Áp Dụng Học Thuyết Xã Hội, Người Công Giáo Đồng Hành Xây Dựng Một Việt Nam Mới
Những Ưu Tiên Mục Vụ Đối Với Các Kitô Hữu
Tuyển Tập Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội (The Compendium of the Social Doctrine of the Church) đã được Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ chính thức phổ biến ngày 14 tháng 3 năm 2005. Đây là bản tiếng Anh mà nhiều người chờ đợi từ nhiều tháng qua. Ngoài số lớn các tiệm sách, thư viện, trường học, cơ sở đạo đời, còn có nhiều cơ quan chính phủ và các học viện nghiên cứu khắp nơi đã đặt mua Tuyển Tập, một cuốn sách gợi ý hướng dẫn rất cần thiết đối với những người thiện chí muốn hành động vì phúc lợi chung cho xã hội, đời sống con người cũng như cho cộng đồng nhân loại.
Tuyển Tập Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội được khởi công biên soạn từ năm 1999, khi Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận là Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình Tòa Thánh Vatican. Sau nhiều năm nghiên cứu và tổng hợp, Tuyển Tập hoàn thành tốt đẹp và được Đức Hồng Y Renato Martino, đương kim Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình giới thiệu trong buổi họp báo ngày 25 tháng 10 năm 2005 tại Vatican.
Tuyển Tập là một tổng hợp những học thuyết được hệ thống hóa hướng dẫn việc thực hành xoay quanh các vấn đề liên quan thiết thực tới đời sống con người trong thế giới ngày nay như quyền làm người, nạn khủng bố, gia đình và hôn nhân, quyền lao động làm việc, các hệ thống kinh tế, chiến tranh và hòa bình, và các vấn đề chính trị... Tất cả đều có sự liên hệ trực tiếp tới Tin Mừng Đức Giêsu Kitô với công cuộc truyền giáo mới của Hội Thánh.
Trong phần cuối của cuốn sách dày 480 trang, Tuyển Tập Học Thuyết Xã Hội giải thích về các chiều kích giáo huấn thuộc phạm vi mục vụ và giáo hội. Giáo huấn xã hội “cung cấp trên tất cả một tầm nhìn trọn vẹn về con người và một sự hiểu biết toàn diện về các chiều kích cá nhân và xã hội của con người” (Số 522).
Trong bài tường thuật này, chúng tôi xin được tóm lược vài điểm chính nhấn mạnh đến các việc thực hành cụ thể nơi phần cuối của cuốn sách và chút tâm tình chia sẻ liên hệ, vì có liên quan trực tiếp tới những ưu tiên mục vụ đối với các Kitô hữu, nhất là người Tín hữu Giáo dân Việt Nam chúng ta, đặc biệt trong thời điểm với tình hình phức tạp hiện nay đang rất cần một định hướng chung, rõ ràng và cụ thể trong việc dấn thân phục vụ nhằm xây dựng những con người mới cho Giáo hội và Đất nước Việt Nam.
MỘT ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
Dựa trên nền tảng nhân chủng Kitô hữu thì học thuyết xã hội của Giáo hội soi sáng những giá trị con người, cổ võ và lôi kéo nhiệm vụ làm chứng nhân Kitô giữa thế giới. Học thuyết xã hội cũng giúp thi hành việc hội nhập văn hóa đức tin và giúp thế giới mới vượt qua sự khác biệt giữa Phúc âm và văn hóa.
Tuyển Tập gợi ý đề nghị rằng sứ điệp xã hội của Phúc âm là một hướng dẫn cho công cuộc Truyền Giáo Mới. Trong vai trò mục vụ này, giáo huấn xã hội không những chỉ giúp con người nam nữ khám phá sự thật, mà còn khuyến khích các Kitô hữu “làm chứng với một tinh thần phục vụ đối với Phúc âm trong lãnh lực hoạt động xã hội” (Số 525).
Học thuyết xã hội cũng có một vai trò sống còn trong việc huấn luyện Kitô hữu, đặc biệt đối với những người có trách nhiệm trong đời sống xã hội và công cộng. Để cụ thể hóa, Tuyển Tập thúc đẩy học thuyết xã hội cần được đặt lên hàng ưu tiên trong việc giảng dạy giáo lý để các tín hữu được hướng dẫn đầy đủ hơn về lãnh vực này.
