Cha có sợ chết không?
Anh chị em quí mến,
Đây là câu hỏi của một giáo dân hỏi tôi trong những ngày bùng phát của Covid19: “thưa cha, cha có sợ chết không? Nếu câu hỏi này được hỏi vai năm trước chắc có lẽ tôi sẽ lưỡng lự không biết phải trả lời thế nào. Nhưng thời gian gần đây tôi có thể trả lời câu hỏi này mà không lúng túng. Có lẽ khi chúng ta nếm được những mùi vị thương đau trong cuộc sống, cũng như những điều không như ý xảy ra trong cuộc đời, làm chúng ta hụt hẫng trong nỗi cô đơn sâu thẳm để rồi với ơn Chúa mình bơi ra khỏi cái đớn đau tận cùng đó giúp chúng ta mạnh mẽ và tin cậy vào Chúa hơn nên không còn sợ hãi khi đối diện với cái chết. Hình như khi chúng ta có một cuộc sống bình thản, biết buông bỏ những gì cản trở trên con đường về nhà Chúa thì hành trình đó sẽ nhẹ nhàng hơn. Thật ra cái chết không đáng sợ nhưng sống thế nào để khi cái chết đến mà chúng ta an nhàn chấp nhận thì mới khó.
Chết là một thực tại hiển nhiên. Đã là người, từ xưa đến nay ai không phải chết: "Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?". Triết gia M. Heidegger cho rằng quan niệm con người được sinh ra là để hướng về cái chết. Bước qua mỗi ngày sống, người ta tiến gần đến với cái chết của mình hơn. Có lẽ trong những ngày qua, trên các kênh truyền thông được phát sóng khắp nơi trên thế giới về đại dịch Covid19, nhất là chú ý đến sự tàn phá khủng khiếp của đại dịch Covid19 gây ra từ cướp đi mạng sống con người đến sự suy sụp nền kinh tế khắp nơi cũng như các sinh hoạt thường nhật cũng không còn tự do đi lại như trước. Toàn cầu đang đi vào sự tĩnh lặng bất thường.
Suốt 3 tháng qua ngày nào chúng ta cũng nghe về số ca tử vong của bệnh nhân Covid19 toàn cầu luôn gia tăng, tính đến ngày 28 tháng 3 là khoảng 30, 883 người chết, và số ca nhiễm mỗi ngày gia tăng một cách báo động. Chết là điều chắc chắn và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, nhưng ngày nào chúng ta cũng nghe sự tàn phá của Covid19 làm chúng ta không khỏi bàng hoàng và lo lắng cho số phận quá mong manh của kiếp người. Làm chúng ta ngày nào cũng nghĩ về cái chết nên dẫn đến sự sợ hãi của rất nhiều người.
Bệnh và chết là việc xảy ra tự nhiên trong đời sống của chúng ta, và chúng ta phải chấp nhận điều đó với sự hiểu biết. Theo các nhà tâm lý học cho biết rằng, nguyên nhân căng thẳng tinh thần là do không dám đương đầu và chấp nhận sự thực ở đời. Cái chết xảy ra hằng ngày, theo thống kê thông thường trên thế giới cho biết mỗi ngày có đến khoảng 150 ngàn người chết vì nhiều lý do khác nhau, tính ra đến khoảng 56 triệu người chết hằng năm. Vậy tại tại sao chúng ta lại hốt hoảng khi phải đối diện với dịch Covid19? Đứng trước đại dịch chúng ta không thể không lo lắng vì sự nguy hiểm của nó. Cách đây 100 năm đại dịch tại Tây Ban Nha đã lây lan nhiều nơi số người nhiễm dịch lên đến 500 triệu và số tử vong ước tính trên 50 triệu ca. Nên hiện nay tất cả các chính phủ trên thế giới luôn cả Úc đang phải đối phó rất chặt chẽ với dịch Covid19. Chính phủ luôn muốn người dân cẩn thận phòng ngừa để sự lây lan giảm thấp nhất có thể.
