Tìm hiểu cộng đồng người Chăm tại Việt Nam. Bài 9: Các triều vương Lâm Ấp

1. Triều vương thứ nhất (192-366) : khai sinh vương quốc

Khu Liên lên ngôi năm 192, trị vì trong nhiều năm, nhưng không biết mất năm nào và ai là người kế vị. Sử cổ Trung Hoa (Lương thư) cho biết trong khoang thập niên 220-230, con cháu Khu Liên có gơi phái bộ đến thống đốc Quang Đông và các thái thú Giao Châu (Lã Đại và Lục Dận) triều cống và duy trì quan hệ ngoại giao.

Sự kiện nổi bật sau thời Khu Liên là cuộc dấy binh của bà Triệu năm 248 tại quận Cửu Chân chống lại quân Đông Ngô (Trung Hoa). Bà Triệu, còn gọi là Triệu Trinh Nương, là một thiếu nữ Mường cưỡi voi ra trận làm khiếp đam quân địch. Bà Triệu cũng là mẫu người lý tương cua chế độ mẫu hệ : thân hình nẩy nơ (vú dài ba thước !?) và can đam (dám đứng ra gánh vác việc nước). Có lẽ trong giai đoạn này con cái cua Khu Liên gia nhập vào đội quân cua bà Triệu rất đông vì cuộc khơi nghĩa này được sư Trung Hoa ghi nhận là cuộc nổi dậy cua nhân dân Lâm Ấp.

Nhà Đông Ngô phong danh tướng Lục Dận tước An Nam hiệu úy, tức thứ sư, sang Giao Châu dẹp lọan. Lục Dận vừa dùng mưu vừa làm áp lực chiêu dụ các bộ lạc nổi loạn; sau hơn 6 tháng cầm cự quân cua Bà Triệu bị cô lập và bị đánh bại phai chạy về miền Nam lánh nạn. Lục Dận xua quân xuống chiếm Khu Lật (Huế), bắt theo hàng ngàn thợ khéo tay mang về Giao Châu rồi dâng cho nhà Đông Ngô năm 260. Những vùng đất bị nghĩa quân Lâm Ấp chiếm đóng đều bị lấy lại. Lãnh thổ Lâm Ấp trơ về vị trí cũ, tức huyện Tượng Lâm, quân Đông Ngô không dám tiến xuống xa hơn.

Có lẽ truyền nhân đích tôn cua Khu Liên đã chết trong cuộc khơi nghĩa này vì không còn được nhắc tới nữa. Sách Lương thư cho biết năm 270, cháu ngoại cua Khu Liên là Phạm Hùng (Fan Hiong hay Fan Hsung) lên làm vua.

Cũng nên biết "Phạm" ở đây là cách phiên âm Hán hóa từ chữ "Po" (hay Pô, Phò, Pha) của người Chăm, tức là người đứng đầu, lãnh tụ hoặc là ngài, chứ không phải là cách phiên âm từ chữ "varman" của người Ấn, cũng có nghĩa là vua, vương, ngài, hay "họ Phạm" của người Việt Nam mà ra. Cũng nên biết người Lâm Ấp theo chế độ mẫu hệ, chỉ có tên chứ không có họ.

Dưới thời Phạm Hùng, lãnh thổ Lâm Ấp được nới rộng tới thành Khu Túc, cạnh sông Gianh, phía bắc và tới Khánh Hòa (Kauthara) phía nam. Phạm Hùng cũng đã chinh phục và thống nhất các tiểu vương quốc khác nằm trong các lõm đất dọc duyên hai miền Trung : Amavarati (Quang Nam), Vijaya (Quang Ngãi, Bình Định) và một phần lãnh thổ Aryaru (Phú Yên). Nhưng sau hơn 10 năm chinh chiến (271-282), Phạm Hùng bị quân Tây Tấn (do Đào Hoàng chỉ huy) đánh bại, năm 283 con là Phạm Dật (Fan Yi) lên ngôi thay. Năm 284, Phạm Dật gơi một sứ bộ sang Trung Hoa cầu hòa; Lâm Ấp được thái hòa và Phạm Dật trị vì 52 năm thì qua đời.

