NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO THIÊN NHIÊN

(tiếp theo)

2./ Các Tổ chức Xã hội Dân sự độc lập kêu gọi ủng hộ việc khởi kiện công ty Formosa

Ngày 30.06.2016, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã thông báo 3 điều quan trọng: 1- công ty Formosa Vũng Áng là thủ phạm gây thảm họa thủy sinh vật chết hàng loạt và biển nhiễm độc nặng tại 4 tỉnh miền Trung; 2- Formosa chấp thuận bồi thường thiệt hại với số tiền 500 triệu mỹ kim; 3- Việc khởi tố Formosa hay không thì cơ quan tố tụng tư pháp sẽ xem xét, Chính phủ chẳng can thiệp. Từ đó đến nay, Formosa bị vạch trần thêm nhiều sai phạm nghiêm trọng là chôn chất thải độc chưa xử lý tại nhiều nơi trên đất nước; các quan chức đã đưa công ty ‘tội phạm môi trường toàn cầu’ này vào Việt Nam, cho nó rất nhiều điều kiện ưu đãi, cũng như đã lắm phen bao che cho nó trước ngày 30-06, vẫn chẳng hề hấn gì; nhiều cuộc biểu tình của công dân, đặc biệt ngư dân lâm nạn, đề đòi bồi thường đầy đủ về và đưa thủ phạm ra tòa, đã bị nhà cầm quyền đàn áp khốc liệt.

i. Chúng tôi, ký tên dưới đây, tán thành việc đưa Formosa ra trước công lý vì :

- Lý do dân sự: Formosa đã gây thiệt hại cho hàng triệu con người làm những nghề liên quan đến biển. Chính phủ cộng sản tự tiện đoạt quyền các nạn nhân để đón nhận số tiền ấy và chi dùng, phân phối nó cách tùy tiện. Vô số người dân 4 tỉnh miền Trung phải tha phương cầu thực. Hôm 10-08-2016 có tin: Formosa được Tổng cục Thuế dự kiến miễn thuế và hoàn thuế với số tiền hơn 10.450 tỷ đồng, khiến dư luận càng thêm công phẫn và các nạn nhân càng thêm ngao ngán.

- Lý do hình sự: Với việc đặt ống xả thải ngầm dưới biển, để xảy ra sự cố mất điện nhiều ngày, đẩy vào đại dương hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn khối nước thải sinh hóa, giết chết tôm cá hàng loạt từ tầng mặt xuống đáy sâu, tiêu diệt các rặng san hô 4 tỉnh miền Trung, Formosa quả đã phạm tội ác đối với môi trường. Từ đó nó gây nạn đói, cảnh thất nghiệp, nhiễm độc thức ăn, tổn hại sức khỏe cho dân Việt trong hiện tại lẫn tương lai, thành thử phải bị truy tố. Ðang khi đó, chính phủ không thấy có kế hoạch làm sạch biển cách triệt để và hữu hiệu.

- Lý do quốc phòng: Vì biển đã bị nhiễm độc khiến ngư dân không còn có thể ra khơi đánh cá để ‘trở thành những cột mốc di động bảo vệ chủ quyền biển Việt Nam’.

ii. Từ những lý do và tình hình nói trên, chúng tôi tuyên bố:

1- Ủng hộ việc các nạn nhân thảm họa môi trường biển đang thu thập hồ sơ, chứng cứ để đưa thủ phạm Formosa và các đồng phạm của nó ra Tòa. Nếu tự cho mình là ‘của dân, do dân, vì dân’, chính phủ phải hoàn toàn hỗ trợ nhân dân trong động thái pháp lý cần thiết và chính đáng này.

2- Hoan nghênh việc các công dân, đặc biệt các giáo dân thuộc Giáo phận Vinh, xuống đường để tố cáo tội ác Formosa, đưa nó ra tòa án để phải đền bù đầy đủ rồi tống xuất nó khỏi Việt Nam. Nếu ý thức ‘tai họa này, tất cả giang sơn phải gánh chịu’, đồng bào Việt Nam hãy hiệp thông bằng tham gia biểu tình liên tục và đông đảo khắp cả nước, để chúng ta có môi trường sạch sẽ, xã hội sạch sẽ, đạo đức sạch sẽ và chính trị sạch sẽ!

