“Bước theo chân Chúa Giêsu trong chức vụ phó tế vĩnh viễn là làm một cuộc phiêu lưu mạo hiểm đầy hứng thú nhưng cũng đầy cam go …” (Sách Chỉ Nam về Mục Vụ và Đời Sống của Các Phó Tế Vĩnh Viễn, Rôma, Số 50, Ngày 22/2/1998)

Hiện nay có 50 phó tế vĩnh viễn người Việt Nam trong số 12,000 phó tế tại Hoa Kỳ. Trong thực tế chức phó tế vĩnh viễn vẫn còn quá mới mẻ đối với cộng đồng Việt Nam. Chúng tôi xin gợi lên đây vài nét lịch sử và ý niệm về nhiệm vụ của phó tế vĩnh viễn.

Như chúng ta đều biết việc tái lập chức vụ phó tế vĩnh viễn là một sáng kiến của Công đồng Vatican II trong Giáo Hội Công giáo Rôma. Cac văn kiện chính ve pho te của Công đồng phản ảnh một cách mạnh mẽ và trung thực nguồn linh ứng từ Chúa Thánh Thần về việc phục hồi chức vụ phó tế vĩnh viễn nầy.

Các thượng phụ muốn phó tế vĩnh viễn không những chỉ là người điều khiển các phụng vụ khi vắng mặt linh mục, như tuyên đọc Lời Chúa và phân phát Mình Thánh Chúa, mà còn là người tiếp xúc với mọi người. Đời sống gia đình và chuyên môn của họ là động lực thúc đẩy họ làm chứng nhân phục vụ dân Thiên Chúa ở giữa thế gian theo như gương Chúa Giêsu.

Qua nhiều giai đoạn thử thách Giáo Hội Hoa kỳ đã đề ra một chương trình huấn luyện cho các ứng viên phó tế vĩnh viễn. Kể từ năm 2004 đã có nhiều người Việt nam đã bắt đầu ghi tên theo học như một ơn gọi.

Các văn kiện chính thức của Giáo Hội về việc thành lập chức vụ phó tế gồm có mục vụ và đời sống của các phó tế. Văn kiện thứ nhất nói về “ Luật lệ căn bản về việc đào tạo và huấn luyện các phó tế vĩnh viễn” của Bộ Giáo dục Công giáo do Đức Hồng Y Laghi ấn ký ngày 22 tháng 2 năm 1998. Văn kiện thứ hai là “Luật lệ về mục vụ và đời sống của phó tế vĩnh viễn” do sắc lệnh của Bộ Giáo sĩ do Đức Hồng Y Castrillon Hoyos ấn ký ngày 22 tháng 2 năm 1998. Nhìn tổng quát, gương cầu nguyện của Đức Mẹ Maria là gương mẫu cho các phó tế vĩnh viễn, “một gương mẫu phục vụ thầm lặng..”

Từ Công đồng Vatican II, Giáo Hội khôn ngoan đã để thời gian thí nghiệm và bây giờ ngành phó tế vĩnh viễn đang phát triển và đem lại mùa xuân cho Giáo Hội với trăm hoa đua nở hứa hẹn nhiều kết quả phong phú trong mục vụ cũng như rao truyền Tin Mừng. Theo thời gian để nhận xét là phó tế vĩnh viễn đang được phát triển trong chiều hướng thuận lợi. Từ nay trở đi, các văn kiện căn bản này là kim chỉ nam cho mục vụ mới mẻ này tuy đã từng có vào thời Giáo Hội sơ khai và được ghép vào hệ thống giáo sĩ của Giáo Hội.. Các văn kiện này cũng nêu lên những điều kiện cần thiết về việc đào tạo cũng như thi hành chức vụ phó tế và đời sống dấn thân vào công việc tông đồ.

Về vấn đề thần học của chức vụ phó tế được nêu lên rỏ ràng trong hiến chương “Lumen Gentium”. Phó tế là do sự vụ đặc biệt của Đức Kitô, là Chúa và là tôi tớ của mọi người, phó tế dùng lại công thức là không được truyền chức thánh như “linh mục” nhưng được truyền chức thánh như một dấu chỉ được ghi trong lòng là để phục vụ mọi người. Ba phận sự cốt yếu của phó tế vĩnh viễn là phục vụ tại bàn thánh, rao truyền Lời Chúa và thực thi các công việc bác áí. Người phó tế sống với tinh thần phục vụ trong Giáo Hội của Chúa.

