Nước trong ngôi nhà thiên nhiên

Kinh Thánh thuật lại công trình tạo dựng thiên nhiên, trong đó nước là yếu tố tiên khởi cho ngôi nhà chung thiên nhiên:

„ Ngày đức Chúa là Thiên Chúa làm ra đất và trời, chưa có bụi cây ngoài đồng nào trên mặt đất, chưa có đám cỏ ngoài đồng nào mọc lên, vì Đức Chúa là Thiên Chúa chưa cho mưa xuống đất và không có người để canh tác đất đai.6 Nhưng có một dòng nước từ đất trào lên và tưới khắp mặt đất“. ( Sách Sáng Thế 2, 5-6)

Qua đó Thiên Chúa ngay từ khởi đầu vũ trụ đã muốn khắc ghi sứ điệp nơi hoàn vũ: nước cần thiết cho sự sống phát triển tăng trưởng của mọi thụ tạo trong ngôi nhà thiên nhiên cho mọi thế hệ.

Ngày nay các nhà khoa học phóng phi thuyền hay vệ tinh lên những hành tinh trong không gian họ đều khảo sát muốn khám phá tìm hiểu xem có dấu vết của nước trên đó không. Vì có nước là có sự sống nơi.

Nguồn nước cho nhu cầu đời sống con người ở khắp mọi luôn là vấn đề gây chú ý thảo luận khảo dát làm sao cho phầm chất nước được tốt hơn, nhất là ở những nơi nạn hạn hán kéo dài gây nên trình trạng thiếu khan hiếm nước, nước bị làm ra cho dơ bẩn cùng ô nhiễm.

“ Nước sạch là một vấn đề mang ý nghĩa hàng đầu, vì đó là điều tất yếu cho đời sống con người và gìn giữ hệ sinh thái của trái đất và nước. „ ( Thông điệp Laudato Si Nr. 28)

Nước là thành phần yếu tố căn bản cho sự sống tự nhiên mọi sinh vật và cho cả sự sống đức tin nữa.

Làn nước đức tin Bí Tích Rửa tội

Nước là yếu tố căn bản cho sự sống tự nhien và cả tinh thần đức tin nữa. Vì thế trong phép Rửa, Nước là thành tố quan trọng. Không có nước, không thể có phép Rửa được ( xx Mk 1,9-11; Didache - Traditio Apostolica, chương 7.1.- 7.3. bản Griechisch Lateinisch Deutsch; Herder Freiburg - Wien-New York 1991, tr. 118-119).

Trong nhiều Tôn giáo Nước là dấu chỉ cho khát vọng căn bản của con người. Qua làn nước, con người có những cảm nghiệm như sau:

1. Họ khám phá ra dòng nước chảy có khác chi những cách thế sống khác nhau, tìm lối hướng về tự do.

2. Nước mang đến nguồn sống tươi mát, đổi mới, gột bỏ những gì là cũ, là gìa nua vì bị tiêu dùng hao mòn.

3. Được tắm rửa trong nước, chính là giũ sạch những vẩn bụi đè nặng tâm hồn và thân xác, vướng trở cho đời sống.

4. Qua làn nước chảy, họ cảm nghiệm được đời sống cũng trôi đi như dòng nước, để tìm đến một đời sống thật.

5. Đời con người cũng như dòng nước chảy. Họ cảm thấy mình không đứng vững trên một nền tảng. Bởi vì thấy mình bị những bóng tối sự dữ đe dọa. Thấy mình là người bất lực trước những sức mạnh đang bao trùm xung quanh. Và vì thế họ đi tìm sức trợ giúp, như điểm tựa cho đời sống.(xx Dieter Emeis, Sakramentenkatechese, Herder Verlag, Freiburg i. Br. 1991, tr. 69)

Qua phép Rửa bằng nước, người chịu phép Rửa lãnh nhận sự sống Thiên Chúa. Đó là Ân Đức của Ngài. Nước Rửa có sức tẩy sạch những gì là cũ, dơ bẩn do tội lỗi gây ra, mang đến sự chết, và đem vào đời sống mới. Nước Rửa có sức chữa lành, thánh hóa và đem lại sự tươi mát cho tâm hồn ( W. Hoffsuemmer, Geschichten zur Taufe, chương Das Wasser der Taufe, Mainz 1991, 1. Auflage, S. 41).

Đời sống mới nhận lãnh qua phép Rửa làm con Chúa là qùa tặng, là ân đức do Chúa ban cho. Đời sống này không thể hiểu là một kho tàng, để từ đấy lấy ra mà tiêu dùng. Trái lại đời sống này phải được phát triển.

Đời sống đó là nhân chứng cho sự sống Thiên Chúa giữa trần gian. Là niềm hy vọng cho chính mình và cho người khác.

Trong đêm phục sinh mừng Chúa Giêsu sống lại, nghi lễ về nước rửa tội được diễn tả nổi bật trong tương quan với sự chết và sống lại của Chúa Giêsu. Như trong Kinh thánh thuật lại, nước biển khơi là sức mạnh đe dọa chống lại sự sống, nên Thiên Chúa đã vẽ rạch ranh giới cho biển cả tụ tập vào nơi chốn rõ ràng.

Trong sách Khải Huyền của Thánh Gioan nói đến thị kiến về một thế giới mới của Thiên Chúa, nơi không còn biển nữa. ( KH 21,1). Biển là hình ảnh diễn tả về sự đe doạ chết chóc. Vì thế biển trở thành hình ảnh biểu tượng nói về Chúa Giêsu chết trên thập gía: Chúa Gêsu Kitô đi xuống lòng nước sự chết, như ngày xưa dân Israel đã đi qua lòng nước biển đỏ trở về sống trên quê hương đất Thiên Chúa hứa cho. Qua sự chết Chúa Giêsu trao tặng con người chúng ta sự sống. Nước rửa tội không phải chỉ là sự rửa cho sạch, nhưng còn có ý nghĩa là sự sinh ra mới.

