Trong nền văn chương Trung Quốc với tác phẩm Tỳ Bà Hành, ngoài những lời miêu tả âm thanh sống động thần tình vang lên từ ngón đàn của người ca nữ, Bạch Cư Dị còn nắm bắt được cả khoảnh khắc ngưng lặng kì diệu của tiếng đàn:“Thử thời vô thanh thắng hữu thanh” (Tiếng tơ lặng ngắt bấy giờ càng hay – Phan Huy Vịnh dịch)
Vâng! Cách đây không lâu, trên mạng xã hội có ghi lại bộ phim “Wuhan: The Long Night” (Đêm Trường Vũ Hán). Đây là một bộ phim tài liệu ngắn ra đời tại trung tâm thành phố Vũ Hán, do Sidan, một nhiếp ảnh gia trong đoàn làm phim ghi lại sau khi anh bị kẹt ở lại Vũ Hán trong cơn đại dịch Corona virus bùng phát và lệnh phong tỏa toàn thành phố Vũ Hán ngày 23/01/2020.
Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, là “đại bản doanh” của thế giới công nghiệp lớn nhất Trung Quốc. Đây cũng là trung tâm nghệ thuật và học thuật nổi tiếng của nước này. Với phong cách mang đậm nét cổ kính và hiện đại, nơi đây không chỉ là thành phố du lịch nổi tiếng mà còn là thành phố phát triển kinh tế, thương mại, tài chính,vận tải và công nghệ thông tin... Thế nhưng, kể từ khi "Corona virus" xuất hiện, lệnh phong tỏa ban hành, bộ mặt của Vũ Hán đã thay đổi hoàn toàn. Những gì trong đoạn video clip ghi lại chỉ là một đêm đường tan thương. Con đường Zihan đông đúc, tấp nập ngày nào giờ đột nhiên vắng tanh chỉ thấp thoáng vài người qua lại trong bộ dạng buồn rầu thê thảm. Con sông Dương Tử giờ cũng chỉ lăn tăn vài đợt sóng lẻ loi, cô độc thấp thoáng một bóng người xa xa bước đi trong thất vọng; và đặc biệt hơn là hình ảnh người đàn ông bên cửa sổ cất cao giọng hát bài "Quê hương tôi" nghe như một nỗi xót xa của cõi lòng khi nhìn thấy quê hương đang đi vào bóng tối của sự dữ.
Khung cảnh chết chóc, buồn thảm, tiêu điều trên đường phố của Vũ Hán ấy giờ đã lây lan nhiều nơi trên thế giới. Mọi hoạt động của xã hội đang bị tê liệt. Học sinh không đến trường, khu vui chơi, du lịch đóng cửa, kinh doanh tạm ngưng… Đặc biệt, trong lãnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, nhất là đối với nhịp sống đức tin của người Công Giáo, tất cả mọi sinh hoạt đều như ngừng lại, trong đó, một cử hành quan trọng nhất của cộng đoàn là Thánh lễ cũng phải tạm dừng. Nhìn lại lịch sử ta thấy ngay cả thời chiến, thời cấm cách sát hại đạo cách tàn nhẫn nhưng chưa bao giờ phải dừng Thánh lễ, vậy mà hôm nay toàn thế giới phải dừng ngay Thánh lễ mặc dù đang thời điểm lễ Phục sinh.
Ta thấy virus corona không chỉ là dịch bệnh lây lan mà còn lây nhiễm trong xã hội cảm giác bất an, sợ hãi và rệu rã. Đại dịch Covid -19 giờ đây thực sự đã khiến cho nhân loại hết tự phụ về khả năng kiểm soát hay khả năng bất khả chiến bại từ sức mạnh của khoa học công nghệ hay quyền lực của mình.
Trước tình trạng đó mỗi người chúng ta cần dừng lại để tìm cho mình một "khoảng lặng" trong tâm hồn. Lặng để nghe tiếng Chúa, lặng để tìm lại mình và nhận biết mình là ai trong vũ trụ này. Lặng để thấy được sự bất lực của con người và sự cao cả của Thiên Chúa. Tìm ra "khoảng lặng" giữa một thế giới xô bồ, vàng thau lẫn lộn, một thế giới của quyền lực và bạo lực, một thế giới của giàu sang và hưởng thụ, một thế giới của mưu mô giả tạo, một thế giới mà con người tự sắp đặt cho cuộc đời mình, một thế giới làm cho con người phải đảo điên và mất niềm tin vào Đấng tối cao.
