Hai người trẻ đã chọn làm đám cưới tại nhà thờ. Sau nhiều năm, họ đã không hối tiếc việc làm của họ. Trái lại họ nhận thấy bí tích hôn phối là một sức mạnh, một nguồn hạnh phúc trong đời sống vợ chồng của họ.

Cách đây mười năm, trong một nhà thờ nhỏ. Trước một cộng đồng gồm những người tin và những người không tin, gồm nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng tất cả đều hớn hở chúc mừng đôi bạn trẻ được kết hợp với nhau “mãi mãi” theo nghi lễ tôn giáo với công thức linh mục đã đọc khi làm phép bí tích hôn phối.

Theo như ý kiến của cha Dòng Tên Dominique Salin: ”Ngày nay ở các nước Tây phương còn có một thiểu số người trẻ làm đám cưới trong nhà thờ như một truyền thống. Chính những người này bày tỏ là nhiều lúc gặp những khó khăn tuyệt vọng họ không hề nghĩ đến chuỵện chia tay hoặc ly dị.”

Những người này khi gặp khó khăn trong đời sống gia đình thì cố gắng giúp nhau vượt qua và ít khi đặt vấn đề ly dị vì chính cũng là do những lời thề hứa với nhau trước bàn thờ Chúa và trước cộng đồng. Phần đông những cặp vợ chồng xin làm đám cưới ở nhà thờ vì Giáo Hội còn mang lại cho họ một ý nghỉa về đời sống vợ chồng.

Rồi thì cuộc đời vẫn trôi qua, dù nhanh dù chậm. Có những đôi vợ chồng với thời gian, gia đình họ trở thành rộng lớn hơn, và hạnh phúc của họ càng nhiều hơn khi con cái cháu chắt đầy đàn tuy vậy cũng có nhiều vấn đề nan giải, những va chạm thường nhật và nhiều vấn đề phải giải quyết. Trái lại có nhiều đôi vợ chồng ước mong một mụn con như họ đã dự tính chẳng bao giờ đến. Một thử thách luôn lớn lao trong một xã hội, một xã hội thiên về vật chất. Ðời sống chuyên nghiệp đòi hỏi nhiều thì giờ hơn là đời sống gia đình.

Có những lựa chọn, những lựa chọn ưu tiên, những quyết định đòi hỏi những hy sinh. Ðó là những biến cố đầu tiên trong đời sống vợ chồng. Tất cả những đôi vợ chồng đều phải trải qua những giây phút khó khăn đó và đòi hỏi phải nhìn thẳng vào sự thật.

Ðứng trước những thực tế phũ phàng những vợ chồng Công giáo trẻ đã phản ứng như thế nào? Mỗi một cặp có một trường hợp khác nhau, không ai giống ai. Nhưng khi nhìn kỷ thì các dôi vợ chồng đã phản ứng tùy theo khi họ được chỉ dẩn về đời sống vợ chồng của người Kitô hữu mà họ đã thâu nhận được. Vậy chúng ta hãy để lại cho họ một kỷ niệm thật êm đẹp trong việc làm lễ cưới hỏi. Chúng ta hãy để lại trong ký ức họ là Giáo Hội luôn nồng nhiệt chào đón họ và Thiên Chúa luôn chúc lành cho họ trong cuộc sống vợ chồng dù có những khó khăn phải vượt qua.

Mỗi cuộc sửa soạn đều có những màu sắc riêng biệt. Lễ cưới của người này thì thiên về tinh thần nhiều hơn, của người khác thì có tính cách cộng đồng xã hội nhiều hơn, của người khác nữa thì thiên về tâm lý và yêu đương nhiều hơn. Họ còn có nhiều điều khác biệt giữa những đôi vợ chồng sắp cưới nhưng tất cả đều chung qui lại một điểm: tình yêu của con người là một cuộc phiêu lưu tuyệt vời đòi hỏi những cố gắng để trường tồn mãi mãi. Tuy vậy cũng có những đôi vợ chồng Kitô hữu cảm thấy họ cũng mang thân phận như những đôi vợ chồng khác không hơn không kém.

