VATICAN - Tòa thánh Vatican đang có những biến chuyển nhanh chóng để cải thiện bang giao với Trung quốc và Việt Nam.
Mối bang giao với Trung quốc bị gián đoạn từ khi chủ tịch Mao Trạch Đông lên nắm chính quyền và đuổi khâm sứ Tòa Thánh ra khỏi Trung Hoa trên nửa thế kỷ qua.
Tại Việt Nam cũng thế, từ sau khi Cộng Sản Việt Nam chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975, họ cũng đã cắt đứt ngoại giao với Tòa Thánh, trong khi đó một số người công giáo quốc doanh hợp với quần chúng, cũng biểu tình đời truất phế và đuổi Khâm Sứ Tòa Thánh Vatican ra khỏi Việt Nam.
Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, nguyên là một nhà ngoại giao kỳ cựu của Vatican mới hôm qua tuyên bố rằng: "Nếu có cơ hội, chúng tôi sẵn sàng ngay vào ngày mai”.
Vào hôm thứ Năm tuần vừa qua, khi tiếp xúc với ngoại giao đoàn tại Vatican, Đức Benedictô đã nói về ý muốn nối lại bang giao với các quốc gia, tuy ngài không nêu đích danh, nhưng ai cũng hiểu đó là 3 quốc gia: Trung quốc, Việt Nam và Saudi Arabia.
Trung quốc hiện nay có thể có tới từ 15 tới 20 triệu người Công giáo, nhưng đa số thuộc Giáo Hội Công Giáo hầm trú, nghĩa là không được chính quyền Trung Cộng nhìn nhận. Họ thường bị nhà cầm quyền làm khó dễ, bị đe đọa và bị bỏ tù.
Từ sau ngày Đức Gioan Phaolô II qua đời, tình trạng làm khó đễ các tín đồ Công giáo lại bộc phát mạnh hơn, nhiều giám mục và linh mục đã bị bắt.
Ngày trong thời gian Đức Gioan Phalô II qua đời thì đại diện của Vatican cũng đang đàm luận tại Bắc Kinh để hy vọng nối lại bang giao, đó là theo lời của Đức Cha Giuse Trần của Hồng Kông. Ngài nói thêm “Tòa Thánh Vatican cũng đang nghĩ tới việc hy sinh bỏ tòa khâm sứ tại Đài Loan. Đây là một quyết định khó khăn, nhưng đành phải thế. Nếu Tòa Thánh không có bang giao với Trung quốc thì người Công giáo ở đó không được thực sự có tự do”.
Tuy nhiên một trong những khó khăn khác mà chưa có bang giao được là vì Trung quốc vẫn đòi quyền kiểm soát trên mọi hoạt động tông iáo của Giáo Hội, và đây là điểm mà Tòa Thánh Vaticna không chấp nhận.
Còn tại Việt Nam, các cuộc gặp gỡ trong năm qua cũng cho thấy giữa Vatican và Hà Nội đã có những thay đổi lớn.
Năm vừa qua, chính tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam vào chiều 7/4/2005, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng cho biết: "Tuy chưa có quan hệ chính thức, nhưng quan hệ giữa Việt Nam và Vatican thời gian qua đã có những tiến triển tích cực và thực chất. Ông cho biết thêm rằng: “Hai bên tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc, đối thoại và trao đổi, qua đó sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau giữa Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh Vatican ngày càng được gia tăng, góp phần cải thiện quan hệ giữa hai bên. Hai bên nhất trí cần tiếp tục các cuộc trao đổi, tiếp xúc với nhau, qua đó xác định những bước đi thích hợp để có thể đi xa hơn nữa trong quan hệ".
Ông Lê Dũng nêu rõ: "Với tư cách là người đứng đầu Tòa thánh, Giáo hoàng John Paul II đã có những đóng góp quan trọng cho sự tiến triển quan hệ giữa Việt Nam và Vatican" và bày tỏ hy vọng: "Sự ra đi của Giáo hoàng John Paul II sẽ không ảnh hưởng tới quá trình này". Ông Lê Dũng cho biết thêm: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa I-ta-li-a, ông Lê Vĩnh Thử sẽ thay mặt Nhà nước Việt Nam đến viếng và ghi sổ tang tại Tòa thánh Vatican và Đại sứ Việt Nam tại các nước có cơ quan đại diện của Tòa thánh Vatican cũng đến ký sổ tang tại cơ quan đại diện của Tòa thánh tại nước đó.
Tiếp đó thủ tướng Việt Nam cũng tỏ ra lạc quan cho rằng Việt Nam cũng sẵn sàng nối lại bang giao và đó chỉ là vấn đề thời gian.
Tuy nhiên theo các nguồn tin từ Vatican thì vấn đề khúc mắc vẫn là việc Việt Nam muốn có toàn quyền trên việc bổ nhiệm các chức sắc của Giáo Hội, về điểm này Tòa thánh giữ lập trường là không nhượng bộ.
