Những ngày vừa qua, quả như là một cơn địa chấn xảy ra ngay trong lòng Giáo Hội Công Giáo nói chung và đặc biệt là trong Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ. “Lạm dụng tính dục” (sex abuse), một sự dữ như là chuyện muôn thuở của kiếp nhân sinh và là chuyện dường như không quá lớn của một thời xa xưa thì nay đã là chuyện lớn, chuyện trầm trọng với cách nhìn của người hôm nay.
Với tư cách là một tín hữu Công Giáo và cũng là một mục tử hạng rốt hết xin có một vài tâm tình và nguyện vọng trước vấn nạn đang xảy ra cho Giáo Hội.
Chúa Kitô lập nên Giáo Hội, theo cái nhìn của Công Đồng Vaticanô II thì trước hết đó là Đoàn Dân Thiên Chúa, “một dân tộc hiệp nhất do sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (GH số 4) và đó cũng là đàn chiên của Thiên Chúa mà Chúa Kitô chính là mục tử nhân lành đích thực (x.GH số 6).
Để ban cho Giáo Hội nhiều vị thông phần vào vai vị mục tử của mình thì Chúa Kitô đã không chọn các Thiên Thần mà đã chọn hầu hết là các anh ngư dân làm thành nhóm 12 Tông đồ, trong số đó có hai chàng được Người gọi là “thiên lôi con” (con của sấm sét) và một vị được gán danh là “kẻ phản bội”. Phêrô, vị đứng đầu nhóm đã từng khẳng khái “bỏ Thầy chúng con biết theo ai, vì Thầy mới có lời ban sự sống đời đời” (Ga 7,68), và cũng đã từng dứt khoát: “Con sẽ thí mạng sống con vì Thầy” (Ga 13,37), thế mà ngài cũng như cả tập thể tông đồ đã bỏ chạy thoát thân khi Thầy bị bắt trong vườn cây dầu và chính ngài đã ba lần chối bỏ Thầy mình, thậm chí trước mặt một nữ đầy tớ.
Khôngphải tín hữu chúng con bao che hay bảo vệ danh dự cho các mục tử của Giáo Hội, nhưng chúng con ý thức rằng các linh muc, các giám mục vẫn là những người phàm hèn, dù được tuyển chọn ngay giữa dân Chúa để chu toàn công việc Thiên Chúa giao phó, chăm sóc đàn chiên của Người, chiên trong đàn lẫn chiên ngoài đàn. Các vị được kêu gọi chuyên chăm luyện tập các đức tính mà xã hội loài người kính chuộng cách chính đáng, như từ tâm, thành thật, dũng cảm, kiên nhẫn, say mê công chính, lịch thiệp… (x.LM số 3), tuy nhiên cần phải thành thật và khiêm nhu nhìn nhận rằng “nhân vô thập toàn”, không một ai là hoàn hảo. Ngay cả thánh Tông đồ dân ngoại Phaolô, ngài cũng đã từng thú nhận rằng dù đã bao lần khẩn xin nhưng vẫn còn có cái dằm nằm trong thân xác ngài khiến thần dữ nhiều lần sỉ nhục ngài để ngài khỏi kiêu ngạo (x.2Cor 12,7).