Khi tiếp xúc với nước, con người cảm nhận ra nguồn tươi mát đem lại sức sống, dòng tuôn chảy, từ nơi đó sự sống tuôn tràn lan tỏa ra. Theo trật tự lễ nghi phụng vụ của Hội Thánh, nước rửa tội phải là nước nơi dòng chảy thiên nhiên tươi mát.

Giếng nước như trong thánh kinh diễn tả là nơi có nguồn nước sự sống. Chúa Giêsu bên bờ giếng nước Giacóp đã nói chuyện với người phụ nữ Samarita về giếng nước mới mang đến nước sự sống ( Ga 4,5-15). Khi Chúa Giêsu bị đóng đinh trên thập gía, một người lính lấy chiếc đòng đâm vào cạnh sườn Chúa Giêu, nước và máu chảy tuôn ra từ thân xác ngài ( Ga 19,34). Hội Thánh thuở sơ khai đã nhìn đó là hình ảnh nói về bí tích Rửa tội và Thánh Thể. Chúa Giêsu qua sự chết đã trở nên nguồn mạch sự sống.

Ngôn sứ Ezechiel trong thị kiến về đền thờ mới đã nhìn thấy nguồn dòng nước chuyên chở mang sức sống chảy tuôn tràn đến vùng miền đất bị khô chồi hạn hán thiếu nước, một thị kiến lớn diễn tả niềm hy vọng. ( Ez 47,1-12). Hội Thánh lúc ban đầu hiểu thị kiến này trở thành hiện thực nơi Chúa Giêsu Kitô. Ngài là ngôi đền thờ sống động của Thiên Chúa, và là nguồn của nguồn nước sự sống. Từ nơi ngài tuôn trào ra dòng nước sự sống mới trong Bí tích Rửa tội.

Trong bí tích rửa tội Thiên Chúa không chỉ biến chúng ta trở nên con người đến với ánh sáng, nhưng cũng là con người đến với nguồn dòng nước thiên nhiên chuyên chở sự sống nữa.

Nước cho nhu cầu đời sống

Từ khi mở mắt chào đời đến ngày tận cùng đời sống trên trần gian, hằng ngày con người luôn cần đến nước để đời sống được duy trì phát triển cho chính mình cùng cho thiên nhiên và súc vật, cho hôm qua, hôm nay, và ngày mai.

Nước là yếu tố trong lành mang sức sống từ trời cao mưa tuôn đổ xuống, nước lưu chảy ngoài biển khơi, trong dòng sông, nơi suối nguồn.

Nhưng trong dòng thời gian lịch sử, càng có nhiều tiếng kêu than trách nước bị cướp lấy đi cùng làm cho ra dơ bẩn, độc hại ô nhiễm gây nguy hiểm không còn trong lành cho cây cỏ, súc vật và con người nữa.

"Trong khi phẩm chất nước được sử dụng ngày càng thêm dơ bẩn, nhiều nơi có xu hướng tư hữu hóa nguồn nước có hạn này; đến độ nước trở thành nguồn hàng hóa và phải chịu luật thị trường. Trong thực tế, tiếp cận nước uống được bảo đảm là quyền nền tảng và phổ quát của con người, vì nó giúp cho con người được tồn tại và đó là điều tất yếu cho việc thực hiện quyền con người. Thế giới này mang một tội lớn lao đối với người nghèo vì không cho họ tiếp cận nguồn nước uống, điều này có nghĩa là họ bị cướp đi quyền sống, đó là quyền nền tảng cho phẩm giá bất biến của họ. Lỗi lầm này phần lớn là do việc sử dụng tài chính quá ít để chăm sóc đám dân nghèo khổ nhất đủ nước uống và vệ sinh..." ( Laudato Si Nr. 30)

Vì thế luôn có những phương án lời báo động, kêu gọi hãy bảo vệ gìn giữ nguồn nước thiên nhiên.

Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa Bình cũng đưa ra một vài đề nghị cụ thể như:

- Giáo dục giới trẻ có tinh thần liên đới, vị tha và trách nhiệm. Sau này những nhân đức đó sẽ giúp họ trở thành những người quản trị và chính trị gia lương thiện.

- Kinh thánh và các truyền thống linh đạo cho thấy nước là điều quí giá và cũng là một yếu tố thần thiêng. Nước được dùng nhiều trong phụng vụ. Điều này phải gợi hứng để chúng ta sử dụng nước với lòng tông trọng và biết ơn, bài trừ những nguồn nước ô nhiễm và hiểu rằng nước không phải chỉ là một tiện ích thuần tuý.

- Nên tổ chức những chiến dịch liên tôn để làm sạch các sông ngòi và hồ nước để thăng tiến sự tôn trọng lẫn nhau, hòa bình và tình thân hữu giữa các nhóm khác nhau.

- Tái khẳng định phẩm giá con người và công ích của toàn thể gia đình nhân loại để thăng tiến một phẩm trật khôn ngoan về các ưu tiên trong việc sử dụng nước, nhất là tại những nơi có nhiều nhu cầu cạnh tranh nhau về nước” (29-8-2016)

”Chúng ta hãy dùng lòng thương xót đối với căn nhà chung của chúng ta” (Đức Thánh Cha Phanxico, 01.09.2016)

Năm thánh lòng thương xót 2016

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long