SAU BA THẬP NIÊN

I.- THÀNH PHỐ SAIGON

Vào trung tuần tháng bảy năm 2004 vừa qua, tôi đã thực hiện một chuyến viếng thăm Việt-Nam, hay nói đúng hơn là một cuộc HÀNH HƯƠNG TRỞ VỀ ÐẤT MẸ sau gần ba thập niên sinh sống trong một đất nước tạm dung. Tôi mong “tìm lại hình ảnh những con chim Việt, xác tín về căn tính nguồn gốc của mình để có hùng khí theo Mẹ Tiên chim Âu bay về núi.” (linh mục Trần Cao Tường).

Trứng Rồng lại nở ra rồng,

Liu điu lại nở ra dòng liu điu.

Trứng Rồng lại nở ra rồng,

Chim Tiên lại đẻ ra dòng chim tiên.


Khi máy bay bắt đầu đi vào không phận Việt-Nam, nhìn qua khung cửa sổ, miền Nam nước Việt thân yêu bắt đầu xuất hiện một cách lờ mờ, tôi liên tưởng tới đoạn văn sau đây trong sách “Tiếng Thì Thầm Và Lời Ðáp Trả - TTTVLDT” của Eileen Cady (trang 349):

“Người ta cho tôi thấy Trái Ðất giống như một bàn cờ, có những ô vuông to lớn vẽ màu đen và trắng. Bởi vì trời mưa nên thuốc vẽ màu đen chảy qua màu trắng, và tất cả trở thành một màu xám dơ bẩn. Rồi một cơn mưa to hơn nữa đổ xuống, và tất cả lại biến thành một màu trắng tinh truyền.

Tôi nghe có tiếng nói: Con hãy có niềm tin! Hãy đứng vững và biết rằng Trái Ðâãt và tất cả những gì nó mang trên mình đang qua một quá trình tẩy rửa. Mọi sự đều rất, rất tốt, bởi tất cả đều thông qua theo kế hoạch của Cha. Con hãy an toàn sống trong bình an.”

Phải chăng đó là tiến trình thanh tẩy mà quê hương Việt-Nam chúng ta đã và đang trải qua.

PHI TRƯỜNG TÂN SƠN NHẤT

Trong những chuyến phi hành từ trước tới nay của tôi thì đây là chuyến bay lâu nhất, nếu tính luôn thời gian chuyển đổi máy bay mấy tiếng đồng hồ ở Manila, cũng mất khoảng hai mươi giờ.

Khi máy bay bắt đầu đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, điều ngạc nhiên trước tiên đối với tôi là không thấy cảnh tượng máy bay nối đuôi nhau lên xuống như những phi trường quốc tế khác. Cảnh vắng lặng của phi trường Tân Sơn Nhất tương ứng với quang cảnh êm ả hiền hòa của những đồng ruộng bao quanh vùng đó.

THÀNH PHỐ SAIGON

Từ phi trường về trung tâm thành phố Saigon, những con đường quen thuộc mà ba mươi năm trước đây tôi đã qua lại nhiều lần, nay hoàn toàn đổi mới: mặt đường được nới rộng ra, nhà cửa xây cất thêm lên hay tân trang một cách thiếu trật tự, không theo một mô hình nào. Thêm vào đó hầu hết các con đường đều được đổi tên nên rất khó nhận diện.

Ngoài ra cảnh tượng trăm ngàn xe gắn máy chen chúc nhau chạy ngược chạy xuôi như mắc cửi ố theo lối nói của giới taxi ở đây là “mạnh ai nấy chạy”, chỉ khi nào đụng nhau, công an mới lại làm biên bản mà thôi.

Saigon cũng như vài thành phố lớn mà tôi có dịp thăm viếng về sau, như Sa-Ðéc, Vũng Tàu, Nha-Trang trông có vẻ sầm uất, nhưng những vùng ngoại ô bao quanh các thành phố đó thì vẫn nghèo nàn, cuộc sống người dân quá lam lũ.

Ngay ở Saigon, ngoài những con đường chính mà xe cộ qua lại tấp nập, người buôn kẻ bán nhọạn nhịp thì trong những đường hẻm bày ra cảnh tượng buôn thúng bán bưng của những người dân quê kéo lên thành thị kiếm sống. Họ là những người thật lam lũ, rất tội nghiệp.

XÃ HỘI ÐẦY MÂU THUẪN

Nói chung, xã hội Việt-Nam hiện nay là một xã hội đầy MÂU THUẪN về mọi phương diện. Ðành rằng xã hội nào cũng chất chứa nhiều mâu thuẫn, nhưng xã hội Việt-Nam mang nhiều nét đậm đà hơn.

