SAIGON -- Sáng Chúa Nhật 01/5/2005 có 186 em (trong số 800 thiếu nhi của giáo xứ) và 6 người lớn thuộc giáo xứ Tân Phú Hòa đã nhận Bí Tích Thêm Sức trong một thánh lễ trọng thể do Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, phụ tá Tổng giáo phận Sài Gòn chủ sự, cùng đồng tế là Cha quản hạt Phú Thọ Giuse Phạm Bá Lãm và Cha Chính xứ Giuse Nguyễn Văn Trọng.
Đã ba năm qua, thiếu nhi của giáo xứ mới có dịp nhận bí tích Thêm Sức nên số người tham dự hôm nay khá đông đảo. Háo hức trong chiếc áo trắng, các em gái được đội trên đầu những vòng hoa trông thơ ngây và đẹp như cành huệ đang tỏa hương; những thiếu niên nam lịch sự trong chiếc cà- vạt nhỏ, được cầm nến sáng, nhận cuốn Thánh Kinh từ tay Đức Giám Mục…..không biết các em có hiểu hết lời giảng của vị mục tử trẻ về ơn Chúa Thánh Thần hay không? Vì lời giảng của Đức Cha súc tích về Thiên Chúa Ngôi Ba như sau:
“ Thiên Chúa yêu thương con người bằng cách ban cho họ Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là quà tặng tình yêu với ba điểm được chú ý là:
_ Đó là MÓN QUÀ TÌNH YÊUsống động trong khối tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha yêu thương, Chúa Con trao ban, Chúa Thánh Thần hiện đến. Đó là một thứ quà tặng mà ai cũng có thể lãnh nhận. Thiên Chúa không cho một điều gì ở bên ngoài Thiên Chúa mà điều Người ban được rút ra từ chính Người vì chính Thiên Chúa là Đấng ban ơn..
_ Chúa Thánh Thần còn là quà tặng tình yêu mang tính TÁC ĐỘNG. Ngài đến với ai thì làm cho người đó được tưng bừng sức sống của Thiên Chúa. Ngài “ quậy lên ” và làm cho bản thân người đón nhận được bung ra, được bước đi với niềm tin mãnh liệt và nỗi hân hoan vô bờ; vì Thánh Thần tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu trong chương trình cứu độ.
_ Khi đón nhận được quà tặng tình yêu là Thánh Thần đến trong cuộc đời ta thì hành vi đáp trả của chúng ta là biết HỢP TÁC với Ngài, trong các tình huống của đời sống để biến ta lại trở thành quà tặng cho mọi người. Quà tặng nối tiếp quà tặng làm cho bộ mặt thế giới biến đổi không ngừng trong niềm vui bất tận.
“ Xin dâng Chúa trăm triệu lời ca…” đúng là niềm hạnh phúc rộng lớn; vì mỗi người là một thế đứng, là một ơn gọi để HÒA đời sống chúng ta vào MẠNG của Thiên Chúa Ba Ngôi. “
Giáo xứ Tân Phú Hòa hiện nay thuộc địa bàn phường Phú Trung quận Tân Phú, Sài Gòn với số giáo dân chính thức là hơn 3.000, chưa kể số người nhập cư tham gia sinh họat phụng vụ khá đông. Giáo xứ được thành lập từ năm 1961 với số ít giáo dân. Tại vùng đầm lầy nước đọng, gần một nghĩa địa lớn, thánh đường đầu tiên được xây xong từ năm 1966. Linh mục chính xứ đầu tiên là cha Phanxicô Hoàng Ngọc Quán ( 1961 - 1974 ) kế tiếp là cha Gioan Baotixita Trần Văn Cừ ( 1974 - 1997 ) và hiện nay là Cha chính xứ đương nhiệm.
Trải qua bao thăng trầm, giáo xứ ngày một phát triển và trở thành cộng đoàn giữa khu dân cư đông đúc. Tuy đoàn thể ở giáo xứ khá ít, ngoài Hội Đồng Mục Vụ chỉ có Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, ba ca đoàn, hội Các Bà Mẹ Công Giáo và hội Dòng Ba Cát Minh nhưng ở đây lại có khá nhiều điều kiện làm chứng nhân.
