CHIA SẺ, ÐÀM ÐẠO

LÀM THẾ NÀO ÐỂ GIÚP DÂN NƯỚC VIỆT TIẾN BỘ

Ưu tư và cũng là thắc mắc nhất hiện nay, đặc biệt đối với giới trẻ Việt Nam có cơ hội tốt được học hành thành tài ở ngoại quốc, nhưng vẫn không quên tìm về nguồn gốc Quê Hương, Dân Tộc, đó là câu hỏi đặt ra cho quí vị phụ huynh: Tại sao người Việt có trí óc thông minh, kiên nhẫn chịu đưng gian khổ, chăm chỉ làm việc.. nhưng đời sống gia đình, xã hội, kinh tế, chính trị không được tiến bộ như các nước láng giềng? Rất nhiều câu vấn nạn đặt ra, nhưng ai cũng cảm thấy lúng túng khi tìm câu trả lời cho thỏa đáng! Sau đây, xin nêu ra một vài nguyên cớ để bàn luận, trao đổi và bổ túc, hy vọng có thể giúp san bằng những trở ngại cản đường tiến hóa của một nòi giống đã từng có một dĩ vãng oai hùng. I/. Những nguyên cớ TIÊU CỰC, cản trở bước tiến của Dân Việt. II/. Những Ðộng Lực nào khiến các quốc gia Âu-Á-Mỹ tiến bộ ? III/. Cần Tinh Thần Khai Phóng, Cởi Mở, Ðổi Mới.. để giúp Việt Nam tiến bộ.

I. NHỮNG NGUYÊN CỚ TIÊU CỰC CẢN BƯỚC TIẾN CỦA DÂN VIỆT.

1. Ngày nay, Khoa Khảo Cổ và Văn Hóa Học, Ngôn Ngữ Học đã soi sáng một phần nào vào một dĩ vãng xa xăm của Người Việt cổ, xuất hiện trong khu vực Sông Hồng. Những thành quả đáng khích lệ như : nơi phát hiện nền văn hóa Lúa Nước, và sản xuất Trống Ðồng, và các Huyền Thoại biểu tượng cho các Triết Lý như Âm-Dương, Phồn Thực( fertility, sinh sản), Ngũ Hành, Tam Tài Theo giả thuyết của các nhà Khảo cổ, thì dân Lạc Việt ( tức Việt cổ) đã khởi phát nền Văn Minh Nông Nghiệp (trước văn minh Hoa-Bắc, Hoa Hán, chuyên về chăn nuôi, và trồng lúa mạch). Chính nền Văn Hóa Nông Nghiệp, LÚA-NƯỚC này đã hun đúc nên Não Trạng, hay “Tâm Thức Văn Hóa Nông nghiệp”( Mentalité culturelle) của người dân Việt, nghĩa là phản ánh lên nếp sinh hoạt cá nhân, gia đình, xã hội, kinh tế, và tư duy biểu tượng (symbolic thinking) như các hình vẽ trên Trống Ðồng Ðông Sơn, các huyền thoại : Âu Cơ- Lạc Long Quân, (Tiên-Rồng), Sơn Tinh- Thuỷ- Tinh, Truyện Trầu Cau..