Ngoài một thiểu số giàu có do thời cuộc hoặc buôn bán kinh doanh phát đạt hiện đang nảy sinh một giai cấp tiểu tư sản mới mà ước vọng của họ là làm sao con em được học những trường nổi tiếng, theo những lớp dạy tư, để trau dồi kiến thức và sinh ngữ, nhất là Anh vănà mong rằng rồi đây dành dụm được số tiền khá lớn, cho con cái xuất ngoại du học.

Bên cạnh những giai cấp trên thì đại đa số dân chúng suốt ngày đầu tắt mặt tối để kiếm sống mà không đủ sống. Ðứng trước tương lai mù mịt, sự tiết kiệm chẳng mang lại hứa hẹn nào nên chút “tiền còm” sót lại sau một ngày chạy ngược chạy xuôi tần tảo đều được nướng hết vào những quán nhậu, những quán cà-phêàmọc lên như nấm suốt hai bên lề đường.

Những người túi tiền đầy ắp thì ăn uống tại những quán xá sang trọng đắt tiền. Nói chung, mọi người đều đua nhau hưởng thụ tùy theo túi tiền của mình. Xem ra một xã hội mà đại đa số dân chúng không để ý tới ngày mai, chỉ lo hưởng thụ cho giây phút hiện tại, thay vì tiết kiệm để đầu tư hay kinh doanh.

Trong khi đại đa số dân chúng da dẻ sạm nắng vì cuộc sống lam lũ thì một thiểu số “anh thư khuê các” không bao giờ ra đường trong ngày để giữ nước da được trắng trẻo nõn nà. Khi cần xê dịch vì nhu cầu bơi lội, tập thể thao, hoặc những dịch vụ khácà họ được đưa đón bởi những xe hơi đắt tiền từ nhà đến điểm hẹn hay ngược lại.

Muốn chiêm ngưỡng dung nhan những anh thư khuê các đó, phải đợi về đêm khi họ hẹn hò nhau trong các tiệm ăn sang trọng, hay trong những phòng trà ca nhạc như “M và tôi”, “Queen Bee” “Trung Tâm Lan Anh” v.v.àLúc đó những nàng tiên giáng trần thời đại sẽ múa những vũ khúc “Nghê Thường” của thời đại rất ngoạn mục.

Một đặc điểm chung rất ấn tượng là hầu hết người dân trong nước không còn sử dụng những từ “cám ơn” hay “xin lỗi” rất thông dụng trước 1975. Khi nhận quà tặng bằng hiẹạn kim hay hiệạn vật của bà con hay bạn bè thân quen từ ngoại quốc về cho, họ chỉ biết nhận mà không hề nói lên hai tiếng “cám ơn”, mặc dù họ là những người trí thức đi nữa. Ði đường, nếu có ai vấp phải mình, họ chỉ biết nhìn mà không hề mở miệng nói hai tiếng “xin lỗi”. Những người sống ở ngoại quốc lâu năm cảm thấy rất bỡ ngỡ về thái độ nầy.

THỰC TRẠNG XÃ HỘI VIỆT-NAM

Ðó là bức tranh xã hội Việt-Nam hiện nay mà tôi đã chứng kiến. Bài thơ “Vì Bên Con Cònà” của Myrtle Householder ghi chép trong sách “Lời Kinh Ðẹp Nhất Thiên Niên Kỷ” (LKÐNTNK, trang 25) đã gói ghém trọn vẹn tâm tình của tôi trong thời gian thăm viếng đó:

“Lạy Chúa,

Con được no nê mà vẫn thiếu ăn,

Vì bên con còn người đói lả.

Con uống nước mát mà họng vẫn khô ran,

Vì bên con còn có người đang khát.

Con vui cười mà nước mắt tuôn rơi,

Vì bên con còn có người phiền muộn.

Con sáng mắt mà vẫn ở trong bóng đêm,

Vì bên con còn có người mù tối.

Con mặc áo đẹp mà vẫn rách tả tơi,

Vì bên con còn có người trần trụi.

Con nằm trong nệm êm mà vẫn thao thức,

Vì bên con còn bao người thiếu thốn.


GHI CHÚ: Những tên sách viết tắt:

LKÐNTNK: “Lời Kinh Ðẹp Nhất Thiên Niên Kỷ”

TTTVLÐT: “Tiếng Thì Thầm Và Lời Ðáp Trả” của Eileen, Nguyễn Thị Chung dịch.

(CÒN TIẾP)

Hương Vĩnh