Tháng 10 Đỏ trong năm 2017 tại Hoa Thịnh Đốn?

("Red October In Washington In 2017?" của Iben Thronholm trong ValuBit ngày 4 tháng 9 năm 2017)

Mới đây tôi đã xem một video trên YouTube được trình bầy bởi chuyên gia tuyên truyền của tình báo KGB là Yuri Bezmenov, tên khác cúa ông là Tomas Schuman, người từng làm việc cho thông tấn xã Novosti trong thời Sô viết cho đến khi đào thoát vào năm 1970. Yuri Bezmenov đưa ra một cảnh báo mạnh mẽ cho nước Mỹ, là hiện tại không phải đang sống trong một thời kỳ an bình thương yêu như nhiều người vẫn tin. Ông bảo thật sự thì trái ngược hẳn lại. Nước Mỹ đang từ từ lộn mình vào chủ nghĩa xã hội (Marxism). Ông tiên đoán là từ chuyện đó, mai này sẽ dẫn đến một cuộc cách mạng tại Hiệp Chủng Quốc và thế giới tự do sẽ chấm dứt. Câu hỏi được đặt ra là nếu như cách mạng tại nước Mỹ mà ông cảnh báo có phải sắp xảy ra không.

Video năm 1983 chiếu bài diễn thuyết ông đọc tại Los Angeles trên phương pháp luận về " Sự lật đổ tư duy ý niệm", một hình thái chiến tranh KGB đã dùng chống lại nước Mỹ.

Bezmenov giải thích rằng nỗ lực chính yếu của KGB không phải là ngành gián điệp quy ước. Chỉ khoảng 15% nguyên lực được dùng cho điệp vụ loại James Bond, trong khi 85% được cống hiến cho tiến trình tiệm tiến gọi là "sự lật đổ tư duy ý niệm" hoặc " trắc lượng hành động" mà Bezmenov giải thích: là thay đổi từ duy người Mỹ về thực trạng đến mức không người Mỹ nào còn có thể đưa ra kết luận đúng nghĩa trong nhiệm vụ bảo vệ chính mình, gia đình mình, cộng đồng và quê hương mình nữa, mặc dù họ được cập nhật dư đầy thông tin. Đó là tiến otrình tẩy não khổng lồ đã được thực hiện từng bước nhỏ một.

Tiến trình này được chia thành bốn giai đoạn: 1) bại hoại phong hoá. 2) tạo bất ổn định. 3) ghi cơn khủng hoảng. 4) bình thường hoá.

Trong quyển "Lá thư tình gửi nước Mỹ" viết năm 1984, Bezmenov giải thích thế nào là nguyên tắc chính yếu cho việc lật đổ tư duy ý niệm, đó là làm sao tạo cho lực mạnh hơn tự chống lại nó, và 'bại hoại phong hóa' đóng vai trò quyết định trong tiến trình này.

Ông viết "phải mất khoảng 15 đến 20 năm để hủ hóa một quốc gia. Tại sao lại nhiều (hoặc ít) thế? Rất đơn giản: đây là thời gian cần thiết tối thiểu để giáo dục MỘT THẾ HỆ sinh viên học sinh của một nước nằm trong tầm ngắm (nước Mỹ chẳng hạn) mà trưng ra trước mắt họ ý niệm về việc lật đổ. Điều thiết yếu là bất cứ một đối kháng khả lực nào, hoặc một đối nghịch cân bằng nào phát sinh từ giá trị luân lý và khái niệm lí tưởng của quốc gia đó đều phải bị tiêu trừ."

Bezmenov giải thích rằng những phương thức chính yếu được nhóm Marxist dùng tại Phương Tây là: "hủ hóa giới trẻ, khiến chúng chỉ quan tâm tới tính dục, tách chúng khỏi đạo giáo. Biến chúng thành hời hợt và suy nhược (...), phá vỡ niềm tin vào các vị lãnh đạo quốc gia nơi quần chúng bằng cách sỉ nhục, diễu cợt và làm ô danh (...), tạo cớ đánh sập những giá trị luân lí cổ truyền như: chính trực, tỉnh táo, tự kiềm chế, tin vào lời đã hứa"

Mục tiêu chính của phong trào hippie ngày xưa là niềm tin tôn giáo, ngành giáo dục, giới truyền thông và nền văn hoá. Cho dù bề ngoài xem ra tất cả dân Mỹ cương quyết chối bỏ chủ nghĩa cộng sản Sô viết trong thời chiến tranh lạnh, nhưng Bezmenov rất đúng khi nhận xét rằng có một nguồn nước ngầm vĩ đại của giáo điều Marxist-Leninist nằm sâu trong nhiều, nếu không nói là hầu hết, các đại học và các trung tâm học vấn, trong giới truyền thông và trong các cộng đồng thuộc ngành nghệ thuật Tây Phương, xuyên suốt thời kỳ 1960 và 1970, mà không bao giờ bị đối kháng hoặc được cân bằng với những giá trị căn bản ái quốc của người Mỹ. Điều này đặc biệt đúng với giới nghệ thuật giải trí. Theo Bezmenov thì chỉ một nhóm ca nhạc sĩ "rock" hay "pop" với một sứ điệp "công lý xã hội" được bọc đường trong giai điệu thánh thiêng đang phổ biến thì thật sự đã giúp KGB hơn một người nào đó đứng trên bục giảng để truyền bá lý thuyết Marx Lenin rất nhiều.