III./ NGÀY THẾ GIỚI CẦU NGUYỆN CHO SỰ CHĂM SÓC THIÊN NHIÊN 2016.

1./ Sứ điệp ‘Chúng ta hãy dùng lòng thương xót đối với căn nhà chung của chúng ta’.

Nhân ‘Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự chăm sóc thiên nhiên’, cử hành hôm 01.09.2016, bởi các Giáo Hội Kitô, Ðức Thánh Cha Phanxicô đã ban hành Sứ điệp này và Sứ điệp đã được Ðức Hồng Y Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, và Ðức cha Brian Farrell, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Hiệp nhất các Kitô hữu, giới thiệu với giới báo chí sáng hôm đó tại Phòng báo chí Tòa Thánh.

Ðức Thánh Cha viết : « Trái đất tiếp tục bị hâm nóng hơn, một phần vì hoạt động của con người: năm 2015 là năm nóng nhất được ghi nhận từ trước đến nay và có lẽ năm 2016 này sẽ còn nóng hơn nữa. Tình trạng này tạo nên hạn hán, lụt lội, hỏa hoạn và những biến cố khí hậu cùng cực ngày càng trầm trọng hơn. Những thay đổi này cũng góp phần vào cuộc khủng hoảng cao độ khiến cho nhiều người buộc lòng phải tản cư. Những người nghèo trên thế giới là những người ít có trách nhiệm nhất trong việc thay đổi khí hậu, nhưng họ lại là những người dễ bị tổn thương nhất và đang phải chịu những hậu quả của những thay đổi này ». Người xác quyết : « Những tội chống lại môi trường là một tội ác chống lại chính chúng ta và là tội chống lại Thiên Chúa ».

Trước tình trạng đó, Ðức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy hãy xét mình, ý thức tội lỗi và lòng thương xót của Thiên Chúa, để ăn năn hối cải và xưng thú tội với Chúa Cha giàu lòng xót thương, đồng thời quyết tâm thay đổi cuộc sống. Ngưởi viết : « Điều này phải được diễn tả qua những thái độ và lối cư xử cụ thể tôn trọng thiên nhiên, ví dụ sử dụng plastic và giấy một cách khôn ngoan thận trọng, không phung phí nước, lương thực và năng lượng điện, phân loại các loại rác, đối xử với các sinh vật với lòng chăm sóc, dùng các phương tiện chuyên chở công cộng, đi chung xe với nhiều người, v.v. (LS 211).

Chúng ta đừng nghĩ rằng những cố gắng đó quá bé nhỏ không thể cải tiến thế giới. Những hành động ấy tạo nên giữa lòng trái đất này một điều tốt đẹp có khuynh hướng lan rộng, nhiều khi một cách vô hình (LS 212) và khích lệ một lối sống có tính chất ngôn sứ và chiêm niệm, có khả năng mang lại vui mừng sâu xa và không bị ám ảnh vì sự tiêu thụ (LS 222) ».

Sau cùng, Ðức Thánh Cha khích lệ các tín hữu thực hiện một công việc mới mẻ về lòng thương xót. Thường khi nói về những công việc từ bi thương xót chúng ta thường nghĩ đến những việc bác ái về vật chất cũng như tinh thần. ‘Nhưng nếu chúng ta nhìn chúng chung với nhau, thì sứ điệp là điều này: đối tượng của lòng từ bi thương xót chính là sự sống con người trong toàn thể. Và hiển nhiên, chính sự sống này bao gồm cả việc chăm sóc căn nhà chung. Vì thế tôi xin phép đề nghị một bổ túc cho danh sách truyền thống 7 công việc từ bi thương xót bằng công việc ‘chăm sóc căn nhà chung’. Việc làm này thuộc về những công việc từ bi thương xót về mặt tinh thần cũng như về mặt vật chất’. Sứ điệp được kết thúc với lời nguyện ‘xin Chúa giúp chúng ta tiếp cứu những người bị bỏ rơi và quyên lãng trên trái đất này, những người rất có giá trị trước mặt Chúa; xin Chúa ban cho chúng con ơn tha thứ và thông truyền lòng thương xót Chúa trong toàn thể căn nhà chung của chúng con’.