Và việc giáo huấn này không nên chỉ là sự truyền giảng lý thuyết trừu tượng. “Trong tiến trình dạy giáo lý, điều quan trọng trên hết là việc giáo huấn về học thuyết xã hội của Giáo hội trực tiếp gây nên sự hứng khởi hướng tới hành động cho việc truyền giáo và nhân tính hóa của thực tế con người hôm nay” (Số 530).
Tuyển Tập cũng cho thấy rằng giáo huấn xã hội là một khí cụ hữu hiệu góp phần vào việc đối thoại tôn giáo, và trong việc đối thoại giữa Giáo hội với thế giới dân sự. Bảo vệ phẩm giá con người, cổ võ hòa bình và giúp thăng tiến người nghèo là những lãnh vực hành động hợp tác chung có thể làm gia tăng sự hiệp nhất Kitô hữu, và tình liên đới hài hòa hơn giữa các thành phần trong cộng đồng quốc gia và quốc tế.
XÂY DỰNG VIỆC HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ
Tuyển Tập giải thích rằng tất cả các Kitô hữu đều có một vai trò trong đời sống xã hội. Trong Giáo hội, các giám mục được các linh mục, tu sĩ và giáo dân giúp đỡ, có trách nhiệm cổ võ việc giáo huấn về học thuyết xã hội. Theo chiều hướng này, Tuyển Tập mời gọi các linh mục cần lãnh nhận sự huấn luyện đầy đủ để có thể hướng dẫn giáo dân hữu hiệu, hầu nhận ra ơn gọi làm chứng Phúc âm của mình một cách xác tín và sẵn sàng loan báo Tin Mừng Đức Kitô cho mọi người xung quanh.
Người Tín hữu Giáo dân có một vai trò sống còn trong việc phổ biến giáo huấn xã hội, trước hết bằng “một đời sống chứng nhân gương mẫu bám rễ trong Đức Kitô và trong nếp sống thực tế con người hôm nay” (Số 543).
Để có thể sống chứng nhân giữa xã hội, Tuyển Tập kêu gọi các tín hữu luôn bồi dưỡng cho mình một tinh thần vững chắc và trở nên vững mạnh trong đời sống luân lý. Cần tiếp tục tập luyện một đời sống nội tâm thật sâu bằng sự cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và chiêm ngắm kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ giúp bảo đảm một sự quân bình hơn giữa nếp sống thường ngày và đức tin Kitô hữu.
Cụ thể hơn, Tuyển Tập còn đề nghị người tín hữu giáo dân cần thận trọng trong khi thực hành ơn gọi giữa xã hội. Xem - Xét - Làm là ba bước cần thiết đối với một người thận trọng. Để giải quyết một vấn đề, việc thu nhận và nghiên cứu các dữ kiện là bước đầu tiên; nhận định thực tế trong ánh sáng kế hoạch của Thiên Chúa là bước thứ hai; và bước thứ ba là quyết tâm dấn thân hành động. Thận trọng như thế chẳng phải là sự thông minh hoặc nhút nhát trước một vấn đề, nhưng là một đức tính quan trọng giúp quyết định một cách khôn ngoan và dũng cảm trong tiến trình chọn lựa hành động.
Việc thành lập các hội đoàn công giáo để hướng dẫn người tín hữu hoạt động trong lãnh vực xã hội, là một điều cần thiết được Tuyển Tập gợi ý và khuyến khích. Các nhóm và các hội đoàn có thể đảm nhiệm cả vai trò huấn luyện các thành viên trong lãnh vực liên hệ, cũng như trong việc phối hợp các hoạt động mục vụ.
XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA PHỤC VỤ
Để áp dụng học thuyết xã hội vào thực tế, Tuyển Tập nhấn mạnh đến việc dấn thân phục vụ. Uy tín của Giáo Hội trong giáo huấn xã hội đến từ những hành động phục vụ cụ thể hơn là một chuỗi dài những lý luận suông thôi (Số 551).
Sự dấn thân của người tín hữu giáo dân trong lãnh vực xã hội được xem như bổn phận phục vụ nhằm thăng tiến đời sống con người. Việc phục vụ này trước hết cần bắt đầu bằng sự hoán cải nội tâm chính mình, và việc hoán cải này dẫn đưa tới sự quan tâm hoạt động tạo phúc lợi chung cho người khác cũng như cho cộng đồng xã hội.
