X.Hành16: 2-4,12-15; Tvịnh 77; Êphêsô 4:17.20-24; Gioan 6: 24-35

Nếu bạn muốn chú trọng việc rao giảng theo Kinh Thánh Do Thái thì hôm nay là dịp để thực hiện. Đoạn sách Xuất Hành hôm nay là phần của cuộc hành trình xuyên qua sa mạc hoang địa. Ý nghĩa chuyện đó rất phong phú: nói về một cộng đoàn đức tin đi qua sa mạc khô cằn khắc nghiệt trong nhiều năm trời. Nghe có vẻ như chuyện thời nay. Trong bàn văn của sách Xuất Hành, mô tả Thiên Chúa dẫn dắt dân Israel rời khỏi chế độ nô lệ ở Ai Cập, và bây giờ họ đang đi qua sa mạc; họ đã được tự do; nhưng cuộc lữ hành vẫn chưa kết thúc. Họ còn phải gặp và nhận thấy nhiều điều về họ và về Thiên Chúa trên đường họ đi về miền đất Chúa hứa. Câu chuyện rất hùng hồn và có vẻ như nó đang song hành với kinh nghiệm sống đức tin của chúng ta.

Tuy vậy, hãy để ý về "tất cả cộng đoàn Israel" trong bài sách này. Hãy để ý chuyện kể về những hành xử của họ trong việc hình thành nên một cộng đoàn đang di chuyển trong sa mạc. Ngay từ đầu khi Thiên Chúa dẫn họ ra khỏi Ai Cập, tất cả cộng đoàn cùng đi với nhau và cả cộng đoàn được lương thực, bị đau khổ, sự hướng dẫn bị thử thách và cùng nhau than vản. Trong lúc đọc đoạn sách, tôi đề nghị quý vị thuyết giảng nên nghĩ đến những tình huốn chiến đấu của bản thân chúng ta khi gặp khó khăn trong cuộc lữ hành đức tin của chúng ta, và hãy nhớ đây là câu chuyện của toàn thể cộng đoàn đức tin đang gặp phải. Chúng ta nên nhớ đến những thử thách và đau khổ luôn đe dọa đến đời sống cộng đoàn đức tin của chúng ta khi đang cùng đồng hành với nhau.

Bây giờ chúng ta thử bắt đầu xem xét kinh nghiệm sa mạc theo quan điểm về ngữ pháp. Tôi biết đây là một chuyện hơi lạ, nhưng xin hãy kiên nhẫn với tôi. Trong một câu văn có một chủ từ, động từ, và túc từ. Chủ từ là chủ hành động. Động từ nói về hành động, và túc từ nhận lãnh hành động. Suốt cuộc hành trình trong sách Xuất Hành hôm nay, có một điều rất rõ ràng: Thiên Chúa là chủ từ. Thiên Chúa hành động. Thiên Chúa là Đấng độc nhất trông thấy những khó khăn của dân chúng trong lúc lưu đày, và Ngài quyết định cứu họ ra khỏi kiếp lưu đày. Thiên Chúa nhận thấy, cứu dân, dẫn dắt dân, cho họ của ăn và nói với họ v.v... Thiên Chúa cũng nghe những lời than vản của dân ( đó chính là lời cầu nguyện hay lời than oán của cộng đòn dân Chúa. Ngài không bao giờ xa cách họ và luôn luôn lắng nghe lời họ than vản kêu xin). Rồi bây giờ trở về vấn đề ngữ pháp: dân là "túc từ của câu văn". Họ “cần được giúp đở, vì tự họ, họ không thể làm gì được cho bản thân. Họ là những người lãnh nhận việc làm ân nghĩa của Thiên Chúa.

Sách Xuất Hành cho chúng ta nhận thấy Thiên Chúa là ai đối với dân Israel, và với chúng ta. Những người đau khổ trong sa mạc cũng cho chúng ta biết chúng ta là ai: thường chúng ta yếu đuối, do dự, than vản và cần một Thiên Chúa trung thành tự quyết định hành động cho chúng ta. Và hơn nữa, chúng ta cần một Thiên Chúa nhận thấy chúng ta đang ở trong tù đày, ngay cả khi chúng ta đã quen thuộc với hoàn cảnh của chúng ta, và không muốn cố gắng tìm tự do. Thiên Chúa đã bắt đầu hành động , và dân chúng đã được dẫn dắt ra khỏi tù đày. Nhưng, đó mới chỉ là bước đầu đi tìm tự do. Họ còn phải đi chặng đường dài khó khăn. Trong cuộc hành trình , Thiên Chúa sẽ dạy bảo họ biết Ngài là ai đối với họ. Ngài sẽ giúp họ sông thành cộng đoàn của dân Chúa.