2./ Ngày 01.09.2016 tại Giáo phận Vinh (Việt Nam).

A. Trước ngày 30.06.2016

Chủ đề ‘Ngày Thế giới cầu nguyện cho sự chăm sóc thiên nhiên’ năm 2016 là NƯỚC, nhưng như chúng ta vừa đọc qua Sứ điệp, Ðức Thánh Cha chỉ viết về ‘trái đất tiếp tục bị hâm nóng’. Từ ngày 06.04.2016, không chỉ người dân Việt ở 4 tỉnh Miền Trung, mà đồng bào khắp nước và hải ngoại đều lo lắng cho tiền đồ Dân tộc. Trong những ngày kế tiếp, tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển một số xã thuộc thị xã Kỳ Anh (Hà tĩnh), rồi lan tiếp đến vùng biển xã Quảng đông (Quảng bình) và tới vùng biển Quảng trị và vào Thừa thiên-Huế. Hiện tượng cá chết vẫn tiếp tục xuất hiện suốt 20 ngày dọc theo bờ biển miền Trung dài hơn 200 cây số. Những lưới do công an thả xuống biển khi kéo lên thì trắng tinh như được rửa sạch bằng thuốc tẩy cực mạnh, đến nổi không còn cả rong rêu bám vào lưới. Một vùng biển rộng lớn tanh hôi nồng nặc mùi cá chết. Dưới đáy biển, các loài sinh vật nhuyễn thể, giáp xác, san hô, rong rêu thối rữa. Cá dưới biển, chim trên trời, các loài sinh vật trong chuỗi thức ăn liên quan đều chết. Các vụ ngộ độc khi người dân ăn thuỷ hải sản trong vùng. Người dân lo lắng khi nồi cơm bao nhiêu đời có nguy cơ không còn nữa, cái đói nghèo kéo đến ngưỡng cửa rất nhanh.

Ngay lúc đầu, đồng bào đã nghi ngờ thủ phạm là Formosa, nhất là từ khi thợ lặn Lê Văn Ngày (44 tuổi), làm việc trong khu công nghiệp, bị triệu chứng tức ngực, khó thở, sức khoẻ suy sụp rất nhanh khi lặn ở vùng biển gần ống xả thải và đã tử vong do nhiễm độc vào ngày 25.04.2016. Ngày 25.04.2016, ông Chu Xuân Phàm (Chou Chun Fan), Giám đốc đối ngoại Công ty Formosa nói với phóng viên Lan Anh ‘đã xả thải thì phải tác động đến môi trường, nên phải chọn hoặc là thép hoặc tôm cá. Trước kia, nơi trồng lúa mà nay là nơi đặt nhà máy thì đâu còn lúa. Ðó cũng là đã phải chọn lựa. Nếu chọn cả hai thì làm thủ tướng cũng không giải quyết được’. Trước câu trả lời ‘thật’ này, mới đầu, nhiều người Việt phản đối ông. Hậu quả, ông đã bị sa thải và các lãnh đạo Formosa xin lỗi người Việt. Sau đó, người ta nhận thức là, vô ý hay không, ông đã tiết lộ ‘lý do cá chết hàng loạt’.

Trước sự thật mà người dân khắp nước đều biết, nhưng nhà nước, vì tham nhủng, nhận hối lộ của Formosa, nên đã đàn áp tàn bạo những đồng bào máu me đầm đề… Thế giới đang bị nạn khủng bố khắp nơi, mỗi lần như thế, Ðức Thánh Cha lên tiếng chia buồn và an ủi. Trong khi, tại Việt Nam, cộng sản khủng bố người yêu nước từ ‘cướp nhà, việc làm… đến đánh đập, tiếp tay đầu độc đồng bào’. Rất tiếc, những người ‘phò cộng sản’ vô cảm với đồng bào nạn. Ðể khi đến mình trở thành nạn nhân, mình kêu sự giúp đở từ tha nhân, có thể, tới phiên mình, cũng gặp sự vô cảm.

