Sống đạo giữa đời

Các tín hữu Công Giáo thường được khuyến khích và nhắcnhở phải cố giữ đạo cho nên. Điều ấy có nghĩa là siêng năngđọc kinh xem lễ, đi nhà thờ, lãnh nhận các bí tích và giữmình sạch tôi. Những người ngoan đạo thì thường làm nhưthế, còn những người khô khan nguội lạnh thì năm chừngmười họa mới làm, còn quanh năm ngày tháng vẫn hờ hữngvới những công việc trên, và xem ra cũng không thấy bănkhoăn thắc mắc gì, khiến cho những bậc làm cha mẹ vàngười thân lo ngại cho họ, vì chẳng may họ chết bất ưng thìsao. Nỗi lo ngại này thật chính đáng. Vì thế, thiết tưởng cũngnên đặt ra vấn đề này.

Đó là giữ đạo và sống đạo. Giử đạo thì như mới nói ở trên. Giữ được như thế thì đã làquá tốt rồi. Nhưng cái tốt ấy mới chì là cho cá nhân mìnhthôi, đành rằng mỗi người phải lo lấy cho mình trước.

Còn những người khác thì sao?


Chẳng lẽ để họ hư mất màkhông bận tâm ư. Bởi thế, giữ đạo nhưng còn phải sống đạonữa, vì giữ đạo mới chỉ là mặt cá nhân, còn sống đạo mới làmặt xã hội. Người ta sống ở đời cần phải có hai mặt mới đầyđủ. Vậy sống đạo là thế nào.

Thưa vẫn là giữ đạo, nhưng là giữđạo ở giữa đời, thành ra là sống đạo theo chiều kích xã hội,nghĩa là đem đạo vào đời bằng chính đời sống của mình bêncạnh những người khác. Sông đạo không phải chỉ có đọckinh xem lễ, đi nhà thờ mà còn là liên đới với những ngườikhác, trong các hoạt động ích quốc lợi dân, đẩy lui bất côngbạo tàn, bênh vực những người cô thế cô thân, tùy hoàncảnh, bậc đời và địa vị của mỗi người. Người có đạo giữ đạokhông phải là người đứng bên lề xã hội, chỉ biết đến mìnhhay đạo của mình thôi, còn vận mệnh của quê hương xứ sởhay đồng bào mình thì “sống chết mặc bay”.

Người sống đạo là người sống đức tin của mình một cách nghiêm túc, đem tinh thần và lời dạy của đức tin áp dụng vào đời sống trongcách hành xử và hoạt động bên cạnh những ngưởi khác đạo hay không “có đạo”, để người ta thấy cái hay của đạo ngaytrong con người của mình. Như thế là truyền giáo, một trongcác bổn phận của người Công Giáo. Mà truyền giáo ở đâykhông phải bằng lời nói lôi cuốn hay dụ dỗ cho bằng conngười cụ thể sống động ở giữa mọi người, mà lại không nhưmọi người trong tâm tưởng và hành động. Có một cái gìkhác và cái khác ấy là do chất tinh túy của đức tin tự trongcon người phát ra.

Những giá trị nhân văn đáng quí do ông cha để lại như lòngbiết ơn, tính vị tha, lòng dũng cảm, tính hiếu trung, hiếunghĩa cô đọng trong sách Gia Huấn Ca của Nguyễn Trãi lànhựng điều người sống đạo không được xa lạ mà phải vuntrồng và thực thi.Xưa nay người ta thường ngộ nhận cho người Công Giáo chỉbiết đến Chúa đến đạo, còn những gì khác thì xem ra hữnghờ lạnh nhạt. Công Đồng Va-ti-ca-nô II đã phủ nhận điều nàytrong Hiến Chế Vui Mừng Và Hy Vọng như sau: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của conngười ngày nay, nhất là của người nghèo và những aiđau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thựcsự là của con người mà lại không gieo âm hưởngtrong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấutạo bằng những con người đã được qui tụ trong ChúaKitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữhành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗiđem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhậnthấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người vàlịch sử nhân loại” (HC Vui mừng và hy vọng số 1) Như vậy, sống đạo giữa đời là sống giữa nhữngngười khác trong tinh thần liên đới, dù vẫn giữ và sống đúng theo giáo lý của đạo mình mà không tỏ raxa lạ hay vô cảm đối với trần gian.

Lm. An-rê Đỗ Xuân Quế O.P.