Tuyển Tập nêu lên một số lãnh vực hoạt động xã hội ưu tiên như sau:
Những trang cuối cùng của Tuyển Tập Học Thuyết Xã Hội dành để nêu lên chủ đề việc xây dựng một nền Văn Minh Tình Thương. Con người luôn đi tìm kiếm ý nghĩa cho đời sống mình, và Giáo hội trả lời bằng sự công bố Tin Mừng Đức Kitô. Qua niềm tin vào Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô, các Kitô hữu có thể giành được nguồn cảm hứng liên quan tới những nguyên tắc hướng dẫn đời sống riêng tư và phục vụ công cộng.
Mang lại một sự đổi mới xã hội nhằm bảo đảm công lý và tình liên đới không phải là một việc dễ dàng, và chúng ta không ảo tưởng có những phương cách thần kỳ giải quyết các vấn đề phức tạp trong một sớm một chiều. Tuyển Tập Học Thuyết Xã Hội xác định rằng Ơn Cứu Độ của chúng ta không đặt trên sức mạnh trần gian, nhưng dựa vào niềm xác tín nơi con người Đức Kitô, nơi các giải pháp được tìm thấy trong Phúc âm và trong Truyền thống Giáo hội.
Ngay cả những người tin biết rằng sẽ chẳng bao giờ có một thiên đàng trần gian, nhưng sự hy vọng đặt nền tảng nơi Đức Kitô mang lại cho họ niềm tin vững vàng vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Trong nỗ lực này, chúng ta được hướng dẫn bằng chân lý yêu thương. Tuyển Tập Học Thuyết Xã Hội lập lại việc xác tín rằng tình thương phải được ngấm sâu vào mỗi sự liên hệ xã hội và là tiêu chuẩn cao nhất cho tất cả mọi hoạt động phục vụ thăng tiến con người.
Giới luật yêu thương trong Phúc âm phải là một sứ điệp chuyển hóa và dẫn đưa các Kitô hữu biết khước từ tính kiêu căng, tự cao tự đại, đề cao cá nhân và sự ích kỷ. Ngược lại, tình thương đòi hỏi việc thực hành công bằng bác ái và gây cảm hứng để chúng ta biết quảng đại cho đi nhiều hơn. Xây dựng nền Văn Minh Tình Thương cũng chính là lời mời gọi kết thúc cuốn Tuyển Tập Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo.
XÂY DỰNG MỘT ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM MỚI
Mùa Hè năm 1997 dịp Đại Hội Mục Vụ Công Giáo Việt Nam được tổ chức tại Houston, Texas, Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận (lúc đó còn là Tổng Giám mục Phó Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình) trong bài thuyết trình chia sẻ về việc Truyền Giáo Mới của Hội Thánh, đã nhấn mạnh đặc biệt tới sự tha thứ và yêu thương, là một thách đố quan trọng trên tiến trình xây dựng lại con người mới cho Giáo hội và Tổ quốc Việt Nam. Thách đố tha thứ chính là bước đầu của yêu thương. Suốt cuộc đời của Đức Cố Hồng Y Thuận là một sứ điệp “Vui mừng và hy vọng”, và di chúc của ngài trao lại cho đồng bào Việt Nam cũng là lời mời gọi hãy tha thứ và yêu thương.
Nhiều vị chủ chăn của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đều chọn lựa cho mình khẩu hiệu mang ý nghĩa tình thương. Thí dụ khẩu hiệu Giám mục của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn là “Như Thầy yêu thương” hoặc của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là “Chạnh lòng thương”. Suốt đời phục vụ, đặc biệt từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 nhận lãnh trách nhiệm Giám mục Long Xuyên với khẩu hiệu “Giới luật mới”, Đức Cha Bùi Tuần luôn đề cao và làm theo lời mời gọi của Chúa Giêsu là “Anh em hãy yêu thương nhau...”. Đức Cha Nguyễn Văn Sang có khẩu hiệu “Chân lý trong tình thương”, vừa mới phát động chương trình Sống 3 Năm Thánh (2005-2007) xoay quanh chủ đề sám hối, hòa giải và yêu thương cho Giáo phận Thái Bình...
Thoáng nhìn lại các giai đoạn lịch sử của nước nhà, đặc biệt trong 30 năm vừa qua, chúng ta có thể nhận thấy Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, từ các Hồng Y, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ nam nữ đến Giáo dân luôn thể hiện lòng yêu nước và hòa mình sống đồng hành với Dân Tộc nêu cao con đường tha thứ, tình thương, bác ái. Lối sống này tiếp tục đi vào lòng người và lan dần tới mọi nẻo đường đất nước thân yêu.
