Ngày 17.12.2020, Đức Hồng Y Peter Turkson, Tổng trưởng Bộ Phục vụ và Phát triển con người toàn diện, đã chủ tọa Họp báo giới thiệu Sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày Hòa bình Thế giới lần thứ 54, sẽ được cử hành vào ngày 01.01.2021, ký ban hành ngày 08.12.2020, lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên Tội, với tựa đề ‘Nền Văn Hóa Chăm Sóc, Hành Trình Ðến Hòa Bình’, Người xác tín rằng thực hành và giáo dục sự Chăm Sóc là cách sống để ‘xóa bỏ văn hóa thờ ơ, loại bỏ và đối đầu, thường phổ biến hiện nay’. ‘Sự dấn thân chung, liên đới và có sự tham gia của mọi người để bảo vệ và thăng tiến phẩm giá và điều tốt đẹp của tất cả mọi người’, và ‘sẵn sàng quan tâm, chú ý, từ bi, hòa giải và chữa lành, tôn trọng và chấp nhận lẫn nhau, tạo thành một phương thức đặc biệt để xây dựng hòa bình’.

I./ LỜI Đức Thánh Cha

Ðại dịch năm 2020 đã làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng, Đức Thánh Cha nhớ đến những người mất người thân và mất việc làm và cũng nhớ đến các bác sĩ, y tá, tuyên úy, vv., những người hy sinh ở bên cạnh các bệnh nhân, xoa dịu nỗi đau cho họ và cứu sự sống của họ.

Bên cạnh các chứng tá lòng bác ái và liên đới này, Ngài than phiền các hình thức khác của chủ nghĩa dân tộc, phân biệt chủng tộc, bài ngoại và các cuộc chiến tranh, xung đột gieo chết chóc và tàn phá.

Đại dịch và các biến cố này ‘dạy chúng ta về tầm quan trọng của việc chăm sóc lẫn nhau và chăm sóc các thụ tạo khác, để xây dựng một xã hội dựa trên các tương quan huynh đệ’.

Thiên Chúa, Ðấng Tạo Hóa, là nguồn ơn gọi con người, nam và nữ chăm sóc, bảo vệ lẫn nhau cùng trông nôm thiên nhiên, môi trường chúng ta sống trong kế hoạch mà Thiên Chúa ủy thác cho nhân loại. Các động từ ‘canh tác’ và ‘gìn giữ’ mô tả mối liên hệ Ađam với ngôi nhà vườn của ông, bao gồm niềm tín thác Ngài đã đặt nơi ông bằng cách biến ông thành chủ nhân và người bảo vệ mọi tạo vật.

Sau khi giết em là Abel, Cain trả lời câu hỏi của Chúa ‘Tôi có phải là người canh giữ em tôi đâu?’ (St 4: 9). Giống như chúng ta, Cain là ‘người canh giữ em mình’. Chuyện này làm chứng cho niềm xác tín mà chúng ta ngày nay phải chia sẻ, đó là: mọi sự được liên kết với nhau, và sự quan tâm thực sự tới cuộc sống chúng ta và mối liên hệ giửa chúng ta và thiên nhiên là điều không thể tách rời khỏi tình huynh đệ, công lý và lòng trung thành với người khác’.

Thiên Chúa còn là Đấng quan tâm đến các tạo vật Ngài dựng nên, nhất là Ađam, Evà và con cái họ. Dù bị nguyền rủa vì tội đã phạm, Cain vẫn được Ngài bảo vệ, để mạng sống được tha thứ (xem St 4:15). Khi xác nhận phẩm giá bất khả xâm phạm của chúng ta được tạo ra theo hình ảnh Thiên Chúa. Kế hoạch Ngài muốn bảo tồn sự hòa điệu nơi sáng thế của Ngài vì ‘hòa bình và bạo lực không thể tồn tại với nhau’.

