Giữa những con đưòng trong thời đại của chúng ta mà Giáo Hội cần phải theo đuổi, đó là một con đường duy nhất, con đường này đã được thử nghiệm qua nhiều thế kỷ và chính con đường này mới hướng dẫn con người đến tương lai.”Con đường Chúa Giêsu Kitô dẫn chúng ta về đến nhà Cha”. Đó cũng là con đường mà tất cả mọi người cần phải bước theo.

”Trên con đường này Chúa Kitô đến với nhân loại, cũng trên con đường này Chúa Kitô kết hợp với mỗi người, Giáo Hội không thể bị chận đứng lại bởi một cá nhân nào. Sự lợi ích trần thế và lợi ích vĩnh cửu của con người đòi hỏi như vậy. Giáo hội không thể dửng dưng với những gì làm lợi ích cho con ngưòi, cũng như Giáo Hội cũng không thể dửng đưng trước những đe dọa làm hại con người.

“Đìều cần thiết là nhận định con người trong sự thật toàn diện trong mọi chiều hướng. Cũng không phải là con người “trừu tượng” mà con người thật sự, con người “hiện hữu”, con người lịch sử. Con người chính là con đường mà Giáo Hội phải theo đuổi để hoàn thành sứ mệnh của mình: đó là con đường căn bản của Giáo Hội, con đường được Chúa Kitô vạch sẵn, con đường bất di bất dịch, trải dài từ mầu nhiệm Nhập Thể đến Cứu Chuộc.”

Tông thư Redemptor hominis, ngày 15 tháng 3 năm 1979

Người phụ nữ

“Người đàn ông và người đàn bà được gọi từ thưở ban đầu không phải chỉ để sống bên nhau hay sống chung với nhau, nhưng là để sống cho nhau (…) Sự bình đẳng giữa người đàn ông và mgười đàn bà tạo thành một căn bản rõ ràng về phẩm giá và ơn gọi của người phụ nữ (…).

“Chúa chỉ gọi những người đàn ông làm tông đồ, Chúa Kitô đã hành động trong tự do và vương quyền. Khi thiết lập Thánh Thể, thì Chúa đã liên kết một cách rõ ràng chức vị linh mục cho các Tông đồ.”

“Như vậy không còn một nghi nan nào về một vấn đề hết sức quan trọng về thể chế rất thánh của Giáo Hội, tôi tuyên bố là Giáo Hội không bàn cải về việc phong chức thánh linh mục cho người phụ nữ và quyết định này phải được mọi người tín hữu tôn trọng.”

Tông Thư Mulieris Dignitatem, ngày 15 tháng 8 năm 1988 và

Tông Thư Ordinatio Sacerdotatis, ngày 22 tháng 5 năm 1994

Bảo vệ sự sống

“Thế kỷ XX được xem như một thời kỳ có những cuộc tàn sát tập thể mạng sống con người, một thời kỳ có nhiều cuộc chiến đẫm máu và những cuộc tàn sát sự sống của những người vô tội mà nay vẫn còn đang tiếp diên (…) Người ta đòi hỏi quyền phá thai, trợ tử nhưng đó chính thật là những tôi giết người. Người ta cho đây là những giải pháp dành cho những cá nhân hoặc là những giải pháp cho vấn đề xã hội!

Nhưng đây thật là một cuộc tàn sát những kẻ vô tội !

“Ma túy, lạm dụng quá đáng rượu mạnh, khiêu dâm và tính dục đồi trụy, bạo lực: đây là những vấn đề trầm trọng đòi hỏi đáp ứng nghiêm chỉnh của cộng đồng xã hội, trên bình diện quốc qia và quốc tế. Nhưng đây cũng là những thảm cảnh mà cá nhân phải đối diện bằng những hành động thiết thực như lòng bác ái và tương thân và tương trợ, bằng cách đổi mới hoàn toàn trách nhiệm của cá nhân trước thiên nhan Chúa, trước tha nhân và trước lương tâm của chính mình. Chúng ta là người bảo vệ cọng đồng anh em của chúng ta.

“ Văn hóa của sự sống có nghĩa là tôn trọng thiên nhiên và bảo vệ công trình sáng tạo của Thiên Chúa. Đặt biệt là tôn trọng sự sống của con người từ lúc mới thu thai đến lúc chấm dứt theo tự nhiên”.

“Văn hóa của sự sống có nghĩa là phục vụ giúp đỡ những người thiếu may mắn, những người nghèo khổ và những kẻ bị áp bức, bởi vì công lý và tự do luôn đi đôi với nhau và chỉ thực hiện được khi tất cả mọi người cùng đều hưởng ứng”.

“Văn hóa của sự sống có nghĩa là ân sủng của Thiên Chúa ban cho chúng ta giá trị và nhân phẩm được làm người, là tình bạn hữu mà Chúa ban cho chúng ta trên con đường lữ hành đi đến cỏi sống đời đời”.

Ngày Quốc Tế Giới Trẻ, Denver ngày 14 tháng 8 năm 1993.

Lợi nhuận

“Nếu dưới danh xưng “tư bản”, mà người ta gán cho một hệ thống kinh tế nhìn nhận vai trò thiết yếu và tích cực trong việc kinh doanh, thị trường, tư sản và trách nhiệm trong các phương thức sản xuất, tự do sáng kiến trong lảnh vực kinh tế, câu trả lời chắc chắn là rất tích cực, và có thể rất đúng khi nói về “kinh tế sản xuất”, hay “kinh tế thị trường”, hay đơn giản là “kinh tế tự do”

“Nhưng nếu “tư bản” ở trong địa hạt kinh tế với một hệ thống tự do hoàn toàn mà không có những định chế pháp luật chặt chẻ kiểm soát hầu phục vụ cho tự do căn bản của con người và thích hợp với khuôn khổ luân lý và tín ngưỡng, thì câu trả lời chắc chắn là rất tiêu cực.

Tông Thư Centesimus annus, ngày 2 tháng 2 năm 1991

(Trích báo Le Monde 03.04.05)