ĐỌC CHUYỆN GIÁNG SINH VỚI CÁC BẠN TRẺ
Cảnh 1 – Nơi tòa soạn một nhật báo lớn ở đô thị.
Viên chủ bút giận dữ gọi chàng phóng viên tên Luca vào văn phòng của ông.
- Cái gì thế này? Ông lớn tiếng hỏi, tay vung vẩy bản tin giờ chót Luca mới đem nộp. Tôi thuê anh để làm phóng viên, vậy mà anh lại đưa cho tôi… Anh gọi cái này là cái gì thế? Tôi công nhận là có văn vẻ thật, nhưng không phải là tin tức. Anh có học nguyên tắc bốn chữ W để áp dụng vào nghề phóng viên lấy tin không? Who, What, When, Where (Ai, Việc gì, Lúc nào, Ở đâu). Càng nhiều Who-What-When-Where càng tốt!
- Thưa ông, dĩ nhiên là có học rồi. Tôi chỉ nghĩ là ở đây phải nhấn mạnh vào chữ Who và một chữ W khác nữa mới là điều quan trọng.
- Còn chữ W nào nữa?
- Thưa đó là chữ Why (Tại sao).
Cảnh 2 – Cũng như trên, nhưng lần này chàng phóng viên tên là Matthêu.
- Cái gì thế này? Viên chủ bút nổ lớn. Tôi mướn anh để điều tra những chuyện quan trọng, không phải chuyện tầm phào, vậy mà anh lại bắt đầu bằng bản gia phả có những cái tên chẳng ai đọc được. Còn cái gì ở cuối bài đây? Ba cái ông bí mật này? Anh chỉ nói được là họ từ Phương Đông tới… Thật là một chi tiết hấp dẫn. Nhưng anh có phỏng vấn mấy ổng không? Anh cũng không lấy được cả tên họ ba người à?
- Dạ thưa ông, câu chuyện đó chỉ là để minh họa ý nghĩa của…
- Ý nghĩa! Bạn không hiểu gì cả! Nghề của ta không đi tìm ý nghĩa của cái gì hết. Ta kể cho độc giả những chuyện gì đã xảy ra thôi. Ai, xảy ra lúc nào, ở đâu. Chỉ có vậy. Nhận rõ chưa?
CHUYỆN VÔ CÙNG KỲ BÍ
Hai cảnh trên có thể xảy ra nếu Chúa Giêsu sinh ra ở thời đại chúng ta, còn Luca và Matthêu là hai phóng viên được tòa soạn cử đi tường thuật về biến cố đó rồi bài vở họ mang về nộp cho chú bút lại là những chương mở đầu các sách Tin Mừng của hai ông.
Dĩ nhiên ai cũng muốn rõ những gì đã thực sự xảy ra tại Belem đêm ấy, cả những ngày trước và sau đó nữa. Đó là chuyện tự nhiên thôi. Khi xem phim ảnh hay đọc truyện Giáng Sinh, ta thường tự hỏi: đêm đông lạnh giá ra sao? Có bao nhiêu mục đồng? Thiên thần hình dáng thế nào? Ngôi sao to lớn bao nhiêu? Ngoài các đạo sĩ còn có ai thấy ngôi sao đó không? Đức Mẹ và thánh Giuse ở trong chuồng bò bao lâu? Óc tò mò của ta cứ tiếp tục đưa ra những câu hỏi tưởng như bất tận đó, và ao ước Luca hay Matthêu cho ta thêm nhiều chi tiết nữa.
Nếu ta muốn có một bức họa đầy đủ chi tiết về ngày giáng sinh và thời thơ ấu của Chúa Giêsu ta sẽ bất mãn khi đọc những lời tường thuật của hai ông trong Tin Mừng. Các chi tiết quá ít ỏi, tưởng như Luca và Matthêu không màng đến việc thuật lại câu chuyện đó chút nào. Và câu hỏi đặt ra là: Tại sao vậy? Câu trả lời: Tại vì hai ông chỉ muốn cho ta những preview (tiền cảnh, sơ thuật) mà thôi.