Ngày Sabát (Chúa Nhật) được định ra không chỉ để thờ phượng Thiên Chúa mà còn nhằm khôi phục trật tự xã hội và quan tâm đến người nghèo. Việc cử hành Năm Thánh (năm sabát) là thời gian nghỉ ngơi cho đất đai, cho nô lệ và cho người mắc nợ. Trong năm hồng ân đó, những người có nhu cầu lớn nhất được quan tâm và dành cho một cơ hội mới trong cuộc sống, để không còn người nghèo trong dân nữa.

Sự hiểu biết nhờ Kinh Thánh về Công Lý được nhìn thấy rõ rệt qua cách một cộng đồng đối xử với những thành viên yếu nhất trong họ. Các tiên tri Amốt (2: 6-8; 8) và Isaia (xem 58) kiên quyết đòi công lý cho người nghèo, những người trong tình trạng dễ bị tổn thương và bất lực được Thiên Chúa, Đấng luôn chăm sóc họ, lắng nghe.

Sự Quan tâm trong thừa tác vụ Chúa Giêsu. Ðức Kitô trình bày cho chúng ta việc mặc khải tình yêu Chúa Cha dành cho nhân loại (x. Ga 3:16). Trong hội đường ở Nadarét, Ngàøi cho thấy Ngàøi được Chúa thánh hiến và ‘được sai đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo khó, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức’ (Lc 4,18). Những hành động thiên sai này, vốn được liên kết với Năm Thánh, làm chứng hùng hồn cho sứ mệnh Người đã lãnh nhận từ Chúa Cha. Ngài đã ân xá tội nhân và ban cho họ sự sống mới. Chúa Giêsu là Mục tử nhân lành chăm sóc đoàn chiên. Ngài là người Samaritanô nhân hậu, cúi xuống cứu giúp người bị thương, băng bó các vết thương của họ và chăm sóc họ (x. Lc 10:30-37). Ở đỉnh cao sứ mệnh, Ðức Kitô đã hoàn tất bằng chứng cuối cùng về sự chăm sóc Ngài dành cho chúng ta bằng tự hiến mình trên thập giá để cứu chuộc chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và sự chết. Bằng việc tự hiến tế này, Ngài đã mở ra cho chúng ta con đường tình yêu. Ngàøi nói với mỗi người chúng ta: ‘Hãy theo Ta; hãy đi và hãy làm như vậy’ (x. Lc 10:37).

Các việc thương xót về tinh thần và thể xác nhờ Ðức Bác Ái đã do Giáo hội sơ khai thực hành. Thế hệ Kitô hữu này đã chia sẻ những gì họ có, để không ai phải túng thiếu (xem Cv 4: 34-35). Họ sẵn sàng chăm sóc những người có nhu cầu nhất bằng tự ý góp công của để nuôi người nghèo, chôn cất người chết và chăm sóc trẻ mồ côi, v.v.. Thời sau đó, lòng quảng đại các Kitô hữu đã giảm dần, một vài Giáo sĩ đã nhắc ‘tài sản đã được Thiên Chúa dự liệu cho Công ích’. Giáo hội đã truyền cảm hứng cho xã hội và nền văn hóa của nó. ‘Nhu cầu thời đại đòi hỏi những nỗ lực mới trong việc phục vụ Bác ái Kitô giáo. Từ đó, đã nảy sinh nhiều cơ sở để cứu trợ mọi nhu cầu của con người: bệnh viện, nhà dưỡng lão, viện mồ côi…

Tác vụ phục vụ của Giáo hội, được phong phú nhờ suy tư của các Giáo phụ và được chấn hưng qua nhiều thế kỷ nhờ lòng bác ái tích cực của nhiều nhân chứng dồi dào đức tin, đã trở thành con tim sống động trong học thuyết xã hội của Giáo hội. Học thuyết này được cung ứng cho tất cả những người thiện chí như một gia bảo quý giá gồm các nguyên tắc, tiêu chuẩn và đề xuất có thể dùng như ‘văn phạm’ của việc quan tâm: cam kết cổ vũ phẩm giá mỗi nhân vị, liên đới với người nghèo và người dễ bị tổn thương, theo đuổi ích chung và quan tâm đến việc bảo vệ vũ trụ.

