Dịch Giả Tài Hoa
Trà Lũ
Bước vào năm mới, làng An Lạc của tôi vẫn chưa được gặp mặt nhau vì lệnh cách ly Cô Vít 19, nhưng thật may mắn, qua máy điện toán, chúng tôi có thể giao tiếp với nhau bất cứ lúc nào, nhất là phe liền ông, hễ buồn là gọi. Người hay gọi nhiều nhất là ông Từ Hòe, hội viên viễn phương mới từ miền tây trở về làng. Ông xa chúng tôi hơn 40 năm, nay về làng, cái gì ông cũng hỏi. Ông hỏi nhiều nhất là về các bạn bè ở đây. Tuần qua ông hỏi tôi về một người bạn đó là GS Đỗ Khánh Hoan. Biết tôi là người thân quen nên ông xin tôi cho biết nhiều về nhân vật trí thức nổi tiếng này.
Ông Từ Hòe vừa nêu tên một cái là cả làng đều ào ào đồng ý ngay vì làng tôi ai cũng ái mộ và thán phục vị giáo sư thông thái này. Hôm nay ngày lành tháng tốt, tôi xin vâng lời cả làng.
Tôi có may mắn là được quen GS Hoan trên nửa thế kỷ, ngay từ Saigon, hồi thập niên 1960. Rồi bỏ nước ra đi, sang tới Canada tôi lại có diễm phúc gặp lại ông ở Toronto này. Đúng là hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Tại Saigon Ông là giáo sư dạy anh văn nổi tiếng của lớp Đệ Nhất C tại Trường Chu Văn An và Gia Long, rồi ông lên dạy Đại Học Văn Khoa, và sau đó được mời làm trưởng ban Anh Văn ở trường này từ 1964 đến 1979. Sau 1975, nhóm khoa bảng Hà Nội vào Đại Học Văn Khoa Saigon, vẫn nể phục ông và vẫn mời ông giữ chức trưởng ban Anh Văn. Ông vượt biên năm 1979. Xưa kia Ông từng du học Úc Châu và Hoa Kỳ, ông mang trong người bao nhiêu tinh hoa của các xứ này.
Thời thập niên 1960, các bạn trẻ Saigon hình như đều có tập thơ Tagore trong túi. Ông là người đầu tiên giới thiệu tác phẩm được giải Nobel này với và các bạn trẻ ở Việt Nam. Dịch phẩm của ông đã được tái bản tới 14 lần. Rồi danh xưng Giáo Sư của ông đã được thêm danh hiệu ‘học giả’ vì ông thông thái quá. Ông đã dịch và giới thiệu rất nhiều tác phẩm quốc tế, như toàn bộ văn học nước Anh từ khởi thủy đến năm 1950, như những cây bút sáng giá châu Mỹ La-tinh, như chuyển ngữ trọn vẹn hai thi tập trường ca Illiad và Odyssêy của Homer, toàn bộ Đối Thoại của Platon., Đạo Đức Luận của Aristote…
Xin mượn lời của Nhà Văn Nguyễn Ngọc Ngạn, môn sinh ngày xưa, nói với Thày Hoan trong buổi Thày ra mắt sách ngày 8-11-2019 :
… Cách nay 56 năm, 1963, Thày Đỗ Khánh Hoan dạy Anh Văn ở trường Chu Văn An, lúc ấy Thày độ 26, 27 tuổi, thày dạy lớp đệ nhất C ban văn chương. Tôi cứ nghĩ việc day học đối nới Thày là công việc hàng ngày, có thể là một nghề, có thể là một sinh kế, thày đào tạo biết bao thế hệ môn sinh như tôi. Nhưng GS Đỗ Khánh Hoan không quan trọng đối với tôi bằng Đỗ Khánh Hoan nhà văn, bởi công trình vĩ đại của ông, không ai dám làm, và cũng không ai có khả năng để làm. Ông mang đến cho độc giả VN tất cả những tinh hoa về triết học, về tư tưởng, về thi ca, về thẩm mỹ, từ Tagore đến Platon. Cái đó mới ở lại mãi trong lòng người, trong cái sinh mệnh của VN chúng ta. Mai kia nhớ đến Đỗ Khánh Hoan là nhớ đến công trình lớn lao như thế này… Con không biết có gặp lại Thày dễ dàng hay không, nên hôm nay con đến đây, trước hết là cám ơn Thày. Khi qua Vancouver năm 1979 con viết cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Anh, con nghĩ đến thày, những gì Thày đã dạy con về văn học sử Anh Mỹ ở trường Chu Văn An và Đại Học Văn Khoa. Bây giờ Thày đã 85, mà Thày vẫn lặng lẽ miệt mài làm những công việc không ai dám làm, con xin chúc mừng Thày, vị Thày khả kính của con…