2. Từ nông nghiệp Lúa-Nước, người nông phu luôn theo Thời Tiết vận chuyển, tuần hoàn của các hiện tượng thiên nhiên lưỡng phân, từng cặp đắp đổi nhau như :nắng/ mưa, nóng /lạnh, ngày/ đêm.. để trồng lúa nước, để gặt hái. Nhiều câu ca dao, tục ngữ truyền khẩu diễn tả cảnh sinh hoạt của gia đình nông dân. Cũng từ những kinh nghiệm trồng lúa ốnước đã nẩy sinh những tư duy biểu tượng, đặc biệt là Triết lý ÂM-DƯƠNG Lưõng-Hợp. Dùng những gạch vẽ rất đơn giản: gạch liền(--) chỉ Dương, Nam, giống đực; gạch đứt ( - -) chỉ Âm, Nữ, giống cái. Cách phối hợp những cặp Âm-Dương.. đã tạo nên hình Thái Cực Ðồ, Hà Ðồ, Lạc Thư, Ngũ Hành..( xin coi: “Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo”, trang 474-483). Theo các học giả nghiên cứu về Văn Hóa Việt nam, thì Triết Lý Âm-Dương đã thấm nhuần vào “não trạng”, ảnh hưởng vào tâm tình, vào mọi nề nếp sinh hoạt của dân Việt, mãi cho đến ngày nay, từ đời sống vật chất đến sinh hoạt tinh thần, luân lý, tính tình. Căn bản của Triết Lý Âm-Dương là sự vận chuyển, biến đổi, nhưng vẫn giữ một thế Quân Bình, Hòa Hiệp giữa Aạm và Dương, chỉ Lưỡng Hợp, Ðắp Ðổi, nhưng không xung khắc, mâu thuẫn, tiêu diệt lẫn nhau. Do đó, trong cách “tiếp nhân xử thế” người Việt thường tránh va chạm, xung đột: “chín bỏ làm mười”, hay” “một câu nhịn, chín câu lành”, “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, “Dĩ Hòa vi quí” Trong lịch sử chống Bắc phương, dầu đại thắng quân Trung Quốc, nhưng các vua Việt vẫn sai Sứ đi cầu hòa, cầu phong, để tránh trả thù. Triết lý Âm-Dương, tuy có “ÐỘNG” có vận chuyển, nhưng theo chu kỳ vận chuyển của VÒNG TRÒN: hết ngày đến đêm, hết đêm đến ngày: “sau cơn mưa, trời lại nắng”, “Bĩ cực, Thái lai”, “Ai giầu ba họ, ai khó ba đời”.. Bởi vậy, não trạng của dân Việt là kiên nhẫn, chịu gian khổ để “chờ THỜI ”(chữ THÌ, THỜI Vụ rất quan trọng trong nghề trồng Lúa- Nước). “Não Trạng Vòng Tròn”, tức là quanh đi quẩn lại, chạy vòng vo, chỉ “lập lại” cái cũ, chứ không sáng tạo điều mới lạ. Ðây là một lý do cắt nghĩa tại sao trong mấy ngàn năm, người nông dân Việt không cải tiến được nông cụ và kỹ thuật canh tác để tăng năng xuất. Về phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, giới lãnh đạo Việt Nam, luôn chống lại những cải cách để theo nhịp tiến bộ của văn minh thế giới. Não Trạng thủ cựu được đúc kết trong câu ca dao:” ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” hay chính sách ngoại giao lỗi thời như “bế quan tỏa cảng”, khiến nước ta bị ngoại xâm

3. Vì não trạng “lưỡng hợp”, không phê bình, không chọn lọc, đào thải, không ưa chống đối, tránh cạnh tranh, nên nhân cách của con người không được mạnh mẽ, thiếu tinh thần độc lập, cá tính, nhân vị (personality) bị xóa bỏ để hòa hợp với cộng đồng. Cũng vì cá nhân bị cộng đồng đè nén, chèn ép, nhất là đối với thành phần”thấp cổ bé miệng” như giới phụ nử, lê dân, nên đã phát hiện một loại văn châm biếm, chế riễu giới thống trị, để bộc lộ nỗi uất ức, bất mãn. Óc gia tộc, óc bộ lạc, óc địa phương, khó chấp nhận những bộ lạc khác, và không phục tùng luật lệ chung của quốc gia:”phép vua, thua lệ làng”. Vì không chấp nhận đối phương, không tìm hiểu những điều mới lạ để tìm cách làm quen, thân thiện, thỏa thuận để “dung hòa”(compromise) quyền lợi, nên trên bình diện “Nước” hay Quốc gia, luôn xẩy ra những sát phạt giữa các bộ lạc( Việt Nam hiện có hơn 50 thành phần dân tộc (bộ lạc) với 7 ngữ hệ). Cũng vì quốc gia luôn chia rẽ, ( đời Ðinh Bộ Lĩnh có 12 sứ quân) nên mới phải đặt ra nhiều ca dao để kêu gọi sự đoàn kết như:

” Bầu ơi, thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

“ Nhiễu điền phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”

“ Khôn ngoan đá đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ, chớ hoài đá nhau”


II. ÐỘNG LỰC NÀO KHIẾN CÁC QUỐC GIA ÂU-MỸ TIẾN BỘ?

Ngày nay, trên bình diện quốc tế, một cách khách quan, mọi người đã nhìn nhận : nền văn minh, văn hóa công nghiệp dựa trên những khám phá về Khoa Học, Kĩ thuật của các Quốc gia Âu-Mỹ, là do Tinh Thần và Tâm Thức Văn Hóa của Thiên Chúa Giáo.( Những nước Á châu như Nhật Bản, Ðại Hàn, Tân gia baà cũng đã noi theo con đường tiến bộ của các nước Âu-Mỹ. Sau đây, thử tìm hiểu những Nguyên Lý nào của Thiên Chúa Giáo đã tạo nên Tinh Thần Tiến Bộ cho thế giới ngày nay.

