Nếu Không Có Các Giáo Sĩ Ngoại Quốc Truyền Đạo Tại Việt Nam Liệu Chữ Quốc Ngữ Có Được Hoàn Thiện Như Hiện Nay Không?
Mặc dù tôi không đặt mua Tuần báo Giác Ngộ, nhưng lại là độc giả của Tuần báo Giác Ngộ, do tôi thường xuyên đến đọc báo ở phòng đọc báo chí của Thư viện tỉnh Khánh Hòa.
Có cần phải biết ơn các giáo sĩ ngoại quốc không?
Tuần báo Giác Ngộ số 1028 ngày 6/12/2019 trang 18 có bài viết “Tiếng nói&chữ viết” của tác giả Thích Thanh Thắng. Tác giả đã viết:“Tôi cám ơn chữ Quốc ngữ được hoàn thiện bởi bao nhiêu thế hệ người Việt, nhưng bảo tôi nhất định phải cảm ơn thực dân Pháp, chấp nhận đặt tên đường cho Alexandre de Rhodes thì rất buồn cười, bởi thực dân Pháp cưỡng bức thủ tiêu một cái vỏ ngôn ngữ và thay bằng một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt gốc nguồn với tổ tiên tôi”(1).
Theo quan niệm của người Việt Nam, kết quả của một sự việc gì cũng phải có căn nguyên, có nguồn gốc, không thể tự dưng mà có được.
Đọc xong đoạn trên, tôi cảm thấy chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng hiện nay giống như“từ dưới đàng nẻ chui lên” rồi “được hoàn thiện bởi bao nhiêu thế hệ người Việt”. Lời văn trên như có vẻ né tránh sự biết ơn các giáo sĩ ngoại quốc đến truyền giáo ở Việt Nam đã đem chữ La tinh để sáng chế ra chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng.
Tiến sĩ Lê Văn Phong, hiện công tác tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa viết: “Khi đến Việt Nam truyền đạo, các giáo sĩ không sử dụng chữ Hán, chữ Nôm sẳn có, họ tìm cách sáng chế ra một thứ chữ viết mới ghi âm tiếng Việt tiện lợi cho công cuộc truyền giáo, mà sau này gọi là chữ Quốc ngữ”(2)
Ngày 22/12/1995, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Bộ Văn hóa- Thông tin tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 335 ngày mất của Alexandre de Rhodes. Hội thảo đã khẳng định:“Sự ra đời của chữ Quốc ngữ không phải là một sự kiện ngẫu nhiên hay chỉ do ý muốn của một cá nhân tài năngnào đó, mà là kết quả của một quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây” và thừa nhận “Alexandre de Rhoes là một trong những người có công sáng tác ra chữ Quốc ngữ, một nhà hoạt động văn hóa có cống hiến quý giá cho sự phát triển ngôn ngữ Việt Nam, và cũng là cho sự phát triển nền văn hóa Việt Nam”.(3)
Trên đây là những phát biểu từ những cơ quan của Đảng và Nhà nước chứ không phải của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Hai tác giả Hoa Bằng và Tiến Đàm có nhận xét: “ Nay có chữ Quốc ngữ làm lợi khí để xây dựng một nền Quốc văn, ta không thể không thật tình cảm ơn người đặt ra nó: ông Alexandre de Rhodes” (4)
Trong ngày khánh thành nhà bia Alexandre de Rhodes gần đền Bà Kiệu, Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ là cụ Nguyễn Văn Tố đã phát biểu: Chính các giáo sĩ Bồ Đào Nha đến nước ta trước đã cùng với một số người Việt Nam phần lớn là các thầy giảng đã sáng chế ra cách phiên âm và cách viết tiếng Việt. Nhưng họ không để lại tên tuổi như Alexandre de Rhodes. Chính Alexandre de Rhodes là người kế tiếp quá trình sáng chế chữ Quốc ngữ, dùng chữ cái latinh ghi âm tiếng Việt và đưa ra một hệ thống gần hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ như hiện nay (5)
Chữ Quốc ngữ không hề cắt đứt nguồn gốc với tổ tiên
Tác giả Thích Thanh Thắng nuối tiếc chữ Hán Nôm: “ bởi thực dân Pháp cưỡng bức thủ tiêu một cái vỏ ngôn ngữ và thay bằng một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt nguồn gốc với tổ tiên tôi”.