ĐIỀU CỐT YẾU
Có thể đưa ra một ví dụ đơn giản như thế này:
9 giờ tối, ta đang ngồi coi truyền hình chờ một show sắp chiếu trên đài. Một tiếng nói từ màn ảnh cất lên: “Tối nay trên đài NBC sẽ xuất hiện câu chuyện thương tâm của một thiếu nữ bị giằng co giữa một bên là tình yêu, một bên là cái thế giới lạ lùng man rợ mà nàng chưa bao giờ biết có ở trên đời!” Thế rồi trên màn ảnh, trong khoảng chừng 30 giây, xuất hiện những cảnh lấy từ nhiều xen trong phim sắp chiếu. Coi những đoạn phim ngắn đó ta có được một ý tưởng tổng quát về cuốn phim: Một thiếu nữ, dĩ nhiên là trẻ đẹp, dự tính lấy một người đàn ông trong mộng của nàng, cuối cùng mới khám phá ra chàng là thủ lĩnh của nhóm người cuồng tín có những bùa phép, thư phù, những buổi cúng bái ghê rợn. Đó là sơ thuật, là tiền cảnh (preview) của cuốn phim. Nhưng nếu ta suy nghĩ sâu xa thêm một chút nữa ta cũng thấy được một khía cạnh của ý chính hay chủ đề cuốn phim nêu ra: Đó là sự xung đột giữa tình yêu và lòng trung tín; thực tại của thế giới mê tín dị đoan; sự tranh chấp giữa quyền lực của thiện và ác.
Luca và Matthêu cũng đã đưa ra một loại tiền cảnh (preview) như vậy trong những chương mở đầu sách Tin Mừng của hai ông: một preview về tư tưởng, về cái ý nghĩa sâu xa do sự giáng sinh của một hài nhi ở Belem.
Hai ông không nói: Đây là những sự việc xảy ra lúc Giêsu giáng thế. Cũng không mô tả những gì mà một máy thu hình lúc đó có thể ghi lại được giả như thời ấy đã có máy thu hình. Hai ông chỉ muốn nói: Giêsu là ai, tại sao Người đến và sự giáng sinh của Người có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta.
Đó mới là điều cốt yếu. Vì nếu sự giáng sinh của Chúa chỉ có nghĩa đơn giản là ta được nghỉ một ngày khỏi phải đi làm, học sinh được hai tuần nghỉ học, và mọi người nao nức đợi chờ quà cáp của nhau, thì dù Chúa Giêsu sinh ra ở đâu cũng vậy thôi, trong chuồng bò hay trong nhà tranh vách đất cũng thế. Cũng chẳng quan trọng gì nếu có ba nhà đạo sĩ thông thái hay chỉ là ba gã giang hồ hoặc sáu bà đồng bóng cũng thế thôi. Điều quan trọng là sự giáng sinh của Giê su có ý nghĩa thế nào đối với nhân loại, và đó mới chính là điều Matthêu hay Luca muốn nói.
Đọc chuyện Giáng sinh với thái độ này đưa ta đến một cảm nghiệm khác hẳn. Hãy thử mà xem. Cũng giống như ta đi lại trên con đường thân quen, cảnh vật hai bên vẫn không thay đổi, nhưng hướng đi và đich tới lại khác. Ta hãy phác họa một vài tư tưởng chính yếu đã được sơ thuật trong câu chuyện Chúa giáng sinh:
1- ĐỘT NHẬP VÀO LỊCH SỬ
- Ngày Thứ Hai mỗi tuần lễ của các bạn trẻ: thức dậy, ăn sáng, đi học, ăn trưa ở cafeteria, học tiếp, về nhà, làm honework, ăn cơm tối, coi TV, đi ngủ…
- Ngày Thứ Ba; thức dậy, ăn sáng, đi học…
Dường như thời gian của các bạn đó là một chu kỳ lặp đi lặp lại không ngừng nghỉ những sự việc giống nhau hoặc tương tự nhau.
