Làm Sao để Cưới Được Người Đúng Đắn? (Phần I)

LTS: Một đám cưới hạnh phúc là một trong những niềm vui sướng nhất trong cuộc đời của một người giáo dân. Rủi thay, càng ngày càng có nhiều cặp hôn nhân-thậm chí trong số những người Công Giáo, đã phải kết cục một cách đau thương qua tấn thảm kịch của việc ly dị. Thường thì sự đau khổ này có thể được tránh khỏi nếu như những cá nhân trong cuộc biết cách điều nghiên dựa trên một vài yếu tố cơ bản trước khi quyết định tiến tới hôn nhân. Thế làm sao mà ai đó có thể biết được nếu mình đang hò hẹn với một người con trai hay một người con gái “đứng đắn”? Quyển tài liệu nhỏ này sẽ đưa ra những lời chỉ dẫn thực tế, những lời đề nghị chân tình và những điểm đáng để suy xét. Nó sẽ giải thích về nguồn gốc gia đình, sự ổn định về cá nhân, những cá tính cũng như những mục đích, những kỳ vọng và sự tương đồng, là những yếu tố cần được xem xét đến khi chọn một người bạn đời qua hôn nhân. Tác giả của quyển tài liệu này là Đức Ông Vicent M. Walsh, người đã làm việc cùng với những người phải ly dị và ly thân trong suốt hơn 12 năm qua. Ngài sẽ chỉ ra những cạm bẫy thông thường và những cạm bẫy yêu thương mà chúng ta cần phải tránh, để nhằm mục đích giúp cho các bạn trẻ biết lựa chọn đúng người để tiến tới hôn nhân. Sách được người dịch góp nhặt từ trong tủ sách tài liệu về Hôn Nhân và Gia Đình của Tổng Giáo Phận Atlanta, thuộc tiểu bang Georgia. Sách được hiệu ấn bởi Đức Ông Tổng Đại Diện Edward J.O’ Donnell, thuộc Tổng Giáo Phận St. Louis, của tiểu bang Missouri, và được xuất bản bởi nhà sách nổi tiếng Liguori Publications tại địa chỉ trên trang web là http://www.liguori.org. Quý vị có thể đặt mua phiên bản tiếng Anh của cuốn sách này: “How to Marry the Right Person” tại số điện thoại miễn phí của nhà sách là: 1-800-325-9521. Bài dịch được chia ra làm hai Phần, để Quý vị tiện theo dõi.

Sách được chia ra các Phần nhỏ như sau:

A. Phần Dẫn Nhập

B. Tiến Trình Chọn Lựa

C. Chọn Lựa Người Đứng Đắn

D. Nhận Xét Về Cá Tính Của Người Bạn Đời

E. Quan Sát Gia Đình Của Người Bạn Đời

F. Những Vấn Nạn Gặp Phải Trong Tiến Trình Chọn Lựa

G. Phần Kết Luận

A. Phần Dẫn Nhập

Kể từ năm 1976, ngày nào cũng vậy, tôi vẫn thường nói chuyện với những người đã ly dị và đọc biết được vô số những mẫu chuyện cá nhân của những cặp hôn nhân tan vỡ. Là một thành viên của tòa án hóa giãi hôn nhân thuộc Tổng Giáo Phận Philadelphia (của tiểu bang Pennsylvania), tôi đã tìm mọi cách để hổ trợ cho những người bị tan vỡ trong hôn nhân.

Từ đó, tôi có thể dễ dàng nhận thấy rất rõ rằng làm sao mà những cặp hôn nhân phải chịu một kết cục bi đát ngay từ ban đầu. Tất cả chỉ vì hầu hết mọi người vẫn có thói quen chọn lựa những người không đứng đắn, hay nói cách khác, chọn lầm người để mình tiến tới hôn nhân. Lắng nghe những nổi đau và những điều xúc phạm xâu xé con tim họ, tôi chỉ ước mong rằng nếu họ biết sáng suốt chọn lựa một cách cẩn thận hơn, thì sự việc có lẽ đã khác. Họ phải biết nhận ra rằng tiến trình chọn lựa người bạn đời của họ, quả là còn có rất nhiều thiếu sót, và khuyết điểm. Đúng lý ra, họ không nên cưới những người mà họ đã cưới.

