SINH NHẬT THÁNH GIOAN TIỀN HÔ
Isaia 49: 1-6; Tvịnh. 138; TĐCV 13:22-16; Luca 1:57-66, 80

Hôm nay chúng ta bắt đầu suy ngẫm theo cách nhìn tổng quát về bài phúc âm. Thánh Luca thường so sánh hai câu chuyện, như khi nói về câu chuyện một người nam, thì tiếp theo đó có câu chuyện một người nữ. Thí dụ Chúa Giêsu nói về dụ ngôn một nhà nông gieo trồng hạt cải thì tiếp theo đó là một người đàn bà trộn men vào bột (13: 18-21). Lại nữa, có một người tìm con chiên đi lạc, rồi nối tiếp sau đó là chuyện một phụ nữ tìm đồng xu bị đánh mất. (15: 1-10)

Phúc âm thánh Luca cũng bênh vực và an ủi phụ nữ. Trong phúc âm này thường nói về các góa phụ. Chúng ta, thời nay có thể không để ý đến những chi tiết này. Nhưng, thời Chúa Giêsu, phái nam có nhiều quyền hành trong xã hội, phụ nữ và trẻ con chỉ là những người phụ thuộc phái nam (Xem lại các sự việc trong thời chúng ta cũng không mấy tiến bộ phải không? Như trong xã hội chúng ta "một xã hội tiên tiến" người phụ nữ làm cùng một công việc như người nam nhưng chỉ lãnh 74 xu so với đàn ông lảnh một đồng đôla) Thật ra phúc âm thánh Luca không nói người nữ phải hoàn toàn bình đẳng với người nam. Thí dụ: phần đông các phụ nữ không nói gì trong các lời tường thuật. Thánh Luca nghĩ rằng địa vị người phụ nữ chỉ là nghe và suy gẫm Lời Chúa.

Đây là trường hợp ngoại lệ đối với bà Elizabeth được ghi trong phúc âm hôm nay, Thánh Luca thường mô tả những phụ nữ im lặng. Do vậy, chuyến thăm viếng của Đức Mẹ đến với bà Elizabeth nói với chúng ta về việc nên thăm người già và người mang thai. (1:39 ff).

Trong phúc âm hôm nay bà Elisabét và ông Dacaria đã lớn tuổi mà không có con. Thời đó người ta thường đổ lỗi cho người nữ. (1: 7). Và hơn nữa, điều đó bị xem là như hình phạt do bởi tội lỗi đã vấp phạm. Nhưng, thánh Luca nhấn mạnh là ông Dacaria và bà Elisabét là hai người "công chính". Chúng ta nói đến một cặp vợ chồng công chính mà không con là điều cần được nhận ơn cứu giúp của Thiên Chúa. Và Thiên Chúa đã đến. Bà Elisabét tự nhủ: "Chúa đã làm cho tôi như thế đó, khi Người cất đi nỗi tủi nhục mà tôi phải chịu trước mắt người đời"(1: 25). Việc Thiên Chúa đã thực hiện nơi bà Elisabét là điều Ngài đã làm trong suốt Kinh Thánh: Là đến để cứu dân Ngài đang cần giúp đở. Thiên Chúa đã đến giúp cho bà không còn xấu hổ, và làm cho bà nãy sinh hoa trái như Ngài đã làm cho bà Sarah, bà Hanna, bà Rachel và những bà khác được ghi trong lịch sử đức tin của dân Israel.

Bà Elisabét đã sinh con và 8 ngày sau đứa bé chịu phép cắt bì. Nguồn gốc câu chuyện là bởi kinh nghiệm người Do Thái và lời giao ước giữa Thiên Chúa và họ. Trong quá khứ Thiên Chúa đã hành động, và Ngài vẫn đang hoạt động trong các sự kiện sẽ xãy ra. Một lần nữa Thiên Chúa đến cứu dân Ngài và cho họ được tự do.

Trong xã hội người Phi Châu và người Trung Đông, lễ đặt tên cho đứa bé là lễ quan trọng. Tên đứa bé phải diễn tả được lịch sử và địa vị của gia đình. Vì thế những người có mặt khi đứa trẻ Gioan chịu phép cắt bì đang chờ đợi. Theo tục lệ đứa bé phải có tên Dacaria như tên của người cha. Có thể một ngày nào đứa bé sẽ noi gương cha nó nên thầy tế lễ trong Đền Thờ. Nhưng Thiên Chúa ngăn chặn những kỳ vọng của những người có mặt, và Ngài làm một điều hoàn toàn mới lạ như Ngài vẫn thường làm.