Nếu đã có và còn đó nhiều sự dữ xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo, cách riêng trong hàng ngũ lãnh đạo của Giáo Hội, thiết nghĩ rằng thái độ khiêm nhu chân thành là thái độ đáng có và đáng quý, vì khi ấy quyền năng và ân sủng của Thiên Chúa sẽ tỏ hiện (x.2 Cor 12,9-10). Tuy nhiên điều mà Thiên Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ Giêrêmia thì nay Người cũng khẳng định như vậy. Khốn cho các mục tử chỉ lo vinh thân phì gia cho riêng mình mà làm tản mác và xâu xé đàn chiên của Chúa. Người sẽ xét xử các hành động gian ác của các mục tử ấy và Người nhân danh mạng sống Người mà thề rằng sẽ truất phế các mục tử ấy và rồi sẽ ban cho đàn chiên những mục tử như lòng Người mong ước. (x.Gr 23,1-6). Yêu thương, gắn bó với đàn chiên chính là tiêu chí hàng đầu để có thể đứng vào hàng mục tử. Những mục tử nào thiếu tiêu chí này thì chắc chắn chúng ta cần phải loại bỏ và đó cũng là một cách thực thi thánh ý Thiên Chúa vậy. Dĩ nhiên vì Giáo Hội là một thực thể có tính xã hội nên những vị nào phạm lỗi công khai, gây nên gương mù gương xấu thì cũng cần phải có sự chế tài cách nào đó, vì ích chung,
Làm sao có thể chế tài hay loại bỏ một vài mục tử nào đó bất xứng hay bất trung đây khi mà nói theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chủ nghĩa giáo sĩ trị đang hoành hành và trở thành một sức ỳ cho sự thăng tiến, trở thành một thành trì đen tối cho sự dữ tồn tại và phát triển. Theo tôi, cần phải mạnh dạn thay đổi cơ chế và sửa đổi luật lệ thôi.
Công Đồng Vaticanô II đã lật ngược cái hình “kim tự tháp” trong cái nhìn về Giáo Hội nhưng bên cạnh đó vì muốn nhấn mạnh đến nhu cầu phát huy tinh thần phân quyền thì đã đề cao vai vị của hàng giám mục, cách riêng giám mục giáo hội địa phương. Và việc phân quyền ấy xem ra nên được chia sẻ đến hàng linh mục và giáo dân (x.101 Câu hỏi Đáp về Công Đồng Vaticanô II – Chương 9 - Maureen Sullivan, OP).
Ngoại trừ một số nhỏ gọi là “nhóm bảo thủ” thì tín hữu Công Giáo không ai dám to gan phủ nhận hoa trái Chúa Thánh Thần qua Công Đồng Vaticanô II. Thế nhưng bên cạnh những hoa trái tốt lành hữu ích thì chắc hẳn vẫn tồn tại một vài mặt hạn chế nào đó. Một trong những mặt hạn chế ấy đó là sự tập trung quyền lực quá nhiều cho hàng giáo sĩ, cách riêng hàng giáo phẩm và đặc biệt là giám mục giáo phận.
Cơ chế, luật lệ là do con người làm ra. Chúng là những phương thế, vì thế chúng có ra là để phục vụ đàn chiên chứ không ngược lại. Trong Bộ Giáo Luật, ở phần “mục lục phân tích” có nói đến “quyền tư pháp của Giám mục” (Bộ Giáo Luật – Bản Dịch của HĐGM Việt Nam – trang 605). Trong phạm vi giáo xứ, nếu giả như trao một ít “quyền tư pháp” cho đoàn tín hữu hay Hội Đồng Giáo Xứ thì chắc hẳn căn bệnh giáo sĩ trị sẽ được chửa lành và ngăn ngừa. Cũng thế, trong phạm vi giáo phận nếu hàng linh mục được trao cho “quyền tư pháp”một cách độc lập hơn chút nữa thì chắc hẳn sự cố không hay như chuyện của nguyên Hồng Y McCarrick sẽ không tồn tại lâu dài.
Mặt khác, thiết nghĩ rằng cách thế bầu chọn Đấng kế vị thánh Tông Đồ Phêrô để cai quản Giáo Hội toàn cầu nếu được áp dụng một cách tương tự vào việc chọn các Đấng kế vị các thánh Tông đồ để cai quản Giáo Hội địa phương thì chắc hẳn sẽ có mặt tích cực nào đó.