Cuốn sách tài liệu nhỏ này được viết ra là nhằm mục đích giúp bạn biết cách chọn lựa một người bạn đời đúng đắn, để cùng với người đó, bạn sẽ có một đời sống hôn nhân hạnh phúc, thành công, tràn đầy ơn huệ của Thiên Chúa, và để tránh bỏ đi những tấn thảm kịch của việc ly dị đau đớn.

B. Tiến Trình Chọn Lựa

Ở Hoa Kỳ và Gia-Nã-Đại, mọi người lựa chọn người phối ngẫu riêng cho chính họ. Tiến trình chọn lựa tại những nước và nền văn hóa khác thì hoàn toàn khác biệt so với những người trẻ ở Bắc Mỹ, vì họ vẫn thường thích xã giao. Thì tiến trình này sẽ có hiệu quả hơn khi họ trước tiên tụ tập lại thành những nhóm và sau đó tiến vào những mối quan hệ hò hẹn, yêu đương riêng biệt. Thì tiến trình chọn lựa này gồm có ba giai đoạn:

Giai đoạn 1, là giai đoạn tuyển lựa - ngay khi hai người cảm thấy thích nhau.

Giai đoạn 2, là giai đoạn hò hẹn - khi cả hai quyết định bỏ ra thời gian dành cho nhau.

Giai đoạn 3, là giai đoạn dò xét và kiểm chứng - khi cả hai bắt đầu nhận biết được là liệu hai cá tính (chẳng hạn như tính tình, các bậc thang về giá trị, và các phong cách biểu hiện riêng (idiosyncrasies)) có hợp với nhau không.

Thì ba giai đoạn trên sẽ dẫn đến lúc mà quyết định thật sự để cưới hỏi được xem xét đến. Thì quyết định này là một quyết định quan trọng nhất và khó khăn nhất. Nó trở nên phức tạp hơn, vì lẽ, cùng lúc đó, người đó phải diện đối với rất nhiều câu hỏi quan trọng về sự nghiệp, cung cách sống, và sự ổn định về tài chính. Trong khi cuốn tài liêu nhỏ này sẽ giúp đưa ra một vài hướng dẫn để chọn lựa được người đúng đắn, thì người thực hiện việc lựa chọn này phải thật sự nhận biết rằng liệu anh hay chị đó có đủ sự chững chạc, để có thể có và duy trì một cam kết dài lâu về cuộc sống vợ chồng hay không.

C. Chọn Lựa Người Đứng Đắn

Những người trẻ, trừ những ai hoàn toàn bị đắm muội vì tình yêu, vẫn thường hay nhận thấy những đức tính nơi người khác mà họ không thích đến. Đành rằng con người có khuynh hướng thích sự mật thiết, gần gũi, thế nhưng nền văn hóa ở Bắc Mỹ, có khuynh hướng buộc những người bạn trẻ phải tiến vào con đường hôn nhân, dẫu rằng, khi cả hai đều nhận thấy rõ những tiêu cực lớn nơi người bạn đời của họ. Họ nghĩ rằng tình yêu đòi hỏi họ phải bỏ qua, phải phớt lờ hay phải tha thứ những lỗi lầm và những vấn nạn trầm trọng nơi người yêu của họ. Và kết cục là, mặc dầu biết rõ là có những dị biệt lớn lao về cá tính lẫn đức tính, thì họ vẫn cứ tiến vào những cuộc nhân đầy trắc trở. Họ không có đủ dũng khí để đối diện với những dấu chỉ tương lai về thái độ thiếu chững chạc của người bạn đời của họ.

Bằng cách hỏi ra 6 câu hỏi sau đây, sẽ giúp người ấy chọn được một người bạn đời thích hợp và tương xứng hơn:

Câu hỏi 1: Liệu người bạn đang hò hẹn có vấn đề với rượu bia và những vấn đề về ma tuý hay không?