Kitô giáo theo đuổi sự phát triển toàn diện con người, bao gồm mối liên hệ, không là chủ nghĩa cá nhân tức loại trừ, bóc lột. Con người được tạo ra để sống với nhau trong gia đình, cộng đồng và xã hội, nơi mọi người đều bình đẳng về phẩm giá. Nhân quyền phát khởi từ phẩm giá này, cũng như các bổn phận của họ như trách nhiệm nghinh đón và trợ giúp người nghèo, bệnh tật,.., mọi người ‘hàng xóm gần hay xa trong không gian và thời gian’ của chúng ta.

Ðời sống xã hội, chính trị và kinh tế đạt được mục đích trọn vẹn nhất khi được đặt vào việc phục vụ Công Ích, nhóm hay cá nhân, Do đó, các kế hoạch và dự án chúng ta phải nghĩ đến hiệu quả của chúng đối với toàn thể gia đình nhân loại, các thế hệ hiện tại và sắp tới. Đại dịch Covid-19 giúp chúng ta nhận ra rằng ‘chúng ta đang ở trên cùng một con thuyền, mọi người đều lo sợ, nhưng đồng thời quan trọng và cần thiết, tất cả đều được kêu gọi cùng nhau chèo chống’ vì ‘không ai tự mình đạt đến sự cứu rỗi’ và không chính phủ nào có thể bảo đảm ích chung cho dân mình nếu tự cô lập.

Tình liên đới là tình thương chúng ta dành cho người khác với ‘quyết tâm vì ích chung, tức là vì lợi ích của mọi người và của mỗi cá nhân, vì tất cả chúng ta thực sự có trách nhiệm với nhau’.

Thế gian đang bị thống trị bởi nền văn hóa lãng phí, bất bình đẳng gia tăng, Ðức Thánh Cha mời gọi các nhà lãnh đạo hữu trách chính trị, giáo dục, kinh tê... tiếp nhận các nguyên tắc này như một ‘la bàn’ có khả năng chỉ hướng đi chung và bảo đảm ‘một tương lai nhân ái hơn’ trong tiến trình hoàn cầu hóa. Điều này giúp chúng ta trân quí giá trị và phẩm giá mọi người, cùng nhau hành động cho tình liên đới vì ích chung. Nguyên tắc xã hội này rất cần thiết cho sự phát triển nền văn hóa quan tâm.

Thông điệp ‘Laudato Si ’ ý thức mọi tạo vật đều liên kết với nhau, nhấn mạnh nhu cầu chúng ta lắng nghe tiếng kêu cứu từ người nghèo và thiên nhiên, dẫn đến việc chăm sóc hữu hiệu cho trái đất, ngôi nhà chung chúng ta và cho những anh chị em đang gặp khó khăn. ‘Hòa bình, công lý và việc quan tâm tới sáng thế là ba vấn đề có liên hệ với nhau, mới tránh khỏi nguy cơ rơi vào chủ nghĩa duy giản lược.

Cũng cấp bách như vậy là sự tuyệt đối phải tôn trọng luật nhân đạo, nhất là lúc này khi các cuộc xung đột và chiến tranh vẫn tiếp diễn. Nhiều thành phố đã trở thành tâm điểm mất an ninh vì các cuộc tấn công bừa bãi bằng chất nổ và vũ khí nhỏ. Trẻ em không thể đi học. Người lớn không thể làm việc để nuôi gia đình và nạn đói lan tràn. Các xung đột có nhiều nguyên nhân, kết quả luôn giống nhau: hủy diệt và các cuộc khủng hoảng nhân đạo. Biết bao tiền bạc được chi cho vũ khí, nếu được xài cho các ưu tiên như bảo đảm an toàn cá nhân và phát triển oàn diện con người, chống nghèo đói và việc chăm sóc sức khỏe.