Nhìn rộng lớn hơn, lịch sử dường như cũng là trùng lặp những biến cố của các triều đại, các chính thể. Ta có thể nói được rằng lịch sử cũng “recycle”, tương tự ngày nay người ta “recycle” các vật dụng, như giấy báo, lon nhôm…
Có điều là người Do Thái ngày xưa đã không quan niệm như vậy. Đối với họ, lịch sử là một con đường thẳng chuyển động một chiều, giống như chiếc xe lửa đang chạy về một nhà ga. Và họ quan niệm như vậy cũng chẳng phải là một điều sai. Nhưng do vậy, người Do Thái không bao giờ nghĩ đến chuyện du hành ngược về thời gian quá khứ. Đó là một tư tưởng rất phổ biến trong các tiểu thuyết và phim ảnh thời nay, như bộ phim giả tưởng Star Strek hay Back to the Future mà gần như bạn trẻ nào cũng biết. Mỗi khi đoàn trưởng Kirk và phi hành đoàn của ông hay của Marty McFly và Doc Brown đổ bộ đến một nơi nào trong quá khứ, họ rất cẩn thận không dám làm những gì có thể gây ra sự thay đổi chuyện tương lai. Họ quan niệm rằng làm rối loạn lịch sử là một điều lầm lỗi. Cũng giống như đột nhập vào một nơi mà mình không có quyền được vào vậy.
Nhưng đối với Chúa thì lại khác. Chúa là chủ tể của lịch sử, Người có quyền đi vào và thay đổi lịch sử, nhất là vì Người đột nhập vào lịch sử với mục đích trao ban những quà tặng đặc biệt.
Đó là tư tưởng ẩn tàng xuất hiện đàng sau cái danh sách gồm những tên người trong phổ hệ mở đầu sách Tin Mừng của Matthêu. Đối với chúng ta, cái danh sách dài dặc đó tưởng chừng vô nghĩa. Nhưng nó không vô nghĩa khi Matthêu viết ra, và nếu hiểu được, ta sẽ không thấy vô nghĩa nữa.
Matthêu liệt kê cho ta các bậc tổ tiên của Chúa Giêsu, một danh sách được chia làm ba lớp, mỗi lớp 14 người, với 4 trường hợp đặc biệt. Trong các trường hợp đặc biệt đó tất cả đều là phụ nữ, mỗi người là một người ngoại quốc đã “đột nhập bất thần” vào lịch sử dân tộc Do Thái, và chuyện làm mẹ của họ xảy ra dường như trong cung cách thật đặc biệt, như được trời giun dủi, đẩy đưa. Điều đó, dĩ nhiên, sắp đặt cho sự xuất hiện của Đức Maria là thân mẫu của Chúa Giêsu.
Cái danh sách những tên không quen thuộc đó của Matthêu như muốn nói: Lịch sử đã được khởi đi từ đầu thời gian cho đến ngày giáng sinh của Chúa Giêsu, và mỗi khi cần cho lịch sử đi đúng hướng, Chúa đã đi xuống lịch sử và đẩy nó đi theo hướng Người định.
Luca cũng minh họa một điều tương tự trong truyện kể về sự thụ thai Gioan Tẩy Giả. Chị họ của Đức Mẹ là bà Elizabeth không thể có con vì đã quá già. Vậy mà Gioan đã ra đời. Và rồi đến Chúa Giêsu: một người mẹ trần thế, một sự thụ thai do sắp đặt của Chúa Thánh Linh là ngọn gió là hơi thở đầy quyền năng của Chúa Cha, cũng chính Thánh Linh đó là gió là hơi thở đã bay la đà trên mặt đại dương như mô tả trong câu thứ hai của sách Sáng Thế Ký, đã làm xuất hiện những việc diệu kỳ.
Vậy là Chúa đã hành động, đã ra tay, ngay cả những lúc ta không ngờ đến, ngay cả những khi sự việc đều tầm thường trong một thời gian dài đăng đẳng, ngay cả những lúc có đổ vỡ, sai lạc. Đó là cái “preview” lớn thứ nhất.
Và nó tạo ra một huyền nhiệm ta chưa bao giờ có thể nghĩ tới: Chúa đã hành động mặc dù Người đã tạo dựng ta hoàn toàn tự do, cái tự do điên khùng khi ta làm điều sai trái, tự do từ khước, tự do chối bỏ Người.