Việc một người trẻ vẫn thường hay uống rượu bia hay sử dụng ma tuý trái phép vẫn thường dễ bị bỏ qua. Sử dụng ma tuý, hay nghiện nặng rượu, bia chính là dấu chỉ cho thấy sự thiếu chững chạc sẽ làm cho người ấy mau chết sớm khi anh hay chị ấy về già. Người bạn đang hò hẹn sẽ đổ lỗi (ascribe) vấn nạn này cho những người trong hội hay những đám bạn bè của anh hay chị ấy, hay vì lý do là đang say hứng tại một bữa tiệc nào đó. Hãy nhớ rằng, đừng bao giờ chấp nhận những lời viện dẫn này! Nếu người bạn đang hẹn hò thật sự cần uống rượu bia hay phải sử dụng ma tuý thường ngày hoặc nếu cha mẹ hay anh em của anh hay chị ấy có những vấn nạn tương tự, thì việc lạm dụng rượu bia hay ma tuý không chỉ đơn thuần là sự thiếu chững chạc, mà đó còn là một vấn nạn nghiêm túc đáng được chú ý

Quy luật 1: Đừng bao giờ chấp nhận việc dùng ma tuý dụng trái phép hay việc nghiện nặng rượu bia như là một vấn nạn vốn sẽ qua đi khi người ấy trở nên chững chạc hơn. Hãy dọ hỏi những người khác về những thói quen của người bạn đời của mình khi bạn không có mặt tại đó và hãy kiểm chứng xem những triệu chứng đó trong số những người bà con dòng họ của anh hay chị ấy.

Câu hỏi 2: Liệu người bạn đang hò hẹn vẫn thường hay ghen tuông hoặc có tính chiếm hữu không?

Một người phụ nữ vẫn thường hay nghĩ rằng người bạn trai của mình rất hay ghen tuông chỉ vì tình yêu say đắm mà anh ấy dành cho mình. Còn những người nam giới có thể nghĩ rằng ghen tuông chính là cách mà người phụ nữ dành quyền độc nhất vô nhị trong mối quan hệ của cả hai người. Đúng ra, thì sự ghen tuông và tính chiếm hữu thường có nguồn gốc xuất phát từ hoàn cảnh gia đình, vì lẽ, nơi đó, một người con không nhận được đủ sự yêu thương. Trong mối quan hệ hò hẹn, tính ghen tuông của người bạn đang hò hẹn sẽ trở nên sự đố kỵ, thèm muốn (envious) khi anh hay chị ấy thấy người mình đang hẹn hò được yêu mến bởi cha mẹ của anh hay chị ấy và thích những mối quan hệ xã giao bình thường của người ấy với rất nhiều loại bạn khác nhau. Thì cách biểu hiện lâu dài đối với những mối quan hệ bạn bè bình thường theo kiểu này sẽ tạo ra sự khó chịu (irritation), để rồi dẫn đến việc chiếm hữu (possessiveness) và sự ghen tuông. Trong hôn nhân, những người hay ghen tuông sẽ tế nhị (subtly) ngăn cản cách ly người bạn đời của họ khỏi sự yêu thương của gia đình và của những người bạn khác của anh hay chị ấy.

Quy luật 2: Nếu người bạn đang hò hẹn (dating partner) trông có vẽ áp lực bạn phải tránh xa gia đình hay các bè bạn của bạn, hoặc nếu như tình bằng hữu của bạn đối với những người khác tạo ra những lục đục, cản trở trong mối quan hệ của bạn đối với người bạn đang hẹn hò, thì bạn hãy nhìn kỷ càng hơn về cơ may của sự ghen tuông trong mối quan hệ hẹn hò của bạn.

Câu hỏi 3: Liệu có những có những cuộc lạm dụng hay tính thô bạo về thể xác giữa bạn và người bạn đang hò hẹn không?

Nếu sức mạnh thể lý được dùng đến trong giai đoạn hò hẹn khi một người nào đó đang nổi khùng lên, thì có rất nhiều cơ may nó sẽ được tái diễn lại qua cuộc sống hôn nhân, và sẽ làm gia tăng lên tính cường độ và tần số. Những cử chỉ hay hành động bạo lực có thể cho thấy được sự bất ổn về tình cảm để có thể thỏa hiệp, dàn xếp (một yếu tố quan trọng trong một đời sống hôn nhân hạnh phúc), hay thậm chí còn tệ hơn nữa, là một nổ lực có chủ tâm để điều khiển người khác.