Thế nhưng, cái trật tự mà lâu nay con người tự sắp xếp ấy giờ đây lại bị đảo lộn và hầu như bị phá đổ hoàn toàn bởi một “cô” rất nhỏ bé, áp lực của sự chết đang cận kề và có thể đến với bất cứ ai. Lẽ thường chúng ta có quyền nhìn thấy mặt người thân trong những phút cuối của cuộc đời; nhưng vì sự hiện diện của “cô” thì con người bắt đầu đi vào sự cô đơn tột cùng, nhất là khi bị nhiễm bệnh, họ ra đi “một mình đơn độc” từ gia đình đến bệnh viện rồi ra nghĩa trang. Dù họ là ai, giàu hay nghèo, quyền thế hay rẻ mạt cùng đinh đều phải chung một số phận là đi trong âm thầm không một lời tiễn biệt của người thân, đi trong sự bất lực. Những gì lâu nay con người cố bám chặt giờ đành để mất, những gì lâu nay con người tìm cách chối từ thì giờ lại bám víu cầu xin. Vâng! Hơn lúc nào hết giờ đây con người chỉ còn bám víu trông cậy vào Đấng Tối Cao, Đấng mà lâu nay phe này nhóm nọ giáo phái kia cách này hay cách khác bài trừ bác bỏ.
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã một lần trải qua cô đơn của sự phản bội, bế tắc trong cuộc sống, đảo điên trong công việc…; đôi lúc cảm thấy thế giới này như quay lưng lại với mình…; và rồi cuộc đời cứ quay cuồng trong cỗ máy của sự tất bật hối hả, tiền tài, danh vọng, chức trọng quyền cao… Những lúc đó chúng ta cần một "khoảng lặng" để bình tâm nhìn nhận vấn đề, một "khoảng lặng" để lấy lại sinh lực sau những cuộc chạy đua mệt mỏi với thời gian. "Khoảng lặng" không phải là một đại dương yên tĩnh mà chính là những đợt sóng ngầm. Đó là chân lý của nghệ thuật và cũng là chân lý của cuộc sống trong thời đại hôm nay. Đây là một chân lý đáng để chúng ta, những người sống đời thánh hiến suy gẫm.
Biến cố xuất hành, dân Do Thái đi trong sa mạc, không đồ ăn thức uống, dịch bệnh lan tràn, dân chúng kêu la thảm thiết hầu như tuyệt vọng. Họ chỉ còn một niềm cậy trông duy nhất là cột lửa dẫn đường ban đêm và cột mây dẫn lối ban ngày “Đức Chúa đi đằng trước họ: ban ngày thì ở trong cột mây để dẫn đường, ban đêm thì ở trong cột lửa để soi sáng, nên họ có thể đi cả ban ngày lẫn ban đêm. Ban ngày cột mây đi trước dân không rời, ban đêm cột lửa cũng vậy” (Xh 13, 21– 22). Dân Do Thái lúc này hầu như cậy trông phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa vì đã bất lực. Cả ngày đêm chỉ ở trong lều trại chờ Manna từ trời ban xuống.
Phải chăng đại dịch Covid-19 làm cho chúng ta sống lại cảnh Xuất hành của dân Do Thái ngày xưa, chỉ ở trong lều trại và đón nhận lương thực từ trời cao, quây quần bên nhau trong lều trại. Hôm nay chúng ta cũng ở lại, ở lại trong gia đình, nơi mà lâu nay chưa từng có bữa cơm chung, chưa từng ngồi lại nhau để đối thoại, lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông và tha thứ. Hơn thế nữa, chúng ta những người sống đời thánh hiến, chúng ta cũng không sao tránh khỏi quỹ đạo của sự bôn ba tất bật ấy mà nhiều khi quên đi mối tương quan thân tình với Chúa, với tha nhân. Vẫn có đó nhưng có lẽ chưa mật thiết và thân tình vì thời gian quá vội vã với công việc bổn phận; đôi lúc cũng ao ước tìm cho mình một khoảng lặng riêng tư với Chúa, được ở lại với Chúa nhưng áp lực công việc cứ mãi xoay vần, đè nặng, kéo lôi... Đẹp biết bao lúc này đây mỗi người chúng ta đang có “một thời thuận tiện” để tìm cho mình một "khoảng lặng", để nhìn lại những gì đã qua; một "khoảng lặng" để hiểu nhau hơn, vui hơn và hạnh phúc hơn để từ đó tìm cho mình một hướng đi và tiến xa hơn nữa trên hành trình dâng hiến.