Ở địa hạt văn chương GS Hoan đã viết và dịch rất nhiều, số lượng trên 60 tác phẩm. Gần đây năm ngoái, ông vừa trình làng cuốn Đối Thoại Toàn Tập, chuyển ngữ toàn bộ trứ tác của tổ sư triết học Platon viết cách đây hơn 2.500 năm. Tác phẩm gồm 45 đối thoại, dầy gần 3.000 trang. Có lần tôi ngỏ lời ca ngợi và thán phục thì ông gạt đi, ông bảo việc đó chẳng có gì đáng nói. Dịch toàn bộ kiệt tác triết học này sang tiếng mẹ đẻ, tôi chỉ muốn cung cấp món quà nhỏ mọn này để đồng hương có dịp khai tâm mở trí, không còn ngỡ ngàng với tác phẩm đã ngự trị khắp năm châu bốn bể từ lâu rồi. Tôi chỉ ao ước các vị học giả trong và ngoài nước cũng làm như tôi để kho tàng học thuật nước nhà bớt èo ọt và nghèo nàn.
Tôi viết những dòng này cốt để các cụ khắp nơi quan tâm tới đại cuộc, chứ không hề có ý tô vẽ và tán tụng. Các cụ phương xa chưa có tác phẩm của Giáo Sư dịch giả thiên tài Đỗ Khánh Hoan, xin liên lạc với cơ quan đại diện tác giả là ‘Học Viện Công Dân (ICEVN)’, 9888 Bissonnet Street, Suite 660, Houston, TX 77036, USA.
Kính chuc các cụ một năm mới hạnh phúc.
Trà Lũ Trần Trung Lương
Trà Lũ
Bước vào năm mới, làng An Lạc của tôi vẫn chưa được gặp mặt nhau vì lệnh cách ly Cô Vít 19, nhưng thật may mắn, qua máy điện toán, chúng tôi có thể giao tiếp với nhau bất cứ lúc nào, nhất là phe liền ông, hễ buồn là gọi. Người hay gọi nhiều nhất là ông Từ Hòe, hội viên viễn phương mới từ miền tây trở về làng. Ông xa chúng tôi hơn 40 năm, nay về làng, cái gì ông cũng hỏi. Ông hỏi nhiều nhất là về các bạn bè ở đây. Tuần qua ông hỏi tôi về một người bạn đó là GS Đỗ Khánh Hoan. Biết tôi là người thân quen nên ông xin tôi cho biết nhiều về nhân vật trí thức nổi tiếng này.
Ông Từ Hòe vừa nêu tên một cái là cả làng đều ào ào đồng ý ngay vì làng tôi ai cũng ái mộ và thán phục vị giáo sư thông thái này. Hôm nay ngày lành tháng tốt, tôi xin vâng lời cả làng.
Tôi có may mắn là được quen GS Hoan trên nửa thế kỷ, ngay từ Saigon, hồi thập niên 1960. Rồi bỏ nước ra đi, sang tới Canada tôi lại có diễm phúc gặp lại ông ở Toronto này. Đúng là hữu duyên thiên lý năng tương ngộ. Tại Saigon Ông là giáo sư dạy anh văn nổi tiếng của lớp Đệ Nhất C tại Trường Chu Văn An và Gia Long, rồi ông lên dạy Đại Học Văn Khoa, và sau đó được mời làm trưởng ban Anh Văn ở trường này từ 1964 đến 1979. Sau 1975, nhóm khoa bảng Hà Nội vào Đại Học Văn Khoa Saigon, vẫn nể phục ông và vẫn mời ông giữ chức trưởng ban Anh Văn. Ông vượt biên năm 1979. Xưa kia Ông từng du học Úc Châu và Hoa Kỳ, ông mang trong người bao nhiêu tinh hoa của các xứ này.