2. Triều vương thứ hai (337-420) : mơ rộng vương quốc

Phạm Dật qua đời năm 336, một tể tướng cướp ngôi vua tự xưng Phạm Văn (Fan Wen). Phạm Văn không phải là người Chăm mà là một người gốc Hoa quê ơ Dương Châu, bị bán làm nô lệ cho một quan cai trị huyện Tây Quyển tên Phạm Tương. Năm 15 tuổi, vì phạm tội gian Văn phai trốn theo một thương gia người Lâm Ấp sang Trung Hoa và Ấn Độ buôn bán, nhờ đó đã học hoi được kỹ thuật luyện kim và xây thành lũy của người Hoa. Khi về lại Lâm Ấp năm 321, Văn trơ thành người thân tín cua Phạm Dật và được giao trọng trách xây thành, đắp lũy, dựng cung đài theo kiểu Trung Hoa, chế tạo chiến xa và vũ khí, chế biến dụng cụ âm nhạc v.v... và được thăng chức tể tướng.

Dưới thời Phạm Văn, kỹ thuật luyện sắt (rèn kiếm, đúc lao) đạt đến tột đỉnh. Nhà vua áp dụng văn minh Ấn Độ thẳng vào đời sống : cai tổ lại hệ thống quan lại theo khuôn mẫu Ấn Dộ, nhờ đó guồng máy tổ chức chính quyền chạy đều và mang lại hiệu qua tốt; xây dựng thu phu chính trị tại Khu Lật (K’iu-sou, hay Thành Lồi, Huế), hình chữ nhật, chu vi 2100 mét, tường cao 8 mét, có 16 cưa, dân chúng sống chung quanh chân thành, mỗi khi có loạn, các cưa thành đều đóng lại. Với thế mạnh này, Phạm Văn đánh thắng hai nước Đại Kỳ Giới và Tiểu Kỳ Giới (có thể đây là hai vương quốc trên đất Lào ngày nay), chinh phục nhiều bộ lạc khác như Che Phou, Siu Lang, Khiu Tou, Kan Lou và Fou Tan (có thể là những bộ lạc thiểu số gốc Thái trên dãy Trường Sơn), tăng cường số phụ nữ mang về từ các lãnh thổ đánh chiếm được và tăng nhân số trong quân đội (khoang từ 40.000 đến 50.000 người).

Năm 340, Phạm Văn xin nhà Đông Tấn cho sát nhập quận Nhật Nam, gồm các huyện Tây Quyển, Ty Canh, Chu Ngô, Lô Dung và một phần đất phía nam quận Cưu Chân huyện Hàm Hoan (Thanh Hóa) vào lãnh thổ Lâm Ấp nhưng không được toại nguyện. Phạm Văn liền xua quân tiến công vào nội địa Nhật Nam, chiếm huyện Tây Quyển, giết thứ sư Hạ Hầu Lâm, lấy mũi Hoành Sơn (nam Thanh Hóa) làm biên giới phía bắc, cho xây lại thành Khu Túc (cạnh sông Gianh) phòng giữ. Từ đó phần lãnh thổ từ đèo Ngang trơ xuống thuộc về Lâm Ấp và cũng kể từ đó phía bắc đèo Ngang là nơi xay ra những trận thư hùng giữa Lâm Ấp và Giao Châu trong suốt hai thế ky 4 và 5. Năm 349 nhà Đông Tấn phản công, quân Lâm Ấp bị đánh bại, Phạm Văn bị trọng thương và qua đời, con là Phạm Phật (Fan Fo) lên thay.

Phạm Phật là một vị tướng tài ba, được nhiều sử gia cho là người mơ đầu vương triều Gangaraja (Bắc Chiêm Thành). Vừa lên ngôi, Phạm Phật tấn công quân Đông Tấn tại Nhật Nam và vây thành Cưu Chân. Năm 351, quân Lâm Ấp bị đánh bại phai bo chạy về phía tây tại Lãng Hồ, huyện Thọ Lãnh (Thanh Hóa), thành Khu Túc bị chiếm, ranh giới được thiết lập lại tạihuyện Ty Canh gần sông Nhật Lệ (Quang Bình). Năm 359, quân Đông Tấn chiếm huyện Thọ Lãnh và đánh bại quân Lâm Ấp tại vịnh Ôn Cấn, chiếm thành Khu Túc; Phạm Phật xin hòa và gơi sứ bộ sang Trung Hoa triều cống (372 và 377). Phạm Phật mất năm 380 nhường ngôi cho con là Phạm Hồ Đạt.