Cha có sợ chết không? Thật ra cái chết khiến mọi người hiểu rõ số phận của mình là dù cao sang đến đâu, ở địa vị nào trong xã hội, từ tổng thống, thủ tướng, giám mục, linh mục hay dân thường và cho dù kỹ thuật và y khoa tiến bộ đến đâu đi chăng nữa cái chết vẫn như nhau: Hoặc ở trong quan tài hay trở thành một nắm tro tàn. Nên tôi không sợ chết. Nhưng
sống trong những ngày của đại dịch cái tôi sợ không phải cái chết của riêng mà là sự lây lan của dịch bệnh làm người khác chết. Thật ra với trách nhiệm linh mục tôi không sợ bị lây nhiễm từ người khác, nhưng nếu chính tôi là người đem bệnh dịch và cái chết cho người khác đó mới là nỗi sợ của riêng tôi. Là người theo Chúa Ki-tô chúng ta có thể vì người khác mà chết nhưng không thể để người khác vì mình mà chết. Có nhiều quan điểm cho rằng dịch Covid19 chỉ giết hay nguy hiểm cho người lớn tuổi, đúng vì nước Ý cho biết trong số 10000 ca tử vong với độ tuổi trung bình là 78 tuổi cho nên những lập luận cho rằng dưới 60 tuổi dù có nhiễm cũng không chết nên cứ thoải mái đi chu du tứ phía. Cứ tự quan niệm còn trẻ nên sợ gì – nếu không suy nghĩ chính chắn chúng ta sẽ trở nên những con người ích kỷ, chỉ biết bản thân mà không lo gì đến sức khỏe và tính mạng của những người lớn tuổi chung quanh có thể là ông bà cha mẹ người thân của mình.
Mấy hôm trước tôi có nói chuyện với một cụ bà tôi quen, bà chia sẻ với tôi, nghẹn ngào bà nói “Con năm nay đã bước vào tuổi 75, con thì ở trong nhà suốt, không dám ra ngoài sợ nhiễm bệnh, rồi lây lan cho con với cháu, có khi chết, nhưng thằng con của con cứ đi làm về là đi nhậu, đi chu du khắp nơi, con sợ nó đem bệnh về cho con, con nói nó hoài nó không nghe…con quá khổ tâm với nó”. Tôi phải giúp bà sao đây, không biết con bà, hoàn cảnh con bà thế nào, chỉ biết cầu nguyện cho bà. Một hình ảnh của người mẹ Việt Nam tần tảo nuôi con khôn lớn, giờ phải lo sợ lây nhiễm dịch bệnh cho con cháu, hy sinh trong nỗi cô đơn tuổi già không dám ra ngoài, trong khi đó người con trai cứ đi. Tôi không dám lên án ai vì tôi biết chính mình cũng chưa hoàn hảo. Nhưng đối với tôi, tôi sẽ khổ tâm lắm nếu tôi không chu đáo trong việc phòng ngừa, cách ly, để nhiễm cho người khác nhất là người thân yêu của tôi – họ có thể chết. Xin những bậc làm con, cách báo hiếu tốt nhất trong lúc này là biết giữ mình khỏi nhiễm bệnh, bằng những phương cách căn bản có thể mà chính phủ và bộ y tế đã đưa ra, để không lây lan cho người khác nhất là người thân của mình. Đây là lúc chúng ta thể hiện sự tôn trọng sự sống chết của chính mình và của người khác.
Người Kitô giáo chúng ta không thể nhìn cái chết như một sự trừng phạt của Thiên Chúa hay là một nỗi sợ hãi đen tối và vô vọng. Trong Thiên Chúa thì không có sự chết, Chúa không tạo dựng con người để hướng tới cái chết. Ngay từ buổi đầu của tạo dựng sách Sáng Thế cho chúng ta biết, Thiên Chúa đã không tạo ra cái chết. Chúa thấy mọi thứ đều tốt đẹp. Mãi đến khi loài người sa ngã vì tội bất phục tùng nên con người bắt đầu đau khổ vì sự chết đã xâm nhập vào thế gian. Nhưng vì là loài thọ tạo được Chúa yêu thương nên Thiên Chúa không muốn con người đi vào cõi tuyệt vọng nên tình yêu ấy đã trở nên hữu hình qua sự nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa để đưa con người từ cõi chết đến cõi sống đời đời cũng là ý định của Thiên Chúa từ ban đầu là không có sự chết.