Đó là câu chuyện Matthêu và Luca đang lược diễn: Giêsu là Thiên Chúa xuống thế, trong một hành động đột nhập vào lịch sử vĩ đại nhất, vậy mà con người có quyền tự do từ khước Người. Cuối cùng, một số người đã trao cho Người lời chối từ lớn lao nhất: họ xử tử Người. Và sự chết đó lại mở đường cho ta được cứu độ, sự cứu độ mà Chúa đã nghĩ tới từ lâu.
Chúa đột nhập vào lịch sử vậy mà lại để cho ta được tự do tuy Người vẫn ra tay hành động. Đó là một huyền nhiệm, chắc vậy. Dòng sông lịch sử cứ chảy đến nơi Chúa đã dự định. Cái quyền tự do chọn lựa của ta là xuôi theo dòng sông đó hoặc cưỡng lại, đập mình vào những tảng đá hai bên bờ.
Và cái ý tưởng tự do chọn lựa đó đưa ta đến cái ý chính thứ hai mà câu chuyện Giáng sinh đã lược diễn (preview).
2- THEO HAY CHỐNG?
Herod là một con người độc ác, xảo quyệt, tưởng như chưa có ai xảo quyệt hơn. Thế rồi xuất hiện ba nhà thông thái. Họ trải qua một cuộc hành trình dài dặc, khó khăn, gian khổ, do một ngôi sao kỳ bí trên bầu trời dẫn đường, đi tìm vị ấu chúa mới sinh. Họ đến Jerusalem để hỏi Herod cho biết thêm những chi tiết sau cùng. Herod nghĩ tới đấng Cứu thế, người mà toàn dân từ lâu mong đợi, người mà thần dân của ông đã hy vọng, đã đợi chờ hàng bao thế kỷ. Herod tham khảo ý kiến của những bộ óc thông thái thời đó và hỏi xem theo tiên đoán thì đấng Cứu thế sẽ sinh ở đâu. Câu trả lời: Belem, cách đó chừng 4 hay 5 dặm đường.
Vậy rồi Herod làm gì?
- Dối trá. Âm mưu. Lừa lọc. Ông đã làm tất cả những gì có thể làm để trừ khử đấng Cứu thế mà trời gởi xuống, ra khỏi cuộc đời của ông: có nghĩa là giết chết.
Nhưng những ai đã chấp nhận Chúa?
- Ba người từ phương xa tới, ba người ngoại cuộc.
- Và mấy người chăn cừu là những kẻ không có địa vị gì trong xã hội thời đó.
Sao mà Herod và đám cố vấn của ông ngu xuẩn đến thế? Thật là khó tin. Nhưng xin nhớ rằng đây chỉ là preview, là tiền cảnh. Sự việc rồi cứ tiếp tục xảy ra như thế. Mặc kệ tất cả những gì Giêsu đã làm, đã nói, đã bày tỏ, đã chứng minh, nhiều người vẫn quay lưng lại và nói: Chúng tôi không chấp nhận như thế. Chúng tôi không cần cái đó. Hãy đuổi ông ra khỏi đây.
Và sự việc vẫn còn như vậy hoài hoài. Vẫn còn quanh quẩn đâu đây hình bóng của Herod và đám cố vấn của ông, các nhà đạo sĩ, những người chăn chiên. Cả bao người ta không ngờ tới, cả những người “vô tín ngưỡng” cũng đã làm những việc giúp đem lại hòa bình và hòa hợp mà Chúa hằng quan tâm. Những người đơn giản, bình dị, không hào nhoáng, những người gần như vô danh, đang sống niềm vui của Tin Mừng.
Trái lại, nhiều người ngay từ nhỏ đã được nuôi dạy bằng chân lý, đã được hưởng nền giáo dục về tôn giáo, lại chối từ Chúa Giêsu: “Chúng tôi không cần!” và cố đưa Người ra khỏi cuộc đời của họ.
***
Mùa Giáng sinh này, những ngày nghỉ lễ, các bạn trẻ hãy đưa một chút gia vị mới, một cái nhìn mới vào câu chuyện Giáng sinh. Hãy đọc lại trình thuật trong Tin Mừng của Thánh Luca và Matthêu, không phải để tìm từng chi tiết về biến cố trọng đại đó ở Belem, nhưng để hiểu biết thêm những chuyện đó nói gì về Chúa Giêsu và cuộc đời chúng ta.