Quy luật 3: Bạn đừng để mình bị ngu muội bởi tất cả các loại lời xin lỗi sau khi tính hung bạo đã diễn ra. Thói quen đã được hình thành ra rồi, do đó, những lời xin lỗi chỉ là vô nghĩa mà thôi. Bạn hãy mạnh dạn cắt đứt ngay mối quan hệ này trước khi đã quá trễ.

Câu hỏi 4: Liệu người bạn đang hò hẹn có ve vãn, tán tỉnh với những người khác phái không?

Người trẻ thì vẫn thường hay ngó ngàng đây đó. Họ muốn nhìn xem ai bị họ quyến rũ và ai quyến rũ họ. Bằng cách này, mọi người đều có được một ý tưởng về việc liệu mình có thể đứng được trên bậc thang xã hội và loại người nào sẽ sẵn sàng cho một mối quan hệ lâu dài. Ve vãn hay tán tỉnh với những người khác phái, là một hoạt động quan trọng trong những giai đoạn đầu của việc hò hẹn, và sẽ bị rút ngắn đi khi bạn đã có được một mối quan hệ nghiêm túc nhằm sẽ kết cục qua chuyện hôn nhân.

Quy luật 4: Trong khi bạn muốn người bạn đời của mình giữ một mối quan hệ xã giao nồng ấm với tất cả mọi người, thì hãy tránh những ai vẫn thường hay thích ve vãn, tán tỉnh những người khác và trông có vẽ như anh hay chị ta vẫn còn phải đang lùng xục để tìm ra những người bạn hẹn hò mới.

Câu hỏi 5: Liệu người bạn đang hò hẹn có thể hiện ra thái độ cẩu thả (promiscuous) hay không?

Đây là một câu hỏi rất quan trọng đối với những kiểu người khác nhau vốn thích tán tỉnh những người khác. Thì người này vẫn chưa thỏa mãn với cái cảm tình chỉ có trong “nháy mắt” không thôi đâu, mà còn thích gắn bó với những cá nhân khác. Sự bội tính trong suốt tiến trình hò hẹn sẽ đưa ra những câu hỏi quan trọng về việc liệu người đó có thích hợp và xứng đáng là người bạn đời trong hôn nhân của bạn hay không. Sự bội tính, sự thiếu chung thủy trong giai đoạn đính hôn sẽ trực tiếp dẫn đến sự kết cục của mối quan hệ.

Quy luật 5: Sự bội tính là một dấu hiệu cảnh cáo quan trọng. Nó quan trọng hơn cả dấu hiệu về sự thiếu chững chạc, vốn sẽ qua đi theo thời gian.

Câu hỏi 6: Liệu người bạn đang hò hẹn có cho thấy sự quá lệ thuộc vào cha mẹ của người ấy hay không?

Hôn nhân có nghĩa là phải chấm dứt đi những mối quan hệ của gia đình để bước vào một mối quan hệ duy nhất như là chồng-vợ. Vấn nạn xảy ra khi một người nào đó không thể thoát khỏi ra được gia đình của anh hay chị ấy để tự do bước vào đời sống hôn nhân và bắt đầu một gia đình mới. Khó khăn có thể xảy ra khi người cha hay người mẹ từ chối để đứa con trai hay con gái của mình rời khỏi gia đình vì những gắn bó sâu nặng về tình cảm với cha mẹ. Trong khi vấn nạn này đôi lúc rất khó để phán đoán trong mối quan hệ hò hẹn, một người cha hay mẹ vốn vẫn luôn can thiệp (meddle) hay người bạn đang hò hẹn không thể hiễu rõ được nhu cầu cần phải có một sự thay đổi trong mối quan hệ của anh hay chị ấy với cha mẹ của mình, thì dấu hiệu đó cảnh cáo cho bạn biết được là sau này sẽ có sự rắc rối, phiền hà.