Nếu tiếp xúc với người giáo dân ở đây, ai đó sẽ biết được ấn tượng trong lòng họ là cha cố chính xứ G. B Trần Văn Cừ. Theo lời anh Vinh Sơn Nguyễn Văn Quỳnh, cựu lễ sinh, thì đó là một vị mục tử nhân lành vì cha có cách chăn dắt đoàn chiên gói gọn trong các từ KHÓ NGHÈO - YÊU THƯƠNG - CHIA SẺ với những nét minh họa như sau:
_ Sẵn sàng tiếp giáo dân (không kể giờ giấc hoặc sang hèn)
_ Sống đơn giản, ít tiện nghi hiện đại (chỉ có cái quạt bàn, cái điếu thuốc lào, cái vỏ ấm chè xanh làm bằng vỏ dừa )
_ Đặt hết niềm tin vào Chúa trước công việc của cộng đoàn ( có việc gì cha mới hô hào giáo dân chung tay góp sức hoàn thành )
_ Chia sẻ với tất cả tâm tình (Khi được anh “Tuấn Suzuki” chở trên chiếc xe cà tàng rong ruỗi khắp địa bàn giáo xứ để xức dầu cho kẻ liệt, cha thường mang theo phong bì tiền để có thể trợ giúp gia đình nghèo)
_ Chan hòa, thân thương với đoàn chiên (ngày Tết, trước khi thánh lễ giao thừa kết thúc, cha cho người đóng các cổng nhà thờ rồi tặng cho giáo dân tham dự thánh lễ một món quà gì đó, giá trị chẳng là bao nhưng ai cũng hớn hở mang về nhà.)
Khi gần về với Chúa, cha nói: “Tôi sống giữa giáo dân thì xin cũng được chết giữa giáo dân “ “ Tôi không thiếu gì của ai và chẳng có ai thiếu nợ gì tôi ” Và còn nhiều chuyện kể về cha. Tất nhiên, mỗi cha xứ có cách riêng để dẫn dắt đoàn chiên của mình đến đích, nhưng không hiểu sao ấn tượng về lối sống của cha cố Gioan Baotixita làm nhiều giáo dân nhớ lâu đến thế!
Còn cha chính xứ đương nhiệm thì thích phổ biến những điều gì hay, điều gì tốt cho mọi người, như có lần VietCatholic News có bài nói về một gương tốt của một thanh niên trong giáo xứ, cha liền cho in to bài báo rồi dán cuối nhà thờ.
Kết thúc thánh lễ, lời chúc và lời chào của Đức giám mục phụ tá Giuse rất vui và dễ hiểu: “ Cầu chúc cộng đoàn giáo xứ có nhiều điều đổi mới tốt (TÂN) mọi người được giàu có (PHÚ) và là một cộng đoàn hòa bình (HÒA) như cái tên đã có từ thuở nào của giáo xứ.
Đã ba năm qua, thiếu nhi của giáo xứ mới có dịp nhận bí tích Thêm Sức nên số người tham dự hôm nay khá đông đảo. Háo hức trong chiếc áo trắng, các em gái được đội trên đầu những vòng hoa trông thơ ngây và đẹp như cành huệ đang tỏa hương; những thiếu niên nam lịch sự trong chiếc cà- vạt nhỏ, được cầm nến sáng, nhận cuốn Thánh Kinh từ tay Đức Giám Mục…..không biết các em có hiểu hết lời giảng của vị mục tử trẻ về ơn Chúa Thánh Thần hay không? Vì lời giảng của Đức Cha súc tích về Thiên Chúa Ngôi Ba như sau:
“ Thiên Chúa yêu thương con người bằng cách ban cho họ Thánh Thần. Chúa Thánh Thần là quà tặng tình yêu với ba điểm được chú ý là:
_ Đó là MÓN QUÀ TÌNH YÊUsống động trong khối tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha yêu thương, Chúa Con trao ban, Chúa Thánh Thần hiện đến. Đó là một thứ quà tặng mà ai cũng có thể lãnh nhận. Thiên Chúa không cho một điều gì ở bên ngoài Thiên Chúa mà điều Người ban được rút ra từ chính Người vì chính Thiên Chúa là Đấng ban ơn..
_ Chúa Thánh Thần còn là quà tặng tình yêu mang tính TÁC ĐỘNG. Ngài đến với ai thì làm cho người đó được tưng bừng sức sống của Thiên Chúa. Ngài “ quậy lên ” và làm cho bản thân người đón nhận được bung ra, được bước đi với niềm tin mãnh liệt và nỗi hân hoan vô bờ; vì Thánh Thần tiếp nối sứ mạng của Chúa Giêsu trong chương trình cứu độ.
_ Khi đón nhận được quà tặng tình yêu là Thánh Thần đến trong cuộc đời ta thì hành vi đáp trả của chúng ta là biết HỢP TÁC với Ngài, trong các tình huống của đời sống để biến ta lại trở thành quà tặng cho mọi người. Quà tặng nối tiếp quà tặng làm cho bộ mặt thế giới biến đổi không ngừng trong niềm vui bất tận.