Bài của Jim Auer, Bản dịch: Phạm Hoàng Nghị
Cảnh 1 – Nơi tòa soạn một nhật báo lớn ở đô thị.
Viên chủ bút giận dữ gọi chàng phóng viên tên Luca vào văn phòng của ông.
- Cái gì thế này? Ông lớn tiếng hỏi, tay vung vẩy bản tin giờ chót Luca mới đem nộp. Tôi thuê anh để làm phóng viên, vậy mà anh lại đưa cho tôi… Anh gọi cái này là cái gì thế? Tôi công nhận là có văn vẻ thật, nhưng không phải là tin tức. Anh có học nguyên tắc bốn chữ W để áp dụng vào nghề phóng viên lấy tin không? Who, What, When, Where (Ai, Việc gì, Lúc nào, Ở đâu). Càng nhiều Who-What-When-Where càng tốt!
- Thưa ông, dĩ nhiên là có học rồi. Tôi chỉ nghĩ là ở đây phải nhấn mạnh vào chữ Who và một chữ W khác nữa mới là điều quan trọng.
- Còn chữ W nào nữa?
- Thưa đó là chữ Why (Tại sao).
Cảnh 2 – Cũng như trên, nhưng lần này chàng phóng viên tên là Matthêu.
- Cái gì thế này? Viên chủ bút nổ lớn. Tôi mướn anh để điều tra những chuyện quan trọng, không phải chuyện tầm phào, vậy mà anh lại bắt đầu bằng bản gia phả có những cái tên chẳng ai đọc được. Còn cái gì ở cuối bài đây? Ba cái ông bí mật này? Anh chỉ nói được là họ từ Phương Đông tới… Thật là một chi tiết hấp dẫn. Nhưng anh có phỏng vấn mấy ổng không? Anh cũng không lấy được cả tên họ ba người à?
- Dạ thưa ông, câu chuyện đó chỉ là để minh họa ý nghĩa của…
- Ý nghĩa! Bạn không hiểu gì cả! Nghề của ta không đi tìm ý nghĩa của cái gì hết. Ta kể cho độc giả những chuyện gì đã xảy ra thôi. Ai, xảy ra lúc nào, ở đâu. Chỉ có vậy. Nhận rõ chưa?
CHUYỆN VÔ CÙNG KỲ BÍ
Hai cảnh trên có thể xảy ra nếu Chúa Giêsu sinh ra ở thời đại chúng ta, còn Luca và Matthêu là hai phóng viên được tòa soạn cử đi tường thuật về biến cố đó rồi bài vở họ mang về nộp cho chú bút lại là những chương mở đầu các sách Tin Mừng của hai ông.
Dĩ nhiên ai cũng muốn rõ những gì đã thực sự xảy ra tại Belem đêm ấy, cả những ngày trước và sau đó nữa. Đó là chuyện tự nhiên thôi. Khi xem phim ảnh hay đọc truyện Giáng Sinh, ta thường tự hỏi: đêm đông lạnh giá ra sao? Có bao nhiêu mục đồng? Thiên thần hình dáng thế nào? Ngôi sao to lớn bao nhiêu? Ngoài các đạo sĩ còn có ai thấy ngôi sao đó không? Đức Mẹ và thánh Giuse ở trong chuồng bò bao lâu? Óc tò mò của ta cứ tiếp tục đưa ra những câu hỏi tưởng như bất tận đó, và ao ước Luca hay Matthêu cho ta thêm nhiều chi tiết nữa.
Nếu ta muốn có một bức họa đầy đủ chi tiết về ngày giáng sinh và thời thơ ấu của Chúa Giêsu ta sẽ bất mãn khi đọc những lời tường thuật của hai ông trong Tin Mừng. Các chi tiết quá ít ỏi, tưởng như Luca và Matthêu không màng đến việc thuật lại câu chuyện đó chút nào. Và câu hỏi đặt ra là: Tại sao vậy? Câu trả lời: Tại vì hai ông chỉ muốn cho ta những preview (tiền cảnh, sơ thuật) mà thôi.
