Viết trên đất
Trên bước đường rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa ba năm ở trần gian nước Do Thái, Chúa Giêsu đã thể hiện nhiều phép lạ, đưa ra nhiều dụ ngôn, cùng nhiều cung cách xử sự với con người.
Những cung cách cùng lời nói của Chúa Giêsu đã đánh động tâm hồn người trong cuộc, người nghe thời lúc đó và cả người đọc kinh thánh tường thuật lại sau này. Một cung cách xử sự của Chúa Giêsu gây cảm động ngạc nhiên cùng lòng cảm phục như khuôn vàng thước ngọc là cách thế Chúa Giêsu đối xử với người phụ nữ bị tố cáo phạm tội.
Các nhà theo phái Phariseo mang đến cho Chúa Giêsu người phụ nữ bị tố cáo phạm tội, để xem Chúa Giêsu đối xử ra sao. ( Lc 7,53- 8,11)
Theo luật Do Thái thời lúc Chúa Giêsu, người phụ nữ nào bị tố cáo phạm tội sẽ bị lên án tử hình ném đá. Nhưng Chúa Giêsu không để bị vướng vào bẫy của họ bày ra. Vì nếu theo cách thế kết án ném đá tử hình, thì bị cho là vô nhân đạo. Còn nếu đứng về phía người phụ nữ, tức là không theo lề luật ấn định, thì bị cho là chống lại lề luật. Và nếu Chúa Giêsu thuận theo luật kết án ném đá cho chết, tức là chống lại người phụ nữ, thì liền bị cho là người bất nhất với sứ điệp tin mừng do chính Ngài rao giảng: tha thứ.
Chúa Giêsu không để mình vướng vào ngõ bí hẹp không lối thoát đó. Ngài xử sự tự trong thâm tâm theo cung cách tự do cùng có đường lối nguồn gốc rõ ràng. Các người tố cáo và chị phụ nữ nạn nhân bị tố cáo đứng đó, Chúa Giêsu yên lặng cúi xuống đất lấy ngón tay viết vẽ trên nền đất.
Người viết gì? Không ai biết cùng không có chứng tích gì để lại. Nhưng việc Ngài viết trên nền đất như thế có diễn tả nói lên điều gì không?
Các nhà khảo cứu Kinh Thánh xưa nay đưa ra nhiều giả thuyết suy diễn về điều này.
Giả thuyết nghĩ rằng Chúa Giêsu trong thâm tâm, trong tâm hồn nghĩ đến lịch sử nguồn nước đời sống của dân Do Thái thời xưa và nguồn nước ơn cứu độ cho tâm hồn hồn con người. Nên Ngài dùng ngón tay mình viết vẽ vạch trên nền đất theo ý nghĩa câu Kinh Thánh của Ngôn sứ Gieremia: „ Những ai lìa bỏ Chúa sẽ phải xấu hổ, những kẻ quay lưng lại với Ngài sẽ thành bụi đất,
vì họ đã lìa bỏ Thiên Chúa là mạch nước trường sinh. ( Geremia 17,13).
Nghĩ đến câu Kinh Thánh đó đang khi viết vẽ nền trên đất. Vì các người phái Phariseo đã quên Giave Thiên Chúa, Đấng là nguồn nước tuôn chảy sự sống động tình yêu thương, mà chỉ còn biết dựa vào những câu chữ của lề luật khô cứng.
Và lời Kinh Thánh này hợp với sứ mạng của Chúa Giêsu. Vì chính Người qủa quết, tự nơi Người chảy vọt tuôn trào nguồn nước sự sống cho những ai tin vào người.
Ai không tin Chúa Giesu sẽ bị khô hạn, trở nên cứng nhắc thiếu tình yêu thương, thiếu vắng sự sống. Và một khi như thế họ dễ dàng lên án, kết án người khác.
Chúa Giêsu là nguồn nước sự sống. Từ nơi nguồn nước đó sự sống phát sinh trở lại, khi vì tội lỗi làm xa cách ra khỏi dòng suối nguồn nước sự sống đó.
Rồi có một giả thuyết suy nghĩ nữa Chúa Giêsu viết trên nền đất dòng chữ „ Terra terram accusat - Đất kiện tố cáo đất“. Vì các thầy phái Phariseo và các thầy luật sĩ là con người từ đất được tạo thành cùng sống trên mặt đất, bây giờ đi tố cáo luận kết người phụ nữ cũng từ đất mà ra đang sống trên mặt đất. Như thế kẻ tố cáo kết án cùng người bị tố cáo bị kết án cũng là do từ đất mà ra và sau cùng trở về thành bụi đất thôi.