Một đôi vợ chồng người Công giáo đã phát biểu: “Chúng tôi biết rằng bí tích hôn phối không là một đảm bảo cho cuộc sống gia đình trong lúc gặp khó khăn nặng nề. Những lo lắng về ly dị không chỉ dành riêng cho những vợ chồng ngoài đạo Công giáo. Chúng tôi nhận định một cách rõ ràng là khi chúng tôi lập gia đình và chúng tôi vẫn còn lo lắng cho những cuộc đổ vỡ trong tương lai.” Ðó là một thực tại khi nói về bí tích hôn phối nhưng đó chỉ là những kinh nghiệm của những cặp vợ chồng trẻ có những cha mẹ là người Công giáo sống trong cảnh gia đình ly dị hoặc ly thân. Không có gì để đảm bảo, cũng chẳng có gì là chắc chắn khi nhận lảnh bí tích hôn phối, tuy vậy đối với những đôi vợ chồng cưới hỏi trong nhà thờ và được nhận lảnh phép bí tích hôn phối vẫn còn có một giá trị thiêng liêng và sức mạnh rất cần thiết.

“Francoise Sand một nhà cố vấn về các vấn dề gia dình và hôn nhân ở Cler, đã nhận định là bí tích hôn phối nằm trong kế hoạch dự phóng của con người và được diển dịch một cách cụ thể qua thời gian” Khi hỏi các cặp vợ chồng trẻ: Các bạn được làm lễ hôn phối trong nhà thờ như vậy có gì thay đổi với cách sống của các bạn không? Tất cả đều trả lời: Bên ngoài chẳng có gì lớn lao cả.” Nhưng nói một cách khiêm tốn như Benedicte và Jean Guy, giáo hữu của Họ đạo Notre Dame đã phát biểu như sau: “Tuy chúng tôi yêu nhau, mỗi người yêu một cách nhưng chúng tôi luôn tin tưởng vào sự phù trợ của Thiên Chúa." Ðôi bạn đó nhấn mạnh “cuộc sống chung dưới một mái ấm, phải có cùng một lý tưởng, phải đặt vấn đề quan trọng của sự cầu nguyện, sống một tình yêu tha thứ cho nhau và trung tín với nhau trong tình yêu Thiên Chúa, một tình yêu lớn lao hơn tình yêu của chúng tôi.”

Có nhiều người cố tình cho mình có sức mạnh như các thần thánh, và tự mình có thể giải quyết được mọi vấn đề khó khăn. Họ đã bằt đầu đời sống lứa đôi với một niềm tin sai lạc. Khi bầu trời trở nên ảm đạm và giông tố bắt đầu dấy động ở chân trời, thì những đôi vợ chồng Công giáo thường ít sợ hãi hơn những người không tín ngưởng” đó là nhận xét của nhà tâm lý vợ chồng Anne-Francoise Pounale. Một thí dụ rỏ ràng là họ ít đến tham vấn một người chuyên nghiệp mà chỉ tin tưởng ở sự giúp đỡ phù trợ của Thiên Chúa và đó là một sự nâng đỡ quý giá vô cùng. Ðối với Gradiean còn tiến xa hơn nữa là sự chúc lành của Thiên Chúa giúp cho họ khởi hành một chuyến đi đầy hạnh phúc trong đời sống vợ chồng.

Dù thế nào đi nữa, nhiều người đã tìm thấy lại trong bí tích hôn phối một sức mạnh và bắt đầu lại sau một cơn thử thách, dể dàng tha thứ cho nhau sau khị bị nhục mạ và vẫn mãi tin tưởng ở tình yêu. Bí tích hôn phối chính là sợi giây tình ái vô hình ràng buộc tuyệt vời cuộc sống lứa đôì.(Trích báo La Croix)