Những Đồng Xu Nhỏ Xinh Xinh Của Bà Goá
(Kính tặng Bà Cố sr. Liễu Dòng MTG. Phan Thiết, Bà Cố sr. Thuỳ, Dòng Đa Minh Mân Côi Monteils, Bà Cố sr. Phượng Dòng MTG. Qui Nhơn, cùng các Bà Cố khác trên toàn cõi Việt Nam…)
Trong những cuối tháng 8 nầy, đặc biệt với “cột mốc phụng vụ” lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương (22.8), có nhiều Hội Dòng nữ Việt Nam, đặc biệt, các Hội Dòng Mến Thánh Giá, chọn cử hành lễ Khấn Dòng hoặc mừng kỷ niệm “hồng ân thánh hiến” qua những chặng đường “cam kết sống đời hiến dâng”: Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh, Kim Cương Khánh…!
Thường trong những cuộc lễ nầy, người ta thấy có lẫn nụ cười và những giọt nước mắt trên những gương mặt dễ thương thánh thiện của các nữ tu. Không vui sao được khi ngày “cam kết chọn Chúa làm gia nghiệp”, chọn “Thánh Giá Chúa Giêsu làm đối tượng duy nhất…” được cả cộng đoàn Dân Chúa hân hoan tạ ơn đồng cảm, yêu thương sẻ chia…; nhưng vẫn thấp thoáng đó đây những giọt nước mắt của trăn trở, xót xa trước một “thách đố nhân bản” đầy khắc nghiệt: rồi sẽ sống sao đây trước nỗi cô đơn của thân phận con người, của con tim yếu đuối mỏng dòn luôn đòi có điểm tựa để vỗ về an ủi??? . Hình như, chính giây phút khấn dòng, các nữ tu thường thấy rõ nhất cả một con đường dài quá khứ khắc nghiệt và xót xa, cũng như cả một tương lai mịt mờ vô định phía trước. Vì thế, không lạ gì có những “khoảng lặng”, cả những “thút thít” cắt ngang những lời cam kết !
Và điều đó không chỉ có nơi những thiếu nữ đang quỳ trên cung thánh, mà “dưới kia” trên những băng ngồi giữa lòng nhà thờ, người ta cũng thi thoảng thấy những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt nhăn nheo của những người mẹ, người cha, những bàn tay quặt vội những dòng lệ khi ý thức rõ: từ đây đứa con rứt ruột đẻ ra của mình đã không còn thuộc về mình mà là thuộc về Chúa, về Giáo Hội !
Qua những hình ảnh đó chúng ta mới thấy hết “vẻ đẹp” trong câu chuyện “hai đồng xu nhỏ của bà goá” (Lc 21, 1-4). Rất có thể, đây là một “cuộc xuất thần” của Chúa Giêsu để Ngài chợt thấy mình trong thân phận bọt bèo của những đồng xu nhỏ; và thấy hình ảnh của mẹ mình, Đức Maria, đang quạnh quẽ ngóng chờ con nơi xóm nghèo Nadarét ! Vâng, tất cả những hình ảnh đó sẽ cho chúng ta khám phá ra những vẻ đẹp rạng ngời “những đồng xu bằng xương bằng thịt của những ơn gọi tu trì” và những “bà goá nghèo” là những bậc cha mẹ chấp nhận sống cô đơn, bần hàn, túng ngặt… để sẵn sàng “dâng con cho Chúa”.
Cho dẫu trong Giáo Hội không thiếu những Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám mục, linh mục, tu sĩ… xuất thân từ những gia đình “danh gia vọng tộc”, những nhà “địa chủ quyền quý cao sang”, đông con nhiều cháu…, nhưng cũng không thiếu những gia đình nghèo nàn rách nát, những “bà goá” chỉ có một đứa con duy nhất ở những vùng sâu vùng xa, những “căn hộ nhà sàn” thuộc những sắc tộc ít người mà “ánh sáng văn minh” vẫn còn le lói xa xôi vời vợi !
Nếu Chúa Giêsu đã từng quan sát, từng cảm động và từng dạy cho các môn sinh: “Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo nầy đã bỏ vào nhiều hơn ai hết…bỏ vào đó tất cả những gì bà có để nuôi sống mình” (Lc 21, 3-4), thì Hội Thánh hôm nay, trong cơn lốc tục hoá và khủng hoảng ơn gọi, cần trân trọng nhiều hơn nữa, biết ơn nhiều hơn nữa, khám phá nhiều hơn nữa, “những đồng xu nhỏ” và “những bà goá nghèo” đang tản mác khắp nơi trên muôn vạn nẻo đường cuộc sống; những người mà Chúa Giêsu không ngại ngùng gọi là “những kẻ bé mọn được ơn mạc khải” (Mt 11, 15), và Đức Thánh Cha Phanxicô trân trọng gọi tên là “những vị thánh ở sát bên nhà chúng ta” (Gaudete et Exsultate số 7).
Vâng, đẹp làm sao, quý làm sao “những đồng xu nhỏ xinh xinh” của những bà “mẹ goá nghèo” hôm nay mang về dâng cho Chúa !