Xin thưa với tác giả Thích Thanh Thắng, ông cho rằng chữ Quốc ngữ là “một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt với nguồn gốc với tổ tiên tôi”’ thì tại sao khi ông viết bài “Tiếng nói & chữ viết” gởi đăng trên Tuần báo Giác Ngộ lại sử dụng chữ Quốc ngữ là thứ chữ theo như ông là “xa lạ cắt đứt với nguồn gốc của tổ tiên”?
Trước đây khi trả lời nhóm Sinh viên Khoa Sử Trường Đại học sư phạm Huế, “Nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân đã nói: “ Từ chữ Hán, chúng ta sáng tạo ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: “ Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn”. Còn chữ Quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán- Nôm trước đây. Chữ Quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ Quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác phẩm này”(6).
Nay ông Thích Thanh Thắng lại viết: “Trong thế kỷ XVII nửa đầu thế kỷ XVIII biết bao nhà nho trí thức tài tử phong lưu của chúng ta vẫn thăng hoa trong trước tác văn học Nôm mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du kia mà”(7).
Xin thưa với “Nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân và ông Thích Thanh Thắng là nếu dùng chữ Hán- Nôm đúng trường lớp thì không sao, còn nếu dùng theo kiểu “Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn” thì đúng là “làm mất cả hồn dân tộc”, làm ảnh hưởng đến tiếng tăm của cụ Nguyễn Công Trứ!(8)
Khi dùng chữ Quốc ngữ để viết lại Truyện Kiều không hề làm “mất đi rất nhiều giá trị của tác phẩm này”, bởi chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ là dùng để ghi âm (ký âm) tiếng Việt mà thôi. Ví dụ câu: “ Trăm năm trong cõi người ta” khi viết bằng chữ Nôm hoặc chữ Quốc ngữ đều phát âm là “Trăm năm trong cõi người ta”không có gì khác biệt cả! Ngay cả Truyện Kiều khi được Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Nôm thì không mấy người đọc được. Để đọc được chữ Nôm đâu phải dễ, do chữ Nôm “không có mẹo mực gì, ai muốn viết thế nào thì viết, thường thì phải cao đoán mới đọc được thông”(9) .Ngược lại Truyện Kiều chép lại bằng chữ Quốc ngữ thì trẻ em lên 6, lên 7 đều đọc được.Nhận định về ngôn ngữ học như “Nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân rất là non nớt.
Theo suy nghĩ của tôi những ai mà hiện nay cho rằng chữ Quốc ngữ là “một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt với nguồn gốc với tổ tiên”và chữ Nôm“mang đậm hồn dân tộc” hơn chữ Quốc ngữ chính là những kẻ tự dối với lòng mình!
Hoàng Xuân Việt nhận định về những người có lối suy nghĩ trên: “ hễ ghét đạo Chúa, ghét Tây thì ghét luôn cả chữ Quốc ngữ”(10)
Các cụ trong phong trào Duy tân đã nhận ra “Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước” chứ không phải chữ Hán hay chữ Nôm! Do đó “Đầu thế kỷ XX, giới trí thức Việt Nam đã vượt qua tâm lý nghi ngờ, đố kỵ của người dân mất nước, mà nhận ra cái hay, cái tiện và phép “màu nhiệm” của chữ Quốc ngữ đối với dân tộc Việt Nam. Họ bắt đầu công cuộc cổ vũ, truyền bá thứ chữ viết này ra khỏi phạm vi Công Giáođến với quần chúng nhân dân lao động, chống lại chính sách “ngu dân” của chính quyền cai trị” (11)
Đôi lời với tác giả Thích Thanh Thắng
Tác giả Thích Thanh Thắng không chấp nhận đặt tên đường Alexandre de Rhodes với lý do: “chỉ với nội dung khi nói về Tam giáo trong Phép giảng tám ngày, đã tạo nên những xung đột tôn giáo một cách gay gắt, mà chúng tôi, những người Phật tử thấy bị tổn thương, khó có thể chấp nhận được”(12).
Nếu tên tác giả bài viết chỉ ghi “Thanh Thắng” thì không có vấn đề, đằng này, tên tác giả lại thêm họ “Thích” (họ nhà Phật) nên tôi mới mạo muội có đôi lời với tác giả: Từ lúc nhỏ tôi có nghe kể một câu chuyện về Đức Phật : Một hôm trên đường đi thuyết pháp, Đức Phật bị một nhóm người đi theo chưởi bới, nói những lời tục tĩu xúc phạm đến Đức Phật, nhưng Đức Phật vẫn nín lặng không nói lại lời nào. Khi về đến tịnh xá, đệ tử mới hỏi lý do tại sao Đức Phật không phản bác lại. Đức Phật bèn nói: Khi người ta cho anh một cái bánh mà anh không nhận, thì cái bánh ấy sẽ thuộc về ai? Cũng vậy, khi người ta chưởi bới mình mà mình không phản đối đáp trả thì những lời chưởi bới ấy quay về với kẻ chưởi bới.