Là một thành phần của Giáo Hội Việt Nam, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại qua Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại tại Rôma, luôn cổ võ hiệp thông sống tinh thần hiệp nhất yêu thương như Giáo Hội Mẹ nơi quê nhà.
Cũng trong chiều hướng chung này, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ bao gồm hơn 700 Linh mục, 44 Phó tế Vĩnh viễn, gần 1.000 Chủng sinh và Tu sĩ nam nữ, và khoảng 450 ngàn Giáo dân sinh hoạt tại 250 Cộng đoàn Giáo xứ và các Cơ sở Tông đồ, đang cùng nhau xây dựng một Chương Trình Sống Đạo Nên Thánh và Loan Báo Tin Mừng chung cho giai đoạn mới, dự trù bắt đầu từ dịp Đại Hội Kỳ VII ngày 12-14 tháng 8 năm 2005 tại Washington, DC, và kết thúc vào năm 2013 để kỷ niệm 25 năm 117 vị tiền nhân tử đạo Việt Nam được tôn phong hiển thánh. Châm ngôn “Bác ái, Huynh đệ, Hiệp nhất, Phục vụ” trong chương trình sống đạo chung, cũng chính là một cuộc hành trình tinh thần trên tiến trình xây dựng một Đất Nước Việt Nam mới, mà Cộng Đồng Dân Chúa mong muốn cùng nhau thực thi, đồng thời mời gọi mọi người thiện chí cùng dấn thân nhập cuộc.
Để tạm kết thúc phần chia sẻ này, chúng tôi xin ghi lại lời phát biểu sau đây của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngày 14 tháng 12 năm 1996 tại Vatican, trước sự hiện diện của Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng và 13 vị Giám Mục Việt Nam, như một tâm tình hiệp thông liên kết với đồng bào dân Việt thân thương khắp nơi.
“Tác vụ của Giáo Hội là chuyển thông sứ điệp sự sống và tình thương qua những hoạt động cụ thể để thăng tiến nhân phẩm, để làm cho đời sống tốt đẹp hơn, và thực hiện tất cả trong tinh thần cảm thông với những người nghèo khó và những người thiếu thốn nhất. Trong thái độ khiêm nhường và trong tinh thần cộng tác với tất cả anh chị em của cộng đồng Dân Tộc, người Công giáo tham gia vào việc đổi mới và biến hóa các thực tại con người. Sống ơn gọi của mình đối với Dân Tộc, Giáo Hội nhận ra và chia sẻ kho tàng phong phú của văn hóa Việt Nam, chia sẻ những giá trị nhân bản và thiêng liêng Việt Nam; Giáo Hội mong ước được đào sâu các liên hệ huynh đệ, đối thoại và hợp tác với mọi người”.
Những Ưu Tiên Mục Vụ Đối Với Các Kitô Hữu
Tuyển Tập Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội (The Compendium of the Social Doctrine of the Church) đã được Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Hoa Kỳ chính thức phổ biến ngày 14 tháng 3 năm 2005. Đây là bản tiếng Anh mà nhiều người chờ đợi từ nhiều tháng qua. Ngoài số lớn các tiệm sách, thư viện, trường học, cơ sở đạo đời, còn có nhiều cơ quan chính phủ và các học viện nghiên cứu khắp nơi đã đặt mua Tuyển Tập, một cuốn sách gợi ý hướng dẫn rất cần thiết đối với những người thiện chí muốn hành động vì phúc lợi chung cho xã hội, đời sống con người cũng như cho cộng đồng nhân loại.
Tuyển Tập Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội được khởi công biên soạn từ năm 1999, khi Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận là Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình Tòa Thánh Vatican. Sau nhiều năm nghiên cứu và tổng hợp, Tuyển Tập hoàn thành tốt đẹp và được Đức Hồng Y Renato Martino, đương kim Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình giới thiệu trong buổi họp báo ngày 25 tháng 10 năm 2005 tại Vatican.
Tuyển Tập là một tổng hợp những học thuyết được hệ thống hóa hướng dẫn việc thực hành xoay quanh các vấn đề liên quan thiết thực tới đời sống con người trong thế giới ngày nay như quyền làm người, nạn khủng bố, gia đình và hôn nhân, quyền lao động làm việc, các hệ thống kinh tế, chiến tranh và hòa bình, và các vấn đề chính trị... Tất cả đều có sự liên hệ trực tiếp tới Tin Mừng Đức Giêsu Kitô với công cuộc truyền giáo mới của Hội Thánh.