Đối với người họa sĩ, "khoảng lặng" có thể là khoảng tối trong bức tranh. Với cái nhìn khách quan thì ta không thấy được vẻ đẹp của khoảng tối ấy nhưng đối với con mắt của người nghệ sĩ thì khoảng tối ấy mang một ý nghĩa rất quan trọng trong tác phẩm của mình; đó có thể là một nỗi niềm tâm sự hay một thông điệp cho mọi người.
Trong cuộc sống, đã bao giờ bạn tìm thấy "khoảng lặng" cho riêng mình? Đối với người tu sĩ, "khoảng lặng" đó có thể là giây phút đưa mình ra khỏi dòng chảy của cuộc đời đầy bon chen, toan tính để lòng mình được lắng đọng, suy nghĩ và cầu nguyện. "Khoảng lặng" đó cũng có thể là khi ta trút gánh nặng trên đôi vai của mình mà lâu nay nó đã kéo ghì ta xuống làm cho cuộc sống thêm nặng nề ngột ngạt. "Khoảng lặng" ấy đôi khi là tiếng gào thét của con tim bao lần vấp ngã, phản bội đớn đau với những vết thương lòng đáng sợ...Chỉ trong cõi thinh lặng ta mới tìm lại được chính mình mà hình như lâu nay ta đã đánh mất. Giờ đây Chúng ta hãy để cho cơn gió mát của "khoảng lặng" đi vào từng ngõ ngách trong tâm hồn mình và hãy cảm nhận cuộc đời này bằng tất cả trái tim. Đôi lúc bước đi trong "khoảng lặng" ta tưởng mình như cô đơn, lạc lõng nhưng thực ra Chúa đang đi bên mình. Phải chăng giờ đây ta cần một "khoảng lặng" để dìm mình trong đại dương bao la của Chúa và quên đi mọi xáo động của cuộc sống gây bất ổn cho tâm hồn.
Nhà thơ Bạch Cư Dị một cách nào đó cho ta có cảm giác như tất cả không gian của bến Tầm Dương sông nước lạnh lẽo, mênh mông trong thời khắc đêm khuya vắng vẻ, tĩnh mịch đã ngưng đọng vào tiếng đàn của người ca nữ "Tiếng tơ lặng ngắt bấy giờ càng hay". Nhưng cái khoảnh khắc im lặng ấy như có ý để người nghe hoà mình vào tiếng đàn, cảm nhận rõ hơn về cái hay của nghệ thuật. Nghe một bản nhạc đâu chỉ là ta nghe tiếng đàn với tiết tấu của âm thanh nhưng còn là cảm nhận được khúc tâm tình ẩn chứa bên trong "khoảng lặng" của tiếng đàn ấy.
Giữa dòng đời xô bồ tất bật đẩy đưa, con người cứ hối hả chạy theo nhịp sống hiện đại, biến mình thành một cỗ máy, mỗi người chịu một áp lực riêng theo bậc sống của mình, cuộc sống con người như bị mọi thứ bủa vây, giăng mắc. Những lúc như thế có lẽ chúng ta cũng nên dành cho mình một khoảng lặng để tìm lại sự bình an, để lắng nghe nhau, lắng nghe chính mình, lắng nghe tiếng Chúa, nghe từng nhịp đập của con tim và thấu hiểu đời nhau. Nếu cuộc đời là một bản nhạc hỗn hợp với những nốt thăng trầm thì "khoảng lặng" chính là những nốt trầm da diết giúp chúng ta cân bằng cuộc sống. Mỗi người chỉ cần một "khoảng lặng" rất nhỏ nhưng đủ để chúng ta yêu thương và giữ lấy tình yêu đối với mọi người. Ước gì mỗi người chúng ta luôn tìm được cho mình một "khoảng lặng" giữa thế giới đang đảo điên với đại dịch Covid-19 này.