1/ Bản Sắc của Thiên Chúa Giáo(Christianity), bắt nguồn từ Do Thái Giáo, đặc biệt từ Sách Kinh Thánh( Cựu Ước và Tân Ước). Theo Lịch Sử dân Do Thái thì các Vị Tổ Phụ như Abraham, Giacóp.. là dân Du Mục. Não trạng Tâm thức, cách lý luận, cách ứng xử, tiếp cận với Thiên Nhiên, với môi trường sinh thái của dân Du Mục khác với não trạng của dân nông nghiệp Lúa Nước. Dân du mục thiên về Phân Tích, chọn lọc, đào thải hơn là Tổng hợp. Vì nhu cầu cần tìm thức ăn cho đoàn vật như đồng cỏ, nên họ phải lưu động luôn, phải chiến đấu chống thú dữ, và các bộ lạc khác để chiếm đất đai. Ngoài ra, Óc du mục cũng giỏi về thương mại, trao đổi hàng hóa với các lân bang để tìm thị trường mới. Não trạng chọn lọc, cạnh tranh, chiến đấu với các nghịch cảnh, đã tạo nên óc “Biện Chứng”(Dialectic),vàTiến Bộ(Progress).

2/ Ý Niệm “NGÔI VỊ”, tự lập, cũng được đề cao. Do Thái Giáo và Thiên Chúa Giáo là “Ðạo Mạc Khải”( Revelation), nghĩa là Niềm Tin rằng: những giáo thuyết trong ÐẠO là do Một Ngôi Vị Chúa Tể biểu lộ, phán dạy cho nhân loại. Ngài KHÁC với các loài thụ tạo, Ngài hiện hữu từ trước vô cùng, trước khi loài người và vũ trụ xuất hiện. NGÀI là Thuần Thần, Siêu Việt, Vĩnh Cửu, vượt không-thời gian. Con người được Ngài tạo dựng là một Nhân vị có ý chí tự do. Do đó, Kinh Thánh viết:”Con Người là Hình Ảnh Thiên Chúa”. Con người được cộng tác với Ðấng Tạo Hóa để khai triển vũ trụ thêm tốt đẹp. Bởi vậy, mọi hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội.. đều có mục đích là phục vụ con người. Không được lạm dụng con người như một công cụ để sản xuất, để bóc lột sức lao động. Chính quan niệm về Nhân vị cao quí của con người, đã làm nền tảng cho các Học Thuyết Xã Hội của Thiên Chúa Giáo.

3/ Trong Sách PHÚC ÂM, về phương diện xã hội, Chúa Cứu Thế nhấn mạnh đến việc chăm sóc giai cấp bị áp bức như giới phụ nữ, giới nô lệ.. Ðối với của cải vật chất, Ngài coi những người giầu có chỉ là người “quản lý tài sản”, nghĩa là việc kiếm ra tiền bạc một cách hợp lẽ công bằng là điều tốt, nhưng phải dùng của cải làm phương tiện để thực hành công cuộc Phước Thiện, giúp đỡ người thiếu thốn( coi: Luca 16: 9). Do đó, thời Giáo Hội sơ khai, các Vị Tông Ðồ đã tổ chức những cộng đồng tín hữu đặt căn bản trên Tình Bác Ái, Huynh Ðệ, chia sẻ tài sản(Coi: Tông Ðồ Công Vụ: Ðoạn 2: 42-47). Theo tryuền thống Thiên Chúa Giáo, những quốc gia mở mang, giầu có như Hoa Kỳ, Ðức, Pháp.. đã thành lập những Hội Từ Thiện (Charities), Hội Thiện Nguyện, để cứu trợ những nước nghèo, để đón tiếp và định cư những người tị nạn. Quan niệm”dùng tiền bạc để mua Nước Thiên Ðàng,” ( “tiền bạc chỉ là đầy tớ tốt (phương tiện), nhưng là ông chủ xấu (mục đích)”, đã là động lực khởi xướng việc mở mang kinh tế, tăng gia lợi tức để có nhiều tiền, “ giầu phương tiện”, giúp đỡ người nghèo, vì càng làm việc Từ Thiện nhiều, thì càng thêm Công Phúc trước Thánh Nhan Chúa.