Video năm 1983 cho thấy Bezmenov giải thích tiến trình bại hoại phong hóa tại nước Mỹ đã hoàn tất tốt đẹp đến mức trên cả ước mơ tột cùng của giới lãnh đạo điện Cẩm Linh.

Bezmenov vạch rõ ra: "tiến trình này do người Mỹ làm cho người Mỹ được là vì vắng bóng luân lí. Hầu hết những người được giáo dục thời 1960, là những nhà trí thức hiện đang nắm giữ các chức vụ quyền lực trong chính phủ, hoặc lo công việc chính phủ, trong ngành truyền thông và trong hệ thống giáo dục. Các bạn bị dính vào với họ rồi"

Kết quả của ý niệm văn hóa chủ nghĩa Marxist nhấn mạnh đến việc soi mòn mọi giá trị và truyền thống, để rồi phá hủy những nền tảng của văn hóa Do Thái - Ki Tô. Màn khởi đầu cho chủ nghĩa Marxist được định chế năm 1917 tại nước Nga, thực chất chỉ nhắm vào những cải cách kinh tế và sự phân phối những của cải tài chánh mà thôi. ( Nhưng) Khuôn mẫu này đã sụp đổ khi liên bang Sô viết tan rã. Không ai còn tranh đấu cho chủ nghĩa xã hội quốc gia nữa. Thay vào đó là những công ti liên quốc. Tuy nhiên, tinh thần chủ nghĩa cộng sản vẫn sống tại Tây Phương, là cái nôi của chủ nghĩa Marxist, dưới dạng thức cảm thông giả hiệu, tự do và bình đẳng theo tiêu chuẩn phi lý. Sự trở lại của chủ nghĩa Marxist hiện đang tỏ hiện ở Tây Phương, tự mang cho mình hình thức nhất dạng chính trị với mục đích xóa đi mọi dị biệt về chủng tộc, giới tính, văn hóa và tôn giáo, và đang xử dụng việc mở cửa biên cương cũng như vấn đề di dân ồ ạt làm khí giới. Mục tiêu đặc biệt chính là nếp sống gia đình truyền thống, hiện đang bị tấn công liên tục và dã man, để cố tạo nên một nền văn hóa mà mọi liên hệ cá biệt và căn bản bị giải trừ.

Chủ thuyết xuyên giới tính (transgenderism) là một hình thức khác để tước đoạt căn tính căn bản nam nữ của con người. Tất cả được thực hiện với mục đích để các đại công ti quốc gia hay quốc tế kiềm chế những cá nhân đã không còn biết mình thực sự là ai nữa. Giống như cộng sản Sô viết tháo bỏ mọi khác biệt giữa các tầng lớp kinh tế, nền văn hóa Marxist và chủ nghĩa văn hóa toàn cầu cũng sẽ xóa bỏ mọi căn tính và mọi khác biệt quốc gia để tạo nên việc kiểm soát toàn cầu hàng loạt. Da trắng, đàn ông Ki tô giáo được đóng ấn là "kẻ thượng tôn" (supremacist), là tư bản mới, trưởng giả mới, phải bị đưa lên đoạn đầu đài như Nga hoàng và triều thần của ông. Tố cáo "bài nói gây hận thù" (hate speech) là hình thức kiểm duyệt mới mà nhóm tả phái cực đoan đang xử dụng để kiểm soát tất cả mọi luận bàn. Truyền thông đã lũng đoạn ý niệm sự thật vượt ra ngoài mọi nhận diện để có thể thấy được sự thật và sự dối trá. Sự thật là điều mà quyền lực muốn áp dụng.