Trong phần cuối của cuốn sách dày 480 trang, Tuyển Tập Học Thuyết Xã Hội giải thích về các chiều kích giáo huấn thuộc phạm vi mục vụ và giáo hội. Giáo huấn xã hội “cung cấp trên tất cả một tầm nhìn trọn vẹn về con người và một sự hiểu biết toàn diện về các chiều kích cá nhân và xã hội của con người” (Số 522).
Trong bài tường thuật này, chúng tôi xin được tóm lược vài điểm chính nhấn mạnh đến các việc thực hành cụ thể nơi phần cuối của cuốn sách và chút tâm tình chia sẻ liên hệ, vì có liên quan trực tiếp tới những ưu tiên mục vụ đối với các Kitô hữu, nhất là người Tín hữu Giáo dân Việt Nam chúng ta, đặc biệt trong thời điểm với tình hình phức tạp hiện nay đang rất cần một định hướng chung, rõ ràng và cụ thể trong việc dấn thân phục vụ nhằm xây dựng những con người mới cho Giáo hội và Đất nước Việt Nam.
MỘT ĐỊNH HƯỚNG CHUNG
Dựa trên nền tảng nhân chủng Kitô hữu thì học thuyết xã hội của Giáo hội soi sáng những giá trị con người, cổ võ và lôi kéo nhiệm vụ làm chứng nhân Kitô giữa thế giới. Học thuyết xã hội cũng giúp thi hành việc hội nhập văn hóa đức tin và giúp thế giới mới vượt qua sự khác biệt giữa Phúc âm và văn hóa.
Tuyển Tập gợi ý đề nghị rằng sứ điệp xã hội của Phúc âm là một hướng dẫn cho công cuộc Truyền Giáo Mới. Trong vai trò mục vụ này, giáo huấn xã hội không những chỉ giúp con người nam nữ khám phá sự thật, mà còn khuyến khích các Kitô hữu “làm chứng với một tinh thần phục vụ đối với Phúc âm trong lãnh lực hoạt động xã hội” (Số 525).
Học thuyết xã hội cũng có một vai trò sống còn trong việc huấn luyện Kitô hữu, đặc biệt đối với những người có trách nhiệm trong đời sống xã hội và công cộng. Để cụ thể hóa, Tuyển Tập thúc đẩy học thuyết xã hội cần được đặt lên hàng ưu tiên trong việc giảng dạy giáo lý để các tín hữu được hướng dẫn đầy đủ hơn về lãnh vực này.
Và việc giáo huấn này không nên chỉ là sự truyền giảng lý thuyết trừu tượng. “Trong tiến trình dạy giáo lý, điều quan trọng trên hết là việc giáo huấn về học thuyết xã hội của Giáo hội trực tiếp gây nên sự hứng khởi hướng tới hành động cho việc truyền giáo và nhân tính hóa của thực tế con người hôm nay” (Số 530).
Tuyển Tập cũng cho thấy rằng giáo huấn xã hội là một khí cụ hữu hiệu góp phần vào việc đối thoại tôn giáo, và trong việc đối thoại giữa Giáo hội với thế giới dân sự. Bảo vệ phẩm giá con người, cổ võ hòa bình và giúp thăng tiến người nghèo là những lãnh vực hành động hợp tác chung có thể làm gia tăng sự hiệp nhất Kitô hữu, và tình liên đới hài hòa hơn giữa các thành phần trong cộng đồng quốc gia và quốc tế.
XÂY DỰNG VIỆC HOẠT ĐỘNG MỤC VỤ
Tuyển Tập giải thích rằng tất cả các Kitô hữu đều có một vai trò trong đời sống xã hội. Trong Giáo hội, các giám mục được các linh mục, tu sĩ và giáo dân giúp đỡ, có trách nhiệm cổ võ việc giáo huấn về học thuyết xã hội. Theo chiều hướng này, Tuyển Tập mời gọi các linh mục cần lãnh nhận sự huấn luyện đầy đủ để có thể hướng dẫn giáo dân hữu hiệu, hầu nhận ra ơn gọi làm chứng Phúc âm của mình một cách xác tín và sẵn sàng loan báo Tin Mừng Đức Kitô cho mọi người xung quanh.