Chiều 30.06.2016, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng đã họp báo về nguyên nhân gây ra tình trạng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung từ ngày 06.04.2016. Dù từ ngày 02.06.2016, ông này cho biết đã tìm ra nguyên nhân cá chết. Tại sao, phải đợi gần một tháng sau mới công bố? Ðành rằng, đảng và nhà nước với Formosa có nhu cầu phải bàn thảo, để cuộc công bố giảm thiểu những thiệt hại cho chế độ lẫn cho Formosa, hầu xứng chủ trương ‘Formosa nhận lỗi, đảng nhận tiền, người dân nhận thãm họa’. Sau đó, ngày 18.06.2016, Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hội đồng Quản trị Formosa, đã gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ‘chính thức nhận tội’ và OK 500 triệu mỹ kim bồi thướng. Nhưng vẫn còn chờ… Ngày 27.06.2015, Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ Trung cộng đến Việt Nam.

B. Ngày 01.09.2016 tại hai Giáo xứ Quý Hòa và và Phú Yên.

Ðáp lời mời của Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Vinh ngày 26.08.2016 hiệp thông cầu nguyện với Ðức Thánh Cha Phanxicô trong ‘Ngày Thế giới Cầu nguyện cho việc Chăm sóc Thiên nhiên’ cử hành ngày 01.09.2016. Nhân dịp này, hai Giáo xứ Quý Hòa và Phú Yên, Giáo phận Vinh đã biểu tình phản đối Formosa. Giáo dân Giáo xứ Quý Hòa, lối 2.800 người, đi từ nhà thờ Quý Hòa đến Ủy ban thị Xã Kỳ Anh. Khi đến quốc lộ 1A họ bị lực lượng an ninh giật hết biều ngữ, khẩu hiệu. Chừng 200 công an xã và thị xã đã được điều động đến và dựng rất nhiều hàng rào ở rất nhiều điểm trên quốc lộ 1 A. Lý do cuộc biểu tình ngày hôm nay tập trung tại nhiều giáo xứ không gì khác ngoài các đòi hỏi thiết thực cho cuộc sống người dân tại nơi xảy ra thảm họa môi trường : ‘đời sống khổ sở quá, Formosa 4-5 tháng trời đã làm ô nhiểm môi trường, dân không có việc làm, con em không được đến trường… Dân đi đòi hỏi quyền lợi, sự trong sạch của biển và cho con em vào trường’.

Ðồng thời, khoảng 1.000 giáo dân Phú Yên cũng tuần hành biểu tình đi từ nhà thờ Phú Yên đến bến thuyền cách đó 4 cây số, với rất nhiều biểu ngữ khẩu hiệu phản đối Formosa. Công an, thường phục và sắc phục, đứng đông nhưng không có xô xát. Linh mục Đặng Hữu Nam, Cha sở Phú Yên nói: « Trên đường đi biểu tình, chúng tôi cầm rất nhiều biểu ngữ như ‘Formosa cút khỏi Việt Nam’, đất nước Việt Nam này không có chỗ cho Formosa, yêu cầu khởi tố Formosa và đồng bọn, yêu cầu Formosa phải cải tạo biển và trả lại biển sạch cho người dân, yêu cầu Formosa phải đền bù thỏa đáng nạn nhân của thảm họa... trên con đường đi quanh một vòng địa bàn của giáo xứ có rất nhiều công an chìm hiện diện. Người ta quay phim chụp hình rất nhiều nhưng chúng tôi đi rất trật tự kể cả vấn đề giữ luật lệ giao thông và tuần hành rất ôn hòa cho nên không có chuyện đụng độ nào xảy ra. »

IV./ NGUYÊN TẮC LIÊN ÐỚI.

1./ Chúa Giêsu chọn các Tông đồ, hình ảnh Giám mục Rôma và các Giám mục khác.