Trong cách đối xử với tha nhân, cần phải tôn trọng sự Thành Tín, không phản bội. Ðặc biệt đối Thiên Chúa là Ðấng Tạo Hóa, con người phải tuyệt đối Trung Tín : một là theo Chúa, hai là chống lại Chúa, không thể chấp nhận lập trường “trung lập”,”nửa chừng” như Lời Chúa dạy:”Không tôi tá nào có thể hầu hạ hai chủ, vì hoặc là ghét chủ này, hay mến chủ kia, hoặc là kính phục chủ này, khinh dể chủ kia, anh em không thể làm tôi Thiên Chúa và Thần Tài (Mammon, coi Tiền Bạc là chúa, là chủ) được”(Luca, 16:13).( “Trung thần bất sự nhị quân”.)

4. 4/ Biểu tượng CÂY THÁNH GÍA là hình ảnh nền tảng đã in sâu trong Tâm Thức, Tiềm Thức của Văn Minh Thiên Chúa Giáo. Ngày nay, Cây Thánh Giá đã được mọi người đeo mang trên thân mình, dựng cao chót vót trên tháp các Thánh Ðường nguy nga hay cắm dựng tràn lan trên các nấm mồ trong Ðất Thánh (Nghĩa trang). Cây Thánh Giá biểu dương cho ý nghĩa gì?- Cây Thánh Giá biểu dương sự Chết, và Sự Sống Lại của Chúa Cứu Thế. Nét ngang chỉ sự “nằm xuống”, chịu khổ nạn, chịu chết; nét dọc chỉ sự Sống Lại, Phục Sinh Vinh Hiển. Hình ảnh Cây Thánh Giá luôn ám chỉ hai Biến Cố, nối tiếp nhau, nhưng là hai động tác, khác nhau, để làm thành “Một Thánh Giá”: Từ cái Chết đau thương biến thành Vinh Hiển, Khải Hoàn, (từ “tiêu cực”dấu trừ (minus), trở nên nét”tích cực”dấu cộng(plus).)

5. Hình Ảnh Cây Thánh Giá, biểu tượng cho sự CHẾT-SỐNG đã ăn sâu vào tiềm thức con người, tạo nên Tinh Thần Biện Chứng( Dialectic), vừa quả cảm chiến đấu với mọi nguy hiểm của nghịch cảnh, vừa phát triển nâng cao đời sống con người và tô điểm cho vũ trụ thêm xinh đẹp. Do đó, CÂY THÁNH GIÁ, chính là Ðông lực Tiến Bộ của nền Văn Hóa, Văn Minh Âu-Mỹ: chấp nhận Hy Sinh, Canh Tân, Biến Ðổi ( Metanoia) những cái lỗi thời, lạc hậu, để tiến lên những cái Tốt Ðẹp hơn. “Chết” ở đây(theo nghĩa “Ðại Tử”) nghĩa là diệt trừ bản tính ích kĩ, tư lợi để vươn lên con người mới vị tha, nhân ái.

6. 5/ Biểu tượng Cây Thánh Giá:Chết-Sống Lại cũng được các triết gia suy tư và hệ thống hóa thành những khuôn mẫu chỉ đạo cho tư tưởng tiến bộ Âu-Mỹ, đặc biệt là triết học “Biến Chứng Pháp“(Dialectic) của Hegel(1770-1831). Như Lịch Sử thế giới minh chứng: Văn Minh Thiên Chúa Giáo đã tiếp thu hai nền văn hóa, văn minh Hy Lạp và La Mã. Các triết gia, và thần học gia nổi tiếng như Thánh Augustinô, Thánh Toma, và các Giáo Phụ đã dùng phương pháp Luận Lý học(Tamốđoạn-luận, Luật Mâu Thuẫn..), và các phạm trù trong Triết Lý Hy Lạp của Plato, Aristotle.. rồi sửa đổi cho thích hợp với Giáo Lý, với Thần Học Kinh Viện. Theo triết gia Hegel, chính Tinh Thần( Geist, Spirit,Esprit), mới là Chủ Thể Suy Tư ( Le Sujet Pensant, Cogito, ergo Sum) mới có Thực Thể (Etre en Soi).