Bà Elisabét ngắt lời khi nghi thức đặt tên bắt đầu và nói "Không, đứa bé sẽ được gọi là Gioan". Đó là tên nói về kinh nghiệm của ông Dacaria và bà ta. Gioan có nghĩa là "Thiên Chúa ban phúc" Đó không phải chỉ là tên đứa bé phải không? "Thiên Chúa đã ban phúc", tóm tắt tất cả câu chuyện phúc âm, và thật là câu chuyện của Kinh Thánh. Thiên Chúa luôn hoạt động trong loài người, và lần nữa Ngài đem ơn cứu chuộc cho dân chúng. Đứa bé "Thiên Chúa ban phúc" này, sẽ là tiếng nói tiền hô loan báo Đấng Mêsia đến. Ông sẽ "đến trước Chúa để mở lối cho Người" (1: 76)

Những người có mặt ở đó với bà Elisabét và ông Dacaria và đứa con mới sinh của họ biết được tương lai sẽ ra sao hay không? Họ không biết, nhưng họ thấy rõ là Thiên Chúa đang hành động và họ để ý để nhìn thấy và lắng nghe điều gì Thiên Chúa sẽ làm sau đó. Đời sống của họ và tương lai của dân Israel ở trong tay của Thiên Chúa, và Ngài đang bắt đầu một công việc rất tốt đẹp ở giữa họ. Sinh nhật của Gioan chỉ là bước đầu, nhưng chắc chắn có lời hứa cho họ và cho toàn dân.

Những tên trong Kinh Thánh đều có ý nghĩa và giúp chúng ta dự đoán điều gì sẽ xãy ra. Như Gioan có nghĩa là "Thiên Chúa ban phúc", Elisabét có nghĩa là "lời hứa của Thiên Chúa", Dacaria có nghĩa là "Thiên Chúa nhớ lại". Thiên Chúa đang thực hiện hoàn tất lời Ngài đã hứa từ ngàn xưa. Dân Israel đang ở trong thời kỳ thấp kém nhất trong lịch sử, nhưng Thiên Chúa không quên dân Ngài. Những tên đó cũng đang được áp dụng vào thời hiện tại của chúng ta. Bạn thử nghĩ những tên đó có nghĩa gì cho bạn, cho giáo hộii và cho toàn thế giới chúng ta hay không?

Thí dụ: Tôi có cảm ý gì về một "Thiên Chúa ban phúc" trong cộng đoàn đức tin của tôi, trong đời sống của tôi và của toàn thế giới? Tôi đã nghe được lời hứa nào trong Kinh Thánh? Thiên Chúa hứa ban cho tôi điều gì để tôi hy vọng? Tôi có tin tưởng vào Thiên Chúa là Ngài sẽ "nhớ" đến tôi, và Ngài sẽ không để tôi phải tự lo hết mọi sự không?

Lúc Gioan sinh ra không có những hình thái rình rang. Đối với những người biết về gia đình ông bà Dacaria; họ thấy có điều lạ lùng đã xãy ra. Mọi người để tâm đến câu chuyện đó và nói "vậy đứa bé này sẽ ra sao?" Nhưng, ngoài vòng hiểu biết của họ. Sau đó, người anh em họ của Gioan là Chúa Giêsu, được sinh ra trong máng cỏ. Thiên Chúa đã bày tỏ lòng thương xót lớn lao cho dân Ngài, nhưng theo một cách êm lắng. Trong đời sống hằng ngày, bạn có để ý thấy điều như vậy chưa? Những người có đức tin, được ơn khôn ngoan sẽ nhìn thấy được bàn tay Thiên Chúa đang thực hiện cho chúng ta hằng ngày nhu: một đứa bé được sinh ra; một thanh niên thi đậu Trung học; một đám cưới; một việc làm mới; một người bạn thân thình lình đến thăm; bí tich Thánh Thể v.v...