Đây là một ơn gọi, một ý hướng nội tâm để phục vụ nhưng Giáo Hội dành cho các Giám Mục tùy nghi trong việc tuyển chọn, thăng tiến và sắp xếp theo nhu cầu của giáo phận dù chức vụ đã được ấn định trong các văn kiện trên. Dĩ nhiên Giám mục là đấng chịu trách nhiệm việc xử dụng, hướng dẫn và đào tạo các phó tế vĩnh viễn vì các ngài là tông đồ đưọc soi sáng bởi Chúa Thánh Thần và ủy nhiệm của thánh tông đồ.

Đức Giám Mục bổ nhiệm một Giám đốc điều hành và đào tạo phó tế, lo công việc giáo huấn tuyển chọn các ứng viên và tổ chức ngày truyền chức v v.. và chịu trách nhiệm về công việc và hành xử của các phó tế đã được truyền chức. Văn phòng phó tế vĩnh viễn còn có bổn phận theo dỏi khích lệ cùng giúp đỡ giải quyết những khó khăn của từng phó tế như một vị giám đốc linh hướng. Trong việc tuyển chọn, ứng viên phải được sự chấp thuận của Đức Giám Mục qua sự giới thiệu của cha sở dịa phương. Cha sở là đấng khích lệ, hướng dẫn ứng viên trong những năm tháng theo học, theo dỏi công việc mục vụ mà ứng viên đang thực hành trong địa sở và các giai đoạn đó rất cần thiết trong việc đào tạo và huấn luyện.

Về việc huấn luyện, các giảng viên cũng phải theo dỏi và hướng dẫn để các ứng viên có một nền thần học vững chắc làm nòng cốt đức tin cũng như hiểu biết các điều căn bản về giáo lý cũng như luật lệ của Giáo Hội; đồng thời huấn luyện và giúp đỡ người phối ngẫu của phó tế để cùng có chung một lý tưởng hầu giúp đỡ chồng trong chức vụ. Lại nữa người phó tế phải sống trong gia đình, trong cọng đoàn, trong xã hội và cùng một lúc thuộc cộng đoàn giáo sĩ nên việc đào tạo đòi hỏi phải nhìn vào thực tại để có một sự thích ứng thỏa đáng. và người phó tế phải tự nhận biết và phải tự mình cố gắng luyện tập. Công việc này đòi hỏi một ý chí cương quyết và cố gắng không ngừng để đi theo ơn gọi, lớn lên trong ơn gọi và nhận biết khả năng và giới hạn của mình.

Hành trình của ơn gọi chức thánh là một ơn gọi được kiện toàn giữa con người với Thiên Chúa, trong tình yêu tự do được Thiên Chúa mời gọi dấn thân làm việc Chúa. Tuy vậy lời mời gọi của Chúa và sự đáp trả của con người còn có nhiều yếu tố đặc biệt khác nữa là lời mời gọi của Giáo Hội trong việc tích cực đóng góp khả năng và tinh thần vào công việc của Giáo Hội. Ơn gọi không chỉ đòi hỏi về mặt pháp lý mà còn là một ơn gọi trong ý nghĩa là phục tòng các giới chức hữu quyền của Giáo Hội trong khi được nhận Thánh Thần và khi được sự đặt tay của Đức Giám Mục. Cũng trong ý hướng đó ứng viên phó tế được một ơn gọi đặc biệt là ơn gọi như người đưọc Chúa chọn. Giáo Hội nhìn nhận người được đặt tay như là một thành phần giáo sĩ chịu chức thánh.

Việc xét đoán như vậy đưa đến các tiêu chuẩn căn bản có lợi cho truyền thống của Giáo Hội và rất cần thiết cho mục vụ ngày nay. Ngoài những lợi ích về ơn gọi làm phó tế vĩnh viễn một bên là theo ơn gọi tổng quát một bên là đời sống riêng biệt của những người được ơn gọi. Người ta nhận thấy là sự lựa chọn của Thiên Chúa là vấn đề ưu tiên, điều này nêu lên không phải những đức tính tổng quát mà lối sống của người được gọi để góp phần vào công việc của Giáo Hội.

Thái độ toàn phần hoặc đặc biệt đều phải được cân nhắc; trường hợp các phó tế độc thân thì giữ một tâm trạng không chia xẻ. Còn như đối với người có kết hôn thì kinh nghiệm về đời sống gia đình phải được người phối ngẫu nâng đỡ cũng như những người góa vợ cũng phải giữ độc thân là những giáo sĩ dấn thân vào đời sống tông đồ.

Việc đào tạo cũng theo các công thức có sẵn như việc thâu nhận các ứng viên, thời gian thử thách, rồi tiến lên chức đọc sách rồi chức giúp lễ và cuối cùng là được đặt tay truyền chức phó tế. Theo như việc huấn luyện đào tạo phó tế tại giáo phận Philadelphia đòi hỏi phải theo học sáu năm, năm thứ nhất là năm dự bị, tiếp đến là 5 năm học bán thời gian. Việc đào tạo đòi hỏi ứng viên có một nền căn bản học thức cũng như hiểu biết về phương diện nhân bản, đời sống tâm linh, giáo lý và mục vụ với mục đích là đào tạo những phó tế có khả năng trong việc phụng vụ, rao giảng lời Chúa và công việc bác ái.