“ Xin dâng Chúa trăm triệu lời ca…” đúng là niềm hạnh phúc rộng lớn; vì mỗi người là một thế đứng, là một ơn gọi để HÒA đời sống chúng ta vào MẠNG của Thiên Chúa Ba Ngôi. “
Giáo xứ Tân Phú Hòa hiện nay thuộc địa bàn phường Phú Trung quận Tân Phú, Sài Gòn với số giáo dân chính thức là hơn 3.000, chưa kể số người nhập cư tham gia sinh họat phụng vụ khá đông. Giáo xứ được thành lập từ năm 1961 với số ít giáo dân. Tại vùng đầm lầy nước đọng, gần một nghĩa địa lớn, thánh đường đầu tiên được xây xong từ năm 1966. Linh mục chính xứ đầu tiên là cha Phanxicô Hoàng Ngọc Quán ( 1961 - 1974 ) kế tiếp là cha Gioan Baotixita Trần Văn Cừ ( 1974 - 1997 ) và hiện nay là Cha chính xứ đương nhiệm.
Trải qua bao thăng trầm, giáo xứ ngày một phát triển và trở thành cộng đoàn giữa khu dân cư đông đúc. Tuy đoàn thể ở giáo xứ khá ít, ngoài Hội Đồng Mục Vụ chỉ có Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, ba ca đoàn, hội Các Bà Mẹ Công Giáo và hội Dòng Ba Cát Minh nhưng ở đây lại có khá nhiều điều kiện làm chứng nhân.
Nếu tiếp xúc với người giáo dân ở đây, ai đó sẽ biết được ấn tượng trong lòng họ là cha cố chính xứ G. B Trần Văn Cừ. Theo lời anh Vinh Sơn Nguyễn Văn Quỳnh, cựu lễ sinh, thì đó là một vị mục tử nhân lành vì cha có cách chăn dắt đoàn chiên gói gọn trong các từ KHÓ NGHÈO - YÊU THƯƠNG - CHIA SẺ với những nét minh họa như sau:
_ Sẵn sàng tiếp giáo dân (không kể giờ giấc hoặc sang hèn)
_ Sống đơn giản, ít tiện nghi hiện đại (chỉ có cái quạt bàn, cái điếu thuốc lào, cái vỏ ấm chè xanh làm bằng vỏ dừa )
_ Đặt hết niềm tin vào Chúa trước công việc của cộng đoàn ( có việc gì cha mới hô hào giáo dân chung tay góp sức hoàn thành )
_ Chia sẻ với tất cả tâm tình (Khi được anh “Tuấn Suzuki” chở trên chiếc xe cà tàng rong ruỗi khắp địa bàn giáo xứ để xức dầu cho kẻ liệt, cha thường mang theo phong bì tiền để có thể trợ giúp gia đình nghèo)
_ Chan hòa, thân thương với đoàn chiên (ngày Tết, trước khi thánh lễ giao thừa kết thúc, cha cho người đóng các cổng nhà thờ rồi tặng cho giáo dân tham dự thánh lễ một món quà gì đó, giá trị chẳng là bao nhưng ai cũng hớn hở mang về nhà.)
Khi gần về với Chúa, cha nói: “Tôi sống giữa giáo dân thì xin cũng được chết giữa giáo dân “ “ Tôi không thiếu gì của ai và chẳng có ai thiếu nợ gì tôi ” Và còn nhiều chuyện kể về cha. Tất nhiên, mỗi cha xứ có cách riêng để dẫn dắt đoàn chiên của mình đến đích, nhưng không hiểu sao ấn tượng về lối sống của cha cố Gioan Baotixita làm nhiều giáo dân nhớ lâu đến thế!
Còn cha chính xứ đương nhiệm thì thích phổ biến những điều gì hay, điều gì tốt cho mọi người, như có lần VietCatholic News có bài nói về một gương tốt của một thanh niên trong giáo xứ, cha liền cho in to bài báo rồi dán cuối nhà thờ.
Kết thúc thánh lễ, lời chúc và lời chào của Đức giám mục phụ tá Giuse rất vui và dễ hiểu: “ Cầu chúc cộng đoàn giáo xứ có nhiều điều đổi mới tốt (TÂN) mọi người được giàu có (PHÚ) và là một cộng đoàn hòa bình (HÒA) như cái tên đã có từ thuở nào của giáo xứ.