Nt. Anna Hiền Linh - MTGQN
Vâng! Cách đây không lâu, trên mạng xã hội có ghi lại bộ phim “Wuhan: The Long Night” (Đêm Trường Vũ Hán). Đây là một bộ phim tài liệu ngắn ra đời tại trung tâm thành phố Vũ Hán, do Sidan, một nhiếp ảnh gia trong đoàn làm phim ghi lại sau khi anh bị kẹt ở lại Vũ Hán trong cơn đại dịch Corona virus bùng phát và lệnh phong tỏa toàn thành phố Vũ Hán ngày 23/01/2020.
Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, là “đại bản doanh” của thế giới công nghiệp lớn nhất Trung Quốc. Đây cũng là trung tâm nghệ thuật và học thuật nổi tiếng của nước này. Với phong cách mang đậm nét cổ kính và hiện đại, nơi đây không chỉ là thành phố du lịch nổi tiếng mà còn là thành phố phát triển kinh tế, thương mại, tài chính,vận tải và công nghệ thông tin... Thế nhưng, kể từ khi "Corona virus" xuất hiện, lệnh phong tỏa ban hành, bộ mặt của Vũ Hán đã thay đổi hoàn toàn. Những gì trong đoạn video clip ghi lại chỉ là một đêm đường tan thương. Con đường Zihan đông đúc, tấp nập ngày nào giờ đột nhiên vắng tanh chỉ thấp thoáng vài người qua lại trong bộ dạng buồn rầu thê thảm. Con sông Dương Tử giờ cũng chỉ lăn tăn vài đợt sóng lẻ loi, cô độc thấp thoáng một bóng người xa xa bước đi trong thất vọng; và đặc biệt hơn là hình ảnh người đàn ông bên cửa sổ cất cao giọng hát bài "Quê hương tôi" nghe như một nỗi xót xa của cõi lòng khi nhìn thấy quê hương đang đi vào bóng tối của sự dữ.
Khung cảnh chết chóc, buồn thảm, tiêu điều trên đường phố của Vũ Hán ấy giờ đã lây lan nhiều nơi trên thế giới. Mọi hoạt động của xã hội đang bị tê liệt. Học sinh không đến trường, khu vui chơi, du lịch đóng cửa, kinh doanh tạm ngưng… Đặc biệt, trong lãnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, nhất là đối với nhịp sống đức tin của người Công Giáo, tất cả mọi sinh hoạt đều như ngừng lại, trong đó, một cử hành quan trọng nhất của cộng đoàn là Thánh lễ cũng phải tạm dừng. Nhìn lại lịch sử ta thấy ngay cả thời chiến, thời cấm cách sát hại đạo cách tàn nhẫn nhưng chưa bao giờ phải dừng Thánh lễ, vậy mà hôm nay toàn thế giới phải dừng ngay Thánh lễ mặc dù đang thời điểm lễ Phục sinh.
Ta thấy virus corona không chỉ là dịch bệnh lây lan mà còn lây nhiễm trong xã hội cảm giác bất an, sợ hãi và rệu rã. Đại dịch Covid -19 giờ đây thực sự đã khiến cho nhân loại hết tự phụ về khả năng kiểm soát hay khả năng bất khả chiến bại từ sức mạnh của khoa học công nghệ hay quyền lực của mình.
Trước tình trạng đó mỗi người chúng ta cần dừng lại để tìm cho mình một "khoảng lặng" trong tâm hồn. Lặng để nghe tiếng Chúa, lặng để tìm lại mình và nhận biết mình là ai trong vũ trụ này. Lặng để thấy được sự bất lực của con người và sự cao cả của Thiên Chúa. Tìm ra "khoảng lặng" giữa một thế giới xô bồ, vàng thau lẫn lộn, một thế giới của quyền lực và bạo lực, một thế giới của giàu sang và hưởng thụ, một thế giới của mưu mô giả tạo, một thế giới mà con người tự sắp đặt cho cuộc đời mình, một thế giới làm cho con người phải đảo điên và mất niềm tin vào Đấng tối cao.
