NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ TỰ BẾ

Hai tác giả đả khảo sát trẻ tự bế :
  • Thứ nhất là Bs Leo KANNER, người Mỹ, gốc Đức - năm 1942-1943,
  • Thứ hai là Bs Hans ASPERGER, người Áo - năm 1943-1944.
Rối loạn cơ bản của trẻ tự bế là không có khả năng thiết lập những quan hệ tiếp xúc và trao đổi với người khác - người lớn cũng như trẻ em.

Đồng thời, những trẻ em nầy cũng không có khả năng thích ứng với những hoàn cảnh khách quan bên ngoài, thuộc môi trường sinh sống chung quanh.

Sáu đặc điểm cần phát hiện, khi chúng ta khảo sát các trẻ em nầy :

ĐẶC ĐIỂM MỘT : Sống bít kín, không tiếp xúc và trao đổi với môi trường chung quanh, xu thế loại trừ hay là khước từ những gì - vật và người - đến từ bên ngoài... Cho nên, các trẻ nầy tỏ ra lãnh đạm và vô cảm đối với những người thân như cha mẹ, anh chị em.

ĐẶC ĐIỂM HAI : Không thể chịu đựng những thay đổi trong môi trường sinh sống. Nhu cầu bám sát vào những gì bất di bất dịch. Hai từ trong tiếng Anh diễn tả nhu cầu nầy : Aloneness và Sameness.

Khi có những thay đổi, trẻ em có hành vi và thái độ lo sợ, giận dữ khó kiểm soát, nhất là trong những đồ vật thuộc về chủ quyền của các em.

Mỗi ngày, trong gia đình cũng như tại trường học, trẻ tự bế có những nghi thức bất biến, nhằm kiểm chứng tích cách thường hằng và thường tại của một số đồ vật. Trong địa hạt nầy, trẻ tự bế tỏ ra có một trí nhớ lạ lùng.

ĐẶC ĐIỂM BA : Trẻ có những hành vi lặp đi lặp lại, đu đưa thân mình từ trước ra sau, cào cấu, đụng chạm hay là vổ đều, đưa tay lên tầm mắt vẫy lui vẫy tới, xoay tròn thân mình như chiếc vụ...

ĐẶC ĐIỂM BỐN : Có những rối loạn về mặt ngôn ngữ.
  • Hoặc là trẻ câm nín hoàn toàn.
  • Khi có ngôn ngữ, trẻ lại không dùng đại danh từ ngôi thứ nhất Tôi, Con... Thay vào đó, tre dùng ngôi thứ hai hoặc thứ ba : hắn đói, Đi vào đi...
  • Nói một câu không phản ảnh thực tế bên ngoài...
  • Lặp lui lặp tới một hay nhiều câu nói đã ghi nhận, trong một hoàn cảnh đã qua.
  • Lặp lui lặp tới những câu nói khá dài và có nhiều yếu tố...
  • Sử dụng một loại ngôn ngữ riêng biệt cho mình và không ai hiểu, thậm chí cha mẹ và người trong gia đình.
Nói tóm lại, đối với trẻ tự bế, ngôn ngữ không phải là một phương tiện để tiếp xúc và trao đổi với kẻ khác.

ĐẶC ĐIỂM NĂM : Trẻ tự bế khác với trẻ chậm phá triển. Trong các em tự bế, 50 phần trăm có trí thông minh trên trung bình, 25 phần trăm thuộc loại trung bình, 25 phần trăm ở dưới trung bình.
    NB. Trí thông minh quân bình : I.Q = 50 - 70.
Theo lối nhìn của rất nhiều tác giả, nhất là những tác giả người Mỹ, khi họ bàn về NỘI TÂM ( Theory of MIND ),trẻ tự bế không có khả năng ĐỒNG CẢM, nghĩa là đặt mình vào vị trí của người khác, để hiểu họ, như họ hiểu chính mình.

ĐẶC ĐIỂM SÁU : Mặt cơ thể, trẻ tự bế không có những dấu hiệu đặc biệt, ngoại trừ 15 - 20% có những cơn động kinh nhỏ và lớn (petit mal hay là grand mal).

Một cách đặc biệt, trong lãnh vực ngôn ngữ, chúng ta cần dùng những hình ảnh hay là những dấu hiệu, để trao đổi. Điều tối kỵ là bảo trẻ tự bế lặp lui lặp tới những câu nói, một cách máy móc và tự động. Trái lại, chúng ta cần giúp trẻ hiểu ngôn ngữ, bằng cách bảo trẻ em thi hành những mệnh lệnh nho nhỏ, có những dụng cụ cụ thể, hình ảnh hay là dấu hệu kèm theo để minh họa:

Ví dụ :
  • Đi lấy cho cô một cái ly ( đưa ra tâm hình cái ly).
  • Nhảy vào trong cái vòng đỏ ( đưa tay chỉ cái vòng trên sàn nhà ).
  • Đưa cho em B cái mủ ( hình cái mủ hay là làm dấu chỉ vào đầu )...
  • Lúc ban đầu, chúng ta sử dụng những dụng cụ có mặt trong môi trường, dần dần chúng ta chuyển qua những hình ảnh hay là dấu hiệu sơ phác, nếu trẻ em có những tiến bộ rõ rệt.
Một cách chuẩn bị thiết thực và hữu hiệu, nhằm giúp trẻ tự bế sử dụng ngôn ngữ, là TẠO CHÚ Ý ĐỒNG QUI ( attention conjointe ) nghĩa là tập cho trẻ em biết nhìn đối tượng mà người mẹ hay là người giáo viên đang nhìn. Cách làm nầy được tổ chức như sau :
  • Mẹ đưa mắt nhìn ly nước đặt ở trên chiếc bàn, cách xa hai mẹ con chừng 2 mét.
  • Mẹ gọi tên con và đưa ngón tay mình chỉ vào ly nước và nói : « Minh Phụng ơi, con nhìn ly nước trên bàn... kìa kìa. Đến lấy ly nước và mang tới cho Mẹ.
  • Nếu trẻ chưa biết làm, người mẹ vẫn giữ ngón tay mình chỉ về ly nước, vừa dùng bàn tay kia cầm tay con và dẫn nó tới gần ly nước.
  • Cứ thực tập lui tới như vậy, cho đến khi trẻ hiểu và làm đúng.
  • Sau đó, áp dụng y nguyên bài tập nầy, với những đối tượng khác quen thuộc như đôi dép, con gấu thân yêu của trẻ...
Lausanne, Thụy Sĩ - ngày 4-11-2004