ĐIỀU CỐT YẾU
Có thể đưa ra một ví dụ đơn giản như thế này:
9 giờ tối, ta đang ngồi coi truyền hình chờ một show sắp chiếu trên đài. Một tiếng nói từ màn ảnh cất lên: “Tối nay trên đài NBC sẽ xuất hiện câu chuyện thương tâm của một thiếu nữ bị giằng co giữa một bên là tình yêu, một bên là cái thế giới lạ lùng man rợ mà nàng chưa bao giờ biết có ở trên đời!” Thế rồi trên màn ảnh, trong khoảng chừng 30 giây, xuất hiện những cảnh lấy từ nhiều xen trong phim sắp chiếu. Coi những đoạn phim ngắn đó ta có được một ý tưởng tổng quát về cuốn phim: Một thiếu nữ, dĩ nhiên là trẻ đẹp, dự tính lấy một người đàn ông trong mộng của nàng, cuối cùng mới khám phá ra chàng là thủ lĩnh của nhóm người cuồng tín có những bùa phép, thư phù, những buổi cúng bái ghê rợn. Đó là sơ thuật, là tiền cảnh (preview) của cuốn phim. Nhưng nếu ta suy nghĩ sâu xa thêm một chút nữa ta cũng thấy được một khía cạnh của ý chính hay chủ đề cuốn phim nêu ra: Đó là sự xung đột giữa tình yêu và lòng trung tín; thực tại của thế giới mê tín dị đoan; sự tranh chấp giữa quyền lực của thiện và ác.
Luca và Matthêu cũng đã đưa ra một loại tiền cảnh (preview) như vậy trong những chương mở đầu sách Tin Mừng của hai ông: một preview về tư tưởng, về cái ý nghĩa sâu xa do sự giáng sinh của một hài nhi ở Belem.
Hai ông không nói: Đây là những sự việc xảy ra lúc Giêsu giáng thế. Cũng không mô tả những gì mà một máy thu hình lúc đó có thể ghi lại được giả như thời ấy đã có máy thu hình. Hai ông chỉ muốn nói: Giêsu là ai, tại sao Người đến và sự giáng sinh của Người có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta.
Đó mới là điều cốt yếu. Vì nếu sự giáng sinh của Chúa chỉ có nghĩa đơn giản là ta được nghỉ một ngày khỏi phải đi làm, học sinh được hai tuần nghỉ học, và mọi người nao nức đợi chờ quà cáp của nhau, thì dù Chúa Giêsu sinh ra ở đâu cũng vậy thôi, trong chuồng bò hay trong nhà tranh vách đất cũng thế. Cũng chẳng quan trọng gì nếu có ba nhà đạo sĩ thông thái hay chỉ là ba gã giang hồ hoặc sáu bà đồng bóng cũng thế thôi. Điều quan trọng là sự giáng sinh của Giê su có ý nghĩa thế nào đối với nhân loại, và đó mới chính là điều Matthêu hay Luca muốn nói.
Đọc chuyện Giáng sinh với thái độ này đưa ta đến một cảm nghiệm khác hẳn. Hãy thử mà xem. Cũng giống như ta đi lại trên con đường thân quen, cảnh vật hai bên vẫn không thay đổi, nhưng hướng đi và đich tới lại khác. Ta hãy phác họa một vài tư tưởng chính yếu đã được sơ thuật trong câu chuyện Chúa giáng sinh:
1- ĐỘT NHẬP VÀO LỊCH SỬ
- Ngày Thứ Hai mỗi tuần lễ của các bạn trẻ: thức dậy, ăn sáng, đi học, ăn trưa ở cafeteria, học tiếp, về nhà, làm honework, ăn cơm tối, coi TV, đi ngủ…
- Ngày Thứ Ba; thức dậy, ăn sáng, đi học…
Dường như thời gian của các bạn đó là một chu kỳ lặp đi lặp lại không ngừng nghỉ những sự việc giống nhau hoặc tương tự nhau.
