Bắt đầu từ đêm canh thức ngày thứ Bảy tuần Thánh đón mừng Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại, lời ca mừng reo hò Halleluia được cất hát xướng lên trọng thể ba lần loan báo tin mừng Chúa Giêsu phục sinh sống lại từ cõi chết.
Và rồi trong suốt mùa mừng lễ Chúa phục sinh, cùng trong mùa phụng vụ thường niên lời ca tụng Halleluja cũng được xướng hát lên trước khi đọc bài phúc âm trong thánh lễ Misa.
Đâu là ý nghĩa lời ca tụng reo mừng Halleluja?
Câu ca tụng reo mừng Halleluja cùng với câu Amen, câu Hosianna là những câu chữ bắt nguồn từ tiếng Do Thái được dùng phổ biến sâu rộng nhất trên thế giới, nhất là trong các kinh phụng vụ Giáo Hội Công Giáo.
Hallelu mang ý nghĩa „ ca tụng“, còn chữ -Ja ở cuối ẩn chứa viết tắt chữ „Jahwe“, mà trong Kinh Thánh được phiên dịch là „Thiên Chúa“. Như thế Halleluja nói lên tâm tình ý nghĩa sâu xa „ Hãy ca tụng Thiên Chúa!“.
Halleluja là cách chuyển trong tiếng Đức từ ngôn ngữ Do Thái הַלְּלוּיָהּ (hallelu-Jáh). Theo tiếng Latinh viết là Alleluia có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp „ἁλληλουϊά“. Vì trong tiếng Hy Lạp không có mẫu tự h.
Câu tung hô Halleluja trong các Thánh Vịnh phần Cựu ước có tới 23 lần: TV. 104,35; 105,45; 106,1.48; 111,1; 112,1; 113,1.9; 115,18; 116,19; 117,2; 135,1.21; 146,1.10; 147,1.20; 148,1.14; 149,1.9; 150,1.6.
Các Thánh vịnh từ 112 tới 118 theo cung cách truyền thống đều bắt đầu bằng câu Hallel : Hãy ca ngợi.
Câu HaleluJah có trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan bốn lần ( KH 19,1–6).
Dựa theo phụng vụ Do Thái, các tín hữu Chúa Kitô ngay từ thời sơ khai đã nói lên vui mừng cùng ngợi thành Giêrusalem trên trời bằng lời Halleluja : „ Các cửa thành Giê-ru-sa-lem vang tiếng ca hoan hỷ, mọi nhà sẽ cùng hát: "Ha-lê-luj-a!„ (Sách Tobia 13,18)
Bằng lời ca ngợi Halleluja trong sách Khải Huyền, Con Chiên Thiên Chúa được tung hô ca mừng là người chiến thắng: "Ha-lê-luj-a!Thiên Chúa ta thờ là Đấng cứu độ, Đấng vinh hiển uy quyền! (Kh 19,1.)
Chữ Halleluja là chữ rất cổ xưa có từ thời kinh thánh được các vị Tư Tế xướng lên và dân chúng tín hữu lặp lại trong lễ nghi phụng vụ, để ca tụng Thiên Chúa
Câu chữ Halleluja được dùng đọc hay hát lên trong các lời Kinh phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, nhưng không dịch ra các ngôn ngữ địa phương, mà giữ nguyên chữ như vậy, tương tự như tiếng Amen, chữ Hosiana.
Halleluja là lời hát diễn tả niềm hy vọng trong lúc gặp khủng hoảng. Hy vọng luôn luôn là dấu chỉ về một tương lai mới như trong Thánh Vịnh 112 đã có lời cầu nguyện: „ Halleluja. Hạnh phúc thay, người kính sợ CHÚA, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban.“ (Tv 112, 1)
Lời ca tụng Halleluja này không là thứ tiếng reo hò qua môi miệng bên ngoài, nhưng liên quan mật thiết với tâm tình lòng yêu mến và tin tưởng sâu thẳm từ trong tâm hồn.
