“Trên bàn thờ của thế giới buồn thảm này, chỉ có một vị thần đang mĩm cười một cách xấu xí: Đó là Thần Truởng Giả! Những người thờ thần này đã đánh mất đi ý nghĩa chân thật của cuộc sống …những người sống không tình yêu, những người có đạo mà không lương tâm, những người vô thần mà không xác tín … Tiện nghi vật chất là thế giới riêng của họ… đó là mục đích cuối cùng cho mọi hành động của họ…” (Mounier)

Emmanuel Mounier sinh tại Grenoble nước Pháp năm 1905. Lúc đầu ông theo học y khoa ở Đại Học Grenoble nhưng sau đó thì theo học triết học ở Đại Học Sorbonne Paris. Là một tín đồ Công Giáo nhiệt thành ông đã cưởng lại những luồng tư tưởng trần tục và vô thần trong không khí của các Đại Học. Ông chống đối nền văn hóa đồi trụy trần tục đề cao vật chất, tuy vậy ông cũng không mấy hài lòng với chủ nghỉa cá nhân và tinh thần bình thản và khép kín của một số tín dồ trong Giáo Hội thời bây giờ. Người mà ông ái mộ và khâm phục nhất là Charles Peguy, một thi sĩ Công giáo, một nhà hoạt động muốn đem niềm tin Công giáo của mình vào trong chính trị để cải cách xã hội.

Mounier gọi triết thuyết của mình là Thuyết Nhân Vị (Personalism) trong viển ảnh đề cao những giá trị cao cả của con người. Đối với Mounier con người có chiều kích vừa thế tục vừa thiêng liêng, con người sống trong lịch sử với đồng loại nhưng cùng một lúc hướng về cứu cánh cuối cùng là Thượng Đế. Ý niệm nhân vị của Mounier bị những người Cọng sản vô thần phái Tả cũng như những người trưởng giả tôn trọng giàu có vật chất của xã hội tư bản lên án. Còn đối với một số những người theo Kitô giáo bị ảnh hưởng quá nặng nề đầu óc trưởng giả thì Mounier gọi họ là những người “có tinh thần định chế vô trật tự” (established disorder). Lý tưởng và lẽ sống của Mounier là cương quyết chống lại tinh thần đó, một thứ tinh thần thụ động, chấp nhận lối sống buông thả theo dòng đời.

Năm 1932 Mounier từ giả công việc giáo dục, ông thành lập tờ báo L’Esprit (Tinh Thần), nêu cao tinh thần “Nhân vị”. Được phổ biến vào thời kỳ “Kinh Tế Khủng Hoảng”, tờ L’Esprit kêu gọi Giáo Hội cũng như nhân dân đứng lên chống lại nền văn hóa tư bản vô nhân. Cùng một lúc Mounier cũng lên án và thách thức thuyết Cọng sản bằng cách nêu lên sự gian ác và độc đoán của chế độ Mát xít vô thần đang nhằm triệt hạ những giá trị thiêng liêng của con người. Trước tiên Mounier chỉ trích nặng nề “tinh thần trưởng giả” một thái độ thờ ơ, ích kỷ chỉ biết nghĩ về mình, tôn thờ quyền lợi vật chất, sống tự mãn, đạo đức giả trái với lời giảng dạy của Phúc Âm. Muốn hóa giải tinh thần trưởng giả người Kitô hữu phải làm một cuộc cách mạng để phục hưng những giá trị cao cả thiêng liêng của Kitô giáo.

Khi Đức Quốc Xã chiếm đóng nước Pháp, Mounier di chuyển về Lyons. Ở đó ông tham gia Phong Trào Kháng Chiến. Đến tháng giêng năm 1942 ông bị bắt giam vì hoạt động chống đối chính phủ Vichy của Pétain và bị kết án 11 tháng tù. Ở trong tù ông vẫn nghiền ngẩm và suy tư về triết thuyết nhân vị, khi được thả ra thì tinh thần vẫn sáng suốt nhưng thể xác thì tàn tạ.

Sau chiến tranh ông tiếp tục tái bản tờ L’Esprit. Tờ báo đã gây nên một phong trào làm sống lại đời sống trí thức và đạo giáo đã bị băng hoại trong thời kỳ chiến tranh. Mounier cũng lên án mạnh mẽ tinh thần trả thù của những người “Kháng Chiến Giải Phóng” và ông ước mong Giáo Hội chú ý nhiều hơn trong việc cải cách thăng tiến đời sống xã hội của giới lao động nghèo nàn.. Mounier ủng hộ và ca ngợi các “linh mục thơ” (worker priests) dấn thân làm việc và sống hòa đồng với giới thợ thuyền nghèo khổ. Mounier viết: … “Tôi lo lắng đau buồn khi nhận thấy đời sống cơ cực chịu đựng và phải luôn phấn đấu của giới thợ thuyền.. Chúng tôi đã cố gắng nhưng vẫn chưa đạt đươc những đời hỏi cho sự thật và công bình nhưng chúng tôi nhận thấy nếu chúng tôi không đứng về phía với những người khốn cùng này thì chúng tôi không phải là môn đồ đích thực của Chúa Kitô…”

Mounier cố gắng đưa ra một phong trào độc lập có tinh thần cài hóa xã hội gây ra những chỉ trích của phe nhóm Hữu cũng như phái Tả. Một số người Công giáo bất bình việc Mounier chỉ trích những thiếu sót của Giáo Hội và việc lên án giới trưởng giả cùng các định chế sẵn có của xã hội đã gán cho Mounier là người cọng sản có xu hướng quá khích Nhưng cùng lúc đó Mounier lại bị tờ báo Humanité của phe Cọng sản Pháp kết án là Phát xít. Mounier định nghỉa vị trí của chủ thuyết nhân vị là dấn thân đi tìm một định chế xã hội có tính chất cao đẹp cho lý tưởng công bình, bác ái, bình đẳng và tôn trọng nhân phẩm ở trần gian dù là không thể đạt được Tuyết đối trong xã hội loài người.

Năm 1950 sau khi Mounier xuất bản tâp sách“Thuyết Nhân Vị” (Personalism). có những phong trào cải tổ dựa theo những ý tưởng của Mounier. Lý thuyết của Mounier được đưa ra ứng dụng.và trong khi tư tưởng của ông được phổ biến rộng rải thì ông vội vã lìa dương thế lúc mới 45 tuổi đời.