Người Tín hữu Giáo dân có một vai trò sống còn trong việc phổ biến giáo huấn xã hội, trước hết bằng “một đời sống chứng nhân gương mẫu bám rễ trong Đức Kitô và trong nếp sống thực tế con người hôm nay” (Số 543).
Để có thể sống chứng nhân giữa xã hội, Tuyển Tập kêu gọi các tín hữu luôn bồi dưỡng cho mình một tinh thần vững chắc và trở nên vững mạnh trong đời sống luân lý. Cần tiếp tục tập luyện một đời sống nội tâm thật sâu bằng sự cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa và chiêm ngắm kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ giúp bảo đảm một sự quân bình hơn giữa nếp sống thường ngày và đức tin Kitô hữu.
Cụ thể hơn, Tuyển Tập còn đề nghị người tín hữu giáo dân cần thận trọng trong khi thực hành ơn gọi giữa xã hội. Xem - Xét - Làm là ba bước cần thiết đối với một người thận trọng. Để giải quyết một vấn đề, việc thu nhận và nghiên cứu các dữ kiện là bước đầu tiên; nhận định thực tế trong ánh sáng kế hoạch của Thiên Chúa là bước thứ hai; và bước thứ ba là quyết tâm dấn thân hành động. Thận trọng như thế chẳng phải là sự thông minh hoặc nhút nhát trước một vấn đề, nhưng là một đức tính quan trọng giúp quyết định một cách khôn ngoan và dũng cảm trong tiến trình chọn lựa hành động.
Việc thành lập các hội đoàn công giáo để hướng dẫn người tín hữu hoạt động trong lãnh vực xã hội, là một điều cần thiết được Tuyển Tập gợi ý và khuyến khích. Các nhóm và các hội đoàn có thể đảm nhiệm cả vai trò huấn luyện các thành viên trong lãnh vực liên hệ, cũng như trong việc phối hợp các hoạt động mục vụ.
XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA PHỤC VỤ
Để áp dụng học thuyết xã hội vào thực tế, Tuyển Tập nhấn mạnh đến việc dấn thân phục vụ. Uy tín của Giáo Hội trong giáo huấn xã hội đến từ những hành động phục vụ cụ thể hơn là một chuỗi dài những lý luận suông thôi (Số 551).
Sự dấn thân của người tín hữu giáo dân trong lãnh vực xã hội được xem như bổn phận phục vụ nhằm thăng tiến đời sống con người. Việc phục vụ này trước hết cần bắt đầu bằng sự hoán cải nội tâm chính mình, và việc hoán cải này dẫn đưa tới sự quan tâm hoạt động tạo phúc lợi chung cho người khác cũng như cho cộng đồng xã hội.
Tuyển Tập nêu lên một số lãnh vực hoạt động xã hội ưu tiên như sau:
- Phục vụ sự sống con người, bằng việc xác tín không khoan nhượng về sự sống một người, được bắt đầu từ lúc thụ thai cho tới lúc chết tự nhiên. Phẩm giá con người đòi buộc được tôn trọng tự do lương tâm và tự do tôn giáo, cũng như bảo vệ hôn nhân giữa hai người nam nữ và gia đình là nền tảng của xã hội.
- Phục vụ trong lãnh vực văn hóa là điều quan trọng. Tuyển Tập nêu lên các vấn nạn về lối sống tiêu xài hưởng thụ và nhấn mạnh tới những sự xuất hiện sống theo nhãn hiệu bề ngoài. Chúng ta cần phục hồi cảm thức chân thật về sự phát triển con người, và phát huy khả năng thông tin và tình liên đới với người khác.
- Phục vụ trong đời sống xã hội và chính trị là một ưu tiên khác mà Tuyển Tập thúc đẩy người tín hữu giáo dân cần phải tham gia. Liên hệ phục vụ công cộng để giới thiệu tầm nhìn cũng như viễn ảnh Công giáo về đời sống xã hội là một sự cần thiết.
- Phục vụ bảo tồn các chiều kích đạo đức văn hóa là một bổn phận quan trọng khác. Văn hóa có thể trở thành khô khan và suy tàn, hoặc có thể làm giàu thêm cho đời sống con người. Chúng ta phải tận dụng mọi khả năng của mình “cho sự tự chế, hy sinh cá nhân, liên đới và sẵn sàng cổ võ các việc hoạt động vì phúc lợi chung” (Số 556).