Trong đời sống khi người nào nói lời ca tụng ai, là họ muốn biểu lộ tình thân thiết gắn bó với người được ca tụng. Và qua đó muốn nói lên: Bạn đã làm điều tốt, điều hay chính đáng phải lẽ!
Cũng thế, khi người tín hữu Chúa Kitô nói hát lời ca tụng Halleluja, muốn biểu lộ tấm lòng chân thành của mình với Thiên Chúa: Lạy Thiên Chúa, con hướng nhìn về Chúa. Trong niềm vui mừng hân hoan con ca hát chúc tụng Chúa. Vì Chúa đã thực hiện điều tốt lành thánh thiện cho chúng con!
Lời ca tụng Halleluja không do các tín hữu Chúa Kitô phát minh ra. Nhưng đã có gốc rễ ăn sâu trong lịch sử của dân Do Thái từ hàng ngàn năm rrước đó rồi. Vì thế họ đã viết những Thánh Vịnh Hallel- Ca tụng Thiên Chúa Giavê.
Chúa Giêsu Kitô sinh trưởng trên trần gian là người Do Thái có nếp sống giữ đạo Do Thái đạo đức. Nên Ngài đã cùng đọc cầu nguyện bằng Thánh vịnh Hallel cùng ca hát những Thánh Vịnh Hallel trong các Hội Đường, để ca tụng ngợi khen Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa đã sáng tạo công trình vũ trụ thiên nhiên cho mọi loài sinh sống, vì Thiên Chúa đã cứu giải thoát dân ra khỏi cảnh tù tội nô lệ bên Aicập cho được sống trong tự do trên quê hương đất nước của mình.
Hai biến cố lịch sử sáng tạo này là căn bản này luôn thuộc về đêm canh thức phục sinh trong Giáo hội. Thiên Chúa đã trao tặng con người không gian và sự tự do cho đời sống. Đón mừng Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại là biến cố sáng tạo mới, mà Thiên Chúa thực hiện cho con người được thoát khỏi hình phạt xiềng xích nô lệ của tội lỗi. Vì thế, người tín hữu Chúa Giêsu Kitô cùng với dân Do Thái hát lời ca tụng Halleluja, bài ca ngợi tạ ơn của những người được cứu độ giải thoát.
Năm nay 2020, người tín hữu Chúa Kitô trên khắp trần gian không có cơ hội cùng chung mừng lễ Chúa Giêsu Kitô phục sinh long trọng như mọi năm trước. Vì hoàn cảnh bệnh dịch do vi trùng Corona lây lan nguy hiểm đe dọa sức khoẻ sự sống con người. Nên mọi sinh hoạt lễ nghi phụng vụ mục vụ bị giới hạn thu hẹp tạm ngưng đình hoãn, để cùng phòng chống tình trạng bệnh dịch lây lan truyền nhiễm lan rộng.
Lẽ dĩ nhiên, các lễ nghi phụng vụ Giáo hội cũng được cử hành thu hẹp trong giới hạn về không gian, thời gian và số người tham dự, và được trực tiếp truyền hình trên các hệ thống kênh truyền hình, truyền thanh. Nhưng đó cũng chỉ là một phần nào bù đắp vào sự thiếu thốn giới hạn cùng xa cách không gian thôi. Nó thiếu không khí linh thiêng sống động, thiếu thốn trống vắng không khí cùng chung mừng vui đọc kinh ca hát gặp gỡ.
Và do đó, lời Halleluja ca tụng mừng kính Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại trong đêm thánh sáng tạo mới và trong các nghi lễ phụng vụ biến thành lời cầu nguyện:
Xin Thiên Chúa, Đấng sáng tạo cùng nuôi dưỡng gìn giữ vũ trụ thiên nhiên,
Đắng đã cứu độ giải thoát dân Do Thái thoát khỏi cảnh nô lệ bên Aicập,
và đã đánh thức cho Chúa Giêsu Kitô chỗi dậy sống lại từ cõi chết,
gìn giữ ban cho thế giới loài con người ân đức chúc lành, cho chúng con sống bằng an mạnh khoẻ mau sớm được giải thoát cứu nguy khỏi bệnh dịch hoành hành đe dọa loài người. Amen.