Thời thập niên 1960, các bạn trẻ Saigon hình như đều có tập thơ Tagore trong túi. Ông là người đầu tiên giới thiệu tác phẩm được giải Nobel này với và các bạn trẻ ở Việt Nam. Dịch phẩm của ông đã được tái bản tới 14 lần. Rồi danh xưng Giáo Sư của ông đã được thêm danh hiệu ‘học giả’ vì ông thông thái quá. Ông đã dịch và giới thiệu rất nhiều tác phẩm quốc tế, như toàn bộ văn học nước Anh từ khởi thủy đến năm 1950, như những cây bút sáng giá châu Mỹ La-tinh, như chuyển ngữ trọn vẹn hai thi tập trường ca Illiad và Odyssêy của Homer, toàn bộ Đối Thoại của Platon., Đạo Đức Luận của Aristote…
Xin mượn lời của Nhà Văn Nguyễn Ngọc Ngạn, môn sinh ngày xưa, nói với Thày Hoan trong buổi Thày ra mắt sách ngày 8-11-2019 :
… Cách nay 56 năm, 1963, Thày Đỗ Khánh Hoan dạy Anh Văn ở trường Chu Văn An, lúc ấy Thày độ 26, 27 tuổi, thày dạy lớp đệ nhất C ban văn chương. Tôi cứ nghĩ việc day học đối nới Thày là công việc hàng ngày, có thể là một nghề, có thể là một sinh kế, thày đào tạo biết bao thế hệ môn sinh như tôi. Nhưng GS Đỗ Khánh Hoan không quan trọng đối với tôi bằng Đỗ Khánh Hoan nhà văn, bởi công trình vĩ đại của ông, không ai dám làm, và cũng không ai có khả năng để làm. Ông mang đến cho độc giả VN tất cả những tinh hoa về triết học, về tư tưởng, về thi ca, về thẩm mỹ, từ Tagore đến Platon. Cái đó mới ở lại mãi trong lòng người, trong cái sinh mệnh của VN chúng ta. Mai kia nhớ đến Đỗ Khánh Hoan là nhớ đến công trình lớn lao như thế này… Con không biết có gặp lại Thày dễ dàng hay không, nên hôm nay con đến đây, trước hết là cám ơn Thày. Khi qua Vancouver năm 1979 con viết cuốn sách đầu tiên bằng tiếng Anh, con nghĩ đến thày, những gì Thày đã dạy con về văn học sử Anh Mỹ ở trường Chu Văn An và Đại Học Văn Khoa. Bây giờ Thày đã 85, mà Thày vẫn lặng lẽ miệt mài làm những công việc không ai dám làm, con xin chúc mừng Thày, vị Thày khả kính của con…
Ở địa hạt văn chương GS Hoan đã viết và dịch rất nhiều, số lượng trên 60 tác phẩm. Gần đây năm ngoái, ông vừa trình làng cuốn Đối Thoại Toàn Tập, chuyển ngữ toàn bộ trứ tác của tổ sư triết học Platon viết cách đây hơn 2.500 năm. Tác phẩm gồm 45 đối thoại, dầy gần 3.000 trang. Có lần tôi ngỏ lời ca ngợi và thán phục thì ông gạt đi, ông bảo việc đó chẳng có gì đáng nói. Dịch toàn bộ kiệt tác triết học này sang tiếng mẹ đẻ, tôi chỉ muốn cung cấp món quà nhỏ mọn này để đồng hương có dịp khai tâm mở trí, không còn ngỡ ngàng với tác phẩm đã ngự trị khắp năm châu bốn bể từ lâu rồi. Tôi chỉ ao ước các vị học giả trong và ngoài nước cũng làm như tôi để kho tàng học thuật nước nhà bớt èo ọt và nghèo nàn.
Tôi viết những dòng này cốt để các cụ khắp nơi quan tâm tới đại cuộc, chứ không hề có ý tô vẽ và tán tụng. Các cụ phương xa chưa có tác phẩm của Giáo Sư dịch giả thiên tài Đỗ Khánh Hoan, xin liên lạc với cơ quan đại diện tác giả là ‘Học Viện Công Dân (ICEVN)’, 9888 Bissonnet Street, Suite 660, Houston, TX 77036, USA.
Kính chuc các cụ một năm mới hạnh phúc.
Trà Lũ Trần Trung Lương