Ngay từ thế kỷ 9. sau Chúa giáng sinh suy diễn này đã có: „Digito scribebat in terra terram accusatur- Bằng ngón tay Người ( Chúa Giesu) đã viết trên nền đất: Qua đất, đất bị tố tụng kiện cáo.“.
Sau cùng chỉ còn lại Chúa Giêsu và chị phụ nữ bị tố cáo. Theo Thánh giáo phụ Augustino đó là“ người có lòng thương xót và lòng thương xót - Người đau khổ và người có lòng từ bi nhân hậu với người đau khổ.“.
Câu trả lời của chị phụ nữ cho câu hỏi của Chúa Giêsu: “ Họ đâu cả rồi? Không ai kết án chị sao?. „ Thưa Ngài, không ai!“.
Câu trả lời“ Thưa Ngài, không ai!“ của chị phụ nữ nghe như một tiếng thở phào nhẹ nhàng thoát ra, nó tựa giống như một cục đá đè nặng tâm hồn chị ta giờ rơi ra khỏi trái tim tâm hồn và cảm thấy được khoan khoái nhẹ nhàng!
Thánh Giáo phụ Augustinus có suy tư: Chúa Giêsu dùng ngón tay viết trên nền đất cũng là hình ảnh ngày xưa trên núi Sinai Thiên Chúa Giave đã viết 10 điều răn lề luật trao cho Ông Mose bằng ngón tay của Ngài trên tấm bia đá. ( Xh 31,18).
Chúa Giêsu không tra khảo hay biện hộ xin lỗi cho hành động thiếu đúng đắn không tốt của chị ta. Nhưng tha thứ cho chị ta cùng hướng về tương lai: "Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.“
Chúa Giêsu đã gỡ giải thoát tâm hồn cho chị chuyển đổi sang một đời sống mới đưa dẫn đến nguồn ơn tha thứ bình an.
Ơn tha thứ bình an rất cần thiết cho đời sống con người tomng mọi giai đoạn hoàn cảnh đời sống hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Trên bước đường rao giảng tình yêu nước Thiên Chúa ba năm ở trần gian nước Do Thái, Chúa Giêsu đã thể hiện nhiều phép lạ, đưa ra nhiều dụ ngôn, cùng nhiều cung cách xử sự với con người.
Những cung cách cùng lời nói của Chúa Giêsu đã đánh động tâm hồn người trong cuộc, người nghe thời lúc đó và cả người đọc kinh thánh tường thuật lại sau này. Một cung cách xử sự của Chúa Giêsu gây cảm động ngạc nhiên cùng lòng cảm phục như khuôn vàng thước ngọc là cách thế Chúa Giêsu đối xử với người phụ nữ bị tố cáo phạm tội.
Các nhà theo phái Phariseo mang đến cho Chúa Giêsu người phụ nữ bị tố cáo phạm tội, để xem Chúa Giêsu đối xử ra sao. ( Lc 7,53- 8,11)
Theo luật Do Thái thời lúc Chúa Giêsu, người phụ nữ nào bị tố cáo phạm tội sẽ bị lên án tử hình ném đá. Nhưng Chúa Giêsu không để bị vướng vào bẫy của họ bày ra. Vì nếu theo cách thế kết án ném đá tử hình, thì bị cho là vô nhân đạo. Còn nếu đứng về phía người phụ nữ, tức là không theo lề luật ấn định, thì bị cho là chống lại lề luật. Và nếu Chúa Giêsu thuận theo luật kết án ném đá cho chết, tức là chống lại người phụ nữ, thì liền bị cho là người bất nhất với sứ điệp tin mừng do chính Ngài rao giảng: tha thứ.
Chúa Giêsu không để mình vướng vào ngõ bí hẹp không lối thoát đó. Ngài xử sự tự trong thâm tâm theo cung cách tự do cùng có đường lối nguồn gốc rõ ràng. Các người tố cáo và chị phụ nữ nạn nhân bị tố cáo đứng đó, Chúa Giêsu yên lặng cúi xuống đất lấy ngón tay viết vẽ trên nền đất.
Người viết gì? Không ai biết cùng không có chứng tích gì để lại. Nhưng việc Ngài viết trên nền đất như thế có diễn tả nói lên điều gì không?
