là những lời cầu xin âm thầm của bà, cứ lẩm nhẩm trên môi, tựa như tiếng thầm thì vọng lên từ đáy một tâm hồn luôn đắm chìm trong xác tín, tuy hết sức đơn sơ, nhưng sâu đậm, tưởng không có gì lay chuyển nổi. Hẳn nhiên, niềm xác tín này không hoàn toàn xuất phát từ căn bản giáo lý, dưới dạng kinh bổn, hỏi thưa, mà bà đã thuộc lòng từ thuở tấm bé, trong những ngày học bổn, qua môi miệng các ông bà quản giáo trong xứ đạo. Vốn liếng giáo lý kiểu vỡ lòng ấy làm sao sản sinh ra được một niềm xác tín và đạo đức sâu xa, nếu không do ân sủng nhiệm mầu của Chúa Thánh Linh, tựa như hạt mưa sa, thấm dần vào lòng đất, làm nẩy sinh hạt giống đức tin, cho dù thoạt đầu chỉ rất nhỏ bé như hạt cải, nhưng rồi sẽ lớn lên với thời gian, “trở thành cây, đến nỗi chim trời đến làm tổ trên cành được” (Mt 13:32). Với chút ít vốn giáo lý ấy, mẹ tôi biết phận, đâu có lên tiếng dậy dỗ chị em chúng tôi điều gì, ngoại trừ nhắc nhở việc đi lễ nhà thờ, đọc kinh sớm tối hàng ngày và tuân theo luật Chúa để “giữ đạo cho nên.” Chỉ một lần hiếm hoi, bà nói với tôi câu đại khái như thế này mà đến giờ tôi vẫn còn nhớ: “Con phải luôn biết sợ Chúa; chớ đừng coi thường điều răn của Ngài.” Tuy nó có vẻ hơi tiêu cực (giữ đạo vì sợ Chúa thay vì yều mến Ngài), nhưng nói chung, tâm trạng giáo dân bổn đạo trước Công Đồng Vaticanô II đều như thế cả! Sau này tôi mới thấy, hóa ra đó lại chính là sự khôn ngoan mà Sách Thánh nói tới: “Kính sợ Đức Chúa là bước đầu của tri thức. Kẻ ngu si khinh thường khôn ngoan và lời nghiêm huấn” (Cn 1: 7). Không dưng tôi liên tưởng đến lời kinh mà Chúa Giêsu đã cất lên: “Lậy Cha là Chúa Tể trời đất, Con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng lậy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha” (Mt. 11: 25-26). Thật là huyền diệu! Mẹ tôi đã để lại một thứ sản nghiệp quý giá—không phải chỉ là cái căn nhà nho nhỏ ở Milpitas (dù giá cả bây giờ cũng lên đến cả bạc triệu) làm nơi chị em chúng tôi họp mặt—mà trên hết và sâu xa hơn hết, một sự khôn ngoan để sống đời sống đức tin, một sự khôn ngoan thấm đậm đường nét của Thánh Kinh, của Lời Chúa, như cái gia sản tinh thần bất diệt cho chị em chúng tôi.
Một buổi sáng, khi đang làm việc tại nhà, cell phone của tôi reo vang, số phone lạ hoắc hiện ra, định cho qua luôn, nhưng không hiểu sao, tôi lại trả lời. Đầu dây là một giọng nói cũng lạ, có chút accent “cà ri”: “Anh có phải là thân nhân của Bà Vân Đoàn không”? “Phải,” tôi trả lời. “Tôi là con trai của bà đây. Có gì không anh?” Tiếng ở đầu dây bên kia: “Come to get her, please: she is now in Paradise.” Tôi sững người trong thoáng chốc, chợt hiểu, rồi hỏi lại: “Có phải Paradise ở Milpitas, góc đường Abel và Marilyn không”? Rồi tôi tức tốc tới ngay điểm hẹn, sau khi nhận được lời xác nhận của anh thanh niên.
Thì ra là sáng hôm ấy, thừa lúc chị tôi quên khóa cửa, mẹ tôi khăn gói quả mướp—điều bà đã thường xuyên chuẩn bị lâu nay—đeo khẩu trang đàng hoàng (COVID-19 vừa mới hoành hành), đẩy chiếc walker ra khỏi nhà, băng qua bên kia đường, theo kiểu “đường ta ta cứ đi,” rồi dừng lại ngay trước cửa quán “Paradise,” một tiệm ăn nhỏ của Ấn Độ. Trước sự ngơ ngác, gọi không thưa, hỏi không nói của bà già “no English,” anh thanh niên lục lọi trong tay nải buộc trên walker và tìm được số phone của tôi viết trên mẩu giấy có ghi cả địa chỉ của bà nữa.
“She is now in Paradise”: câu nói này cứ vang mãi trong đầu tôi, cho đến hôm nay, sau Thánh Lễ An Táng và việc chôn cất bà tại nghĩa trang Oak Hill đã xong xuôi, tôi luôn nghĩ rằng, vì cuộc đời đơn giản, nhưng trọn vẹn nghĩa vụ làm vợ, làm dâu, nhất là làm mẹ và làm một người con Chúa, chắc chắn mẹ tôi sẽ được Chúa xót thương sớm đưa về thiên đàng với Ngài. Bất chợt, tôi nghe rõ mồn một tiếng Chúa Giêsu phán với anh gian phi sám hối (quen gọi là anh trộm lành) mà tôi cứ nghĩ y như Ngài đang nói với mẹ tôi: “Tôi bảo thật anh: hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc 23: 43).
Viết để nhớ Mẹ tôi, Bà Maria Đoàn Thị Vân (1931-2021)
Những ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022
Nguyễn Kim Ngân