Nền văn hóa quan tâm đòi hỏi một tiến trình giáo dục. ‘La bàn’ các nguyên tắc xã hội chỉ hữu ích và đáng tin trong các bối cảnh khác nhau nhưng có liên hệ với nhau. Thí dụ : - Giáo dục quan tâm bắt đầu từ gia đình, hạt nhân tự nhiên và căn bản xã hội, trong đó chúng ta học cách sống và liên hệ với tha nhân trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Do đó, các gia đình cần được trao quyền để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu này. Ðồng thời, trường học với các phương tiện truyền thông và trách nhiệm giáo dục để truyền lại một hệ thống giá trị dựa trên việc công nhận phẩm giá mỗi người, mỗi cộng đồng ngôn ngữ, sắc tộc và tôn giáo,… Giáo dục là một trong những cột trụ của một xã hội công bằng và huynh đệ.

Nền văn hóa quan tâm cần đến một tiến trình giáo dục. ‘La bàn’ các nguyên tắc xã hội chỉ hữu ích và đáng tin trong các bối cảnh khác nhau nhưng có liên hệ với nhau. Thí dụ : Giáo dục về văn hoá quan tâm bắt đầu từ gia đình, hạt nhân tự nhiên và căn bản xã hội, trong đó chúng ta học cách sống và liên hệ với tha nhân trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Do đó, các gia đình cần được trao quyền để thực hiện nhiệm vụ quan trọng và không thể thiếu này. Ðồng thời, trường học với các phương tiện truyền thông và trách nhiệm giáo dục để truyền lại một hệ thống giá trị dựa trên việc công nhận phẩm giá mỗi người, mỗi cộng đồng ngôn ngữ, sắc tộc và tôn giáo,… Giáo dục là một trong những cột trụ của một xã hội công bằng và huynh đệ.

Lãnh đạo các tôn giáo được mời truyền cho tín hữu mình và xã hội các giá trị liên đới, tôn trọng các dị biệt và quan tâm đến anh chị em đang gặp khó khăn. -

Là Kitô hữu, chúng ta nên luôn hướng về Đức Mẹ, Ngôi sao Biển và Mẹ niềm Hy vọng, xin cho mình cùng nhau làm việc tiến tới một chân trời mới đầy yêu thương và hòa bình, của tình huynh đệ và liên đới, của việc hỗ trợ và chấp nhận lẫn nhau…

II./ VĂN HÓA CHĂM SÓC THỰC THI RA SAO TRÊN QUÊ HƯƠNG?

Đức Thánh Cha nhắc chúng ta Thiên Chúa tạo dựng con người và vũ trụ. Ngài đã trao tránh nhiệm chăm sóc lẫn nhau và vũ trụ cho Con Người (A đam) vì được tạo dựng giống Hình ảnh Thiên Chúa (vì có Lý trí và Tự do như Ngài).

Ðể hướng dẫn những người thiện chí về nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên, ngày 24.05.2015, Ðức Thánh Cha Phanxicô ký Thông điệp ‘Laudato sí’ và ban hành ngày 18.06.2015. Thông điệp mang tên lời cầu của Thánh Phanxicô thành Assise. 'Laudato sí, mí Signore' (Lạy Chúa của con, con chúc tụng Chúa) trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhở chúng ta Trái đất là ‘Căn nhà của chúng ta’.

Huấn dụ của Cha Chung Giáo hôäi Công Giáo chưa khô mực thì đồng bào Việt trên Quê Hương kinh hoàng vì Thảm hoạ môi trường biển miền Trung do nhà máy thép Formosa, nhưng vốn của Tàu cộng, ơû Hà Tĩnh gây ra đã khiến cá và hải sản chết hàng loạt trên vùng biển tại 4 tỉnh miền Trung vào giữa năm 2016 và làm nhiều người dân ở đây mất kế sinh nhai, nên nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra khi người dân bị nạn biểu tình đòi đóng cửa Formosa và được bồi thường thỏa đáng. Do đã ‘ăn’ của Tàu cộng, chủ Formosa, nhà nước sai côn(g) an đến đàn áp và, sau đó, sai Tòa kết án nạn nhân bằng những bản án nặng.