Lễ mừng Chúa phục sinh 12.04.2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Và rồi trong suốt mùa mừng lễ Chúa phục sinh, cùng trong mùa phụng vụ thường niên lời ca tụng Halleluja cũng được xướng hát lên trước khi đọc bài phúc âm trong thánh lễ Misa.
Đâu là ý nghĩa lời ca tụng reo mừng Halleluja?
Câu ca tụng reo mừng Halleluja cùng với câu Amen, câu Hosianna là những câu chữ bắt nguồn từ tiếng Do Thái được dùng phổ biến sâu rộng nhất trên thế giới, nhất là trong các kinh phụng vụ Giáo Hội Công Giáo.
Hallelu mang ý nghĩa „ ca tụng“, còn chữ -Ja ở cuối ẩn chứa viết tắt chữ „Jahwe“, mà trong Kinh Thánh được phiên dịch là „Thiên Chúa“. Như thế Halleluja nói lên tâm tình ý nghĩa sâu xa „ Hãy ca tụng Thiên Chúa!“.
Halleluja là cách chuyển trong tiếng Đức từ ngôn ngữ Do Thái הַלְּלוּיָהּ (hallelu-Jáh). Theo tiếng Latinh viết là Alleluia có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp „ἁλληλουϊά“. Vì trong tiếng Hy Lạp không có mẫu tự h.
Câu tung hô Halleluja trong các Thánh Vịnh phần Cựu ước có tới 23 lần: TV. 104,35; 105,45; 106,1.48; 111,1; 112,1; 113,1.9; 115,18; 116,19; 117,2; 135,1.21; 146,1.10; 147,1.20; 148,1.14; 149,1.9; 150,1.6.
Các Thánh vịnh từ 112 tới 118 theo cung cách truyền thống đều bắt đầu bằng câu Hallel : Hãy ca ngợi.
Câu HaleluJah có trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan bốn lần ( KH 19,1–6).
Dựa theo phụng vụ Do Thái, các tín hữu Chúa Kitô ngay từ thời sơ khai đã nói lên vui mừng cùng ngợi thành Giêrusalem trên trời bằng lời Halleluja : „ Các cửa thành Giê-ru-sa-lem vang tiếng ca hoan hỷ, mọi nhà sẽ cùng hát: "Ha-lê-luj-a!„ (Sách Tobia 13,18)
Bằng lời ca ngợi Halleluja trong sách Khải Huyền, Con Chiên Thiên Chúa được tung hô ca mừng là người chiến thắng: "Ha-lê-luj-a!Thiên Chúa ta thờ là Đấng cứu độ, Đấng vinh hiển uy quyền! (Kh 19,1.)
Chữ Halleluja là chữ rất cổ xưa có từ thời kinh thánh được các vị Tư Tế xướng lên và dân chúng tín hữu lặp lại trong lễ nghi phụng vụ, để ca tụng Thiên Chúa
Câu chữ Halleluja được dùng đọc hay hát lên trong các lời Kinh phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo, nhưng không dịch ra các ngôn ngữ địa phương, mà giữ nguyên chữ như vậy, tương tự như tiếng Amen, chữ Hosiana.
Halleluja là lời hát diễn tả niềm hy vọng trong lúc gặp khủng hoảng. Hy vọng luôn luôn là dấu chỉ về một tương lai mới như trong Thánh Vịnh 112 đã có lời cầu nguyện: „ Halleluja. Hạnh phúc thay, người kính sợ CHÚA, những ưa cùng thích mệnh lệnh Chúa truyền ban.“ (Tv 112, 1)
Lời ca tụng Halleluja này không là thứ tiếng reo hò qua môi miệng bên ngoài, nhưng liên quan mật thiết với tâm tình lòng yêu mến và tin tưởng sâu thẳm từ trong tâm hồn.
Trong đời sống khi người nào nói lời ca tụng ai, là họ muốn biểu lộ tình thân thiết gắn bó với người được ca tụng. Và qua đó muốn nói lên: Bạn đã làm điều tốt, điều hay chính đáng phải lẽ!