Phạm Hồ Đạt (Fan Houta) được nhiều học gia cho là vua Dharmamaharaja, hiệu Bhadravarman I, người sáng lập vương triều Gangaraja. Dưới thời Phạm Hồ Đạt, Phật giáo tiểu thừa (Thevada) phát triển mạnh, nhiều nhà sư đến trực tiếp từ Ấn Độ sang truyền đạo. Thành Khu Lật (Huế) vẫn là trung tâm chính trị nhưng đổi tên thành Kandapurpura, nghĩa là Phật Bao Thành (vì là nơi có nhiều đền đài và hình tượng Phật và Siva). Bên cạnh đó nhà vua còn cho xây dựng thêm một trung tâm tôn giáo mới tại Amavarati, tức thánh địa Hào Quang (nay là Mỹ Sơn, một thung lũng cách Đà Nẵng 70km về phía tây). Nhiều đền thờ Bà La Môn được xây dựng tại Mỹ Sơn để thờ thần Siva và tượng Linga, tượng trưng sức mạnh phái nam. Ngôi đền đầu tiên được xây bằng gỗ vào cuối thế ky 4 mang tên Bradresvara, kết hợp giữa tên vua Bradravarman I và thần Isvara (hay Siva). Kể từ thế ky thứ 4 trở đi lãnh tụ chính trị và tôn giáo tại Lâm Ấp là một : thờ thần tức thờ vua, vua thay mặt thần Siva cai quan muôn dân. Siva vừa là thần bảo hộ xứ sở vừa là viï thần giữ đền (Dvarapala) để dân chúng đến thờ phượng và dâng lễ vật.

Năm 399, Phạm Hồ Đạt mang quân chiếm quận Nhật Nam, giết thái thú Khổng Nguyên, tiến công quận Cưu Đức, bắt sống thái thú Tào Bính nhưng bị quân cua thống chế Đỗ Viện đánh bại phai rút về dưới đèo Ngang. Năm 413,Phạm Hồ Đạt mang bộ binh chiếm đóng Nhật Nam, ra lệnh cho thuy binh đổ bộ vào Cưu Chân đốt phá các làng xã ven duyên. Thứ sư Đỗ Tuệ Độ mang quân ra nghinh chiến, chém được con cua Phạm Hồ Đạt là Phạm Trân Trân (tiểu vương đất Giao Long) và tướng Phạm Kiện, bắt làm tù binh hơn 100 người, trong có một hoàng tư tên Na Neng, tất ca đều bị chém đầu. Phạm Hồ Đạt trốn vào rừng sâu rồi mất tích. Trong khi chưa tìm được một vị vua mới, triều đình Lâm Ấp tiếp tục triều cống Trung Hoa để được yên về chính trị.

Trong thời gian từ 413 đến 420, con cháu Phạm Hồ Đạt tranh giành ngôi vua, nội chiến xảy ra khắp nơi. Năm 413, một người con cua Phạm Hồ Đạt là Địch Chớn (Ti Chen), đạo sĩ Bà La Môn, được triều thần đưa lên ngôi vua, hiệu Gangaraja (sông Gange bên Ấn Độ). Địch Chớn là người đam mê văn hóa Ấn Độ muốn nhường ngôi cho em là Địch Khai (Ti Kai) để sang Ấn Độ sống những ngày cuối đời, nhưng Địch Khai sợ bị triều thần ám hại, dẫn mẹ chạy trốn vào rừng. Ngôi báu đành nhường cho Manorathavarman, cháu Địch Chớn nhưng tể tướng Thiếu Lâm (Tsang Lin) chống lại vì người này không được sinh ra từ một người mẹ có dòng máu tinh khiết (tức đẳng cấp Brahman), nên bị Manorathavarman giết chết.