Quy luật 6: Hãy tìm và khuyến khích một mối quan hệ bền chặt giữa người bạn đang hò hẹn và cha, mẹ của anh hay chị ấy, nhưng phải cỗ võ sự trưởng thành độc lập của người bạn đang hẹn hò khỏi những người ấy. Hãy tìm đến sự giúp đỡ của các anh-chị dâu, chứ không phải sự chĩa mũi, hay xen vào chuyện của người khác.

D. Nhận Xét Về Cá Tính Của Người Bạn Đời

Một nhà tâm lý học có kinh nghiệm sẽ nhận thấy được đâu là những cá tính có nguồn gốc lâu dài. Khi bạn xem xét người bạn đang hò hẹn như là một người bạn đang nhắm tới hôn nhân, bạn cần phải phân biệt giữa những đặc điểm thích hợp và những đặc điểm nào là có nguồn gốc cơ bản khó thay đổi. Những câu hỏi sau có thể giúp bạn xét đoán về những cá tính nào được khắc rễ sâu và sẽ tồn tại mãi trong cuộc sống của người bạn đời của bạn sau lễ hôn nhân.

Câu hỏi 1: Liệu người bạn đời của bạn có vẽ hời hợt, lừa bịp bằng lối nói điêu ngoa (fast-talking), thích dụ dỗ hay vẫn thường quên giữ lời hứa của mình không?

Nếu người bạn đang hò hẹn vẫn thường hay nói lời xin lỗi, thì trông có vẽ người đó bận rộn trong rất nhiều kế hoạch và những dự án mà bạn không hề hay biết được là điều gì sẽ đến kế tiếp, có lúc tạo cho bạn có cảm tưởng như bị bò đá, và lúc khác thì khiến bạn phải phân vân rằng liệu anh hay chị ấy có nói đúng sự thật hay không, để bạn biết phải ứng như thế nào. Thì bạn hãy kiểm chứng sự thật của những câu chuyện của anh hay chị ấy. Đừng bao giờ bỏ qua những lời nói dối và đừng chấp nhận những lời nói mật ngọt, đường ruột, với bộ mặt giả tạo. Có lẽ là bạn đang hò hẹn với một người không đứng đắn, và người đó sẽ tạo ra cho bạn những năm dài đau khổ trước khi anh hay chị ấy bước ra khỏi cuộc hôn nhân, để lại bạn phải phân vân làm thế nào mà bạn lại bị lừa bịp (conned) ra đến nông nỗi này.

Quy tắc 1: Đừng bao giờ chấp nhận những sự thất vọng, chán ngán thường xuyên gây ra bởi việc không giữ lời hứa, thậm chí cả khi người bạn đời ấy cố tình làm giảng hòa hay lý giải về những vấn nạn của anh hay chị ấy và sự dối trá bị lòi ra.

Câu hỏi 2: Liệu người bạn đang hò hẹn có một cá tính cứng cỏi hay lạnh lùng không?

Vì nguồn gốc gia đình và những kinh nghiệm trước đó, một số người biểu lộ ra xúc cảm lạnh lùng nhằm giới hạn họ trong việc đáp trả lại một cách thương yêu, và nhẹ nhàng. Những người bạn hò hẹn của những người đó vẫn thường hay cảm thấy có lúc thì họ nhận được sự cảm mến “nồng ấm” lạ thường, lúc khác thì lại cảm thấy như bị “bỏ rơi” hay “bị cho ra rìa.” Tuy nhiên, trong thực tế, thì kiểu tình cảm này khó mà có thể thay đổi cho được, vì chưng, người đó không biết phải đáp ứng lại theo cách nào cho đúng và có lẽ là sẽ không bao giờ đáp ứng lại.

Quy tắc 2: Thì những đặc điểm (traits) như vậy sẽ không bao giờ thay đổi một cách đáng kể trong hôn nhân. Nếu chúng đã làm cho bạn thất vọng rồi, thì tốt hơn là cái kiểu cứng rắn này sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho bạn trong suốt trọn cuộc sống hôn nhân.

Câu hỏi 3: Liệu người bạn đang hò hẹn bổng dưng biến mất hay nổ tung ra (explode) hay không?