Cũng thế, khi người tín hữu Chúa Kitô nói hát lời ca tụng Halleluja, muốn biểu lộ tấm lòng chân thành của mình với Thiên Chúa: Lạy Thiên Chúa, con hướng nhìn về Chúa. Trong niềm vui mừng hân hoan con ca hát chúc tụng Chúa. Vì Chúa đã thực hiện điều tốt lành thánh thiện cho chúng con!
Lời ca tụng Halleluja không do các tín hữu Chúa Kitô phát minh ra. Nhưng đã có gốc rễ ăn sâu trong lịch sử của dân Do Thái từ hàng ngàn năm rrước đó rồi. Vì thế họ đã viết những Thánh Vịnh Hallel- Ca tụng Thiên Chúa Giavê.
Chúa Giêsu Kitô sinh trưởng trên trần gian là người Do Thái có nếp sống giữ đạo Do Thái đạo đức. Nên Ngài đã cùng đọc cầu nguyện bằng Thánh vịnh Hallel cùng ca hát những Thánh Vịnh Hallel trong các Hội Đường, để ca tụng ngợi khen Thiên Chúa. Vì Thiên Chúa đã sáng tạo công trình vũ trụ thiên nhiên cho mọi loài sinh sống, vì Thiên Chúa đã cứu giải thoát dân ra khỏi cảnh tù tội nô lệ bên Aicập cho được sống trong tự do trên quê hương đất nước của mình.
Hai biến cố lịch sử sáng tạo này là căn bản này luôn thuộc về đêm canh thức phục sinh trong Giáo hội. Thiên Chúa đã trao tặng con người không gian và sự tự do cho đời sống. Đón mừng Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại là biến cố sáng tạo mới, mà Thiên Chúa thực hiện cho con người được thoát khỏi hình phạt xiềng xích nô lệ của tội lỗi. Vì thế, người tín hữu Chúa Giêsu Kitô cùng với dân Do Thái hát lời ca tụng Halleluja, bài ca ngợi tạ ơn của những người được cứu độ giải thoát.
Năm nay 2020, người tín hữu Chúa Kitô trên khắp trần gian không có cơ hội cùng chung mừng lễ Chúa Giêsu Kitô phục sinh long trọng như mọi năm trước. Vì hoàn cảnh bệnh dịch do vi trùng Corona lây lan nguy hiểm đe dọa sức khoẻ sự sống con người. Nên mọi sinh hoạt lễ nghi phụng vụ mục vụ bị giới hạn thu hẹp tạm ngưng đình hoãn, để cùng phòng chống tình trạng bệnh dịch lây lan truyền nhiễm lan rộng.
Lẽ dĩ nhiên, các lễ nghi phụng vụ Giáo hội cũng được cử hành thu hẹp trong giới hạn về không gian, thời gian và số người tham dự, và được trực tiếp truyền hình trên các hệ thống kênh truyền hình, truyền thanh. Nhưng đó cũng chỉ là một phần nào bù đắp vào sự thiếu thốn giới hạn cùng xa cách không gian thôi. Nó thiếu không khí linh thiêng sống động, thiếu thốn trống vắng không khí cùng chung mừng vui đọc kinh ca hát gặp gỡ.
Và do đó, lời Halleluja ca tụng mừng kính Chúa Giêsu Kitô phục sinh sống lại trong đêm thánh sáng tạo mới và trong các nghi lễ phụng vụ biến thành lời cầu nguyện:
Xin Thiên Chúa, Đấng sáng tạo cùng nuôi dưỡng gìn giữ vũ trụ thiên nhiên,
Đắng đã cứu độ giải thoát dân Do Thái thoát khỏi cảnh nô lệ bên Aicập,
và đã đánh thức cho Chúa Giêsu Kitô chỗi dậy sống lại từ cõi chết,
gìn giữ ban cho thế giới loài con người ân đức chúc lành, cho chúng con sống bằng an mạnh khoẻ mau sớm được giải thoát cứu nguy khỏi bệnh dịch hoành hành đe dọa loài người. Amen.
Lễ mừng Chúa phục sinh 12.04.2020
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long