Việc đào tạo phó tế là một công việc trực thuộc giáo phận, và Đức Giám Mục là đấng truyền chức theo như truyền thống của các tông đồ là các phó tế được gọi như là người giúp việc cho Đức Giám Mục, nên phó tế trước tiên là thuộc quyền của giáo phận chứ không thuộc quyền của giáo xứ nên việc đào tạo cũng như công việc đưọc sắp đặt bởi giáo phận trong tinh thần chung của cọng đồng giáo dân. Phó tế có một sứ vụ đặc biệt thường là nhận lãnh từ giáo phận và làm việc trong các giáo xứ phụ giúp cho linh mục và họ không phải là những người dùng để điền thế những khoảng trống vì thiếu linh mục, họ có một sứ vụ đặc biệt dành riêng cho chức vụ phó tế đã được ấn định trong các văn kiện trên.

Trong ơn gọi thúc giục đi làm việc Chúa được thúc đẩy bằng những ước ao thâm sâu trong tâm khảm là được ơn Chúa gọi, Giáo Hội mời gọi, dù vậy những người cảm thấy được ơn gọi để có thể trở thành phó tế phải tìm hiểu là có được ơn gọi thật sự hay không? Đời sống của ứng viên trước tiên phải là không có gì đáng chê trách trước cộng đồng và có một sự tự do lựa chọn và cuối cùng đáp ứng lời kêu gọi của Đức Giám Mục.

Sĩ số phó tế càng ngày càng đông đóng góp từ những người giáo dân có gia đình đòi hỏi một thí nghiệm lâu dài như một ơn gọi từ Chúa Kitô và của Giáo Hội. Việc thâu nhận cần có thời gian để thử thách cũng như cứu xét về phẩm chất của ứng viên khi họ đến trình bày ơn gọi và lòng ước muốn trở thánh phó tế vĩnh viễn. Nhưng có một điều chắc chắn là Giáo Hội ngày hôm nay kêu gọi những người có gia đình làm giáo sĩ mà trước kia Giáo Hội không bao giờ nghĩ đến. Sứ vụ phó tế là một dấn thân vào những công việc phiêu lưu đầy thử thách, một công việc đã đưọc minh định từ thời Giáo Hội sơ khai.

Một sự lựa chọn như thế vế phía Thiên Chúa không phải tự nhiên, bất chợt mà phải còn có thời gian để thử lại những đức tính cần thiết đòi hỏi tự do của từ mọi phía.

Đó là công việc đòi hỏi sự hướng dẩn vế thần học và chính là đời sống tinh thần của người phó tế vĩnh viễn. Ứng viên được gọi vào chức vụ phó tế vĩnh viễn phần đông đều là những người đã có gia đình, thì ưu tiên phải là gia đình, rồi công việc sinh sống tất nhiên là phải tôn trọng những điều kiện xã hội của người phó tế. Khi được ơn gọi hay được Chúa gọi thì nhiều khi bất ngờ, điều này còn đòi hởi khả năng và sự dàn xếp giữa tất cả các mọi phía, bản thân của ứng viên cùng của Giáo Hội địa phương.

Do đó người phó tế vĩnh viễn là một chức thánh thấp nhất trong hàng giáo sĩ là một hành vi có ích lợi cho Giáo Hội, một chức vụ thánh phục vụ Thiên Chúa nơi bàn thánh, rao giảng Tin Mừng và thực thi công việc bác ái. Phó tế vĩnh viễn thực hành truyền thống ơn gọi của Giáo Hội là phục vụ những người nghèo khó nơi trần thế. Phục vụ và sống với tinh thần nghèo khó là phục vụ tất cả mọi người với cử chỉ thánh thiện, hoà hợp và đề cao phẩm giá con người.

Có một điều chắc chắn là không ai đi trở lùi lại dĩ vãng. Những ơn gọi phó tế vẫn tiếp tục từ một cuộc cải cách từ phía mọi người là thay đổi mọi thành kiến ở những Giáo Hội địa phương. Trong lúc các quốc gia giàu có tân tiến ơn gọi linh mục càng ngày càng ít đi, phó tế theo con đường đã vạch sẳn làm tròn sứ vụ mà Giáo Hội đang cần, những người này dấn thân phục vụ, sãn sàng hy sinh trong công việc của Giáo Hội. Dù trong tương lai ơn gọi linh mục có đầy đũ thì các phó tế vẫn có một chổ đứng thật cần thiết trong Giáo Hội như một ơn gọi từ Chúa Thánh Thần đem lại một ngưồn sinh lực mới và một bộ mặt mới mẻ cho Giáo Hội.