Nếu Đức Phật hiện tiền mà nghe giáo sĩ Alexandre de Rhodes mạ lỵ thì Đức Phật sẽ chọn phương pháp “thủ khẩu như bình”.Từ bi- Hỷ xả là đức tính cao quý của Phật giáo.
Đừng để mang tiếng: “đồ vô ơn”
Ông bà ta luôn dạy con cháu chớ vong ân, bội nghĩa, chớ trở thành kẻ “ăn cháo đá bát”, kẻ “ăn rồi quẹt mỏ như gà” mà phải luôn là người “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ăn một bát cơm / Nhớ người cày ruộng”
Nguyễn Văn Nghệ
Phú Lộc Tây- Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
1; 7; 12-Tuần báo Giác Ngộ số 1028 ngày 6/12/2019, trang 18
2;3;5; 11-TS. Lê Văn Phong, Lịch sử Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938-1945) (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, tr 11; 16; 190; 200
4-Hoa Bằng, Tiến Đàm: “Ông Alexandre de Rhodes 1591-1660” Tạp chí Tri Tân, số 2- 1941, trang 21
6- sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7387
8- Lời bài thơ Chữ Nhàn (Nguyễn Công Trứ)[ xem kỹ chú thích 1 của bài thơ.
poem.tkaraoke.com/11221/Chu_Nhan.html
9- chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nguyen-van-vinh-voi-tieng-me-de-va-chu-quoc-ngu.html
10- Hoàng Xuân Việt, Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2007, trang 338
Mặc dù tôi không đặt mua Tuần báo Giác Ngộ, nhưng lại là độc giả của Tuần báo Giác Ngộ, do tôi thường xuyên đến đọc báo ở phòng đọc báo chí của Thư viện tỉnh Khánh Hòa.
Có cần phải biết ơn các giáo sĩ ngoại quốc không?
Tuần báo Giác Ngộ số 1028 ngày 6/12/2019 trang 18 có bài viết “Tiếng nói&chữ viết” của tác giả Thích Thanh Thắng. Tác giả đã viết:“Tôi cám ơn chữ Quốc ngữ được hoàn thiện bởi bao nhiêu thế hệ người Việt, nhưng bảo tôi nhất định phải cảm ơn thực dân Pháp, chấp nhận đặt tên đường cho Alexandre de Rhodes thì rất buồn cười, bởi thực dân Pháp cưỡng bức thủ tiêu một cái vỏ ngôn ngữ và thay bằng một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt gốc nguồn với tổ tiên tôi”(1).
Theo quan niệm của người Việt Nam, kết quả của một sự việc gì cũng phải có căn nguyên, có nguồn gốc, không thể tự dưng mà có được.
Đọc xong đoạn trên, tôi cảm thấy chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng hiện nay giống như“từ dưới đàng nẻ chui lên” rồi “được hoàn thiện bởi bao nhiêu thế hệ người Việt”. Lời văn trên như có vẻ né tránh sự biết ơn các giáo sĩ ngoại quốc đến truyền giáo ở Việt Nam đã đem chữ La tinh để sáng chế ra chữ Quốc ngữ mà chúng ta đang sử dụng.
Tiến sĩ Lê Văn Phong, hiện công tác tại Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa viết: “Khi đến Việt Nam truyền đạo, các giáo sĩ không sử dụng chữ Hán, chữ Nôm sẳn có, họ tìm cách sáng chế ra một thứ chữ viết mới ghi âm tiếng Việt tiện lợi cho công cuộc truyền giáo, mà sau này gọi là chữ Quốc ngữ”(2)
Ngày 22/12/1995, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Bộ Văn hóa- Thông tin tổ chức Hội thảo khoa học kỷ niệm 335 ngày mất của Alexandre de Rhodes. Hội thảo đã khẳng định:“Sự ra đời của chữ Quốc ngữ không phải là một sự kiện ngẫu nhiên hay chỉ do ý muốn của một cá nhân tài năngnào đó, mà là kết quả của một quá trình giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và phương Tây” và thừa nhận “Alexandre de Rhoes là một trong những người có công sáng tác ra chữ Quốc ngữ, một nhà hoạt động văn hóa có cống hiến quý giá cho sự phát triển ngôn ngữ Việt Nam, và cũng là cho sự phát triển nền văn hóa Việt Nam”.(3)
Trên đây là những phát biểu từ những cơ quan của Đảng và Nhà nước chứ không phải của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam.