Thế nhưng, cái trật tự mà lâu nay con người tự sắp xếp ấy giờ đây lại bị đảo lộn và hầu như bị phá đổ hoàn toàn bởi một “cô” rất nhỏ bé, áp lực của sự chết đang cận kề và có thể đến với bất cứ ai. Lẽ thường chúng ta có quyền nhìn thấy mặt người thân trong những phút cuối của cuộc đời; nhưng vì sự hiện diện của “cô” thì con người bắt đầu đi vào sự cô đơn tột cùng, nhất là khi bị nhiễm bệnh, họ ra đi “một mình đơn độc” từ gia đình đến bệnh viện rồi ra nghĩa trang. Dù họ là ai, giàu hay nghèo, quyền thế hay rẻ mạt cùng đinh đều phải chung một số phận là đi trong âm thầm không một lời tiễn biệt của người thân, đi trong sự bất lực. Những gì lâu nay con người cố bám chặt giờ đành để mất, những gì lâu nay con người tìm cách chối từ thì giờ lại bám víu cầu xin. Vâng! Hơn lúc nào hết giờ đây con người chỉ còn bám víu trông cậy vào Đấng Tối Cao, Đấng mà lâu nay phe này nhóm nọ giáo phái kia cách này hay cách khác bài trừ bác bỏ.
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã một lần trải qua cô đơn của sự phản bội, bế tắc trong cuộc sống, đảo điên trong công việc…; đôi lúc cảm thấy thế giới này như quay lưng lại với mình…; và rồi cuộc đời cứ quay cuồng trong cỗ máy của sự tất bật hối hả, tiền tài, danh vọng, chức trọng quyền cao… Những lúc đó chúng ta cần một "khoảng lặng" để bình tâm nhìn nhận vấn đề, một "khoảng lặng" để lấy lại sinh lực sau những cuộc chạy đua mệt mỏi với thời gian. "Khoảng lặng" không phải là một đại dương yên tĩnh mà chính là những đợt sóng ngầm. Đó là chân lý của nghệ thuật và cũng là chân lý của cuộc sống trong thời đại hôm nay. Đây là một chân lý đáng để chúng ta, những người sống đời thánh hiến suy gẫm.
Biến cố xuất hành, dân Do Thái đi trong sa mạc, không đồ ăn thức uống, dịch bệnh lan tràn, dân chúng kêu la thảm thiết hầu như tuyệt vọng. Họ chỉ còn một niềm cậy trông duy nhất là cột lửa dẫn đường ban đêm và cột mây dẫn lối ban ngày “Đức Chúa đi đằng trước họ: ban ngày thì ở trong cột mây để dẫn đường, ban đêm thì ở trong cột lửa để soi sáng, nên họ có thể đi cả ban ngày lẫn ban đêm. Ban ngày cột mây đi trước dân không rời, ban đêm cột lửa cũng vậy” (Xh 13, 21– 22). Dân Do Thái lúc này hầu như cậy trông phó thác hoàn toàn vào Thiên Chúa vì đã bất lực. Cả ngày đêm chỉ ở trong lều trại chờ Manna từ trời ban xuống.
Phải chăng đại dịch Covid-19 làm cho chúng ta sống lại cảnh Xuất hành của dân Do Thái ngày xưa, chỉ ở trong lều trại và đón nhận lương thực từ trời cao, quây quần bên nhau trong lều trại. Hôm nay chúng ta cũng ở lại, ở lại trong gia đình, nơi mà lâu nay chưa từng có bữa cơm chung, chưa từng ngồi lại nhau để đối thoại, lắng nghe, thấu hiểu, cảm thông và tha thứ. Hơn thế nữa, chúng ta những người sống đời thánh hiến, chúng ta cũng không sao tránh khỏi quỹ đạo của sự bôn ba tất bật ấy mà nhiều khi quên đi mối tương quan thân tình với Chúa, với tha nhân. Vẫn có đó nhưng có lẽ chưa mật thiết và thân tình vì thời gian quá vội vã với công việc bổn phận; đôi lúc cũng ao ước tìm cho mình một khoảng lặng riêng tư với Chúa, được ở lại với Chúa nhưng áp lực công việc cứ mãi xoay vần, đè nặng, kéo lôi... Đẹp biết bao lúc này đây mỗi người chúng ta đang có “một thời thuận tiện” để tìm cho mình một "khoảng lặng", để nhìn lại những gì đã qua; một "khoảng lặng" để hiểu nhau hơn, vui hơn và hạnh phúc hơn để từ đó tìm cho mình một hướng đi và tiến xa hơn nữa trên hành trình dâng hiến.