Cha có sợ chết không? Hỏi đúng hơn là cha có sợ Covid19 không? Cái chúng ta sợ là Covid19 chứ không phải sợ chết. Vì cái chết không ai tránh khỏi chỉ là trước hay sau thôi. Chúng ta vì người khác mà chết khác với người khác vì mình mà chết. Thánh Gioan có ghi lại lời Chúa Giêsu nói “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu” (Ga.15:7-10). Cái chết của cha Damien vì người phong cùi. Ngài biết sẽ bị nhiễm bệnh và có thể chết nhưng cha đã tình nguyện vào trại người cùi để cùng sống cùng chết với những mảnh đời bị xã hội khước từ. Bị cô lập nơi hẻo lánh không người đến. Cha không phải xem nhẹ cái chết, nhưng có những thứ khác cao thượng hơn, đó chính là tình yêu tha nhân.
Hai ngàn năm trước có người vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng đã hạ mình xuống, mang lấy cái chết để nhân loại được sống: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự...” (Pl 2,6-8). Cái chết vì người khác sẽ được Thiên Chúa tôn vinh “Chính vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người. Và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu… (Pl 2,9) Cái chết của chúa Giêsu có sức mạnh đem lại sự sống cho người khác.
Vì thế chúng ta hãy có cái nhìn thực tế và bác ái nhất có thể. Không phải vì bệnh dịch mà có người trong chúng ta, (có thể là Giám mục, Linh mục, tu sĩ hay giáo dân) chỉ biết ham sống sợ chết. Các nhà thờ không có các thánh lễ với sự tham dự của giáo dân không phải vì quí cha ham sống sợ chết, nhưng là bảo vệ chung cho sức khỏe của cộng đoàn. Vì nếu như người dân cả thế giới hay cả nước đều nhiễm Covid19 thì không cần phải đóng cửa mọi sinh hoạt làm gì. Nhưng vì người khác, những người yếu sức khỏe chúng ta phải có trách nhiệm mang sự sống hơn là sự chết cho họ. Chính vì thế chúng ta phải có trách nhiệm và ý thức để bảo vệ và tôn trọng nhau vì sự sống chung của nhân loại. Khi ta biết sống vì người khác, thì ngay cả khi cái chết đến cũng không đáng sợ.
Anh chị em quí mến,
Đây là câu hỏi của một giáo dân hỏi tôi trong những ngày bùng phát của Covid19: “thưa cha, cha có sợ chết không? Nếu câu hỏi này được hỏi vai năm trước chắc có lẽ tôi sẽ lưỡng lự không biết phải trả lời thế nào. Nhưng thời gian gần đây tôi có thể trả lời câu hỏi này mà không lúng túng. Có lẽ khi chúng ta nếm được những mùi vị thương đau trong cuộc sống, cũng như những điều không như ý xảy ra trong cuộc đời, làm chúng ta hụt hẫng trong nỗi cô đơn sâu thẳm để rồi với ơn Chúa mình bơi ra khỏi cái đớn đau tận cùng đó giúp chúng ta mạnh mẽ và tin cậy vào Chúa hơn nên không còn sợ hãi khi đối diện với cái chết. Hình như khi chúng ta có một cuộc sống bình thản, biết buông bỏ những gì cản trở trên con đường về nhà Chúa thì hành trình đó sẽ nhẹ nhàng hơn. Thật ra cái chết không đáng sợ nhưng sống thế nào để khi cái chết đến mà chúng ta an nhàn chấp nhận thì mới khó.
Chết là một thực tại hiển nhiên. Đã là người, từ xưa đến nay ai không phải chết: "Nhân sinh tự cổ thùy vô tử?". Triết gia M. Heidegger cho rằng quan niệm con người được sinh ra là để hướng về cái chết. Bước qua mỗi ngày sống, người ta tiến gần đến với cái chết của mình hơn. Có lẽ trong những ngày qua, trên các kênh truyền thông được phát sóng khắp nơi trên thế giới về đại dịch Covid19, nhất là chú ý đến sự tàn phá khủng khiếp của đại dịch Covid19 gây ra từ cướp đi mạng sống con người đến sự suy sụp nền kinh tế khắp nơi cũng như các sinh hoạt thường nhật cũng không còn tự do đi lại như trước. Toàn cầu đang đi vào sự tĩnh lặng bất thường.