Một chút tâm tình và nguyện vọng trên đây hẳn còn nhiều sai sót và bất cập, tuy nhiên xin được nói lên bằng lời với tấm lòng yêu mến, gắn bó với Giáo Hội và sự tôn kính các Đấng bậc chủ chăn.
Lm. Giuse Nguyễn.
Với tư cách là một tín hữu Công Giáo và cũng là một mục tử hạng rốt hết xin có một vài tâm tình và nguyện vọng trước vấn nạn đang xảy ra cho Giáo Hội.
Chúa Kitô lập nên Giáo Hội, theo cái nhìn của Công Đồng Vaticanô II thì trước hết đó là Đoàn Dân Thiên Chúa, “một dân tộc hiệp nhất do sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (GH số 4) và đó cũng là đàn chiên của Thiên Chúa mà Chúa Kitô chính là mục tử nhân lành đích thực (x.GH số 6).
Để ban cho Giáo Hội nhiều vị thông phần vào vai vị mục tử của mình thì Chúa Kitô đã không chọn các Thiên Thần mà đã chọn hầu hết là các anh ngư dân làm thành nhóm 12 Tông đồ, trong số đó có hai chàng được Người gọi là “thiên lôi con” (con của sấm sét) và một vị được gán danh là “kẻ phản bội”. Phêrô, vị đứng đầu nhóm đã từng khẳng khái “bỏ Thầy chúng con biết theo ai, vì Thầy mới có lời ban sự sống đời đời” (Ga 7,68), và cũng đã từng dứt khoát: “Con sẽ thí mạng sống con vì Thầy” (Ga 13,37), thế mà ngài cũng như cả tập thể tông đồ đã bỏ chạy thoát thân khi Thầy bị bắt trong vườn cây dầu và chính ngài đã ba lần chối bỏ Thầy mình, thậm chí trước mặt một nữ đầy tớ.
Khôngphải tín hữu chúng con bao che hay bảo vệ danh dự cho các mục tử của Giáo Hội, nhưng chúng con ý thức rằng các linh muc, các giám mục vẫn là những người phàm hèn, dù được tuyển chọn ngay giữa dân Chúa để chu toàn công việc Thiên Chúa giao phó, chăm sóc đàn chiên của Người, chiên trong đàn lẫn chiên ngoài đàn. Các vị được kêu gọi chuyên chăm luyện tập các đức tính mà xã hội loài người kính chuộng cách chính đáng, như từ tâm, thành thật, dũng cảm, kiên nhẫn, say mê công chính, lịch thiệp… (x.LM số 3), tuy nhiên cần phải thành thật và khiêm nhu nhìn nhận rằng “nhân vô thập toàn”, không một ai là hoàn hảo. Ngay cả thánh Tông đồ dân ngoại Phaolô, ngài cũng đã từng thú nhận rằng dù đã bao lần khẩn xin nhưng vẫn còn có cái dằm nằm trong thân xác ngài khiến thần dữ nhiều lần sỉ nhục ngài để ngài khỏi kiêu ngạo (x.2Cor 12,7).