Nói về khả năng, trong văn thư chính thức có đề cập đến những đức tính của ứng viên. Sự trưởng thành từ việc đã có gia đình và chủ gia đình, sinh hoạt nghề nghiệp, những thử thách mà ứng viên cần có là sự ưng thuận và sự nâng đỡ của người phối ngẫu và của con cái, cũng như các bạn đồng nghiệp và bạn bè. những điều đó chứng tỏ ứng viên đã sống đầy đũ với cuộc sống của người trưởng thành am hiểu môi trường sinh sống để trở nên một giáo sĩ có khả năng.

Với chức vụ này, ứng viên phải có một số tuổi nào đó khi đã có một gia đình vững chắc, cũng như đời sống nghề nghiệp bảo đảm và những đứa con đã qua những thời kỳ thử thách. Một gia đình tốt đẹp, một nghề nghiệp vững vàng có thể giúp cho người phó tế trong tương lai mà không làm trở ngại cho công việc mục vụ. Các điều kiện trên cho thấy là ứng viên có thể thuộc mọi thành phần trong xã hội nhưng phải thích hợp với việc huấn luyện và đào tạo cho công việc mục vụ. Các phó tế có thể so sánh như những người “sống bên lề” nhưng làm mục vụ trong những địa hạt khẩn thiết và bất ngờ.

Hồi phục lại chức vụ phó tế vĩnh viễn là một sáng kiến của Công đồng Vatican II. Dựa vào những văn kiện chính thức cũng như công việc của các thần học gia, và cùng những thí nghiệm trong các giáo phận, bây giờ chúng ta có những phương tiện hữu ích để tiếp tục công việc đào tạo hàng phó tế vĩnh viễn. Vậy trên thực tế còn có trở ngại gì nữa không?

Vâng con người thì hữu hạn, tội lỗi và chia rẻ. Và còn có con người thì còn có những thất vọng, những chán nãn, những thất bại, những lầm lẫn cũng như những phán đoán sai lầm: công việc nhiều lúc không rõ ràng, những xung khắc địa vị, những khó khăn trong đời sống vợ chồng đối với những phó tế có gia đình, xung khắc với những giáo sĩ khác không cùng một chí hướng. Nhưng đó là không phải là trở ngại chính khi trong một tập đoàn lớn lao thì thề nào cũng có những tính chất của con người và những sai lầm cần sửa sai.

Lẽ đương nhiên việc phục hồi chức vụ phó tế đem lại một nguồn sinh lực mới trong Giáo Hội điạ phương cũng như hoàn cầu, một sự đóng góp thật hữu hiệu và bất ngờ trong công tác mục vụ của Giáo Hội trong giai đoạn làm mới lại việc rao truyền Phúc Âm (Tân Phúc Âm hóa). Có rất nhiều bình phẩm và lo lắng của một số người bảo thủ, nhưng ngày nay các vấn đề như rửa tội, làm phép xác, làm phép hôn phối là những gì người phó tế đang sống với môi trường đó và còn giúp đưa đến những hòa đồng với các phái Kitô giáo khác.

Ngày nay trong Giáo Hội có những giáo sĩ có lập gia đình, trong quá khứ các thần học gia chỉ nghiên cứu các vấn đề giới hạn cho những giáo sĩ sống độc thân, nay còn phải nghiên cứu về đời sống tinh thần và vật chất của người giáo sĩ trong hôn nhân. Với một luật lệ mới về đời sống vợ chồng của người giáo sĩ cũng được nghiên cứu tường tận cũng như đời sống khiết tịnh của những giáo sĩ sống độc thân. Hai lối sống tuy khác biệt nhưng cùng một chí hướng là phục vụ Giáo Hội trong hàng ngũ giáo sĩ. Là người được nhận bí tích hôn phối cùng bí tích chức thánh,. với hai nếp sống tuy khác biệt nhưng không đối nghịch mà còn bổ túc cho nhau của người được nhân chức thánh. Và chính điều đó làm cho chúng ta xích lại gần với Giáo Hội Đông Phương.

Nói tóm lại những thiếu sót cũng như những hạn chế khi Giáo Hội lập thêm định chế về phó tế vĩnh viễn chính là đổi mới việc phục vụ và phục vụ theo gương Chúa Kitô: là tôi tớ của tất cả mọi người. Với ơn gọi đặc biệt mục vụ của phó tế vĩnh viễn đã diễn tiến rất tốt đẹp và đã mang lại cho Giáo Hội một khuôn mặt mới mẽ trong việc phục hồi chức vụ phó tế trong hệ thống giáo sĩ của Giáo Hội.