Suốt 3 tháng qua ngày nào chúng ta cũng nghe về số ca tử vong của bệnh nhân Covid19 toàn cầu luôn gia tăng, tính đến ngày 28 tháng 3 là khoảng 30, 883 người chết, và số ca nhiễm mỗi ngày gia tăng một cách báo động. Chết là điều chắc chắn và là một hiện tượng tự nhiên mà mọi người phải đương đầu, nhưng ngày nào chúng ta cũng nghe sự tàn phá của Covid19 làm chúng ta không khỏi bàng hoàng và lo lắng cho số phận quá mong manh của kiếp người. Làm chúng ta ngày nào cũng nghĩ về cái chết nên dẫn đến sự sợ hãi của rất nhiều người.
Bệnh và chết là việc xảy ra tự nhiên trong đời sống của chúng ta, và chúng ta phải chấp nhận điều đó với sự hiểu biết. Theo các nhà tâm lý học cho biết rằng, nguyên nhân căng thẳng tinh thần là do không dám đương đầu và chấp nhận sự thực ở đời. Cái chết xảy ra hằng ngày, theo thống kê thông thường trên thế giới cho biết mỗi ngày có đến khoảng 150 ngàn người chết vì nhiều lý do khác nhau, tính ra đến khoảng 56 triệu người chết hằng năm. Vậy tại tại sao chúng ta lại hốt hoảng khi phải đối diện với dịch Covid19? Đứng trước đại dịch chúng ta không thể không lo lắng vì sự nguy hiểm của nó. Cách đây 100 năm đại dịch tại Tây Ban Nha đã lây lan nhiều nơi số người nhiễm dịch lên đến 500 triệu và số tử vong ước tính trên 50 triệu ca. Nên hiện nay tất cả các chính phủ trên thế giới luôn cả Úc đang phải đối phó rất chặt chẽ với dịch Covid19. Chính phủ luôn muốn người dân cẩn thận phòng ngừa để sự lây lan giảm thấp nhất có thể.
Cha có sợ chết không? Thật ra cái chết khiến mọi người hiểu rõ số phận của mình là dù cao sang đến đâu, ở địa vị nào trong xã hội, từ tổng thống, thủ tướng, giám mục, linh mục hay dân thường và cho dù kỹ thuật và y khoa tiến bộ đến đâu đi chăng nữa cái chết vẫn như nhau: Hoặc ở trong quan tài hay trở thành một nắm tro tàn. Nên tôi không sợ chết. Nhưng
sống trong những ngày của đại dịch cái tôi sợ không phải cái chết của riêng mà là sự lây lan của dịch bệnh làm người khác chết. Thật ra với trách nhiệm linh mục tôi không sợ bị lây nhiễm từ người khác, nhưng nếu chính tôi là người đem bệnh dịch và cái chết cho người khác đó mới là nỗi sợ của riêng tôi. Là người theo Chúa Ki-tô chúng ta có thể vì người khác mà chết nhưng không thể để người khác vì mình mà chết. Có nhiều quan điểm cho rằng dịch Covid19 chỉ giết hay nguy hiểm cho người lớn tuổi, đúng vì nước Ý cho biết trong số 10000 ca tử vong với độ tuổi trung bình là 78 tuổi cho nên những lập luận cho rằng dưới 60 tuổi dù có nhiễm cũng không chết nên cứ thoải mái đi chu du tứ phía. Cứ tự quan niệm còn trẻ nên sợ gì – nếu không suy nghĩ chính chắn chúng ta sẽ trở nên những con người ích kỷ, chỉ biết bản thân mà không lo gì đến sức khỏe và tính mạng của những người lớn tuổi chung quanh có thể là ông bà cha mẹ người thân của mình.