Formosa từng có nhiều thành tích phá hủy môi trường nên năm 2009, đã nhận giải ‘Hành tinh đen’ do Ethecon, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Ðức dành cho những cá nhân hay tổ chức ‘vô địch’ về hành động khốn nạn này. Ngoài ra, tại chính quốc, ở Yulin, tại Texas và Louisiana (Hoa Kỳ), tại Campuchia năm 1998, Formosa là đầu mối gây bạo loạn chết người khi họ chở sang Campuchia 3000 tấn rác nhiễm thủy ngân vào cảng Sihanoukville.

Chúng hứa đầu tư kinh doanh 15 tỷ mỹ kim vào Vũng Án làm sáng mắt các viên chức cộng sản vì vốn càng cao thì tiền ‘bôi trơn’ càng nhiều vì đự án được Thủ tướng chấp thuận bất chấp nhiều sai luật và trái kỷ thuật. Biết thế, Formosa cũng tha hồ phạm luật như đem công nhân Tàu làm việc, mua chuộc công an và ‘chính quyền’ để, cuối cùng, các nơi ăn chơi và khu mãi dâm mọc để góp phần làm ô nhiễm xã hội và, có thể, cả đến giáo dục.

Ðể che đậy tội ác cho Formosa, ngày 22.04.2016, đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã phát đi lời ông Hoàng Dương Tùng, phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường bộ Tài nguyên Môi trường. cho rằng nguyên nhân hiện tượng này có thể do… ‘sức ép của âm thanh, sóng, động đất…’.

Mặc dù, ngày 25.04.2016, Giám đốc đối ngoại Công ty Chu Xuân Phàm (Chou Chun Fan), đã ‘bật mí’ : ‘đã xả thải thì phải tác động đến môi trường, nên phải chọn hoặc là thép hoặc tôm cá. Trước kia, nơi trồng lúa mà nay là nơi đặt nhà máy thì đâu còn lúa. Ðó cũng là đã phải chọn lựa. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được’. Nhưng giới chức nhà nước chưa kịp hiểu. Do đó, tối ngày 27.04.2016, trong một cuộc họp báo chỉ 15 phút để Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân lên tiếng bênh vực việc xả chất thải độc hại của chúng khi tuyên bố: « Chưa có bằng chứng để xác định Formosa và cảng Vũng áng có liên quan đến cá chết ». Bất chấp, trước đó, kết quả kiểm nghiệm của Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Thừa Thiên–Huế xác nhận ‘nước có kim loại nặng’.

Cuối cùng, Formosa đã nhận tội và xin lỗi, chứ không do nhà nước dám buộc tội và tự định mức bồi thường 500 triệu mỹ kim. Theo đánh giá của giới chuyên gia, khu vực biển miền Trung có thể cần đến cả thập niên để hồi phục sau thảm họa môi trường này. Nhiều cuộc biểu tình của người dân ở các tỉnh thành khác trên toàn nước cũng đã nổ ra nhằm phản đối ô nhiễm môi trường và yêu cầu quyền lợi được đảm bảo cho những người bị thiệt hại. Nhưng nhà nước đã đáp lại bằng giải tán thô bạo và nhiều người bị bắt giam vì bị cáo tội ‘gây rối trật tự’.

Công dân Nguyễn Văn Hoá, đã tường thuật về các cuộc biểu tình vì thảm họa Formosa, bị kết án 7 năm tù ở và nhà hoạt động môi trường Hoàng Bình, đã đi khiếu kiện Formosa để đòi quyền lợi cho người dân bị thiệt hại, bị án ‘bỏ túi’ 14 năm tù. Thật không CÔNG BẰNG khi Nguyễn Đức Chung, cựu chủ tịch Hà Nội, chỉ bị tù 5 năm trong một phiên xử kín về tội ‘chiếm đoạt tài liệu mật nhà nước và còn được Chánh án bắt tay an ủi ngày 11.12.2020.