Nếu đã có và còn đó nhiều sự dữ xảy ra trong Giáo Hội Công Giáo, cách riêng trong hàng ngũ lãnh đạo của Giáo Hội, thiết nghĩ rằng thái độ khiêm nhu chân thành là thái độ đáng có và đáng quý, vì khi ấy quyền năng và ân sủng của Thiên Chúa sẽ tỏ hiện (x.2 Cor 12,9-10). Tuy nhiên điều mà Thiên Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ Giêrêmia thì nay Người cũng khẳng định như vậy. Khốn cho các mục tử chỉ lo vinh thân phì gia cho riêng mình mà làm tản mác và xâu xé đàn chiên của Chúa. Người sẽ xét xử các hành động gian ác của các mục tử ấy và Người nhân danh mạng sống Người mà thề rằng sẽ truất phế các mục tử ấy và rồi sẽ ban cho đàn chiên những mục tử như lòng Người mong ước. (x.Gr 23,1-6). Yêu thương, gắn bó với đàn chiên chính là tiêu chí hàng đầu để có thể đứng vào hàng mục tử. Những mục tử nào thiếu tiêu chí này thì chắc chắn chúng ta cần phải loại bỏ và đó cũng là một cách thực thi thánh ý Thiên Chúa vậy. Dĩ nhiên vì Giáo Hội là một thực thể có tính xã hội nên những vị nào phạm lỗi công khai, gây nên gương mù gương xấu thì cũng cần phải có sự chế tài cách nào đó, vì ích chung,
Làm sao có thể chế tài hay loại bỏ một vài mục tử nào đó bất xứng hay bất trung đây khi mà nói theo Đức Giáo Hoàng Phanxicô, chủ nghĩa giáo sĩ trị đang hoành hành và trở thành một sức ỳ cho sự thăng tiến, trở thành một thành trì đen tối cho sự dữ tồn tại và phát triển. Theo tôi, cần phải mạnh dạn thay đổi cơ chế và sửa đổi luật lệ thôi.
Công Đồng Vaticanô II đã lật ngược cái hình “kim tự tháp” trong cái nhìn về Giáo Hội nhưng bên cạnh đó vì muốn nhấn mạnh đến nhu cầu phát huy tinh thần phân quyền thì đã đề cao vai vị của hàng giám mục, cách riêng giám mục giáo hội địa phương. Và việc phân quyền ấy xem ra nên được chia sẻ đến hàng linh mục và giáo dân (x.101 Câu hỏi Đáp về Công Đồng Vaticanô II – Chương 9 - Maureen Sullivan, OP).
Ngoại trừ một số nhỏ gọi là “nhóm bảo thủ” thì tín hữu Công Giáo không ai dám to gan phủ nhận hoa trái Chúa Thánh Thần qua Công Đồng Vaticanô II. Thế nhưng bên cạnh những hoa trái tốt lành hữu ích thì chắc hẳn vẫn tồn tại một vài mặt hạn chế nào đó. Một trong những mặt hạn chế ấy đó là sự tập trung quyền lực quá nhiều cho hàng giáo sĩ, cách riêng hàng giáo phẩm và đặc biệt là giám mục giáo phận.
Cơ chế, luật lệ là do con người làm ra. Chúng là những phương thế, vì thế chúng có ra là để phục vụ đàn chiên chứ không ngược lại. Trong Bộ Giáo Luật, ở phần “mục lục phân tích” có nói đến “quyền tư pháp của Giám mục” (Bộ Giáo Luật – Bản Dịch của HĐGM Việt Nam – trang 605). Trong phạm vi giáo xứ, nếu giả như trao một ít “quyền tư pháp” cho đoàn tín hữu hay Hội Đồng Giáo Xứ thì chắc hẳn căn bệnh giáo sĩ trị sẽ được chửa lành và ngăn ngừa. Cũng thế, trong phạm vi giáo phận nếu hàng linh mục được trao cho “quyền tư pháp”một cách độc lập hơn chút nữa thì chắc hẳn sự cố không hay như chuyện của nguyên Hồng Y McCarrick sẽ không tồn tại lâu dài.
Mặt khác, thiết nghĩ rằng cách thế bầu chọn Đấng kế vị thánh Tông Đồ Phêrô để cai quản Giáo Hội toàn cầu nếu được áp dụng một cách tương tự vào việc chọn các Đấng kế vị các thánh Tông đồ để cai quản Giáo Hội địa phương thì chắc hẳn sẽ có mặt tích cực nào đó.
Một chút tâm tình và nguyện vọng trên đây hẳn còn nhiều sai sót và bất cập, tuy nhiên xin được nói lên bằng lời với tấm lòng yêu mến, gắn bó với Giáo Hội và sự tôn kính các Đấng bậc chủ chăn.
Lm. Giuse Nguyễn.