Mấy hôm trước tôi có nói chuyện với một cụ bà tôi quen, bà chia sẻ với tôi, nghẹn ngào bà nói “Con năm nay đã bước vào tuổi 75, con thì ở trong nhà suốt, không dám ra ngoài sợ nhiễm bệnh, rồi lây lan cho con với cháu, có khi chết, nhưng thằng con của con cứ đi làm về là đi nhậu, đi chu du khắp nơi, con sợ nó đem bệnh về cho con, con nói nó hoài nó không nghe…con quá khổ tâm với nó”. Tôi phải giúp bà sao đây, không biết con bà, hoàn cảnh con bà thế nào, chỉ biết cầu nguyện cho bà. Một hình ảnh của người mẹ Việt Nam tần tảo nuôi con khôn lớn, giờ phải lo sợ lây nhiễm dịch bệnh cho con cháu, hy sinh trong nỗi cô đơn tuổi già không dám ra ngoài, trong khi đó người con trai cứ đi. Tôi không dám lên án ai vì tôi biết chính mình cũng chưa hoàn hảo. Nhưng đối với tôi, tôi sẽ khổ tâm lắm nếu tôi không chu đáo trong việc phòng ngừa, cách ly, để nhiễm cho người khác nhất là người thân yêu của tôi – họ có thể chết. Xin những bậc làm con, cách báo hiếu tốt nhất trong lúc này là biết giữ mình khỏi nhiễm bệnh, bằng những phương cách căn bản có thể mà chính phủ và bộ y tế đã đưa ra, để không lây lan cho người khác nhất là người thân của mình. Đây là lúc chúng ta thể hiện sự tôn trọng sự sống chết của chính mình và của người khác.
Người Kitô giáo chúng ta không thể nhìn cái chết như một sự trừng phạt của Thiên Chúa hay là một nỗi sợ hãi đen tối và vô vọng. Trong Thiên Chúa thì không có sự chết, Chúa không tạo dựng con người để hướng tới cái chết. Ngay từ buổi đầu của tạo dựng sách Sáng Thế cho chúng ta biết, Thiên Chúa đã không tạo ra cái chết. Chúa thấy mọi thứ đều tốt đẹp. Mãi đến khi loài người sa ngã vì tội bất phục tùng nên con người bắt đầu đau khổ vì sự chết đã xâm nhập vào thế gian. Nhưng vì là loài thọ tạo được Chúa yêu thương nên Thiên Chúa không muốn con người đi vào cõi tuyệt vọng nên tình yêu ấy đã trở nên hữu hình qua sự nhập thể của Ngôi Lời Thiên Chúa để đưa con người từ cõi chết đến cõi sống đời đời cũng là ý định của Thiên Chúa từ ban đầu là không có sự chết.
Cha có sợ chết không? Hỏi đúng hơn là cha có sợ Covid19 không? Cái chúng ta sợ là Covid19 chứ không phải sợ chết. Vì cái chết không ai tránh khỏi chỉ là trước hay sau thôi. Chúng ta vì người khác mà chết khác với người khác vì mình mà chết. Thánh Gioan có ghi lại lời Chúa Giêsu nói “không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng vì bạn hữu” (Ga.15:7-10). Cái chết của cha Damien vì người phong cùi. Ngài biết sẽ bị nhiễm bệnh và có thể chết nhưng cha đã tình nguyện vào trại người cùi để cùng sống cùng chết với những mảnh đời bị xã hội khước từ. Bị cô lập nơi hẻo lánh không người đến. Cha không phải xem nhẹ cái chết, nhưng có những thứ khác cao thượng hơn, đó chính là tình yêu tha nhân.
Hai ngàn năm trước có người vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng đã hạ mình xuống, mang lấy cái chết để nhân loại được sống: “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa. Nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự...” (Pl 2,6-8). Cái chết vì người khác sẽ được Thiên Chúa tôn vinh “Chính vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người. Và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu… (Pl 2,9) Cái chết của chúa Giêsu có sức mạnh đem lại sự sống cho người khác.
Vì thế chúng ta hãy có cái nhìn thực tế và bác ái nhất có thể. Không phải vì bệnh dịch mà có người trong chúng ta, (có thể là Giám mục, Linh mục, tu sĩ hay giáo dân) chỉ biết ham sống sợ chết. Các nhà thờ không có các thánh lễ với sự tham dự của giáo dân không phải vì quí cha ham sống sợ chết, nhưng là bảo vệ chung cho sức khỏe của cộng đoàn. Vì nếu như người dân cả thế giới hay cả nước đều nhiễm Covid19 thì không cần phải đóng cửa mọi sinh hoạt làm gì. Nhưng vì người khác, những người yếu sức khỏe chúng ta phải có trách nhiệm mang sự sống hơn là sự chết cho họ. Chính vì thế chúng ta phải có trách nhiệm và ý thức để bảo vệ và tôn trọng nhau vì sự sống chung của nhân loại. Khi ta biết sống vì người khác, thì ngay cả khi cái chết đến cũng không đáng sợ.