Các nhà khảo cứu Kinh Thánh xưa nay đưa ra nhiều giả thuyết suy diễn về điều này.
Giả thuyết nghĩ rằng Chúa Giêsu trong thâm tâm, trong tâm hồn nghĩ đến lịch sử nguồn nước đời sống của dân Do Thái thời xưa và nguồn nước ơn cứu độ cho tâm hồn hồn con người. Nên Ngài dùng ngón tay mình viết vẽ vạch trên nền đất theo ý nghĩa câu Kinh Thánh của Ngôn sứ Gieremia: „ Những ai lìa bỏ Chúa sẽ phải xấu hổ, những kẻ quay lưng lại với Ngài sẽ thành bụi đất,
vì họ đã lìa bỏ Thiên Chúa là mạch nước trường sinh. ( Geremia 17,13).
Nghĩ đến câu Kinh Thánh đó đang khi viết vẽ nền trên đất. Vì các người phái Phariseo đã quên Giave Thiên Chúa, Đấng là nguồn nước tuôn chảy sự sống động tình yêu thương, mà chỉ còn biết dựa vào những câu chữ của lề luật khô cứng.
Và lời Kinh Thánh này hợp với sứ mạng của Chúa Giêsu. Vì chính Người qủa quết, tự nơi Người chảy vọt tuôn trào nguồn nước sự sống cho những ai tin vào người.
Ai không tin Chúa Giesu sẽ bị khô hạn, trở nên cứng nhắc thiếu tình yêu thương, thiếu vắng sự sống. Và một khi như thế họ dễ dàng lên án, kết án người khác.
Chúa Giêsu là nguồn nước sự sống. Từ nơi nguồn nước đó sự sống phát sinh trở lại, khi vì tội lỗi làm xa cách ra khỏi dòng suối nguồn nước sự sống đó.
Rồi có một giả thuyết suy nghĩ nữa Chúa Giêsu viết trên nền đất dòng chữ „ Terra terram accusat - Đất kiện tố cáo đất“. Vì các thầy phái Phariseo và các thầy luật sĩ là con người từ đất được tạo thành cùng sống trên mặt đất, bây giờ đi tố cáo luận kết người phụ nữ cũng từ đất mà ra đang sống trên mặt đất. Như thế kẻ tố cáo kết án cùng người bị tố cáo bị kết án cũng là do từ đất mà ra và sau cùng trở về thành bụi đất thôi.
Ngay từ thế kỷ 9. sau Chúa giáng sinh suy diễn này đã có: „Digito scribebat in terra terram accusatur- Bằng ngón tay Người ( Chúa Giesu) đã viết trên nền đất: Qua đất, đất bị tố tụng kiện cáo.“.
Sau cùng chỉ còn lại Chúa Giêsu và chị phụ nữ bị tố cáo. Theo Thánh giáo phụ Augustino đó là“ người có lòng thương xót và lòng thương xót - Người đau khổ và người có lòng từ bi nhân hậu với người đau khổ.“.
Câu trả lời của chị phụ nữ cho câu hỏi của Chúa Giêsu: “ Họ đâu cả rồi? Không ai kết án chị sao?. „ Thưa Ngài, không ai!“.
Câu trả lời“ Thưa Ngài, không ai!“ của chị phụ nữ nghe như một tiếng thở phào nhẹ nhàng thoát ra, nó tựa giống như một cục đá đè nặng tâm hồn chị ta giờ rơi ra khỏi trái tim tâm hồn và cảm thấy được khoan khoái nhẹ nhàng!
Thánh Giáo phụ Augustinus có suy tư: Chúa Giêsu dùng ngón tay viết trên nền đất cũng là hình ảnh ngày xưa trên núi Sinai Thiên Chúa Giave đã viết 10 điều răn lề luật trao cho Ông Mose bằng ngón tay của Ngài trên tấm bia đá. ( Xh 31,18).
Chúa Giêsu không tra khảo hay biện hộ xin lỗi cho hành động thiếu đúng đắn không tốt của chị ta. Nhưng tha thứ cho chị ta cùng hướng về tương lai: "Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi, và từ nay đừng phạm tội nữa.“
Chúa Giêsu đã gỡ giải thoát tâm hồn cho chị chuyển đổi sang một đời sống mới đưa dẫn đến nguồn ơn tha thứ bình an.
Ơn tha thứ bình an rất cần thiết cho đời sống con người tomng mọi giai đoạn hoàn cảnh đời sống hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long