- Với tình hình văn hóa hiện nay, Tuyển Tập đề xướng một số lãnh vực đặc biệt cần được quan tâm dấn thân phục vụ và hành động khẩn cấp: bảo đảm quyền sống của mỗi người; dấn thân cho sự thật; làm việc để bảo đảm quyền tự do tôn giáo được tôn trọng; và sử dụng đúng đắn các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Trong việc phục vụ kinh tế, Tuyển Tập kêu gọi các Kitô hữu phải luôn ghi nhớ mọi hệ thống kinh tế và các sáng kiến phát triển kinh tế là để phục vụ con người. Học thuyết xã hội cũng thúc đẩy một sự hòa nhịp tốt đẹp hơn giữa những nhu cầu cung cấp đầy đủ kinh tế và những đòi buộc về công bằng xã hội.
- Đặc biệt lãnh vực chính trị, Tuyển Tập thúc đẩy người tín hữu giáo dân cần tạo nên phúc lợi chung cụ thể, nhất là giúp đỡ thăng tiến người nghèo, trong khi dấn thân phục vụ. Học thuyết xã hội cũng kêu gọi sự lưu tâm đầy đủ về phương diện luân lý trong chính trị và các tín hữu chính trị gia cần làm tăng lên liên tục đời sống chứng nhân Kitô hữu, như ngọn hải đăng và là muối ướp cho cộng đồng xã hội.
Những trang cuối cùng của Tuyển Tập Học Thuyết Xã Hội dành để nêu lên chủ đề việc xây dựng một nền Văn Minh Tình Thương. Con người luôn đi tìm kiếm ý nghĩa cho đời sống mình, và Giáo hội trả lời bằng sự công bố Tin Mừng Đức Kitô. Qua niềm tin vào Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô, các Kitô hữu có thể giành được nguồn cảm hứng liên quan tới những nguyên tắc hướng dẫn đời sống riêng tư và phục vụ công cộng.
Mang lại một sự đổi mới xã hội nhằm bảo đảm công lý và tình liên đới không phải là một việc dễ dàng, và chúng ta không ảo tưởng có những phương cách thần kỳ giải quyết các vấn đề phức tạp trong một sớm một chiều. Tuyển Tập Học Thuyết Xã Hội xác định rằng Ơn Cứu Độ của chúng ta không đặt trên sức mạnh trần gian, nhưng dựa vào niềm xác tín nơi con người Đức Kitô, nơi các giải pháp được tìm thấy trong Phúc âm và trong Truyền thống Giáo hội.
Ngay cả những người tin biết rằng sẽ chẳng bao giờ có một thiên đàng trần gian, nhưng sự hy vọng đặt nền tảng nơi Đức Kitô mang lại cho họ niềm tin vững vàng vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Trong nỗ lực này, chúng ta được hướng dẫn bằng chân lý yêu thương. Tuyển Tập Học Thuyết Xã Hội lập lại việc xác tín rằng tình thương phải được ngấm sâu vào mỗi sự liên hệ xã hội và là tiêu chuẩn cao nhất cho tất cả mọi hoạt động phục vụ thăng tiến con người.
Giới luật yêu thương trong Phúc âm phải là một sứ điệp chuyển hóa và dẫn đưa các Kitô hữu biết khước từ tính kiêu căng, tự cao tự đại, đề cao cá nhân và sự ích kỷ. Ngược lại, tình thương đòi hỏi việc thực hành công bằng bác ái và gây cảm hứng để chúng ta biết quảng đại cho đi nhiều hơn. Xây dựng nền Văn Minh Tình Thương cũng chính là lời mời gọi kết thúc cuốn Tuyển Tập Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo.
XÂY DỰNG MỘT ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM MỚI
Mùa Hè năm 1997 dịp Đại Hội Mục Vụ Công Giáo Việt Nam được tổ chức tại Houston, Texas, Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận (lúc đó còn là Tổng Giám mục Phó Chủ tịch Hội Đồng Giáo Hoàng Công Lý và Hòa Bình) trong bài thuyết trình chia sẻ về việc Truyền Giáo Mới của Hội Thánh, đã nhấn mạnh đặc biệt tới sự tha thứ và yêu thương, là một thách đố quan trọng trên tiến trình xây dựng lại con người mới cho Giáo hội và Tổ quốc Việt Nam. Thách đố tha thứ chính là bước đầu của yêu thương. Suốt cuộc đời của Đức Cố Hồng Y Thuận là một sứ điệp “Vui mừng và hy vọng”, và di chúc của ngài trao lại cho đồng bào Việt Nam cũng là lời mời gọi hãy tha thứ và yêu thương.