Chúng ta đang chứng kiến diễn biến hiện thời tại nước Mỹ, đặc biệt sau cuộc đụng độ dữ dội tại Charlottesville và Những quậy phá đầy bạo động do những phong trào Antifa và Black Lives Matter chủ xướng thì thật thích đáng để hỏi - theo phân tích của Bezmenov- có phải giai đoạn 3, 'gây nên khủng hoảng', trong tiến trình 'lật đổ tư duy ý niệm', đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta tại nước Mỹ này chăng. Theo Bezmenov, chỉ cần sáu tuần lễ để mang một quốc gia đến bờ khủng hoảng (như chúng ta thấy tại miền Trung châu Mỹ những năm 1970) và sau khủng hoảng là một cuộc thay đổi bạo lực về quyền bính, về cấu trúc và kinh tế, rồi thời gian "bình thường hóa " bắt đầu và nó sẽ dẫn mời vào một chính thể mới. Chúng ta cũng thấy cùng một phương thức được áp dụng tại Trung Đông với Sức Bật Ả Rập (Arab Spring) và cuộc đảo chánh Maiden tại Ukraine năm 2014. Xã hội Tây Phương hôm nay đang trải nghiệm cùng một tiến trình "tạo bất ổn định" do những phong trào tả phái cực đoan và sự thống trị của những 'chiến sĩ công lý xã hội'.

Ngay bây giờ, những người thuộc phe chống đối đang tổ chức cuộc hành trình "công dân bất phục", trong 10 ngày từ 28 tháng tám, sẽ đi từ Charlottesville đến Washington DC để đánh lại chủ nghĩa thượng tôn da trắng và đòi buộc tổng thống Trump phải rời khỏi chức vị. Nhóm "diễn hành chống thượng tôn da trắng"nói là họ sẽ đến thủ đô quốc gia và chiếm lấy bằng những buổi biểu tình ôn hoà.

Trang mạng của tổ chức biến cố viết: "qua nhiều năm, bạo lực, ngụy biện và chính sách của chủ nghĩa thượng tôn da trắng đã thăng hoa, cô động và nổ tung trong khi Donald Trump tranh cử chức tổng thống, và đã tới giai đoạn sôi bỏng ở Charlottesville".

Những người tổ chức cuộc diễn hành viết: "chúng tôi đòi buộc tổng thống Trump phải bị giải nhiệm khỏi chức vụ vì đã tự đặt mình làm đồng minh với ý niệm của căm hờn, và chúng tôi đòi hỏi một nghị trình để sửa lại các thiệt hại mà ý niệm đó đã mang lại cho quê hương và dân chúng".

Giáo sư Marc Bray, sử gia kiêm giảng sư đại học Dartmouth, tác giả quyển sách mới, tựa đề "Antifa: sổ tay chống Fascist" mới đây định nghĩa phong trào Antifa trong buổi phỏng vấn trên đài NBC mục tin tức:

Nó (Antifa) căn bản thuộc thành phần chính trị, hoặc là phong trào hoạt động để tự lo bảo vệ cuộc cách mạng xã hội. Chính nhóm chính trị thiên tả cực đoan đã nối kết các nhóm Cộng sản, Xã hội, Vô chính phủ, và các nhóm thiên tả cực đoan khác nhau lại để chia sẻ cùng mục tiêu là đánh phá nhóm thiên hữu.

Trong cuộc phỏng vấn, Bray cắt nghĩa là chống Fascist tức là chống chủ nghĩa quốc gia cực đoan (fascism) và thảo luận xem nếu họ đúng lý là một tập hợp tự bảo vệ chống lại chủ nghĩa quốc gia cực đoan (fascism) lẫn quốc gia độc tôn (nazism) hay không.

(Nhưng) Sự chống lại "nước Mỹ cổ hủ và bảo thủ " cũng thấy rõ nét trong việc đập phá các tượng đài mạnh mẽ đến mức, bây giờ, cả người chống đối Trump cũng nghĩ là thật hợp lý để thảo luận xem những phong trào thiên tả cực đoan có thực sự đang phải là tự vệ trong việc đấu tranh chống lại điều họ gọi là fascist và những chính sách họ cho là được đại diện bởi Trump không.

Như tôi thấy, thì chuyện này mang dấu ấn tương đồng kỳ lạ với những biến cố chính trị dẫn tới cách mạng Tháng 10 tại Nga vào năm 1917. Antifa và chuyện lôi các tượng đài xuống cũng như cuộc diễn hành về Washington DC bây giờ giống hệt cuộc nổi dậy cách mạng Bolshevik đã kéo sập chính quyền năm 1917 và sau đó, hạ bệ Nga hoàng Nicolas Đệ Nhị vào tháng hai năm 1918. Mặc dù những người chống đối hôm nay tham gia vào cuộc "diễn hành chống thượng tôn da trắng" từ Charlottesville đến Washington DC tuyên bố họ không bạo động, nhưng mục đích họ nhắm tới lại là hạ bệ Trump và ngôi vị tổng thống của ông - dù có xảy ra bạo động hay không. Nếu họ thành công, dù sớm hay muộn, trong việc hạ bệ tổng thống như phe Dân chủ và nhóm thiên tả cực đoan đã cùng nhau cố gắng liên tục từ ngày Trump nhậm chức, thì thực sự nó sẽ chồng chất lên mà biến thành "cuộc đảo chính" như cuộc cách mạng Bolshevik ở Nga.