Chưa hết. Tội trạng của Formosa và đồng lõa còn nặng thêm khi thảm họa môi trường này đã làm mất đi đồ ăn và việc làm của người dân nhất là ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã bỏ nước ra đi tìm Sự Sống đã phải Chết thảm thương trong số 39 người Việt tử nạn trong Containers đông lạnh phát hiện tại Essex (Vương quốc Anh) ngày 23.10.2019.

Năm 2020, thiên tai tại Việt Nam được các chuyên gia nhận định là diễn biến phức tạp, bất thường trên nhiều vùng, miền... với nhiều loại hình thiên tai như bão từ biển Đông, dông lốc, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, sụt lún đê biển... Đặc biệt là 13 cơn bão, mưa lũ, sạt lở đất kinh hoàng... khiến miền Trung phải trải qua 45 ngày liên tục bị chìm trong bão lũ. Thời gian từ giữa tháng 9 đến giữa tháng 11/2020, bão, lũ xảy ra liên tiếp tại miền Trung với cường độ rất mạnh, trên phạm vi rộng đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản : 342 người chết và mất tích và thiệt hại về kinh tế lên đến hơn 33.500 tỷ đồng.

Về nguyên nhân, người ta nhắc đến những lý do Thiên tai và Nhân tai :

- - Cường độ bão đến từ biển Đông đi vào miền Trung dồn dập hơn gây ra một lượng mưa rất lớn, nhiều hơn từ 150 mm đến 200 mm trong một ngày. Mưa to làm cho các vùng bị ngập nhanh chóng, làm đầy hầu hết hồ chứa trên núi nhanh chóng và phải xả khẩn cấp.

- - Trước thảm họa sạc lở đất, giới chuyên môn đã từng cảnh báo ‘Thủy điện cóc’ là nguyên nhân cho tình trạng này. Dạng dự án thủy điện này có công suất nhỏ, được nhiều doanh nghiệp chọn làm vì vốn đầu tư vừa phải, thu hồi vốn nhanh, lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, nếu đầu tư thủy điện loại này ở khu vực miền Trung thì lợi bất cập hại, vì khu vực này có địa hình độ dốc cao, sông ngắn lại là nơi tập trung vào nhiều Khu bảo tồn thiên nhiên, địa chất ở vùng này phần lớn thuộc nhóm đất dễ sạt lở.

Trong năm 2019, theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có 9 tỉnh tại Việt Nam có diện tích rừng tự nhiên giảm so với năm 2018. Nhiều nhất là tỉnh Đắk Lắk giảm còn 11.420 hecta diện tích đất rừng, Đắk Nông 7.157 hecta, Quảng Bình 3.337 hecta, các tỉnh còn lại là Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế và Bình Định... Còn theo thông tin từ nhà nước Việt Nam, đã có hơn 50.000 hecta rừng bị tàn phá để nhường chỗ cho 824 nhà máy thủy điện. Trung bình để xây một thủy điện mất hết 59 hecta rừng.

Về việc thăm viếng và cứu trợ đồng bào bị nạn, Ðảng đang bận rộn hợp Trung ương Ðảng để chuẩn bị nhân sự cho Ðại hội Ðảng kỳ XIII, từ 25/01 đến 02.02.2021, với 1.590 đại biểu cho nhiệm kỳ 2021-2026 mà có quá nhiều đảng viên ở trường hợp đặc biệt, tài đức vẹn toàn mà không biết chọn ai, bỏ ai trong việc cai trị một nước từng ngồi vào ghế chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc điều khiển cả 5 thành viên thường trực, những ‘vua’ bán võ khí… Vì là nước độc đảng, nên cộng sản tha hồ bòn rút công quỹ (tiền dân đóng thuế) để tiêu xài. Trái lại, tại các nước đa đảng thì mỗi đảng phải tự tìm tiền để chi tiêu.