7. Trong Lịch sử tiến bộ của nhân loại, thì quá trình tiến triển của Tinh Thần diễn ra như thế nào? theo đường hướng nào? Hegel gọi cách vận hành đó là “Dialectic”, Biện Chứng vì gồm có ba thời kỳ, ba khoảnh khắc đối đáp nhau: giai đoạn A: Hiện Ðề( Thesis) tức là hiện trạng của sự vật.; giai đoạn hai B: Phản Ðề(Anti-thesis), tức là những lý lẽ, những hiện tượng đối chọi lại các lý luận của Hiện Ðề, hoặc phản kháng, bác bỏ hay bổ túc cho nhau, nhưng không hoàn toàn tiêu diệt nhau, để cùng đi đến giai đoạn C: Hợp Ðề(Synthesis), chọn lọc những lý lẽ tốt nhất rút lấy trong Hiện Ðề và Phản Ðề để hợp thành một kết luận tiến bộ hơn hai luận đề kia. Do đó, Hợp Ðề là tiến bộ hơn cả, nhưng không phải chỉ ngừng lại đó mà thôi. Muốn tiến bộ hơn nữa, theo đà phát triển của Tinh Thần, thì phải biến Hợp Ðề thành một “Hiện Ðề”mới, lại cần một “Phản Ðề”mới nữa, để đi đến một Hợp Ðề mới hơn nửa và cứ thế mãi. Ðó là Tinh Thần Dân Chủ, Tự Do, Tiến bộ mà ta thấy hàng ngày diễn ra tại các quốc gia dân chủ như Hoa Kỳ, trên Truyền Thanh, Báo Chí, Truyền Hình, và trong các lãnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, kỹ nghệ, mỹ thuật, thể thao(như khẩu hiệu Citius! Altius! Fortius! Nhanh hơn, Cao hơn, Mạnh hơn, do Linh Mục Henri Didon,O.P, đặt ra cho Thế Vận Hội Paris, 7/3/1891)

III. CẦN TINH THẦN KHAI PHÓNG, CỞI MỞ, ÐỔI MỚI ÐỂ TIẾN BỘ

Vấn đề khẩn thiết nhất hiện nay cho mọi công dân Nước Việt là làm cách nào giúp cho Quê Hương Tiến Bộ về Tinh Thần và Vật Chất. Quan niệm Khai Phóng, Ðổi Mới không có nghĩa là phải xóa bỏ hoàn toàn quá khứ, nhưng là thanh lọc những yếu tố lạc hậu, thủ cựu, lỗi thời, và chỉ giữ lại những tinh hoa, đồng thời cởi mở tâm trí đón nhận những gì tiến bộ của thế giới. Có thể tóm lược vào hai điều kiện trọng yếu cho việc canh tân tiến bộ:

1/ Ðón nhận Tinh thần Canh Tân Quyết Liệt:” CHẾT-SỐNG LẠI của Cây THÁNH GIÁ”, theo đường thẳng tiến bộ, chứ không theo đường “Vòng Tròn” quanh quẩn. Văn Hóa dân Việt cũng đã thấm nhuần tinh thần “Chết-Sống” này, đặc biệt từ giây phút đêm Giao Thừa chuyển sang Ngày Tết Nguyên Ðán, tức là lúc “Tống Cựu, Nghinh Tân”, như câu châm ngôn:

“ Nhật Tân, Nhật Tân, hựu Nhật Tân”( Ngày Mới, Ngày Mới, lại Ngày Mới)

Nhưng cần noi gương “Cây Thánh Giá”, thực thi “Tinh Thần :Chết-Sống” mỗi ngày một cách mạnh mẽ hơn, cần đoạn tuyệt với những gì hủ lậu của thời phong kiến, độc tài, óc bộ lạc, hận thù, ganh tị”bế quan tỏa cảng”, để mở rộng Tâm Hồn đón nhận những tiến bộ từ bên ngoài, hầu bồi bổ, tô điểm cho nền Văn Hóa dân Việt thêm rực rỡ.