Hai tác giả Hoa Bằng và Tiến Đàm có nhận xét: “ Nay có chữ Quốc ngữ làm lợi khí để xây dựng một nền Quốc văn, ta không thể không thật tình cảm ơn người đặt ra nó: ông Alexandre de Rhodes” (4)
Trong ngày khánh thành nhà bia Alexandre de Rhodes gần đền Bà Kiệu, Hội trưởng Hội Truyền bá Quốc ngữ là cụ Nguyễn Văn Tố đã phát biểu: Chính các giáo sĩ Bồ Đào Nha đến nước ta trước đã cùng với một số người Việt Nam phần lớn là các thầy giảng đã sáng chế ra cách phiên âm và cách viết tiếng Việt. Nhưng họ không để lại tên tuổi như Alexandre de Rhodes. Chính Alexandre de Rhodes là người kế tiếp quá trình sáng chế chữ Quốc ngữ, dùng chữ cái latinh ghi âm tiếng Việt và đưa ra một hệ thống gần hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ như hiện nay (5)
Chữ Quốc ngữ không hề cắt đứt nguồn gốc với tổ tiên
Tác giả Thích Thanh Thắng nuối tiếc chữ Hán Nôm: “ bởi thực dân Pháp cưỡng bức thủ tiêu một cái vỏ ngôn ngữ và thay bằng một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt nguồn gốc với tổ tiên tôi”.
Xin thưa với tác giả Thích Thanh Thắng, ông cho rằng chữ Quốc ngữ là “một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt với nguồn gốc với tổ tiên tôi”’ thì tại sao khi ông viết bài “Tiếng nói & chữ viết” gởi đăng trên Tuần báo Giác Ngộ lại sử dụng chữ Quốc ngữ là thứ chữ theo như ông là “xa lạ cắt đứt với nguồn gốc của tổ tiên”?
Trước đây khi trả lời nhóm Sinh viên Khoa Sử Trường Đại học sư phạm Huế, “Nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân đã nói: “ Từ chữ Hán, chúng ta sáng tạo ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: “ Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn”. Còn chữ Quốc ngữ chỉ ghi lại âm của từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán- Nôm trước đây. Chữ Quốc ngữ có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ Quốc ngữ đã làm mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác phẩm này”(6).
Nay ông Thích Thanh Thắng lại viết: “Trong thế kỷ XVII nửa đầu thế kỷ XVIII biết bao nhà nho trí thức tài tử phong lưu của chúng ta vẫn thăng hoa trong trước tác văn học Nôm mà đỉnh cao là Truyện Kiều của Nguyễn Du kia mà”(7).
Xin thưa với “Nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân và ông Thích Thanh Thắng là nếu dùng chữ Hán- Nôm đúng trường lớp thì không sao, còn nếu dùng theo kiểu “Thị tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn” thì đúng là “làm mất cả hồn dân tộc”, làm ảnh hưởng đến tiếng tăm của cụ Nguyễn Công Trứ!(8)
Khi dùng chữ Quốc ngữ để viết lại Truyện Kiều không hề làm “mất đi rất nhiều giá trị của tác phẩm này”, bởi chữ Nôm hay chữ Quốc ngữ là dùng để ghi âm (ký âm) tiếng Việt mà thôi. Ví dụ câu: “ Trăm năm trong cõi người ta” khi viết bằng chữ Nôm hoặc chữ Quốc ngữ đều phát âm là “Trăm năm trong cõi người ta”không có gì khác biệt cả! Ngay cả Truyện Kiều khi được Nguyễn Du sáng tác bằng chữ Nôm thì không mấy người đọc được. Để đọc được chữ Nôm đâu phải dễ, do chữ Nôm “không có mẹo mực gì, ai muốn viết thế nào thì viết, thường thì phải cao đoán mới đọc được thông”(9) .Ngược lại Truyện Kiều chép lại bằng chữ Quốc ngữ thì trẻ em lên 6, lên 7 đều đọc được.Nhận định về ngôn ngữ học như “Nhà nghiên cứu” Nguyễn Đắc Xuân rất là non nớt.