Trong Thánh Lễ hôm nay, ngày 06.09.2016, thứ ba sau Chúa Nhật 23

Thường niên, chúng ta nghe đọc Phúc âm (Luc 6, 12-16) : « Trong những ngày ấy, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, và suốt đêm, Người cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Sáng ngày, Người gọi các môn đệ và chọn mười hai vị mà Người gọi là Tông đồ: Ðó là Simon, mà Người đặt tên là Phêrô, và em ông là Anrê, Giacôbê và Gioan, Philipphê và Bartôlômêô, Matthêu và Tôma, Giacôbê con ông Alphê và Simon cũng gọi là Nhiệt Thành, Giuđa con ông Giacôbê và Giuđa Iscariốt là kẻ phản bội. »

Vì ‘… Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền…’, nên các Thánh Tông đồ được tiếp nối nhiệm vụ ngày nay bởi Ðức Thánh Cha (nối ngôi Thánh Phêrô) và các các Tông đồ khác được tiếp tục bởi các Ðức (Tổng hay) Giám mục Giáo phận, đã hiện hữu từ gần 2.000 năm qua.

2./ Hội đồng Giám mục Việt Nam.

Tại mỗi quốc gia, các Ðức Giám mục họp thành Hội đồng Giám mục. Hội đồng Giám mục Việt Nam đang được điều hành bởi Ban Thường vụ và 17 Ủy ban.

Ðể tổ chức Công nghị Giáo phận Sài Gòn vào các ngày 21-25.11.2011, Ðức Hồng Y Gioan Baotaxita Phạm Minh Mẫn, Tổng Giám mục Sài Gòn đề nghị Ban tổ chức Công nghị này dựa trên Thư Chung 2011 (Thư Chung Hậu Đại Hội Dân Chúa 2010), biên soạn những câu hỏi để mọi người trao đổi và đưa ra những đề nghị cụ thể cho Công nghị. Do đó, WGPSG đã có phỏng vấn Ðức Hồng Y mà chúng tôi xin trích những câu thích hợp với bài này :

1. (2). Hỏi (H). Mục đích của thư chung 2011 của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) là gì?

Ðáp (Ð). Là ‘định hướng cho đời sống và hoạt động của Giáo Hội (GH) tại Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay’ (s. 2).

2. (3). H. Ðể định hướng cho đời sống và sứ vụ của Giáo Hội Việt Nam (GHVN) trong hoàn cảnh hiện nay, HĐGMVN đã làm những gì?

Ð. HĐGMVN đã làm các việc sau: một là lắng nghe, nhận diện và phân định những thực tại xã hội dưới ánh sáng Tin Mừng; hai là khám phá lại căn tính của mình như là công trình tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi; ba là tìm cách thể hiện căn tính của mình bằng cách củng cố sự hiệp thông và phát huy nhiệt tình truyền giáo hay tham gia xây dựng ngôi nhà GH và hòa nhập vào đời sống xã hội để bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống.

3. (4). H. HĐGMVN đã nhận diện và phân định thế nào về những tác động tiêu cực trên đời sống người Việt nói chung và tín hữu Công Giáo nói riêng?

Ð. Ðó là xu hướng toàn cầu hóa, chủ nghĩa tương đối và hưởng thụ, chủ nghĩa duy vật và vô thần, chủ nghĩa tục hóa, óc cục bộ và vô tín, não trạng và lối sống thực dụng.

4. (5). H. HĐGMVN đã nhận diện và phân định những tác hại của chúng như thế nào?

Ð. HĐGMVN nhận thấy có những dấu hiệu của ‘văn minh sự chết’: sự sống bị hủy hoại, lương tâm bị phá sản và tình thương bị lạm dụng.

5. (6). H. HĐGMVN đã nhận diện những thách đố nào?

Ð. HĐGMVN nhận ra nhu cầu bồi đắp văn minh tình thương và sự sống.

6. (7). H. HĐGMVN có thái độ nào trước những thách đố hiện nay?

Ð. HĐGMVN xác tín rằng ‘sự thăng tiến con người toàn diện và sự phát triển bền vững của xã hội phải được đặt nền trên những giá trị đạo đức và tôn giáo’. Ðây là cơ hội thúc đẩy GH canh tân, ‘tự vấn lương tâm trong tư cách cộng đồng cũng như trong tư cách cá nhân, xem chúng ta có thể sống đức tin thế nào cho tốt hơn và thi hành hiệu quả hơn sứ mệnh chúng ta đã lãnh nhận từ Chúa Giêsu’ (s. 9).