Nhiều vị chủ chăn của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đều chọn lựa cho mình khẩu hiệu mang ý nghĩa tình thương. Thí dụ khẩu hiệu Giám mục của Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn là “Như Thầy yêu thương” hoặc của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt là “Chạnh lòng thương”. Suốt đời phục vụ, đặc biệt từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 nhận lãnh trách nhiệm Giám mục Long Xuyên với khẩu hiệu “Giới luật mới”, Đức Cha Bùi Tuần luôn đề cao và làm theo lời mời gọi của Chúa Giêsu là “Anh em hãy yêu thương nhau...”. Đức Cha Nguyễn Văn Sang có khẩu hiệu “Chân lý trong tình thương”, vừa mới phát động chương trình Sống 3 Năm Thánh (2005-2007) xoay quanh chủ đề sám hối, hòa giải và yêu thương cho Giáo phận Thái Bình...
Thoáng nhìn lại các giai đoạn lịch sử của nước nhà, đặc biệt trong 30 năm vừa qua, chúng ta có thể nhận thấy Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, từ các Hồng Y, Giám mục, Linh mục, Tu sĩ nam nữ đến Giáo dân luôn thể hiện lòng yêu nước và hòa mình sống đồng hành với Dân Tộc nêu cao con đường tha thứ, tình thương, bác ái. Lối sống này tiếp tục đi vào lòng người và lan dần tới mọi nẻo đường đất nước thân yêu.
Là một thành phần của Giáo Hội Việt Nam, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam Hải Ngoại qua Văn Phòng Phối Kết Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại tại Rôma, luôn cổ võ hiệp thông sống tinh thần hiệp nhất yêu thương như Giáo Hội Mẹ nơi quê nhà.
Cũng trong chiều hướng chung này, Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ bao gồm hơn 700 Linh mục, 44 Phó tế Vĩnh viễn, gần 1.000 Chủng sinh và Tu sĩ nam nữ, và khoảng 450 ngàn Giáo dân sinh hoạt tại 250 Cộng đoàn Giáo xứ và các Cơ sở Tông đồ, đang cùng nhau xây dựng một Chương Trình Sống Đạo Nên Thánh và Loan Báo Tin Mừng chung cho giai đoạn mới, dự trù bắt đầu từ dịp Đại Hội Kỳ VII ngày 12-14 tháng 8 năm 2005 tại Washington, DC, và kết thúc vào năm 2013 để kỷ niệm 25 năm 117 vị tiền nhân tử đạo Việt Nam được tôn phong hiển thánh. Châm ngôn “Bác ái, Huynh đệ, Hiệp nhất, Phục vụ” trong chương trình sống đạo chung, cũng chính là một cuộc hành trình tinh thần trên tiến trình xây dựng một Đất Nước Việt Nam mới, mà Cộng Đồng Dân Chúa mong muốn cùng nhau thực thi, đồng thời mời gọi mọi người thiện chí cùng dấn thân nhập cuộc.
Để tạm kết thúc phần chia sẻ này, chúng tôi xin ghi lại lời phát biểu sau đây của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngày 14 tháng 12 năm 1996 tại Vatican, trước sự hiện diện của Đức Hồng Y Phạm Đình Tụng và 13 vị Giám Mục Việt Nam, như một tâm tình hiệp thông liên kết với đồng bào dân Việt thân thương khắp nơi.
“Tác vụ của Giáo Hội là chuyển thông sứ điệp sự sống và tình thương qua những hoạt động cụ thể để thăng tiến nhân phẩm, để làm cho đời sống tốt đẹp hơn, và thực hiện tất cả trong tinh thần cảm thông với những người nghèo khó và những người thiếu thốn nhất. Trong thái độ khiêm nhường và trong tinh thần cộng tác với tất cả anh chị em của cộng đồng Dân Tộc, người Công giáo tham gia vào việc đổi mới và biến hóa các thực tại con người. Sống ơn gọi của mình đối với Dân Tộc, Giáo Hội nhận ra và chia sẻ kho tàng phong phú của văn hóa Việt Nam, chia sẻ những giá trị nhân bản và thiêng liêng Việt Nam; Giáo Hội mong ước được đào sâu các liên hệ huynh đệ, đối thoại và hợp tác với mọi người”.