Ngày 22.10.2020, BBC tiếng Việt so sánh việc lãnh đạo Hun Sen (Cambodge) đã đến tận vùng bão lụt để thăm hỏi và tặng quà cho người dân bị nạn. Việt cộng thì muốn người dân phải góp tiền bạc qua các tổ chức của họ, kể cả Hội Chữ Thập Ðỏ. Nhưng do kinh nghiệm, đồng bào sợ tiền bị chúng cắt xén, nên đã tín nhiệm ‘tư nhân’ như anh chị ca sĩ Thủy Tiên và Công Vinh (cựu cầu thủ túc cầu) trên 100 tỷ đồng và tự nhị vị đã đi đến vùng thiên tai để trao tận tiền và tặng vật tận tay nạn nhân, có giới chức địa phuơng xác nhận và tiền thu chi được ngân hàng chứng minh.

Ngoài ra, Ủy ban BÁC ẮI Hội đồng Giám mục Việt Nam cũng tham gia tích cực công cuộc cứu trợ này bằng tiếp nhận từ mọi người hảo tâm biếu và nhờ các Tu sĩ và Giáo dân chuyển về tận tay đúng nạn nhân.

Chưa hết, đầu năm 2020, Ðảng còn giết dã man ông Lê Ðình Kình trong giấc ngủ lúc 4 giờ sáng ngày 09.01.2020. Sau đó, ngày 14.09.2019, Tòa án Hà Nội tuyên án tử hình cho hai ông Lê Ðình Chức và Lê Ðình Công, con ông Kình.

Tiếp theo, sáng ngày 06.10.2020, đã có cuộc ‘Ðối thoại Nhân quyền Việt Mỹ’ để tự khen nhau đã cải thiện Quyến Con người. Có đúng SỰ THẬT? Để trả lời, trong đêm tối hôm đó,tối đó, lúc 23 giờ, công an đã đến bắt chị Phạm Ðoan Trang, người viết các sách ‘Chính trị Bình Dân’, ‘Cẩm nang Nuôi tù,… và, cuối cùng ‘Báo cáo Đồng Tâm’, được viết cả bằng tiếng Anh với ông Will Nguyễn (từng bị bắt và tù ở Việt Nam vì tham gia biểu tình).

Các nước tự cho là khối TỰ DO trong thời kỳ ‘chiến tranh lạnh’ (Mỹ, Anh, Gia nả đại và Liên hiệp Âu châu) từng viện trợ đã lên tiếng phản đối 2 trường hợp này, nhưng Việt Nam không trả lời.

Giới quan sát nhận định tình hình nhân quyền ở Việt Nam năm 2020 đã tiếp tục xuống dốc nhiều do hai nguyên nhân :

- một là dịch bịnh Corona-19 đã khiến quốc tế đặt trọng tâm vào các nỗ lực khắc phục hậu quả kinh tế và sức khỏe công cộng thay vì thúc dục Việt Nam về các vi phạm nhân quyền,

- hai là việc tổ chức Đại hội Đảng Cộng Sản 13 mà sự tranh quyền vô cùng ác liệt.

Từ những sự kiện trên, chúng ta có thể kết luận : « Khi cộng sản cai trị Việt Nam thì Văn Hóa Chăm sóc không phát triển ớ đó và Dân Việt chưa đồng hành trên con đường tiến tới Hòa Bình. Ngoài ra, Hòa Bình chỉ có được khi Việt Nam đạt tới bốn ‘cột trụ ’Sự Thật, Công Bằng, Tự Do và Bác ái được viết bằng chữ hoa trong bài, chứ không phải chỉ là ‘im tiếng súng’ như nhiều người tưởng.

Hà Minh Thảo