Những người di dân từ Anh quốc đến Plymouth vào mùa đông giá lạnh năm 1620. Đói rét và bệnh tật đã làm thiệt mạng một số đông. Khi lên đất liền họ đã không bị dân bản xứ chống đối, đi sâu vào họ thấy những ruộng bắp bỏ hoang. Ở đây trước kia là một làng người Da đỏ Patuxet bị hủy diệt vì bệnh dịch nay chỉ còn lại một người sống sót.

Những người di dân quyết sống còn cho qua mùa đông. Sau 66 ngày lênh đênh trên Đại Tây Dương đầy bão táp sóng gío, 104 di dân bước xuống đất liền ở Tân thế giới gồm có một em bé trai Oceanus, sinh trên tàu. Thống đốc William Bradford ghi lại: “Đến đất liền bình an, những người di dân liền quì xuống tạ ơn Thiên Chúa, đấng đã đưa họ qua khỏi đại dương đầy sóng gío, đã cứu họ qua cơn hiểm nghèo khốn đốn và đem họ đến đất hứa bình yên.”

Nhưng chỉ trong bốn tháng sau, bệnh tật như bệnh sưng khớp răng, bệnh sưng phổi và bệnh lao làm giảm bớt nhân số trong gia đình. Trong số đó chỉ còn lại bảy tám người còn mạnh khoẻ đũ sức chăm sóc những người đau ốm.

Sáu người chết trong tháng chạp, tám người trong tháng giêng, muời bảy người trong tháng hai. Trong tháng ba Bradford viết: “Trong tháng ba này có 13 người chết… chỉ còn lại mười lăm người sống sót trong sợ hãi đễ chôn người chết.” Trong 18 phụ nữ chỉ còn ba người sống sót và bé Oceanus cũng đã chết.

Nhưng tháng tư đến, đây là lúc trồng trọt, những người Da đỏ mà họ sợ hãi đã đến giúp họ. Một ngày nắng ấm, không được báo tin trước, một người Da đỏ tên là Samoset to lớn, cuởi ngựa đi vào trại của người di dân, vai mang cung tên, ở trần chỉ đóng một chiếc khố làm cho Bradford lo ngại và ngạc nhiên. Những người di dân rất đổi ngạc nhiên khi Samoset chào bằng tiếng Anh: “Welcome”. Samoset đã học được một số tiếng Anh với những người đánh cá ở Maine. Sau đó Samoset giới thiệu Massasoit, tù trưởng của bộ lạc Wampanoag kế cận và Squanto, người duy nhất sống sót của bộ lạc Patuxets.

Squanto đã bị bắt và đã sống ở Anh quốc một thời gian, nói tiếng Anh thông thạo. Squanto đã dạy cho cho những người di dân đi bắt lươn và trồng bắp. Sự hướng dẩn này giúp cho họ sống qua nạn đói. Edward Winslow đã ghi lại: “ Mùa xuân vừa qua chúng tôi trồng khỏang hai mươi mẫu bắp, sáu mẫu lúa mạch và đậu. Chúng tôi dược mùa nên thực phẩm tràn trề. Chúng tôi tạ ơn Thiên Chúa. Khi chúng tôi trồng lúa mạch và đậu thì đã quá trể chúng tôi sợ không có hoa lợi nhưng thật bất ngờ là chúng tôi có một mùa gặt tốt đẹp ngoài sức tưởng tưọng.”

“Đến mùa thu, chúng tôi đã xây dựng được 11 căn nhà dọc theo đường Plymouth Colony, bảy nhà riêng và bốn nhà công cộng. Bệnh tật và chết chóc đã qua và chúng tôi bắt đầu trao đổi buôn bán với người Da đỏ trong vùng.”

Lễ Tạ Ơn.

Ăn mừng Lễ Tạ Ơn, người di dân mời Massasoit đến dự tiệc mừng. Khi đến dự Massasoit đem theo mười chín lực sĩ. Họ mang đến năm con nai. Tiệc mừng lâu đến ba ngày, chúng tôi có vịt, ngổng nướng, sò, những con luơng béo bở, bánh mì, bắp, trái dâu rừng và táo. Chúng tôi uống rượu làm bằng nho hoang hái trong trong rừng. Đó là một ngày Tạ Ơn Thiên Chúa với tất lòng biết ơn sâu xa. Edward viết thư cho bạn bè kể lại rằng: “ Chua bao giờ chúng tôi dược no đủ vui thích như trong lúc này, đó là nhờ lòng quảng đại của Thiên Chúa.Chúng tôi muốn chia sẽ niềm vui và của ăn đồi dào với kẻ khác.”

“Lòng quảng đại của Chúa luôn ở trong tâm trí của người di dân dù họ phải chịu đựng đau khổ và mất mát những người thân yêu, họ luôn tạ ơn Chúa, vì đã ban cho họ đất lành, sống hòa bình với dân bản xứ cũng như niềm vui sống tràn trề trong tâm hồn họ:

Hãy vào cửa thánh điện cất tiếng tạ ơn

tới khuôn viên đền vàng dâng lời ca ngợi,

tạ ơn Chúa và chúc tụng danh Người.

Bởi vì Chúa nhân hậu,

Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương,

Qua bao thế hệ, vẫn một niềm thành tín. (TV100; 4-5)

Phó Tế J.B. Huỳnh Mai Trác