Họ đang bị thử thách trong sa mạc. Thử thách này quá nặng nề hơn những cám dỗ hằng ngày. Thử thách đe dọa sự sống còn của chúng ta, và bản thân chúng ta là dân Chúa. Thử thách làm chúng ta muốn buông thả, quay lại và trở về với cảnh nô lệ như trước kia. Trong khi họ đang đi đến bờ cỏi tự do, bản thân chúng ta gặp sự kháng cự mãnh liệt: hằng ngày với biết bao trở lực của trần thế có thể kềm chế chúng ta, như nhũng thói quen, sự nghiện ngập. những lối sống nhu nhược yếu hèn là những điều gây khó khăn trong cuộc lữ hành, và luôn có sự cám dỗ lôi kéo chúng ta trở lại đời sống trước kia. Giáo Hội chúng ta cũng trãi qua một thời kỳ thay đổi với Cộng Đồng Vatican II. Tuy có nhiều điều mang chiều hướng sai lạc, và đôi khi thay đổi quá mau chóng những thói quen cũ, chúng ta đã thấy một cuộc hành trình chông gai và đầy xung đột. Vẫn còn có những người muốn bỏ việc của Cộng Đòan và trở lại một giáo hội mà mọi quyết định là do chính chúng ta và chúng ta trở nên một cộng đoàn xa cách đơn lẻ trong thế giới.

Tôi sẽ cố gắng không mô tả Thiên Chúa là Đấng hay gởi thử thách đến cho chúng ta trên chặng đường đức tin mà chúng ta đi. Hãy nhớ là dân Israel đã bị lưu đày. Thiên Chúa đã đưa họ đến nơi tự do. Nếu họ gặp khó khăn trong việc ra đi tìm tự do, là phải bỏ lối sống cũ lại. Sa mạc sẽ là một thử thách khó khăn cho họ: đời sống chúng ta gặp thử thách dưới nhiều hình thức. Trong những lúc khó khăn đó, chúng ta suy niệm để nhận thấy tâm tình và tình yêu của chúng ta ở đâu: thử thách sẽ đến với chúng ta trong khi chúng ta muốn bỏ lại những gì là giả dối tạm bợ để chúng ta dấn thân đem đến sức sống vào những nơi khao khát. Trên chặng đường đi nhiếu thói quen đã chết đi và nhiều người mới đã được hồi sinh.

Cũng như dân Israel, Giáo Hội gặp thử thách từ sự đối kháng bên ngoài và cả bên trong. Cách đây vài năm tôi có thấy danh sách hơn 20 quốc gia có Ki tô Hữu bị bách hại. Tôi chắc rằng bây giờ cũng còn có nhiều quốc gia như thế, hay có thể còn nhiều hơn. Nhưng, có những chống đối từ bên trong ngay từ trong nội bộ của cộng đoàn. Giáo hội cố gắng sống đời sống nhân chứng của Chúa Ki tô trong thế giới, trong nổ lực du nhập vào giáo hội các giá trị văn hóa của các quốc gia. Khởi đầu từ việc Ki tô giáo chấp nhận thói quen chính trị và kinh tế của đất nước chúng ta. Chúng ta nghĩ muốn là một công dân tốt là phải ủng hộ những lợi ích của quốc gia để trở nên một Ki tô hữu tốt. Thêm vào đó những thử thách giáo hội phải chịu trong những năm vừa qua vì những việc lợi dụng tình dục xấu xa trong hàng giáo phẩm đã gây nên công kích bên trong cộng đoàn giáo hữu hành hương. Một hậu quả của sự việc xấu xa đó là chúng ta bị xao lãng không lo những nhu cầu bức xúc quan trọng trên thế giới mà lại phải đem hết sức lực, tài chánh và những chương trình để giải quyết. Các gương xấu đã gây nên "sự than oán" ở khắp nơi. Nào những lời than thở, giận dử, đổ tội, bán bổ v.v... Trong kinh nghiệm gian khổ ở sa mạc mới, một lần nữa là chúng ta cần lương thực của Thiên Chúa cho chúng ta "bánh hằng ngày" trong sa mạc để chữa lành, nâng đỡ và đổi mới. Chúng ta đang đi trên cuộc hành trình dài đằng đẵng. Thử thách sẽ đên dưới biết bao nhiêu hình thức, với tư cách là người lữ hành đức tin, hãy cẩn thận trong khi đối kháng với chước cám dỗ có thể làm chúng ta lạc hướng.