Lúc đó, sự lật đổ tư duy lý luận mà Yuri Bezmenov cảnh báo được hoàn tất và bước sang giai đoạn cuối cùng là "bình thường hoá". Nếu điều này xảy ra thì tất cả những gì chúng ta hiểu về thực thể văn hóa nước Mỹ sẽ bị thay thế bằng văn hóa của chủ nghĩa Marxist tuần túy, nghĩa là một chế độ Sô viết mới, mà chủ thuyết đa văn hóa là ý niệm tư duy của nó.

Điều nghịch thường là chính những phong trào chính trị lại giáo kích sự cuồng tín khi tố cáo Nga tham dự vào những cuộc bầu cử dân chủ ở Mỹ và sự thông đồng của Trump với Nga. Phe thiên tả cực đoan căm ghét Nga vì họ không thể tha thứ khi Nga bỏ chủ nghĩa Marxist mà ôm lấy những giá trị bảo thủ Ki Tô như những nền móng của một nước Nga thời đại mới.

Thế thì phong trào thiên hữu đứng sau lưng Trump sẽ phản ứng thế nào nếu phe thiên tả cực đoan vẫn tấn công Trump hết sức tận tình? Cựu cố vấn của Trump là Rodger Stone tin rằng một cuộc nội chiến sẽ bùng phát nếu Quốc Hội đàn hạch tổng thống Donald Trump.

Trong trường hợp Rodger Stone đúng, câu hỏi sẽ là liệu phe cánh hữu có thể thắng được cuộc nội chiến hay không.

Tử huyệt (Achilles' heel) của họ nằm ở chỗ là họ bị nhuộm đậm màu văn hóa Marxist cả luân lý lẫn tinh thần trong khi tư duy ý niệm của họ đã bị lật đổ rồi. Cũng có một số ít người bảo thủ chân chính, nhưng phần đông, họ xét cách rất tương đối về luân lý nên họ sống theo tín điều văn hóa Marxist. Thí dụ rõ nhất là nhân vật truyền thông đồng tính người Anh tên là Milo Yiannopoulos lại thường đi ngược lại phe cánh tả. Trong bài diễn văn tựa đề "10 điều về Hồi giáo mà Milo ghét", anh ta tuyên bố mình ghét cánh tả đồng thời lại thề tuân phục chúng. Anh ta nói:

"Một mặt, chúng ta bảo vệ nước Mỹ khỏi sự quá trớn của phe tả và mối nguy họ biểu lộ về tự do diễn tả và tự do hiệp hội. Mặt khác, chúng ta phải bảo vệ những việc tốt do phe ta đã đạt được - nữ quyền, quyền người đồng tính và sự khoan dung.

Đó chính là tiền đề cơ bản mà phe hữu Tây Phương đang vướng vào. Họ chống chỗ đứng của phe tả về di dân ồ ạt, nhưng luân lý văn hóa và tinh thần của họ lại cùng một giuộc. Không phải phe bảo thủ chống lại sự kính trọng hay chống lại lòng khoan dung, nhưng niềm đam mê phe hữu dành cho nhân quyền thường dựa trên thuyết luân lý tương đối, mà thuyết này lại là cốt lỗi của chủ nghĩa Marxist.

'Bại hoại phong hóa' cũng ảnh hưởng tới phe thiên hữu, và vì thế, họ không có thượng lực luân lý để thắng được cuộc chiến. (Họ) Không có sự khác biệt căn bản nào với phe thiên tả về tính dục và gia đình. Tây Phương hiện thời không có một sự hoán đổi đích thực nào đối với văn hóa Marxist, trừ phi một phong trảo hoàn toàn mới nổi lên, để tái lập những giá trị luân lý đời đời như niềm tin, bác ái tự do, lương tâm, gia đình, đất mẹ và quốc gia.

Cuối bài diễn thuyết khi kết luận, Bezmenov cũng nhấn mạnh điểm này khi ông kêu gọi : "toàn quốc phải cố gắng hết sức để giáo dục dân chúng trong tinh thần yêu nước đích thực và để giải đáp mối nguy thực tại của chủ nghĩa xã hội cộng sản trong một quốc gia chỉ lo bao nuôi (welfare state) và một quốc gia chỉ biết bao bọc (big brother state). Nếu dân chúng thất bại trong chuyện nắm bắt mối nguy đang đong đưa trên đầu, thì không bao giờ có gì có thể giúp được nước Mỹ. Thế là vĩnh biệt tự do".