Theo suy nghĩ của tôi những ai mà hiện nay cho rằng chữ Quốc ngữ là “một cái vỏ khác xa lạ cắt đứt với nguồn gốc với tổ tiên”và chữ Nôm“mang đậm hồn dân tộc” hơn chữ Quốc ngữ chính là những kẻ tự dối với lòng mình!
Hoàng Xuân Việt nhận định về những người có lối suy nghĩ trên: “ hễ ghét đạo Chúa, ghét Tây thì ghét luôn cả chữ Quốc ngữ”(10)
Các cụ trong phong trào Duy tân đã nhận ra “Chữ Quốc ngữ là hồn trong nước” chứ không phải chữ Hán hay chữ Nôm! Do đó “Đầu thế kỷ XX, giới trí thức Việt Nam đã vượt qua tâm lý nghi ngờ, đố kỵ của người dân mất nước, mà nhận ra cái hay, cái tiện và phép “màu nhiệm” của chữ Quốc ngữ đối với dân tộc Việt Nam. Họ bắt đầu công cuộc cổ vũ, truyền bá thứ chữ viết này ra khỏi phạm vi Công Giáođến với quần chúng nhân dân lao động, chống lại chính sách “ngu dân” của chính quyền cai trị” (11)
Đôi lời với tác giả Thích Thanh Thắng
Tác giả Thích Thanh Thắng không chấp nhận đặt tên đường Alexandre de Rhodes với lý do: “chỉ với nội dung khi nói về Tam giáo trong Phép giảng tám ngày, đã tạo nên những xung đột tôn giáo một cách gay gắt, mà chúng tôi, những người Phật tử thấy bị tổn thương, khó có thể chấp nhận được”(12).
Nếu tên tác giả bài viết chỉ ghi “Thanh Thắng” thì không có vấn đề, đằng này, tên tác giả lại thêm họ “Thích” (họ nhà Phật) nên tôi mới mạo muội có đôi lời với tác giả: Từ lúc nhỏ tôi có nghe kể một câu chuyện về Đức Phật : Một hôm trên đường đi thuyết pháp, Đức Phật bị một nhóm người đi theo chưởi bới, nói những lời tục tĩu xúc phạm đến Đức Phật, nhưng Đức Phật vẫn nín lặng không nói lại lời nào. Khi về đến tịnh xá, đệ tử mới hỏi lý do tại sao Đức Phật không phản bác lại. Đức Phật bèn nói: Khi người ta cho anh một cái bánh mà anh không nhận, thì cái bánh ấy sẽ thuộc về ai? Cũng vậy, khi người ta chưởi bới mình mà mình không phản đối đáp trả thì những lời chưởi bới ấy quay về với kẻ chưởi bới.
Nếu Đức Phật hiện tiền mà nghe giáo sĩ Alexandre de Rhodes mạ lỵ thì Đức Phật sẽ chọn phương pháp “thủ khẩu như bình”.Từ bi- Hỷ xả là đức tính cao quý của Phật giáo.
Đừng để mang tiếng: “đồ vô ơn”
Ông bà ta luôn dạy con cháu chớ vong ân, bội nghĩa, chớ trở thành kẻ “ăn cháo đá bát”, kẻ “ăn rồi quẹt mỏ như gà” mà phải luôn là người “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Ăn một bát cơm / Nhớ người cày ruộng”
Nguyễn Văn Nghệ
Phú Lộc Tây- Diên Khánh- Khánh Hòa
Chú thích:
1; 7; 12-Tuần báo Giác Ngộ số 1028 ngày 6/12/2019, trang 18
2;3;5; 11-TS. Lê Văn Phong, Lịch sử Hội Truyền bá Quốc ngữ (1938-1945) (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, tr 11; 16; 190; 200
4-Hoa Bằng, Tiến Đàm: “Ông Alexandre de Rhodes 1591-1660” Tạp chí Tri Tân, số 2- 1941, trang 21
6- sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=7387
8- Lời bài thơ Chữ Nhàn (Nguyễn Công Trứ)[ xem kỹ chú thích 1 của bài thơ.
poem.tkaraoke.com/11221/Chu_Nhan.html
9- chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/nguyen-van-vinh-voi-tieng-me-de-va-chu-quoc-ngu.html
10- Hoàng Xuân Việt, Tìm hiểu lịch sử chữ Quốc ngữ, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội, 2007, trang 338