Chúng ta hãy để ý thấy, và cảm thấy hy vọng vì được Thiên Chúa nhận thấy sự đói khát của cộng đoàn, và Ngài gởi lương thực cho họ. Nhưng đó không phải là những lương thực quen thuộc thường dùng, và cũng khồng phải là lương thực mà họ có thể tự chọn cho họ. Họ hỏi: "Đó là gì?" Bài trích sách Xuất Hành khuyền khích chúng ta nên tin tưởng vào lương thực mà Thiên Chúa ban cho chúng ta trong cuộc hành trình khó khăn này, nhưng không phải là thứ lương thực chúng ta nghĩ chúng ta sẽ nhận lãnh. Thật ra chúng ta có thể không nhận biết lương thực đó. Trong những lúc khó khăn chúng ta sẽ có đủ năng lực để sống từng ngày với những người chúng ta giúp đỡ và hướng dẫn họ trong những quyết định quan trọng. Sự giúp đỡ này có thể đến trong những gói quà tầm thường mà chúng ta không cảm nhận được có bàn tay Thiên Chúa trong đó. Bởi thế trong cộng đoàn lương thực có thể đến với tiếng nói của ngôn sứ nghe có thể chướng tai, kêu gọi chúng ta trở về với giáo hội – đón nhận bí tich của Chúa Ki tô trong thế giới.

Sách Xuất Hành nhắc chúng ta là hảy có đủ lương thực "hằng ngày". Mọi người cần suy tính đủ để ăn "trong ngày đó" (trừ khi ngày tiếp theo là ngày Sa bát), nếu không thì lương thực sẽ hư nát. Mỗi ngày Thiên Chúa sẽ hiện hữu giúp chúng ta. Trong sa mạc chúng ta được dạy bảo phải tin vào sự nuôi dưởng hằng ngày. Chúng ta đã được biết và tuyên xưng điều chúng ta cần là sức sống đức tin của một người nên như là thành viên của cộng đoàn dân Chúa. Chỉ có Thiên Chúa ban cho chúng ta của ăn là "bánh hằng ngày" ẩn trong bí tích Thánh Thể hôm nay. Thật thế, ngay cả khi chúng ta xin lương thực hằng ngày cho cộng đoàn tín hữu chúng ta, chúng ta tin rằng Thiên Chúa đã nghe lời chúng ta. "Bánh hằng ngày" mà chúng ta cần để có đủ năng lực gây dựng nên một cộng đoàn chứng nhân là gì? Điều gì sẽ giúp chúng ta biết là Thiên Chúa lo liệu cho chúng ta và gìn giữ chúng ta sống với nhau như một cộng đoàn chứng nhân có sự hiện hữu của Thiên Chúa trong thế giơi? Chúng ta sẽ xin cho được bánh sự sống đầy đủ và các bạn sẽ không ngạc nhiên khi "manna" chúng ta lãnh nhận sẽ đến trong những gói quà rất lạ lùng.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


18th SUNDAY (B)
Exodus 16: 2-4, 12-15; Psalm 78; Ephesians 4: 17, 20-24; John 6: 24-35

If you have ever wanted to try focusing your preaching on the Hebrew Scriptures, here is your chance. The episode today from Exodus is part of the desert/wilderness journey. It's symbolism is rich preaching fare – a faith community's arduous journey over a long period of time through harsh terrain. Sounds very modern to me! In the Exodus reading, God has led the Israelites out of Egyptian slavery and now we find them in the midst of their trek through the desert. They have gotten free, but the journey isn't over yet. They have much to face and learn about themselves and God on the way to their promised land. The narrative is powerful and parallels our own faith experience.

However, notice the references to "the whole Israelite community" is this reading. Such references to the people as a community are found throughout the entire desert narrative, from the very beginning moments when God first leads the people out of Egypt. The whole community leaves together and the whole community is fed, afflicted, led, tested, and grumbles. So, while the reading my suggest to the preacher the personal struggles we go through on our individual faith journeys, remember this is a community faith story, the whole community is being addressed. We are encouraged to reflect on the trials and sufferings that threaten the very life and identity of our own faith community as we travel together.