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

THE NATIVITY OF ST. JOHN THE BAPTIST (B) -
Isaiah 49: 1-6; Psalm.139; Acts 13:22-16; Luke 1:57-66, 80

Let’s begin our reflection on today’s gospel passage from Luke with an overview. Luke often pairs stories: if he tells a story of a man, he will follow it with one about a woman. For example, Jesus tells the parable of the man who plants a mustard seed and then next, of a woman who mixes yeast and flour (13:18-21). Again, a man searches for lost sheep, and that story is followed by a woman’s search for a lost coin (15:1-10).

Luke’s gospel also defends and reassures women. Widows are mentioned frequently in this gospel. We moderns might not notice these details, but in Jesus’ time men dominated society, women and children were their subjects. (Things are not quite as “modern” as we think in our world, are they? For example, in our “advanced society” a woman still makes 74cents to a man’s dollar, for doing the same work.) In fact, Luke’s gospel doesn’t depict, or support women’s full equality with men. For example, most of the women do not speak in the narratives. Luke seems to think a woman’s role should be that of listener – hearing and reflecting on the word of God.

Elizabeth, in today’s gospel, is an exception to Luke’s depiction of silent women. So is the previous account of the Visitation, Mary’s visit to the aged and pregnant Elizabeth. Both women have much to say (1:39 ff).

Elizabeth and Zechariah were advanced in age and were childless. Barrenness would be blamed on the woman (1:7). And more. It was seen as a punishment for sin. But Luke insists both Zachariah and Elizabeth were “righteous.” We are being prepared for something: a righteous couple without a child, calls forth action from God. And God comes through. Elizabeth states what God has done: “In these days the Lord is acting on my behalf. God has seen fit to remove my reproach among people” (1:25). God does for Elizabeth what God has done throughout the Bible: comes to deliver a powerless people in need. God intervenes to take away her disgrace and makes Elizabeth fruitful – as God had done for Sarah, Hannah, Rachel and other remarkable women in Israel’s faith history.

Elizabeth has given birth and eight days later the child is to be circumcised. The roots of our story are in the Jewish experience of their covenant with God. God was at work in the past and is active in the events that are about to happen. God, once again, is coming to rescue the people and set them free.

Among African and Middle Eastern people, the naming ceremony is an important and celebratory affair. The baby’s name reflects the family history and status. That’s what the people at John’s circumcision were expecting: the child should be named Zechariah, after his father, according to custom. Perhaps one day the child would follow in his father’s footsteps and be a priest in the Temple. But God is interrupting people’s normal expectations and is doing something entirely new – as is God’s way.

Elizabeth interrupts the naming ritual to announce, “No. He will be called John.” It is a name that speaks of her and Zechariah’s experience. John means, “God has given grace,” (or, “God has been gracious”). It is not just the child’s name, is it? “God has given grace” sums up the entire gospel story; indeed the story of the Bible. God works among humans and once again brings salvation to the people. This child, “God has given grace,” will be a prophetic voice announcing the Messiah’s arrival. He will, “go before the Lord to prepare God’s way” (1:76).

Did those who were with Elizabeth, Zechariah and their new baby, know what the future would bring? No, but they would be alert enough to realize God was stirring and they should keep their eyes and ears open to see what God would do next. Their lives and the future of Israel were in God’s hands and God had begun a good work among them. John’s birth was just the beginning, but it certainly held out a great promise for them and for all people!

Biblical names have significance and help us interpret what is happening. As we said, John means, “God is gracious.” Elizabeth means, “oath of God” – God is fulfilling the promises God made of old. Zechariah means, “Lord remembers” – Israel is in a low point of its history, but God has not forgotten her. Those names apply to our present as well. How do you interpret them for yourself, our church and our world?

For example: What ways do I experience a “gracious God” in my community of faith and in my life in the world? What “promise” do I hear from these scriptures? What hope does God’s promise hold out to me now? Do I trust that God will “remember” me and not leave me to face anything on my own?

There was little fanfare in John’s birth. To those who knew the family something extraordinary had happened. “All who heard these things took them to heart, saying, ‘What, then, will this child be?’” But outside their circle, no one else knew of the events. Later, John’s cousin, Jesus, will be born in a manager. God is showing great mercy to God’s people, but in inconspicuous ways. Have you noticed that in your own life? Believers are given the wisdom to look for God’s hand working in seeming-ordinary events: the birth of a child; graduation from high school; marriage; a new job; a surprise visit from a loved one; a simple Eucharist, etc.