7. (14). H. Mối tương quan giữa giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân được đặt trên nền tảng nào?

Ð. Mối tương quan này được đặt nền trên phẩm giá bình đẳng của mọi tín hữu, cũng như trên tinh thần đồng trách nhiệm của từng tín hữu nơi Thân Mình Đức Kitô.

8. (15). H. Mối quan tâm mục vụ hàng đầu của GHVN trong những năm sắp tới là gì?

Ð. Là ‘xây dựng một GH hiệp thông và tham gia’ (s.23).

9. (16). H. Các linh mục cần phải làm gì để xây dựng hiệp thông trong GH?

Ð. Bằng hai cách: một là chia sẻ trách nhiệm với giám mục của mình như chu toàn các phần vụ được trao cũng như hòa nhập vào đường hướng mục vụ chung của giáo phận; hai là đồng hành, lắng nghe, khích lệ và tạo điều kiện để giáo dân tích cực tham gia vào đời sống và sứ vụ của GH.

10. (25). H. Vì sao sứ vụ loan báo Tin Mừng có tính duy nhất và toàn diện?

Ð. Vì tất cả đều khởi đi và quy hướng về Đức Giêsu Nadarét và mầu nhiệm của Người, toàn diện vì bao gồm toàn bộ hoạt động của GH: từ việc loan báo Tin Mừng đầu tiên, giáo dục đức tin, đến việc đem Tin Mừng thấm nhập mọi lãnh vực đời sống xã hội và văn hóa.

11. (26). H. Vì sao việc loan báo Tin Mừng liên kết mật thiết với việc phục vụ sự sống cũng như phát triển con người toàn diện?

Ð. Vì không thể tách rời đức tin khỏi cuộc sống.

12. (27). H. Theo HĐGMVN, đâu là phương thế cụ thể để thi hành sứ vụ duy nhất và toàn diện trên quê hương hiện nay?

Ð. Là tích cực cộng tác với mọi người thiện chí để bồi đắp nền văn minh tình thương và sự sống (s.32).

13. (28). H. Ðức Thánh Cha Bênêđictô nhắn nhủ các tín hữu VN những gì trong hoàn cảnh hiện nay?

Ð. ‘Bằng đời sống xây nền trên đức ái, sự liêm chính, việc quý trọng công ích, anh chị em phải chứng tỏ rằng là người Công Giáo tốt cũng là người công dân tốt’ (s.33).

14. (29.) H. Theo HĐGMVN, các tín hữu cần làm gì để thực hiện lời nhắn nhủ của ĐTC?

Ð. Các tín hữu cần thấu triệt giáo huấn của GH về xã hội.

15. (30). H. Tại sao các tín hữu cần thấu triệt giáo huấn của GH về xã hội?

Ð. Vì giáo huấn này ‘soi sáng cho các tín hữu biết cách yêu mến quê hương, yêu thương mọi người không trừ ai, quan tâm phát triển nhân bản và văn hóa, xây dựng công bằng, tình liên đới, sự bình đẳng và tự do tôn giáo, qua nẻo đường hiền lành và khiêm nhường, bao dung và tha thứ’ (s.33).

16. (31). H. Các tín hữu chu toàn sứ vụ duy nhất và toàn diện của GH bằng cách nào?

Ð. Với sự can đảm và kiên trì loan báo chân lý Tin Mừng, khiêm tốn phục vụ, chân thành chia sẻ mọi nỗi niềm của con người, nhất là những người nghèo khổ.

17. (37). H. GHVN cần đối thoại với những ai và đối thoại nhằm mục đích gì?

Ð. Cần đối thoại với các tôn giáo, với người nghèo, và với những anh chị em không tôn giáo, nhằm xây dựng sự hiểu biết lẫn nhau và phục vụ hạnh phúc đích thực của con người’ (s.39).

18. (47). H. Các tín hữu cần ý thức thế nào về việc bảo vệ môi sinh?

Ð. ‘Bảo vệ môi sinh là một bổn phận luân lý vì liên hệ đến sự sống và phẩm giá của hằng triệu người, trong hiện tại cũng như tương lai (s.46).