Nhìn rộng lớn hơn, lịch sử dường như cũng là trùng lặp những biến cố của các triều đại, các chính thể. Ta có thể nói được rằng lịch sử cũng “recycle”, tương tự ngày nay người ta “recycle” các vật dụng, như giấy báo, lon nhôm…
Có điều là người Do Thái ngày xưa đã không quan niệm như vậy. Đối với họ, lịch sử là một con đường thẳng chuyển động một chiều, giống như chiếc xe lửa đang chạy về một nhà ga. Và họ quan niệm như vậy cũng chẳng phải là một điều sai. Nhưng do vậy, người Do Thái không bao giờ nghĩ đến chuyện du hành ngược về thời gian quá khứ. Đó là một tư tưởng rất phổ biến trong các tiểu thuyết và phim ảnh thời nay, như bộ phim giả tưởng Star Strek hay Back to the Future mà gần như bạn trẻ nào cũng biết. Mỗi khi đoàn trưởng Kirk và phi hành đoàn của ông hay của Marty McFly và Doc Brown đổ bộ đến một nơi nào trong quá khứ, họ rất cẩn thận không dám làm những gì có thể gây ra sự thay đổi chuyện tương lai. Họ quan niệm rằng làm rối loạn lịch sử là một điều lầm lỗi. Cũng giống như đột nhập vào một nơi mà mình không có quyền được vào vậy.
Nhưng đối với Chúa thì lại khác. Chúa là chủ tể của lịch sử, Người có quyền đi vào và thay đổi lịch sử, nhất là vì Người đột nhập vào lịch sử với mục đích trao ban những quà tặng đặc biệt.
Đó là tư tưởng ẩn tàng xuất hiện đàng sau cái danh sách gồm những tên người trong phổ hệ mở đầu sách Tin Mừng của Matthêu. Đối với chúng ta, cái danh sách dài dặc đó tưởng chừng vô nghĩa. Nhưng nó không vô nghĩa khi Matthêu viết ra, và nếu hiểu được, ta sẽ không thấy vô nghĩa nữa.
Matthêu liệt kê cho ta các bậc tổ tiên của Chúa Giêsu, một danh sách được chia làm ba lớp, mỗi lớp 14 người, với 4 trường hợp đặc biệt. Trong các trường hợp đặc biệt đó tất cả đều là phụ nữ, mỗi người là một người ngoại quốc đã “đột nhập bất thần” vào lịch sử dân tộc Do Thái, và chuyện làm mẹ của họ xảy ra dường như trong cung cách thật đặc biệt, như được trời giun dủi, đẩy đưa. Điều đó, dĩ nhiên, sắp đặt cho sự xuất hiện của Đức Maria là thân mẫu của Chúa Giêsu.
Cái danh sách những tên không quen thuộc đó của Matthêu như muốn nói: Lịch sử đã được khởi đi từ đầu thời gian cho đến ngày giáng sinh của Chúa Giêsu, và mỗi khi cần cho lịch sử đi đúng hướng, Chúa đã đi xuống lịch sử và đẩy nó đi theo hướng Người định.
Luca cũng minh họa một điều tương tự trong truyện kể về sự thụ thai Gioan Tẩy Giả. Chị họ của Đức Mẹ là bà Elizabeth không thể có con vì đã quá già. Vậy mà Gioan đã ra đời. Và rồi đến Chúa Giêsu: một người mẹ trần thế, một sự thụ thai do sắp đặt của Chúa Thánh Linh là ngọn gió là hơi thở đầy quyền năng của Chúa Cha, cũng chính Thánh Linh đó là gió là hơi thở đã bay la đà trên mặt đại dương như mô tả trong câu thứ hai của sách Sáng Thế Ký, đã làm xuất hiện những việc diệu kỳ.
Vậy là Chúa đã hành động, đã ra tay, ngay cả những lúc ta không ngờ đến, ngay cả những khi sự việc đều tầm thường trong một thời gian dài đăng đẳng, ngay cả những lúc có đổ vỡ, sai lạc. Đó là cái “preview” lớn thứ nhất.
Và nó tạo ra một huyền nhiệm ta chưa bao giờ có thể nghĩ tới: Chúa đã hành động mặc dù Người đã tạo dựng ta hoàn toàn tự do, cái tự do điên khùng khi ta làm điều sai trái, tự do từ khước, tự do chối bỏ Người.
Đó là câu chuyện Matthêu và Luca đang lược diễn: Giêsu là Thiên Chúa xuống thế, trong một hành động đột nhập vào lịch sử vĩ đại nhất, vậy mà con người có quyền tự do từ khước Người. Cuối cùng, một số người đã trao cho Người lời chối từ lớn lao nhất: họ xử tử Người. Và sự chết đó lại mở đường cho ta được cứu độ, sự cứu độ mà Chúa đã nghĩ tới từ lâu.