Mối bang giao với Trung quốc bị gián đoạn từ khi chủ tịch Mao Trạch Đông lên nắm chính quyền và đuổi khâm sứ Tòa Thánh ra khỏi Trung Hoa trên nửa thế kỷ qua.
Tại Việt Nam cũng thế, từ sau khi Cộng Sản Việt Nam chiếm miền Nam Việt Nam vào năm 1975, họ cũng đã cắt đứt ngoại giao với Tòa Thánh, trong khi đó một số người công giáo quốc doanh hợp với quần chúng, cũng biểu tình đời truất phế và đuổi Khâm Sứ Tòa Thánh Vatican ra khỏi Việt Nam.
Đức Hồng Y Jean-Louis Tauran, nguyên là một nhà ngoại giao kỳ cựu của Vatican mới hôm qua tuyên bố rằng: "Nếu có cơ hội, chúng tôi sẵn sàng ngay vào ngày mai”.
Vào hôm thứ Năm tuần vừa qua, khi tiếp xúc với ngoại giao đoàn tại Vatican, Đức Benedictô đã nói về ý muốn nối lại bang giao với các quốc gia, tuy ngài không nêu đích danh, nhưng ai cũng hiểu đó là 3 quốc gia: Trung quốc, Việt Nam và Saudi Arabia.
Trung quốc hiện nay có thể có tới từ 15 tới 20 triệu người Công giáo, nhưng đa số thuộc Giáo Hội Công Giáo hầm trú, nghĩa là không được chính quyền Trung Cộng nhìn nhận. Họ thường bị nhà cầm quyền làm khó dễ, bị đe đọa và bị bỏ tù.
Từ sau ngày Đức Gioan Phaolô II qua đời, tình trạng làm khó đễ các tín đồ Công giáo lại bộc phát mạnh hơn, nhiều giám mục và linh mục đã bị bắt.
Ngày trong thời gian Đức Gioan Phalô II qua đời thì đại diện của Vatican cũng đang đàm luận tại Bắc Kinh để hy vọng nối lại bang giao, đó là theo lời của Đức Cha Giuse Trần của Hồng Kông. Ngài nói thêm “Tòa Thánh Vatican cũng đang nghĩ tới việc hy sinh bỏ tòa khâm sứ tại Đài Loan. Đây là một quyết định khó khăn, nhưng đành phải thế. Nếu Tòa Thánh không có bang giao với Trung quốc thì người Công giáo ở đó không được thực sự có tự do”.
Tuy nhiên một trong những khó khăn khác mà chưa có bang giao được là vì Trung quốc vẫn đòi quyền kiểm soát trên mọi hoạt động tông iáo của Giáo Hội, và đây là điểm mà Tòa Thánh Vaticna không chấp nhận.
Còn tại Việt Nam, các cuộc gặp gỡ trong năm qua cũng cho thấy giữa Vatican và Hà Nội đã có những thay đổi lớn.
Năm vừa qua, chính tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Việt Nam vào chiều 7/4/2005, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng cho biết: "Tuy chưa có quan hệ chính thức, nhưng quan hệ giữa Việt Nam và Vatican thời gian qua đã có những tiến triển tích cực và thực chất. Ông cho biết thêm rằng: “Hai bên tiếp tục duy trì các cuộc tiếp xúc, đối thoại và trao đổi, qua đó sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau giữa Nhà nước Việt Nam và Tòa thánh Vatican ngày càng được gia tăng, góp phần cải thiện quan hệ giữa hai bên. Hai bên nhất trí cần tiếp tục các cuộc trao đổi, tiếp xúc với nhau, qua đó xác định những bước đi thích hợp để có thể đi xa hơn nữa trong quan hệ".
Ông Lê Dũng nêu rõ: "Với tư cách là người đứng đầu Tòa thánh, Giáo hoàng John Paul II đã có những đóng góp quan trọng cho sự tiến triển quan hệ giữa Việt Nam và Vatican" và bày tỏ hy vọng: "Sự ra đi của Giáo hoàng John Paul II sẽ không ảnh hưởng tới quá trình này". Ông Lê Dũng cho biết thêm: Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHXHCN Việt Nam tại Cộng hòa I-ta-li-a, ông Lê Vĩnh Thử sẽ thay mặt Nhà nước Việt Nam đến viếng và ghi sổ tang tại Tòa thánh Vatican và Đại sứ Việt Nam tại các nước có cơ quan đại diện của Tòa thánh Vatican cũng đến ký sổ tang tại cơ quan đại diện của Tòa thánh tại nước đó.
Tiếp đó thủ tướng Việt Nam cũng tỏ ra lạc quan cho rằng Việt Nam cũng sẵn sàng nối lại bang giao và đó chỉ là vấn đề thời gian.
Tuy nhiên theo các nguồn tin từ Vatican thì vấn đề khúc mắc vẫn là việc Việt Nam muốn có toàn quyền trên việc bổ nhiệm các chức sắc của Giáo Hội, về điểm này Tòa thánh giữ lập trường là không nhượng bộ.