19. (48). H. Các mục tử nên làm gì để giúp các tín hữu bảo vệ môi sinh?

Ð. Các mục tử nên tổ chức những kháo học về môi sinh cùng với những hướng dẫn cụ thể trong việc gìn giữa và bảo vệ môi trường sống của người dân địa phương (s.46).

20. (49). H. GHVN ý thức thế nào về vai trò và tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông?

Ð. GHVN ý thức rằng phương tiện truyền thông là tặng phẩm Chúa ban cho GH để loan báo tin Mừng cách rộng rãi và nhanh chóng, nhưng chúng có thể bị lạm dụng, tạo ra chia rẽ, hận thù và phóng túng, gieo rắc lối sống nghịch lại nền văn minh tình thương và sự sống (s.47).

21. (51). H. HĐGMVN kết thúc thư chung với những tâm tình và ước vọng nào?

Ð. HĐGMVN kết thúc thư chung với tâm tình biết ơn về sự cộng tác nhiệt thành cũng như góp ý chân thành của mọi thành phần trong Dân Chúa, cùng với ước vọng thư chung sẽ được triển khai thành những hành động và việc làm cụ thể trong đời sống đức tin, để GH có thể thi hành sứ mệnh loan báo Tin Mừng trong xã hội hôm nay cách thiết thực và hiệu quả.

[Lưu ý : những số thứ nhất là những số thứ tự bài này và những số thứ hai là những số thứ tự bài phỏng vấn của WGPSG với Đức Hồng Y]

3./ Nguyên tắc Liên đới, đề nghị bởi Tóm lược Học thuyết xã hội của Công Giáo.

Sự liên đới làm nổi bật một cách đặc biệt bản tính xã hội nội tại của con người, sự bình đẳng của mọi người về phẩm giá và quyền lợi, cũng như con đường chung cho các cá nhân và các dân tộc tiến tới sự thống nhất với một ý thức ngày càng cao hơn (số 192). Đây là một nguyên tắc xã hội và là một đức tính luân lý (số 193). Sự liên đới cĩ những mối tương quan mật thiết với cơng ích, với mục tiêu phổ quát của của cải, với bình đẳng giữa con người và với hồ bình (số 194).

Trích ‘Bản tin Radio Vatican ngày 06.09.2016’ : « Tình liên đới vượt thắng mọi khủng hoảng. Đây là nội dung ý chỉ cầu nguyện của Đức Thánh Cha Phanxicô trong tháng 9. Người mời gọi các tín hữu toàn cầu cầu nguyện cho ‘tình liên đới giữa người với người’. Ngày nay, nhân loại đang phải đối mặt với rất nhiều khủng hoảng thuộc mọi lãnh vực khác nhau. Khủng hoảng có thể tạo ra những nguy hiểm nhưng đồng thời cũng kiến tạo những cơ hội để con người có thể xích lại gần nhau, cùng nhau chung tay đắp xây tình người.

Đức Thánh Cha nói: « Nhân loại đang trải qua một cuộc khủng hoảng không chỉ về kinh tế và tài chính nhưng còn về sinh thái, giáo dục, đạo đức và nhân bản. Khi nói về khủng hoảng là chúng ta đang nói đến những nguy hiểm nhưng cũng là những cơ hội. Cơ hội ấy là gì? Đó là tình đoàn kết. Xin hãy đến, hãy giúp tôi. Để mọi người có thể đóng góp cho thiện ích chung và cho việc xây dựng một xã hội biết lấy bản vị con người làm trung tâm ».

Ước mong của chúng tôi khi viết bài này là hy vọng, trước sự thỏa thuận tàn bạo giữa đảng cộng sản và tài phiệt Formosa, mà Ðức Kitô Thứ Hai, Chủ Chăn Giáo phận Vinh và các Chủ Chăn những Giáo xứ Giáo phận này, trước sự sống còn của đồng bào và sự giáo dục của giới trẻ trong bốn tỉnh Miền Trung. Sau cùng và trên hết, không ai trong chúng ta muốn trường hợp Ðức cha đáng kính Giuse Ngô Quang Kiệt lại tái diễn. Xin thứ lỗi, nếu quý vị không vừa lòng.

Hà Minh Thảo