Chúa đột nhập vào lịch sử vậy mà lại để cho ta được tự do tuy Người vẫn ra tay hành động. Đó là một huyền nhiệm, chắc vậy. Dòng sông lịch sử cứ chảy đến nơi Chúa đã dự định. Cái quyền tự do chọn lựa của ta là xuôi theo dòng sông đó hoặc cưỡng lại, đập mình vào những tảng đá hai bên bờ.
Và cái ý tưởng tự do chọn lựa đó đưa ta đến cái ý chính thứ hai mà câu chuyện Giáng sinh đã lược diễn (preview).
2- THEO HAY CHỐNG?
Herod là một con người độc ác, xảo quyệt, tưởng như chưa có ai xảo quyệt hơn. Thế rồi xuất hiện ba nhà thông thái. Họ trải qua một cuộc hành trình dài dặc, khó khăn, gian khổ, do một ngôi sao kỳ bí trên bầu trời dẫn đường, đi tìm vị ấu chúa mới sinh. Họ đến Jerusalem để hỏi Herod cho biết thêm những chi tiết sau cùng. Herod nghĩ tới đấng Cứu thế, người mà toàn dân từ lâu mong đợi, người mà thần dân của ông đã hy vọng, đã đợi chờ hàng bao thế kỷ. Herod tham khảo ý kiến của những bộ óc thông thái thời đó và hỏi xem theo tiên đoán thì đấng Cứu thế sẽ sinh ở đâu. Câu trả lời: Belem, cách đó chừng 4 hay 5 dặm đường.
Vậy rồi Herod làm gì?
- Dối trá. Âm mưu. Lừa lọc. Ông đã làm tất cả những gì có thể làm để trừ khử đấng Cứu thế mà trời gởi xuống, ra khỏi cuộc đời của ông: có nghĩa là giết chết.
Nhưng những ai đã chấp nhận Chúa?
- Ba người từ phương xa tới, ba người ngoại cuộc.
- Và mấy người chăn cừu là những kẻ không có địa vị gì trong xã hội thời đó.
Sao mà Herod và đám cố vấn của ông ngu xuẩn đến thế? Thật là khó tin. Nhưng xin nhớ rằng đây chỉ là preview, là tiền cảnh. Sự việc rồi cứ tiếp tục xảy ra như thế. Mặc kệ tất cả những gì Giêsu đã làm, đã nói, đã bày tỏ, đã chứng minh, nhiều người vẫn quay lưng lại và nói: Chúng tôi không chấp nhận như thế. Chúng tôi không cần cái đó. Hãy đuổi ông ra khỏi đây.
Và sự việc vẫn còn như vậy hoài hoài. Vẫn còn quanh quẩn đâu đây hình bóng của Herod và đám cố vấn của ông, các nhà đạo sĩ, những người chăn chiên. Cả bao người ta không ngờ tới, cả những người “vô tín ngưỡng” cũng đã làm những việc giúp đem lại hòa bình và hòa hợp mà Chúa hằng quan tâm. Những người đơn giản, bình dị, không hào nhoáng, những người gần như vô danh, đang sống niềm vui của Tin Mừng.
Trái lại, nhiều người ngay từ nhỏ đã được nuôi dạy bằng chân lý, đã được hưởng nền giáo dục về tôn giáo, lại chối từ Chúa Giêsu: “Chúng tôi không cần!” và cố đưa Người ra khỏi cuộc đời của họ.
***
Mùa Giáng sinh này, những ngày nghỉ lễ, các bạn trẻ hãy đưa một chút gia vị mới, một cái nhìn mới vào câu chuyện Giáng sinh. Hãy đọc lại trình thuật trong Tin Mừng của Thánh Luca và Matthêu, không phải để tìm từng chi tiết về biến cố trọng đại đó ở Belem, nhưng để hiểu biết thêm những chuyện đó nói gì về Chúa Giêsu và cuộc đời chúng ta.
Bài của Jim Auer, Bản dịch: Phạm Hoàng Nghị