Đối với người họa sĩ, "khoảng lặng" có thể là khoảng tối trong bức tranh. Với cái nhìn khách quan thì ta không thấy được vẻ đẹp của khoảng tối ấy nhưng đối với con mắt của người nghệ sĩ thì khoảng tối ấy mang một ý nghĩa rất quan trọng trong tác phẩm của mình; đó có thể là một nỗi niềm tâm sự hay một thông điệp cho mọi người.
Trong cuộc sống, đã bao giờ bạn tìm thấy "khoảng lặng" cho riêng mình? Đối với người tu sĩ, "khoảng lặng" đó có thể là giây phút đưa mình ra khỏi dòng chảy của cuộc đời đầy bon chen, toan tính để lòng mình được lắng đọng, suy nghĩ và cầu nguyện. "Khoảng lặng" đó cũng có thể là khi ta trút gánh nặng trên đôi vai của mình mà lâu nay nó đã kéo ghì ta xuống làm cho cuộc sống thêm nặng nề ngột ngạt. "Khoảng lặng" ấy đôi khi là tiếng gào thét của con tim bao lần vấp ngã, phản bội đớn đau với những vết thương lòng đáng sợ...Chỉ trong cõi thinh lặng ta mới tìm lại được chính mình mà hình như lâu nay ta đã đánh mất. Giờ đây Chúng ta hãy để cho cơn gió mát của "khoảng lặng" đi vào từng ngõ ngách trong tâm hồn mình và hãy cảm nhận cuộc đời này bằng tất cả trái tim. Đôi lúc bước đi trong "khoảng lặng" ta tưởng mình như cô đơn, lạc lõng nhưng thực ra Chúa đang đi bên mình. Phải chăng giờ đây ta cần một "khoảng lặng" để dìm mình trong đại dương bao la của Chúa và quên đi mọi xáo động của cuộc sống gây bất ổn cho tâm hồn.
Nhà thơ Bạch Cư Dị một cách nào đó cho ta có cảm giác như tất cả không gian của bến Tầm Dương sông nước lạnh lẽo, mênh mông trong thời khắc đêm khuya vắng vẻ, tĩnh mịch đã ngưng đọng vào tiếng đàn của người ca nữ "Tiếng tơ lặng ngắt bấy giờ càng hay". Nhưng cái khoảnh khắc im lặng ấy như có ý để người nghe hoà mình vào tiếng đàn, cảm nhận rõ hơn về cái hay của nghệ thuật. Nghe một bản nhạc đâu chỉ là ta nghe tiếng đàn với tiết tấu của âm thanh nhưng còn là cảm nhận được khúc tâm tình ẩn chứa bên trong "khoảng lặng" của tiếng đàn ấy.
Giữa dòng đời xô bồ tất bật đẩy đưa, con người cứ hối hả chạy theo nhịp sống hiện đại, biến mình thành một cỗ máy, mỗi người chịu một áp lực riêng theo bậc sống của mình, cuộc sống con người như bị mọi thứ bủa vây, giăng mắc. Những lúc như thế có lẽ chúng ta cũng nên dành cho mình một khoảng lặng để tìm lại sự bình an, để lắng nghe nhau, lắng nghe chính mình, lắng nghe tiếng Chúa, nghe từng nhịp đập của con tim và thấu hiểu đời nhau. Nếu cuộc đời là một bản nhạc hỗn hợp với những nốt thăng trầm thì "khoảng lặng" chính là những nốt trầm da diết giúp chúng ta cân bằng cuộc sống. Mỗi người chỉ cần một "khoảng lặng" rất nhỏ nhưng đủ để chúng ta yêu thương và giữ lấy tình yêu đối với mọi người. Ước gì mỗi người chúng ta luôn tìm được cho mình một "khoảng lặng" giữa thế giới đang đảo điên với đại dịch Covid-19 này.
Nt. Anna Hiền Linh - MTGQN