2/ Từ bao ngàn năm nay, dân Việt đã tìm ra cây Lúa-Nước, và sinh sống về nghề NÔNG. Từ hoàn cảnh địa lý, môi sinh đóÔ, cũng đã suy tư ra những Triết lý Âm-Dương Hòa- Hợp, tạo nên nếp sống hiền hòa, an vui. Nhưng ngày nay, dân số ngày càng đông (hơn 80 triệu), mà đất đai canh tác càng nhỏ lại vì phải chia cho nhiều con cháu. Bởi vậy, nếu còn chủ trương “Canh nông vi bản”, thì quốc gia không thể nào trở nên giàu có được( muốn mua một xe hơi, phải bán bao nhiêu tấn lúa gạo?). Tài nguyên thiên nhiên không dồi dào, nên cần phải chuyển đổi sang kỹ nghệ, thương mại, ngư nghiệp, du lịch, là những nghề nghiệp cần tận dụng trí óc thông minh, và tài năng cần mẫn làm việc của một dân số khá đông nhân công, lao động. Nếu người dân Việt được đào luyện một tinh thần khoa học, óc phân tích, óc Biện Chứng, đồng thời sửa đổi lại cơ cấu công quyền, thiết lập những thể chế chính trị, xã hội tôn trọng Nhân Quyền, Tự Do, Dân Chủ, thì trong một tương lai rất gần, Dân Nước Việt sẽ trở nên hùng cường. Bao giờ nguyện vọng đó mới thành sự Thật, là còn tuỳ thuộc ở Thiện Tâm, Thiện Chí của mỗi người dân Việt. Ðó không phải là “ảo tưởng”, nhưng là Lý Tưởng có thể thực hiện được như sẽ chứng minh dưới đây:

3/ Tinh Thần cầu tiến, canh tân, quyết liệt :CHẾT-SỐNG, biểu tượng bằng CÂY THÁNH GIÁ, ỳ đã được một Cộng Ðồng dân Việt thực hiện trong đời sống và đã đóng góp cho sự tiến bộ của dân nước, từ hơn bốn trăm năm nay. Ðây không phải là chủ quan, nhưng là sự thật lịch sử, khách quan, do người ngoại quốc nhận định. Ngày nay, trên khắp thế giới, và cả trong nước, những Cộng Ðồng Thiên Chúa Giáo- Công Giáo Việt Nam vẫn được nhiều người kính nể. Số Tín hữu chỉ chiếm 10% dân số, nhưng là một Cộng Ðồng nhiệt tâm, nhiệt thành với tổ quốc, và đã công hiến cho dân tộc nhiều nhân vật tài ba lỗi lạc, nhiều thành quả về Văn hóa, Xã hội:

- Về lòng Trung Thành với Niềm Tin, không thấy ai dám hy sinh mạng sống, trừ một số rất đông các Tín Hữu đã chịu “Tử vì Ðạo”. Vua Bảo Ðại, vị Hoàng Ðế cuối cùng của triều Nguyễn, cũng đã chiêm bái “Cây Thánh Giá” mà chính các vị tiên đế đãra lệnh chà đạp,”quá khóa”(bước qua).

-Về mặt canh tân xứ sở cho kịp với trào lưu tiến hóa của nhân loại, lịch sử Việt Nam cận đại đã thán phục những bản điều trần của nhà cải cách Nguyễn Trường Tộ..

- Về mặt xã hội, từ thiện, cứu giúp những đồng hương bịnh cùi, tàng tật, mồạ côi, người ta không thể quên được những hình dáng dịu hiền, đầy tâm tình yêu thương của các “Dì Phước Dòng Mến Thánh Giá”( được thành lập từ ngày Lễ Tro 26/02/ năm 1670).

- Về mặt Văn Hóa, Giáo dục, các vị Giáo sĩ ngoại quốc hợp tác với các trí thức tín hữu để sáng tác ra chữ”Quốc Ngữ”, một văn tự thông dụng giúp việc truyền bá học vấn dễ dàng, và giảm bớt được hơn 90% người “mù chữ”. Tuy là một thiểu số, nhưng vì nhiệt tâm với việc mở mang khai trí cho dân chúng, Hội Thánh Công Giáo Việt Nam đã mở nhiều trường tư thục: từ cấp mẫu giáo, tiểu học, trung học, và hai Ðại Học, miễn phí hoặc học phí thấp để nâng cao trình độ học vấn cho dân chúng.

- Về mặt chính trị, người công dân tín hữu đã chủ động trong hai cuộc di cư lớn, năm1954, 1975, trong việc cải cách ruộng đất và mở mang dinh điền, định cư cho gần một triệu đồng hương năm 1954, và cổ động cho các nước bảo trợ cho bà con tị nạn, năm 1975. Dầu là thiểu số 10%, nhưng cũng đã có hai vị tín hữu đắc cử chức Tổng thống trong hai nền Cộng Hòa.

- Nói tóm lại, muốn cho Nước ta Tiến Bộ, cần phối hợp hai đường lối suy luận: Hòa Hợp, Quân Bình, và Biện Chứng, Tiến Bộ, làm sao tạo cho đời sống con người vừa Quân Bình, đồng thời luôn Canh Tân, theo Ðường Thẳng Tiến Bộ

Lm. Joseph Kỷ