Trương Đình Hiền
(Kính tặng Bà Cố sr. Liễu Dòng MTG. Phan Thiết, Bà Cố sr. Thuỳ, Dòng Đa Minh Mân Côi Monteils, Bà Cố sr. Phượng Dòng MTG. Qui Nhơn, cùng các Bà Cố khác trên toàn cõi Việt Nam…)
Trong những cuối tháng 8 nầy, đặc biệt với “cột mốc phụng vụ” lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương (22.8), có nhiều Hội Dòng nữ Việt Nam, đặc biệt, các Hội Dòng Mến Thánh Giá, chọn cử hành lễ Khấn Dòng hoặc mừng kỷ niệm “hồng ân thánh hiến” qua những chặng đường “cam kết sống đời hiến dâng”: Ngân Khánh, Kim Khánh, Ngọc Khánh, Kim Cương Khánh…!
Thường trong những cuộc lễ nầy, người ta thấy có lẫn nụ cười và những giọt nước mắt trên những gương mặt dễ thương thánh thiện của các nữ tu. Không vui sao được khi ngày “cam kết chọn Chúa làm gia nghiệp”, chọn “Thánh Giá Chúa Giêsu làm đối tượng duy nhất…” được cả cộng đoàn Dân Chúa hân hoan tạ ơn đồng cảm, yêu thương sẻ chia…; nhưng vẫn thấp thoáng đó đây những giọt nước mắt của trăn trở, xót xa trước một “thách đố nhân bản” đầy khắc nghiệt: rồi sẽ sống sao đây trước nỗi cô đơn của thân phận con người, của con tim yếu đuối mỏng dòn luôn đòi có điểm tựa để vỗ về an ủi??? . Hình như, chính giây phút khấn dòng, các nữ tu thường thấy rõ nhất cả một con đường dài quá khứ khắc nghiệt và xót xa, cũng như cả một tương lai mịt mờ vô định phía trước. Vì thế, không lạ gì có những “khoảng lặng”, cả những “thút thít” cắt ngang những lời cam kết !
Và điều đó không chỉ có nơi những thiếu nữ đang quỳ trên cung thánh, mà “dưới kia” trên những băng ngồi giữa lòng nhà thờ, người ta cũng thi thoảng thấy những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt nhăn nheo của những người mẹ, người cha, những bàn tay quặt vội những dòng lệ khi ý thức rõ: từ đây đứa con rứt ruột đẻ ra của mình đã không còn thuộc về mình mà là thuộc về Chúa, về Giáo Hội !
Qua những hình ảnh đó chúng ta mới thấy hết “vẻ đẹp” trong câu chuyện “hai đồng xu nhỏ của bà goá” (Lc 21, 1-4). Rất có thể, đây là một “cuộc xuất thần” của Chúa Giêsu để Ngài chợt thấy mình trong thân phận bọt bèo của những đồng xu nhỏ; và thấy hình ảnh của mẹ mình, Đức Maria, đang quạnh quẽ ngóng chờ con nơi xóm nghèo Nadarét ! Vâng, tất cả những hình ảnh đó sẽ cho chúng ta khám phá ra những vẻ đẹp rạng ngời “những đồng xu bằng xương bằng thịt của những ơn gọi tu trì” và những “bà goá nghèo” là những bậc cha mẹ chấp nhận sống cô đơn, bần hàn, túng ngặt… để sẵn sàng “dâng con cho Chúa”.
Cho dẫu trong Giáo Hội không thiếu những Giáo Hoàng, Hồng Y, Giám mục, linh mục, tu sĩ… xuất thân từ những gia đình “danh gia vọng tộc”, những nhà “địa chủ quyền quý cao sang”, đông con nhiều cháu…, nhưng cũng không thiếu những gia đình nghèo nàn rách nát, những “bà goá” chỉ có một đứa con duy nhất ở những vùng sâu vùng xa, những “căn hộ nhà sàn” thuộc những sắc tộc ít người mà “ánh sáng văn minh” vẫn còn le lói xa xôi vời vợi !
Nếu Chúa Giêsu đã từng quan sát, từng cảm động và từng dạy cho các môn sinh: “Thầy bảo thật anh em: bà goá nghèo nầy đã bỏ vào nhiều hơn ai hết…bỏ vào đó tất cả những gì bà có để nuôi sống mình” (Lc 21, 3-4), thì Hội Thánh hôm nay, trong cơn lốc tục hoá và khủng hoảng ơn gọi, cần trân trọng nhiều hơn nữa, biết ơn nhiều hơn nữa, khám phá nhiều hơn nữa, “những đồng xu nhỏ” và “những bà goá nghèo” đang tản mác khắp nơi trên muôn vạn nẻo đường cuộc sống; những người mà Chúa Giêsu không ngại ngùng gọi là “những kẻ bé mọn được ơn mạc khải” (Mt 11, 15), và Đức Thánh Cha Phanxicô trân trọng gọi tên là “những vị thánh ở sát bên nhà chúng ta” (Gaudete et Exsultate số 7).
Vâng, đẹp làm sao, quý làm sao “những đồng xu nhỏ xinh xinh” của những bà “mẹ goá nghèo” hôm nay mang về dâng cho Chúa !
Trương Đình Hiền