Thì câu hỏi này, có liên quan tới câu hỏi trước mà tôi đã nêu ra có dính dáng tới việc thô bạo trong mối quan hệ hẹn hò. Trong khi người đó có thể nén giận việc dùng vũ lực trực tiếp đến bạn hay những người khác, thì sự bùng nổ sẽ được biểu lộ ra bằng việc đập mạnh đôi bàn tay vào tường, ném liệng cơn thịnh nộ, đập vỡ đồ đoàng hay sắp sửa tung ra những lời đã kích, tục tĩu. Thì thái độ này sẽ gây ra một sự thô bạo trầm trọng đe dọa đến bạn và những người khác.

Quy tắc 3: Hầu hết ai cũng phải giận dữ cả. Tuy nhiên, có rất nhiều cách đúng đắn để bày tỏ sự tức giận này. Một người nóng tính hay bùng nổ sẽ không biểu lộ sự giận dữ của họ theo những cách đúng đắn, và do đó, sự giận dữ sẽ gây ra nhiều hậu quả trầm trọng hơn nữa.

Câu hỏi 4: Liệu người bạn đang hò hẹn có thường hay bị trầm uất một cách nghiêm trọng hay bị quấy rầy trầm trọng bởi sự thay đổi tính khí liên tục không?

Nếu như người bạn đang hò hẹn vẫn thường hay nhìn về những khía cạnh tiêu cực và không thể chế ngự được những cảm xúc trầm tưởng, thì vấn đề đó có thể là đã ăn sâu vào tính tình và rất khó có thể để thay đổi. Cũng tương tự như thế, nếu tính khí thay đổi liên tục từ việc bị trầm uất (depression) khi người đó mất cảm giác để tiếp tục việc đam mê, hay bổng dưng lại quá háo hức về một hoạt động gì đó, thì nó cho thấy người đó đã có những dấu hiệu đáng quan ngại. Thường thì những người như vậy phải cần đến sự chăm sóc của bác sĩ hay một chuyên gia về tâm thần học. Vẫn có niềm hy vọng đối với những người bị suy nhược, trầm cảm hay bị những rối loạn về thần kinh, thế nhưng họ phải đồng ý tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ để được chữa trị theo kiểu của tâm lý học. Thì những liều thuốc đó có lẽ là phải được uống lâu dài và có thể gây ra những triệu chứng kỳ lạ khác.

Quy tắc 4: Hãy kiểm chứng với người cố vấn có kinh nghiệm hay bác sĩ chuyên về tâm thần học về những vấn nạn của người bạn đang hò hẹn để được chữa trị và chuẩn đoán kịp thời. Những bệnh về tâm thần thì chẳng có gì phải xấu hổ cả. Đã có rất nhiều tiến bộ ghi nhận được qua việc chữa trị những điều kiện này, để có thể cứu sống vô số cuộc sống và các mối quan hệ.

Câu hỏi 5: Liệu người bạn đang hò hẹn có thường hay tỏ ra những thái độ kỳ cục và quái lạ không?

Những thái độ rối loạn trầm trọng về thần kinh vẫn thường khi không lộ rõ cho lắm đến khi người đó đạt đến tuổi 30. Tuy nhiên, nó sẽ lộ rõ ra ngay trong thời thanh niên và có thể được phát hiện ra rất sớm. Cha mẹ hay dòng họ của người bạn đang hẹn hò có lẽ là biết đến người đó có vấn đề hay không, và nếu như bạn biết được, thì bạn cần phải đắn đo, suy nghĩ trước khi tiến tới hôn nhân. Tất cả những lời cảnh báo nào của gia đình chống lại cuộc hôn nhân, thì cần phải được xem xét một cách kỷ lưỡng, đặc biệt nếu như vấn đề có liên quan tới những căn bệnh về tình cảm.

Quy tắc 5: Nếu người bạn đang hẹn hò là người cô đơn, có rất ít bè bạn, và không mấy thân thiện với mọi người, hay biểu lộ ra những thái độ và tính khí kỳ cục, thì bạn hãy xem xét kỷ về nguồn gốc gia đình của người ấy xem sao, và trình bày vấn đề đó với một người cố vấn có kinh nghiệm.

(Còn tiếp....)