Let's begin by looking at the desert experience from a grammatical point of view, and I know this is strange, but bear with me. In a simple declarative sentence we have a subject, verb and object. The subject does the action, the verb identifies the action and the object of the sentence receives the action. Throughout this Exodus experience one thing is very clear – God is the subject of the sentence. God does the significant actions in the story. God is the one who sees the affliction of the people in slavery and God decides to come to their rescue. God notices, rescues, leads, protects, feeds, speaks, etc. God even hears "the grumbling of the Israelites" and decides to respond on their behalf. (In a way, their grumbling is like a prayer, or maybe, a lament. God is never far from the people and so hears their constant complaints.) Back to our grammar lesson: the people, on the other hand, are the "objects of the sentence." They are in need, can do nothing for themselves. They are the recipients of God's gracious acts.

Exodus reveals who God is to these people and to us. The struggles of the wilderness also reveal who we are; we are often weak, wavering, grumbling and in need of a faithful God who takes the initiative towards us. And more – we need a God who notices that we are in slavery, even when we are so used to our condition and do not even have the desire to make the effort to get free. God has begun the process; the people have been led out. But that is only their first step towards freedom; they have a long and arduous journey ahead of them. During the journey God will teach them who God is for them and will form them into a community of God’s people.

They are undergoing trials in the desert. Trials are more profound than daily temptations. Trials threaten our very existence and our identity as a people of God. Trials make us want to give up, turn around and go back to the old slavery. As they travel to freedom, the people are meeting resistance – daily, strong forces that would overpower them. Breaking habits, addictions and debilitating ways of living is very difficult and in the midst of the process, there is a temptation to go back. Our church underwent a profound change after Vatican II. Granted there were many false starts and sometimes rapid change from accustomed ways. It has been a painful and often a journey filled with conflict. There are people who still want to undo the work of the Council and return us to a church where decisions were made for us and we were an isolated and barricaded island community in the world.

I would be careful not to paint God as the One who sends the trials, or the tests on our journey. Remember, the Israelites had been slaves: what God is doing is leading them to freedom. If they face hardships it is in the process of getting free and leaving the old ways behind. The desert will be arduous for them: life tests us in many ways. During difficult times we learn where our heart and affections lie; the testing happens as we struggle to leave behind what is false and commit ourselves to what will bring growth. We die in many ways along the way, as a new people are brought to birth.

Like the Israelites, the church faces trials from hostile forces both outside and within. I saw a list a few years ago of all the countries where Christians are persecuted, the list was large – over 20 countries. I am sure there are at least as many countries on that list today, probably more. But there are internal struggles as well in the community. The church, in its attempts to live as a witness to Christ in the world, finds itself adopting the values of the countries in which it is located. We begin to identify Christianity with the political and economic way of life of our nation. We are tempted to think being a good citizen and always supporting our national interests are the same as being a good Christian. In addition, the trials our church has faced these past few years, because of the clergy sex scandals, have also weakened our pilgrim community from within. One result of the scandals is to distract us from the pressing needs in our world that we should be addressing with our energies, finances and programs. The scandals have stirred up "grumblings" from all sides; words of pain, anger, accusations, rejection, etc. In this new, most arduous desert experience, we once again need the food that only God can provide God's people in the desert – the "daily bread" of healing, renewal and recommittment. We are on a long journey, the trials come in various forms and as a people, we easily lose our way.

We notice and feel hope because God sees the hungers of the Exodus community and sends them food. But it is not the food to which they have been accustomed, nor the kind of food they might have chosen for themselves. They ask, "What is this?" The reading encourages us to believe that God is feeding us during this present difficult journey, but it is not the way we expected to be fed. Indeed, we might not even recognize the food we are being given. In difficult times, we find strength to get through each day in the form of people who are there to support us and give us guidance for important decisions. This kind of help comes in such ordinary packages that we fail to see the hand of God in it. So, in the community, food may come in the form of prophetic voices who, though irritating at times, call us back to be the church – the sacrament of Christ in the world.

Exodus reminds us that there is enough bread for "each day." The people must gather a "daily portion." If they try to gather more than that (except when they are preparing for the next day’s Sabbath) the food will rot. Each day God will be there to get us though. We are being taught in the desert to trust that daily nurturing. We have learned and confess that what we really need, that which will mean our survival as a person of faith and as a community of God’s people, can only be supplied by God. We celebrate the gift of "daily bread" in this Eucharist. Of course, even as we ask for daily bread for our community of believers, we believe that God has already heard us. What is the "daily bread" we need to continue to be a strong witnessing community? What will enable us to know that God is caring for us and will hold us together as a people witnessing to God’s presence in the world? We will ask for that bread; but don’t be surprised if the "manna" we get comes in surprising packaging.